Giáo án và Bài giảng Ngữ văn 6 tiết 118: Câu trần thuật đơn không có từ là

Giáo án và Bài giảng Ngữ văn 6 tiết 118: Câu trần thuật đơn không có từ là

Tiết 118: CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN KHÔNG CÓ TỪ LÀ

KTBC: Trong những câu sau câu nào là câu trần thuạt đơn có từ là? Nó thuộc kiểu câu nào?

 a. Trên bầu trời mây đen kéo đến mù mịt.

 b. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh

 c. Sức khoẻ là vốn quý của con người. ( Câu đánh giá)

Gv : Giờ trước các em đã biết đặc điểm và các kiểu câu trần thuật đơn có từ là . Giờ hôm nay cô trò chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu một kiêủ câu trần thuật đơn nữa đó là câu trần thuật đơn không có từ là.

 

doc 5 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 1079Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án và Bài giảng Ngữ văn 6 tiết 118: Câu trần thuật đơn không có từ là", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 118: Câu trần thuật đơn không có từ là
KTBC: Trong những câu sau câu nào là câu trần thuạt đơn có từ là? Nó thuộc kiểu câu nào?
 a. Trên bầu trời mây đen kéo đến mù mịt.
 b. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh
 c. Sức khoẻ là vốn quý của con người. ( Câu đánh giá)
Gv : Giờ trước các em đã biết đặc điểm và các kiểu câu trần thuật đơn có từ là . Giờ hôm nay cô trò chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu một kiêủ câu trần thuật đơn nữa đó là câu trần thuật đơn không có từ là.
VD: a . Phú ông mừng lắm
 b. Chúng tôi tụ hội ở góc sân
 c. Cả làng thơm.
 d. Gió thổi
? Xác định thành phần CN – Vn trong các câu trên?
 a . Phú ông / mừng lắm
 CN VN
 b. Chúng tôi/ tụ hội ở góc sân
 CN VN
 c. Cả làng / thơm.
 CN VN
 d. Gió / thổi
 CN VN
? Em có nhận xét gì về cấu tạo của VN?
( Vn nào được cấu tạo là một từ, Vn nào là1cụm từ)
- Cụm từ : a, b.
- 1 từ : c, d
? Chú ý vào thành phần VN Xác định từ loại của từ, cụm từ?
a. Cụm tính từ b. Cụm động từ
c. Tính từ d. Động từ
GV : Cho các từ và cụm từ phủ định không, không phải, chưa, chưa phải.
? Điền các từ , cụm từ phủ định thích hợp vào trước thành phần VN trong các VD trên?
 a . Phú ông không( chưa) mừng lắm.
 b. Chúng tôi không ( chưa) tụ hội ở góc sân.
 c. Cả làng không( chưa) thơm.
 d. Gió không ( chưa) thổi.
? Khi thêm các từ , cụm từ phủ định thìVN mang ý nghĩa gì? ( VN mang ý phủ định)
? Em hãy nhắc lai cấu tạo VN của câu TTĐ có từ là?
-Thường do từ là kết hợp với danh từ ( cụm DT) tạo thành. Ngoài ra tổ hợp giữa ĐT và ( Cụm DT) or TT ( cụm TT) tạo thành
? So sánh cấu tạo Vn của nhưng câu trên với cấu tạo thành phần VN của câu TTĐ có từ là mà em đã học?
Giống
Vị ngữ có thể được cấu tạo là một từ hoặc một cụm từ; thuộc từ loại động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ. 
 Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định nó kết hợp với các từ không, chưa
Khác
Vị ngữ thờng do từ là kết hợp với danh từ (cụm danh từ) tạo thành.
Vị ngữ thờng do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành
GV kết luận: Như vây những VD chúng ta vừa tìm hiểu ở trên là câu TTĐ không có từ là.
? Vậy câu TTĐ không có từ làcó đặc điểm gì?
Gv goi hs đọc ghi nhớ
Gv đưa btập:
1- Trong các câu sau, những câu nào là câu trần thuật đơn không có từ là?
 a -Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam.
 b -Một đêm nọ, Thận thả lới ở một bến vắng như thừơng lệ.
 c -Lớp 6A học toán, lớp 6B học văn.
 d –Trên đồng ruộng, trắng phau những cánh cò.
 ( ý đúng b, d )
Gv gọi hs đọc vd:
1. Ví dụ:
a) Đằng cuối bãi, hai cậu bé con tiến lại.
b) Phú ông mừng lắm.
c) Đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con.
d) Trên bầu trời, vụt tắt một vì sao. 
? Xđịnh thành phần của câu?
a) Đằng cuối bãi, hai cậu bé con / tiến lại.
 TN CN VN
b) Phú ông / mừng lắm
 CN VN
c) Đằng cuối bãi, tiến lại / hai cậu bé con.
 TN VN CN
d) Trên bầu trời, vụt tắt / một vì sao. 
 TN VN CN
? Em có nhận xét gì về vị trí của CN – VN trong các câu trên?
- CN đứng trước VN câu a , b
- Vn đứng trước CN câu c , d
? VN trong các câu trên biểu thị nội dung gì?
 a.VN: Miêu tả hành động của hai cậu bé
b. VN: Chỉ trạng thái của phú ông.
c. VN: Thông báo sự xuất hiện của hai cậu bé
d. VN: Chỉ sự biến mất của vì sao.
? VN của câu a, b, c, d biểu thị ý nghĩa gì?
- a, b : ý nghĩa: Dùng để miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm  của sự vật nêu ở chủ ngữ.
- c, d : ý nghĩa: Thông báo về sự xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật.
Gv chốt:
CN đứng trước VN , thường do TT ( cụm TT) đảm nhiệm. Dùng để miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm  của sự vật nêu ở chủ ngữ là câu Miêu tả
Vn đứng trước CN dùng để Thông báo về sự xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật.là câu tồn tại
Gv đưa đoạn văn:
Cho đoạn văn sau:
 “Ấy là vào đầu mùa hè một năm kia. Buổi sáng, tôi đang đứng ngoài cửa gặm mấy nhành cỏ non ăn điểm tâm. 
 Bỗng . 
 tay cầm que, tay xách cái ống bơ nước . Thấy bóng người, tôi vội lẩn xuống cỏ, chui nhanh về hang.”
(Tô Hoài)
? Trong hai câu sau, em chọn câu nào để điền vào chỗ trống ở đoạn văn trên ?
a .Đằng cuối bãi, hai cậu bé con tiến lại. 
b .Đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con
 - ý b vì hai cậu bé lần đầu tiên xhiện.
? Vậy câu TTĐ không có từ là có mấy kiểu?( Tồn tại& Miêu tả)
? Thế nào là câu tồn tại và câu mtả?
GV liên hệ văn mtả: Chúng ta đã học văn mtả vậy khi làm văn mtả các em chú ý s.dụng câu TTĐ không có từ là đặc biệt là câu mtả để đạt được hiệu quả cao trong điễn đạt
GV gọi hs đọc ghi nhớ
GV đưa bài tập
Bài tập: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong ví dụ sau. Cho biết câu nào là câu miêu tả và câu nào là câu tồn taị ?
“Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy” .
 ( Ngô Văn Phú)
- Dưới gốc tre, tua tủa/ những mầm măng. 
 TN VN CN
 - Măng/ trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai 
 CN VN
 khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy .
 1.Bóng tre /trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. 
 CN VN ( câu mtả)
2. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng / mái 
 TN VN 
đình, mái chùa cổ kính. ( Câu tồn tại)
 CN
3. Dưới bóng tre xanh, ta /gìn giữ một nền văn 
 TN CN VN
hoá lâu đời. ( câu mtả) 
GV cho hs quan sát bức tranh
Hs làm bài trong 5 phút
GV : Chúng ta đã học câu TTĐ , các câu TTĐ có từ là và câu TTĐ không có từ là.
? Điền vào sơ đồ câm sau:
Câu trần thuật đơn
CâuTTĐ có từ là
I. Đặc điểm của câu TTĐ không có từ là.
1. VD
2. Ghi nhớ: Sgk
II. Các kiểu câu TTĐ không có từ là.
1. VD
2. Ghi nhớ: Sgk
III. Luyện tập:
Bài tập 1
Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau . Cho biết những câu nào là câu miêu tả, những câu nào là câu tồn tại .
a. Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoálâu đời.
 ( Thép Mới )
Bài tập 2:
Viết một đoạn văn miêu tả cảnh sân trường em trong giờ ra chơi trong đó có sủ dụng câu TTĐ không có từ là.

Tài liệu đính kèm:

  • docT118 Cau tran thuat don khong co tu la.doc
  • pptT118. CAU TRAN THUAT DO KHONG CO TU LA.ppt