Kiến thức:
- Biết làm thí nghiệm để so sánh trọng lượng của vật với lực kéo dùng để kéo vật lên trực tiếp theo phương thẳng đứng.
- Nắm được tên của một số máy cơ đơn giản thường dùng
2. Kĩ năng:
- Sử dụng lực kế để đo lực.
3. Thái độ, tư tưởng:
- Trung thực khi đọc kết quả đo và ghi kết quả thí nghiệm.
II - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Giáo viên: Soạn giáo án, SGK, dụng cụ dạy học. Tranh vẽ các hình 13.1 đến 13.6.
Mỗi nhóm: 2 lực kế và 1 quả nặng 2N. Mọt phiếu học tập theo bảng 13.1.
Học sinh: Học bài, làm BTVN, nghiên cứu bài học.
Tiết 15 -BÀI 13. MÁY CƠ ĐƠN GIẢN I - MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết làm thí nghiệm để so sánh trọng lượng của vật với lực kéo dùng để kéo vật lên trực tiếp theo phương thẳng đứng. Nắm được tên của một số máy cơ đơn giản thường dùng 2. Kĩ năng: Sử dụng lực kế để đo lực. 3. Thái độ, tư tưởng: Trung thực khi đọc kết quả đo và ghi kết quả thí nghiệm. II - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: Giáo viên: Soạn giáo án, SGK, dụng cụ dạy học. Tranh vẽ các hình 13.1 đến 13.6. Mỗi nhóm: 2 lực kế và 1 quả nặng 2N. Mọt phiếu học tập theo bảng 13.1. Học sinh: Học bài, làm BTVN, nghiên cứu bài học. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Kiểm tra -Tổ chức tình huống học tập(10’) GV treo hình vẽ 13.1, gọi 1 học sinh đọc phần mở bài của SGK. Hướng dẫn học sinh thảo luận tìm ra phương án giải quyết. Vào bài: Tiết này chúng ta tìm hiểu về các dụng cụ giúp chúng ta thực hiện các công việc nặng nhọc một cách nhẹ nhàng hơn. Đó là các máy cơ đơn giản. HS đọc SGK và suy nghĩ tìm cách giải quyết vấn đề ống bê tông lăn xuống mương. Hoạt động 2: Tìm hiểu lực khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng (15 phút) Có một phương án thông thường là kéo ống bê tông lên theo phương thẳng đứng như hình 13.2 (treo hình) Liệu có thể kéo vật lên theo phương thẳng đứng với một lực nhỏ hơn trọng lượng của vật hay không? GV gọi học sinh dự đoán. ? Muốn tiến hành thí nghiệm kiểm tra các dự đoán trên thì chúng ta cần những dụng cụ nào và thực hiện như thế nào? GV phát dụng cụ cho học sinh. Yêu cầu học sinh thực hiện theo Mục 2b gv theo dõi và nhắc nhở học sinh cách sử dụng đúng lực kế. Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả và trả lời C1) THống nhất kết quả và nhấn xét các nhóm. Yêu cầu học sinh trả lời C2) và ghi vở kết luận. Gọi học sinh trả lời C3) ? hãy nêu những khó khăn khi kéo vật theo phương thẳng đứng như hình 13.2. ? Để khắc phục những khó khăn đó chúng ta thường làm như thế nào? 1. Đặt vấn đề: HS dự đoán câu trả lời HS nêu các dụng cụ cần thiết và cách tiến hành thí nghiệm. 2. Thí nghiệm. HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm. Mỗi học sinh ghi lại kết quả thí nghiệm vào báo cáo của mình. Dựa vào kết quả thí nghiệm để trả lời C1) 3. Rút ra kết luận. Học sinh thảo luận để hoàn thành kết luận và ghi vở. HS thảo luận C3, chỉ ra được các khó khăn khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng. Ta cần sử dụng các dụng cụ thích hợp. Hoạt động 3: Tìm hiểu các máy cơ đơn giản (7 phút) GV cho học sinh đọc SGK mục II và trả lời câu hỏi. ? Kể tên các loại máy cơ đơn giản thường dùng trong thực tế? ? Nêu thí dụ về một số trường hợp sử dụng máy cơ đơn giản? HS đọc SGK và trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của giáo viên. Ghi vở; 3 loại máy cơ đơn giản thường dùng là Ròng rọc; Mặt phẳng nghiêng và Đòn bẩy. Hoạt động 5: Vận dụng - HDVN (10’) Gọi 1 học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK. Yêu cầu học sinh đặt câu hỏi cho từng phần ghi nhớ. ? Vận dụng kiến thức hãy giải quyết các câu hỏi C4) C5) C6) (SGK) GV có thể chấm điểm cho các học sinh trả lời tốt các câu hỏi. + Hướng dẫn về nhà - Học thuộc kiến thức, Tìm những thí dụ sử dụng máy cơ đơn giản trong cuộc sống – Học sinh xem trước bài: mặt phẳng nghiêng. – Bài tập về nhà: 13.1 và 13.2. HS nhấn mạnh các kiến thức cơ bản và trả lời các câu hỏi trong SGK. HS ghi hướng dẫn học ở nhà
Tài liệu đính kèm: