Giáo án môn học Vật lí 6 - Tuần 22 - Tiết 22 - Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn

Giáo án môn học Vật lí 6 - Tuần 22 - Tiết 22 - Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn

-Tìm được thí dụ trong thực tế chứng tỏ:

-Thể tích, chiều dài của 1 vật rắn

-Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

- Giải thích một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn.

-Biết đọc các biểu bảng để rút ra những kết luận cần thiết.

- Rn luyện tính trung thực, cẩn thận

- GDMT: GD HS biết cách làm giảm tác hại do sự giản nở vì nhiệt của chất rắn

- GDHN: sự nở vì nhiệt của chất rắn là kiến thức cần nắm vững trong các ngành nghề cơ khí, chế tạo thiết kế đường ray, liên hệ với chế tạo thiết bị đóng ngắt trong nganhd điện, chế tạo nhiệt kế, sản xuất nước đá trong ngành khoa học, dịch vụ

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 771Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Vật lí 6 - Tuần 22 - Tiết 22 - Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 CHƯƠNG II : NHIỆT HỌC
Tiết 22	 Bài 18: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN 
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
-Tìm được thí dụ trong thực tế chứng tỏ:
-Thể tích, chiều dài của 1 vật rắn
-Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Giải thích một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn.
-Biết đọc các biểu bảng để rút ra những kết luận cần thiết. 
- Rèn luyện tính trung thực, cẩn thận
- GDMT: GD HS biết cách làm giảm tác hại do sự giản nở vì nhiệt của chất rắn
- GDHN: sự nở vì nhiệt của chất rắn là kiến thức cần nắm vững trong các ngành nghề cơ khí, chế tạo thiết kế đường ray, liên hệ với chế tạo thiết bị đóng ngắt trong nganhd điện, chế tạo nhiệt kế, sản xuất nước đá trong ngành khoa học, dịch vụ
II.CHUẨN BỊ CHO GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Giáo viên: Tranh SGK phóng to
Học sinh: Một quả cầu kim loại và một vòng kim loại
 Một đèn cồn
 Một chậu nước.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1.KTBC: lồng vào bài mới
2.Bài mới:
Hoạt động
Nội dung
*HĐ1:Giới thiệu bài mới
GV: Tháp Epphen ở Pari, Thủ đô nước Pháp là tháp bằng thép nổi tiếng trên thới giới. Các phép đo chiều cao tháp vào ngày 01/01/1890 và 01/07/1890 cho thấy, trong vòng 6 tháng tháp cao thêm 10cm. Tại sao lại có sự kỳ lạ đó ? Chẳng lẻ 1 cái tháp bằng thép lại có thể lớn lên được hay sao? Bài này sẽ giúp các em tìm hiểu điều trên.
HS: lắng nghe
*HĐ2: Thí nghiệm 
GV: Làm thí nghiệm cho HS quan sát 
- Giới thiệu thí nghiệm
- Tiến hành thí nghiệm
- HS quan sát
- Yêu cầu HS trả lời C1, C2.
HS: Quan sát thí nghiệm- trả lời C1; C2
GV: Yêu cầu HS làm C3
HS: Trả lời C3: (1) Tăng (2) Lạnh đi
GV:
GDHN:sự nở vì nhiệt của chất rắn là kiến thức cần nắm vững trong các ngành nghề cơ khí, chế tạo thiết kế đường ray, liên hệ với chế tạo thiết bị đóng ngắt trong nganhd điện, chế tạo nhiệt kế, sản xuất nước đá trong ngành khoa học, dịch vụ
HS lắng nghe, ghi nhớ
*HĐ3:So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác.
GV: Yêu cầu HS đọc bảng ghi độ tăng chiều dài các chất rắn khác nhau ] Nhận xét.
HS đọc , rút ra nhận xét
Gv yêu cầu HS làm C4
HS: Làm việc cá nhân
Gv giáo dục HS
GDMT: GD HS biết cách làm giảm tác hại do sự giản nở vì nhiệt của chất rắn
HS lắng nghe-ghi nhớ
*HĐ4: Vận dụng.
GV: * Hướng dẫn HS làm C5; C6; C7
HS: Trả lời cá nhân C5; C6; C7
1.Làm thí nghiệm
2. Trả lời câu hỏi
C1:Quả cầu nóng lên nên nở ra.
C2: Quả cầu co lại khi lạnh đi
3. Rút ra kết luận:
C3:
(1) Tăng (2) Lạnh đi
Kết luận:
*Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
*Các chất rắn khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau.
C4: Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Nhôm nở nhiều nhất, rồi đến đồng , sắt.
4. Vận dụng
C5:Phải nung nóng khâu vì khi được nung nóng, khâu nở ra dể lắp vào cán, khi để nguội khâu co lại xiết chặt vào cán.
C6:Nung nóng vòng kim loại.
C7:Vào mùa hè nhiệt độ tăng lên, thép nở ra, nên thép dài ra ( tháp cao lên)
IV: CŨNG CỐ ,HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
1.Cũng cố:
 HS đọc phần ghi nhớ
-y/c hs đọc mục “Có thể em chưa biết”
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
-Hs về nhà học bài,hoàn thành từ C1 đến C7 vào vở bài tập ,làm bài tập từ bài 18.1 " 18.5. (SBT)
- Chuẩn bị trước bài” Sự nở vì nhiệt của chất lỏng”
- Chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào?

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 18.doc