I. Mục tiêu bài học.
1 Kiến thức: HS hiểu được phương pháp bài văn tả cảnh ,rèn kỹ năng tìm ý lập dàn ý cho bài văn tả cảnh ,biết viết đoạn văn bài văn tả cảnh ,bố cục của bài văn tả cảnh
2 Kỹ năng : Kỹ năng quan sát cảnh vật trình bày kỹ năng quan sát theo thứ tự hợp lý
3 Thái độ: Đảm bảo đúng đối tượng và mang tính khách quan khi miêu tả
II Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
Kỹ năng nhận thức ,kỹ năng lắng nghe
III Chuẩn bị
1 .Giáo viên: Bài soạn
2. Học sinh :
IV. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình ,thảo luận nhóm
V. Các bước lên lớp
1.ổn định
2.Kiểm tra đầu giờ :
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Khởi động: Mục đích của văn miêu tả là giúp người đọc ,người nghe hình dung đối tượng một cách rõ nét .Để làm được điều đó thì người tả phải biết xác định đối tượng miêu tả ,chọn vị trí quan sát .Bài học nay chúng ta sẽ tìm hiểu một số bước để làm bài văn tả cảnh được tốt.
Ngày soạn: 10-02 -2011 Ngày giảng:6B 15-02-2011 6A12-02-2011 Ngữ văn Bài 21 Tiết 88 : Phương pháp tả cảnh (Viết bài tập làm văn tả cảnh ở nhà) I. Mục tiêu bài học. 1 Kiến thức: HS hiểu được phương pháp bài văn tả cảnh ,rèn kỹ năng tìm ý lập dàn ý cho bài văn tả cảnh ,biết viết đoạn văn bài văn tả cảnh ,bố cục của bài văn tả cảnh 2 Kỹ năng : Kỹ năng quan sát cảnh vật trình bày kỹ năng quan sát theo thứ tự hợp lý 3 Thái độ: Đảm bảo đúng đối tượng và mang tính khách quan khi miêu tả II Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài Kỹ năng nhận thức ,kỹ năng lắng nghe III Chuẩn bị 1 .Giáo viên: Bài soạn 2. Học sinh : IV. Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình ,thảo luận nhóm V. Các bước lên lớp 1.ổn định 2.Kiểm tra đầu giờ : 3.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: Khởi động: Mục đích của văn miêu tả là giúp người đọc ,người nghe hình dung đối tượng một cách rõ nét .Để làm được điều đó thì người tả phải biết xác định đối tượng miêu tả ,chọn vị trí quan sát ...Bài học nay chúng ta sẽ tìm hiểu một số bước để làm bài văn tả cảnh được tốt. Hoạt động của giáo viên và học sinh Thời gian Nội dung Hoạt động 1: Phương pháp viết văn tả cảnh. MT: Cách tả cảnh và bố cục của một đoạn văn ,bài văn tả cảnh. + Biết quan sát và lựa chọn ; trình bày bài văn theo một trình tự hợp lí. GV: gọi HS đọc 3 đoạn văn . Yêu cầu thảo luận nhóm. - Nhóm 1-2; câu (a) ;nhóm 3-4 ; câu( b); nhóm 5-6 ; câu (c) GV: gọi HS lên bảng trình bày GV: nhận xét kết luận -Văn bản miêu tả dượng Hương Thư ta hình dung được cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ. Trong đoạn văn ta thấy người vượt thác đã phải đem hết sức lực ,tinh thần để chống chọi với thác dữ ... -> Khi miêu tả ta cần chú ý : Xác định đối tượng miêu tả ,lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu để tả cảnh được đầy đủ ,chi tiết . - Văn bản ( b) : Miêu tả con thuyền vượt thác ,tác giả đã lựa chọn và miêu tả theo trình tự từ dòng sông lên trên bờ ;từ gần đến xa( trình tự thời gian không gian). H: Có thể đảo trật tự vị trí các câu trong đoạn văn được không? - Không thể đảo vì nếu đảo thì đoạn văn sẽ bất hợp lí không phù hợp với vị trí quan sát và trình tự miêu tả. H: Văn bản (c) gồm mấy phần? 1. Từ đầu -> của luỹ : giới thiệu khái quát 2. Tiếp -> không rõ : miêu tả chi tiết 3. Còn lại: cảm nghĩ và nhận xét. H: Để có một bài văn tả cảnh tốt chúng ta cần làm gì? GV: gọi HS đọc ghi nhớ- Gv khắc sâu. Hoạt động 3: luyện tập. MT: Biết quan sát và lựa chọn ; trình bày bài văn theo một trình tự hợp lí. H: HS đọc bài tập 1 nêu yêu cầu bài tập 1 ( Tả quang cảnh của lớp trong giờ tập làm văn ) H: Trong bài viết em chọn những hình ảnh tiêu biểu nào ? - Cô giáo, thầy giáo, không khí lớp học (bảng đen, bàn ghế, bốn bức tường...) cảnh viết bài ,cảnh ngoài sân , tiếng trống.. GV: hướng dẫn HS viết phần mở bài ,kết bài. H: Lập dàn ý cho đoạn văn “ Biển đẹp”? - Mở bài: Biển đẹp . - Thân bài: tả vẻ đẹp ,mầu sắc của biển ở nhiều thời điểm khác nhau. - Kết bài : nhận xét và suy nghĩ của mình GV: hướng dẫn HS làm bài tập – lập dàn ý cho dàn bài trên 21ph 15ph I. Phương pháp viết văn tả cảnh : 1. Bài tập (SGK): 2. Nhận xét: *Khi làm văn miêu tả cần chú ý: Xác định đối tượng miêu tả ,lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu để tả cảnh được đầy đủ ,chi tiết . - Miêu tả theo trình tự hợp lí. - Kết hợp trình tự thời gian không gian - Phải chọn vị trí quan sát và những điều quan sát được theo trình tự hợp lí. * Bố cục bài văn gồm 3 phần: a. Mở bài : giới thiệu khái quát b. Thân bài :miêu tả chi tiết c. Kết bài: cảm nghĩ và nhận xét. 3. Ghi nhớ: II. Luyện tập : Bài tập 1: Tả quang cảnh của lớp trong giờ tập làm văn . - Chọn những hình ảnh tiêu biểu để tả : Cô giáo, thầy giáo, không khí lớp học (bảng đen, bàn ghế, bốn bức tường...) cảnh viết bài ,cảnh ngoài sân , tiếng trống - Miêu tả theo thứ tự :thời gian không gian. - Viết mở bài ,kết bài cho đề văn trên 2.Bài tập 2: Lập dàn ý cho đoạn văn “ Biển đẹp - Mở bài: Biển đẹp . - Thân bài: tả vẻ đẹp ,mầu sắc của biển ở nhiều thời điểm góc độ khác nhau ( Buổi sáng ,buổi chièu, ngày mưa, ngày nắng, chiều tàn...). - Kết bài : Cảm nghĩ của nhà văn ; cội nguồn làm nên vẻ đẹp của biển nhận xét và suy nghĩ của mình * Viết bài tập làm văn tả cảnh ở nhà ( Bài viết số 5) Đề bài: Tả hình ảnh cây đào mỗi dịp tết đến , xuân về? Đáp án chấm: Yêu cầu – Thể loại : Tả cảnh thiên nhiên: 1. Nội dung: - Đối tượng miêu tả : Cây đào mùa xuân . - Đặc điểm tiêu biểu : cây đào ở miền Bắc: hình dáng, thân cành, lá hoa. - ý nghĩa của cây đào trong ngày xuân . 2. Hình thức : Diễn đạt , dùng từ chính xác, biết dựng đoạn , chữ viết sạch đẹp . - Bố cục 3 phần hợp lí , cân đối. * Mở bài: Giới thiệu cây đào. * Thân bài: Tả chi tiết: + Không khí mùa xuân; địa điểm nơi cây đào đang sống. + Tả cây từ xa -> gần : Tả thân , gốc, cành ,lá. + Khi mùa xuân đến cây đâm chồi nảy lộc ... hoa nở rộ vào dịp tết. - Chi tiết về hoa đào : Mầu sắc., hình dáng. - Hoạt động của ong, bướm, chim chóc... âm thanh của gió . C. Kết bài: Cảm nghĩ của em trước vẻ đẹp của cây đào. Biểu điểm: - Điểm: 9+10: Đạt các yêu cầu về nội dung và hình thức. - Điểm: 8: Đạt các yêu cầu trên tuy còn mắc mộy lỗi nhỏ diễn đạt dùng từ. - Điểm: 7: Nội dung viết bài chưa thật sâu - Điểm: 6: Nội dung viết sơ sài , nội dung cẩu thả. -Điểm 5: Nội dung bài viết sơ sài , bố cục chưa hợp lí. - Điểm 3+4: Bài viết sơ sài , chưa đầy đủ bố cục bài văn. - Điểm 1+2: HS chưa biết cách làm bài. - Điểm 0: HS bỏ giấy trắng. 4. Củng cố hướng dẫn học ở nhà Khi làm văn tả cảnh cần chú ý? bố cụ bài văn tả cảnh? Nắm được các bước và bố cục bài văn. Soạn : Bài học cuối cùng; Đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK
Tài liệu đính kèm: