Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết số 103, 104

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết số 103, 104

A. Mục tiêu bài giảng:

- Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở Cô Tô.

- Rèn kĩ năng đọc, cảm thụ, nhận biết nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả Tô Hoài. Rèn luyện tư duy ngôn ngữ, tư duy hình tượng.

- Giáo dục tư tưởng yêu mến vẻ đẹp thiên nhiên và con ng]ời lao động.

B. Phương tiện thực hiện:

GV: Giáo án, Sgk, TLTK.

HS: Vở, sgk, vở bài tập.

C. Cách thức tiến hành:

Thảo luận, vấn đáp, qui nạp,

D. Tiến trình giờ dạy:

1. Tổ chức: 6A:

 6D:

2. Kiểm tra: ? Đọc thuộc lòng bài “Mưa”.

 ? Cảnh vật thiên nhiên hiện lên như thế nào trong bài “Mưa”

 

doc 8 trang Người đăng thu10 Lượt xem 726Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết số 103, 104", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 
Giảng: Tiết 103
Cô tô
Nguyễn Tuân
Mục tiêu bài giảng:
Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở Cô Tô.
Rèn kĩ năng đọc, cảm thụ, nhận biết nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả Tô Hoài. Rèn luyện tư duy ngôn ngữ, tư duy hình tượng.
Giáo dục tư tưởng yêu mến vẻ đẹp thiên nhiên và con ng]ời lao động.
Phương tiện thực hiện:
GV: Giáo án, Sgk, TLTK.
HS: Vở, sgk, vở bài tập.
Cách thức tiến hành:
Thảo luận, vấn đáp, qui nạp,
Tiến trình giờ dạy:
Tổ chức: 6A:
 6D:
Kiểm tra: ? Đọc thuộc lòng bài “Mưa”.
 ? Cảnh vật thiên nhiên hiện lên như thế nào trong bài “Mưa”
Bài mới:
Đất nước Việt Nam ta có nhiều cảnh thiên nhiên tươi đẹp, kì vĩ. Hôm nay chúng ta sẽ cùng đến tham quan một cảnh đẹp ở Bái Tử Long (Quảng Ninh) qua bài Cô Tô của nhà văn Nguyễn Tuân.
? Nêu những nét chính về tác giả?
GVBS: - Bút danh: Nhất Lang, thanh Hà, Tuấn Thừa Sắc
- Là nhà vă có phong cách tài hoa, độc đáo.
- Sở trường là tùy bút và kí.
- Từ năm 1948-1954 giữ chức Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam.
- 1996, được nhà nước truy tặng GiảI thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
NT luôn nhìn đối tượng bằng cáI nhìn thiên về văn hóa và thẩm mĩ. Với cáI nhìn như thế, NtT luôn mang đến cho người đọc những khoáI cảm bất ngờ.
? Kể tên những tác phẩm tiêu biểu của NT mà em biết?
( Vang bóng một thời-1940; Chiếc lư đồng mắt cua-1941; Tuyển tập NT- 1982)
? Em biết gì về bài văn Cô Tô của NT?
GV: Tác phẩm được in trong Nguyễn Tuân toàn tập.
? HS xác định vị trí đảo Cô Tô trên bản đồ.
? Nêu những hiểu biết của em về vùng quần đảo Cô Tô?
( Cô Tô là 1 quần đảo gồm nhiều đảo lớn nhỏ nằm trong vịnh BáI Tử Long thuộc vịnh Bắc Bộ, cách bờ biển QN khoảng 100 km. Cô Tô nổi tiếng về cá mực, tôm, bào ngư
BS: Ngày 23/3/1994 chính phủ ra nghị định 28/cp đổi tên huyện Cẩm Phả thành huyện Vân Đồn, đồng thời tách quần đảo Cô Tô gồm 2 xã Thanh Luân và Cô Tô thành lập huyện Cô Tô. Sau một thời gian dài chuẩn bị, ngày 24/12/1994, trên đảo Cô Tô lớn, lễ đón nhận nghị định được cử hành trọng thể và huyện Cô Tô chính thức ra đời.Mặc dù nằm ngoài biển khơI nhưng ở nơI đây không thiếu nước ngọt. Lượng nước sạch ở đây đủ cung cấp cho người 
I.Tìm hiểu chung về văn bản:
 1. Tác giả: Nguyễn Tuân (1910 - 1987) ,quê Hà Nội. 
Là nhà văn sở trường về tuỳ bút, kí.
2. Tác phẩm
Bài văn là phần cuối của bài kí Cô Tô.
Viết vào tháng 4 năm 1976 nhân chuyến nhà văn ra thăm đảo Cô Tô.
dân của đảo vì lượng mưa hàng năm ở đây rất lớn.
- Hướng dẫn học sinh cách đọc - đọc mẫu.
- Giọng vui tươi, hồ hởi. Chú ý các từ ngữ đặc sắc, có sự tìm tòi của tác giả, nhất là các động từ, tính từ, các so sánh, ẩn dụ.Câu văn của NT thường dài bởi có các mệnh đề phụ bổ sng nên khi đọc cần chú ý ngừng nghỉ đúng chỗ và đảm bảo sự liền mạch của từng câu, từng đoạn.
 a. Đọc,chú thích:
? Đá dầu sư?
? Ngấn bể có nghĩa là gì?
Chú thích: 
+ Đá đầu sư: Đá có đầu tròn, nhẵn như đầu ông sư, thường quần tụ thành bãi.
+ Ngấn bể: Đường tiếp giáp giữa mặt bể và chân trời theo tầm nhìn của mắt.
? Em hãy xác định thể loại cho văn bản này?
? PTBĐ được sử dụng trong văn bản này là PT nào?
 3.Thể loại, kiểu văn bản và PTBĐ:
- Thể loại : Thể kí.
- PTBĐ: Miêu tả+ Biểu cảm.
 4. Bố cục:
? Theo em đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần là gì?
? NX về trình tự miêu tả?
( Từ bao quát đến cụ thể, từ tả cảnh thiên nhiên đến hoạt động của con người)
- Đầu -> theo mùa sóng ở đây: Đảo Cô Tô sau cơn bão.
- là là nhịp cánh: Cảnh mặt trời mọc trên đẩo Cô Tô.
- Còn lại: Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo. 
? Em hãy cho biết vị trí quan sát của tác giả? Cảnh miêu tả khái quát hay cụ thể? 
(- Vị trí quan sát: trên nóc đồn biên phòng)
? NX về vị trí ấy?
( điểm cao nhìn ra bốn hướng. Tác giả đã miêu tả khái quát khung cảnh bao la tươi sáng của đảo sau trận bão.)
Quan sát đoạn văn 1.
? Tác giả đã miêu tả kháI quát cảnh vật ở đảo qua câu văn nào?
? Câu văn đầu tiên đóng vai trò ntn trong toàn bộ đoạn văn?( Chủ đề)
? Tìm từ ngữ miêu tả kháI quát cảnh vật ở đảo Cô Tô?
? Tác giả đã nhận định về bầu trời Cô Tô sau mỗi lần dông bão ntn?
? Từ một buổi sáng cụ thể trên đảo, tg nhắc lại những buổi sáng sau cơn dông bão ở đảo Cô Tô. Điều này có ý nghĩa gì?
( Câu văn mang nhận định kháI quát thể hiện cảm nhận sâu xa của tg về vẻ đẹp trường tồn, bền vững của Cô Tô dù mưa dông bão tố cũng không thể xóa lấp được=> thể hiện quy luật của thiên nhiên vĩnh hằng)
? Để miêu tả, tác giả tập trung miêu tả những sự vật nào?
( Cây , nước, cát, cá)
? Em có NX gì về cách lựa chọn những sự vật để miêu tả ấy của tg?
( những SV tiêu biểu, đó là những nét đặc trưng của vùng biển đảo)
 II. Phân tích:
a. Cảnh đảo Cô Tô sau cơn bão:
Vị trí quan sát: nóc đồn.
+ Cảnh vật trong trẻo, sáng sủa.
Bầu trời: trong sáng.
? Vậy những sự vật đặc trưng ấy được miêu tả cụ thể ntn?
Cây trên núi đảo lai thêm xanh mượt.
Nước biển: lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi.
Cát: lại vàng giòn hơn.
Cá: lưới nặng thêm.
? Tác giả đã sd những bpnt nào?
( Cách lựa chọn hình ảnh, miêu tả bằng những từ loại nào, trình tự miêu tả ra sao? 
? Trong các tính từ trên, TT nào có sức gợi tả hơn cả? Vì sao?
( TT vàng giòn tả đúng sắc vàng khô của cát biển. Đó là sắc vàng riêng của cát Cô Tô trong cảm nhận của tg)
Các hình ảnh chọn lọc tiêu biểu, đặc sắc; dùng hàng loạt các tính từ gợi tả (tươi sáng, trong trẻo, sáng sủa, xanh mượt) .
GV bình: Có thể nói NT là một bậc thầy về ngôn ngữ, một nghệ sĩ tinh tế và tài hoa trong viêc phất hiện, sáng tạo cáI đẹp. Ông có một kho từ vựng phong phú và khả năng tổ hức những câu văn xuôI đầy giá trị tạo hình, lại có nhạc điệu trầm bổng và như ông thường nói: biết co duỗi nhịp nhàng. NT yêu biển, say biển, ông đãkhám phá ra bao vẻ đẹp của nước biển Cô Tô .Và với óc tưởng tượng đầy mĩ cảm, ông đã tung ra hàng loạt các ẩn dụ, so sánh nói về sắc nước, sắc biển. Nhìn biển, nhà văn thốt lên: Sao chiều nay nó xanh quá quắt đến như vậy. Ông thầm hỏi mình: Xanh như lá chuối non, xanh như lá chuối già, xanh như cốm vòng mùa thu, xanh như màu áo Kim Trọng, xanh như vạt áo nước mắt của ông quan Tư Mã nghe đàn tì bà trên con sóng Giang Châu? Xanh như một niềm hi vọng trên cửa bể? Qua đó ta thấy được NT là nhà văn uyên bác, tài hoa. Có bao nhiêu so sánh là bấy nhiêu phát hiện và yêu thương, yêu sự sống giàu đẹp của biển)
? Em hình dung cảnh biển đảo như thế nào?
Khung cảnh đảo Cô Tô là một bức tranh đẹp, trong sáng, tinh khôI, đầy sức sống.
? Tác giả có cảm nghĩ gì khi ngắm toàn cảnh trên đảo Cô Tô? 
? ? Em NX gì về câu văn trên?
“Càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây”.
=> biểu cảm trực tiếp, so sánh.
? Em hiểu gì về tác giả qua cảm xúc đó ở đây?
( thể hiện sự gắn bó máu thịt với Cô Tô như quê hương của chính mình.)
? Tg phảI là người ntn mới có thể có được những t/c, cxúc đẹp đến như thế? 
- Là người yêu mến, gắn bó với thiên nhiên đất nước.
Tác giả thấy Cô Tô tươi đẹp, gần gũi như quê hương của chính mình.
4. Củng cố: 
 - Đảo Cô Tô sau cơn bão được miêu tả ntn?
 - Cách sử dụng từ ngữ miêu tả trong đoạn 1?
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài.
 - Chuẩn bị phần còn lại.
 - Viết đoạn văn miêu tả cảnh Cô Tô sau trận bão.
Tuần 
Giảng: Tiết 104
Cô tô
Nguyễn Tuân
Mục tiêu bài giảng:
Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở Cô Tô.
Rèn kĩ năng đọc, cảm thụ, nhận biết nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả Tô Hoài. Rèn luyện tư duy ngôn ngữ, tư duy hình tượng.
Giáo dục tư tưởng yêu mến vẻ đẹp thiên nhiên và con ng]ời lao động.
Phương tiện thực hiện:
GV: Giáo án, Sgk, TLTK.
HS: Vở, sgk, vở bài tập.
Cách thức tiến hành:
Thảo luận, vấn đáp, qui nạp,
Tiến trình giờ dạy:
Tổ chức: 6 : 6 
Kiểm tra: ? Tóm tắt đoạn 1. Cho biết vẻ đẹp của Cô Tô sau cơn bão? 
Bài mới:
 II. Phân tích:
b. Cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô:
? Tác giả chọn điểm nhìn để miêu tả ở đâu?
- Từ trên những hòn đá đầu sư, sát mép nước.
? Cảnh mặt trời mọc trên biển được quan sát và miêu tả theo trình tự như thế nào?
- Trước khi mặt trời mọc: chân trời ngấn bể sạch như tấm kính.
- Lúc mặt trời mọc: “tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn thọ”
- Sau khi mặt trời mọc: “vài chiếc nhạn chao đi chao lại là là nhịp cánh”
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả?
- Hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, độc đáo mới lạ.
+ Hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nhân hoá đặc sắc. “tròn trĩnh phúc hậu đầy đặn”
+ Hình ảnh ẩn dụ đẹp hùng vĩ, lộng lẫy, tinh khôi “quả trứng hồng hào ửng hồng”.
+ Hình ảnh so sánh “ y như một mâm lễ biển Đông”.
+ Hai nét về cảnh có tính chất làm nền. “vài chiếc nhạn nhịp cánh”.
? Em thấy cảnh mặt trời mọc như thế nào?
-> Bằng sự so sánh ẩn dụ, màu sắc thật thích hợp, giọng văn thật trang trọng và say mê, nhà văn chuyên viết tuỳ bút rất tài hoa và tinh tế đã tái hiện lại môt cách xứng đáng cảnh mặt trời mọc đẹp rực rỡ, huy hoàng, tráng lệ không giống bất cứ cảnh bình minh nào trên núi, ở đồng bằng hay cao nguyên.
? Cách đón nhận mặt trời mọc của tác giả diễn ra như thế nào? Có gì độc đáo trong cách đón nhận ấy?
- Dậy từ canh tư, ra tận đầu mũi đảo ngồi rình mặt trời lên theo dõi kĩ lưỡng chăm chú, say mê hình ảnh mặt trời lên chầm chậm, từ từ từng ít một -> công phu trân trọng.
? Vì sao nhà văn có cách đón nhận mặt trời mọc công phu trân trọng như vậy?
-> Nhà văn là người yêu mến thiên nhiên say đắm và khát vọng khám phá cái đẹp.
? Để miêu tả cảnh sinh hoạt trên đảo nhà văn đã chọn điểm không gian nào? ? Tại sao tác giả lại chọn cái giống nước ngọt để miêu tả?
c. Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô:
- Cái giống nước ngọt.
- Vì đó là sự sống sau một ngày lao động ở đảo. Mọi người quây quần bên giếng nước là thói quen và thú vui của người dân vùng đảo. (là linh hồn của hòn đảo - là cả một xã hội thu nhỏ trên đảo).
? Sự sống nơi đảo Cô Tô diễn ra như thế nào quanh cái giếng nước ngọt?
- Rất đông người - Tắm 
 - Gánh nước ngọt tích trữ cho các chuyến đi xa tạo nên nhịp sống nơi đây.
- Cảnh chị vợ anh hùng châu Hoà Mãn địu con chồng quẩy nước
-> Gợi lên cảnh sinh hoạt khẩn trương, tấp nập, đầm ấm, thanh bình, dân dã của những người dân trên đảo “nó mát nhẹ, đậm đà hơn các chợ trong đất liền”. 
? Theo em trong khi quan sát miêu tả sự sống nơi đảo Cô Tô nhà văn đã mang vào đó tình cảm nào của mình?
- Tình cảm chân thành và thân thiện với con người và cuộc sống nơi đây.
? Nêu nét nổi bật về nghệ thuật trong bài?
? Cảnh vật con người thể hiện như thế nào?
? HS đọc ghi nhớ (SGK).
 4. Tổng kết:
- NT: miêu tả tinh tế, ngôn ngữ điêu luyện, cách so sánh bất ngờ giàu trí tưởng tượng.
- ND: Cảnh thiên nhiên, sinh hoạt, con người trên đảo Cô Tô trong sáng, tươi đẹp
* Ghi nhớ (SGK)
BT2: Học thuộc đoạn: Mặt trời mọc.
II. Luyện tập.
BT1: Viết đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc. HS làm ở nhà chú ý miêu tả: hình dáng, màu sắc, cảnh vật.
Củng cố: 
 - Chất thơ tráng lệ của cảnh mắt trời mọc trên biển Cô Tô được thể hiện như thế nào?
 - Tại sao nói ngòi bút tả cảnh, tả sinh hoạt của nhà văn rất tinh tế và linh hoạt
5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Học bài
 - Soạn bài “Cây tre Viết Nam”.
 - Sưu tầm những đồ dùng bằng tre, nứa (quạt, diều, sáo)
 - Chuẩn bị giờ sau kiểm tra viết bài văn tả người.

Tài liệu đính kèm:

  • docCO TO t103104.doc