Giáo án Số học - Lớp 6 - Tuần 17 đến 23 - Năm học 2010-2011 - Phan Nhất Khoa

Giáo án Số học - Lớp 6 - Tuần 17 đến 23 - Năm học 2010-2011 - Phan Nhất Khoa

I. Mục tiêu : Giúp học sinh :

- Hệ thống hóa k. thức về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm (khái niệm, tính chất, cách nhận biết)

- Rèn kỹ năng sử dụng thành thạo thước thẳng, thước có chia khoảng, compa, để đo, vẽ đoạn thẳng.

- Bước đầu tập suy luận đơn giản.

II. Chuẩn bị :

- Giáo viên : Sách giáo khoa, bảng phụ và bút lông, .

 Phương pháp đàm thoại, vấn đáp và thảo luận nhóm.

- Học sinh : Kiến thức cũ, bài tập ôn chương, bảng nhóm,

III. Các hoạt động dạy học :

 Hoạt động 1 : Bài mới :

Nội dung cần đạt Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò

- Hệ thống kiến thức môn hình học 6 về các hình điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng, ba điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa 2 điểm, .

- Rèn luyện kỹ năng vẽ, đọc hình.

- Lập luận để giải một số bài tập hình học: tính độ dài đoạn thẳng. + Có bao nhiêu đường thẳng đi qua hai điểm

 phân biệt?

+ Thế nào là 3 điểm thẳng hàng, 3 điểm không

 thẳng hàng?

+ Định nghĩa tia gốc O?

+ Thế nào là 2 tia đối nhau?

+ Đoạn thẳng AB là gì?

+ Khi nào thì AM+MB=AB?

 Nếu M nằm giữa 2 điểm A và B thì ta có

 đẳng thức gì?

+ Định nghĩa tr. điểm M của đoạn thẳng AB?

+ Điểm nằm giữa và cách đều 2 điểm đầu mút

 của đoạn thẳng được gọi là điểm như th.nào?

- Gọi học sinh nhận xét các câu trả lời.

- Sửa sai và bổ sung các câu trả lời.

- Ra bài tập cho học sinh làm :

 Trên tia Ox lấy điểm A và B sao cho OA=2

 cm; OB=5 cm. Trên tia đối của tia BO lấy

 điểm C sao cho BC=3 cm. Tính độ dài

 đoạn AC?

 - HS : Có một và chỉ một đường thẳng đi

 qua 2 điểm phân biệt.

- HS : 3 điểm thẳng hàng là 3 điểm cùng

 nằm trên 1 đường thẳng, 3 điểm

 không thẳng hàng là 3 điểm không

 thuộc cùng một đường thẳng.

- HS : Tia gốc O là hình gồm điểm O và

 phần đ. thẳng bị chia bởi điểm O.

- HS : 2 tia đối nhau là 2 tia có chung 1

 gốc và tạo thành 1 đường thẳng.

- HS : Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm

 A, điểm B và tất cả những điểm

 nằm giữa 2 điểm A, B.

- HS : Ta có AM+MB=AB khi M nằm

 giữa 2 điểm A và B. M nằm giữa 2

 điểm A và B ta có : AM+MB=AB.

 M là trung điểm đoạn thửng AB

 khi M nằm giữa 2 điểm A, B và

 cách đều 2 điểm A và B.

- HS : Gọi là trung điểm của đoạn thẳng.

- HS : Nhận xét.

- HS : Chú ý lắng nghe.

- HS : Vì A nằm giữa 2 điểm O và B vì :

 OA<>

 Nên : OA+AB=OB hay 2 +AB=5

 Suy ra : AB=5-2=3

 Vậy : AB=3 cm

- HS : 2 điểm A và C nằm trên 2 tia đối

 nhau BO, BC nên B nằm giữa 2

 điểm A, C:

 AB+BC=AC hay 3+3=AC

 Suy ra : 6 =AC. Vậy : AC=6 (cm)

 

doc 23 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 118Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Số học - Lớp 6 - Tuần 17 đến 23 - Năm học 2010-2011 - Phan Nhất Khoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần thứ 17 : Ngày soạn : 10/12/2010-Ngày dạy : 17/12/2010
Tiết thứ 53 : ** LUYỆN TẬP ** 
I. Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Củng cố và vận dụng quy tắc dấu ngoặc (bỏ dấu ngoặc và cho số hạng vào trong dấu ngoặc). 
- Rèn luyện kĩ năng bỏ dấu ngoặc và đưa số hạng vào trong dấu ngoặc. 
- Rèn luyện tính sáng tạo của học sinh.
II. Chuẩn bị : 
- Giáo viên : Sách giáo khoa, bảng phụ ghi và bút lông, ...
	 Phương pháp đàm thoại, vấn đáp và thảo luận nhóm.
- Học sinh : Kiến thức cũ, bài tập về nhà, bảng nhóm,  
III. Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động 1 : Trả bài kiểm tra 1 tiết :
+ Giáo viên : :
- CH1 : Phát biểu quy tắc bỏ dấu ngoặc? 
 Tính tổng: 541-(875+541)-125; -739+(-376+739) 
- CH2 : Phát biểu các phép biến đổi trong tổng đại số? 
 Giải bài tập 89/SBT66/65
- HSL : Theo dõi câu hỏi kiểm tra
- HS1 : Thực hiện câu 1
- HS2 : Thực hiện câu 2
- HSL : Nhận xét, đánh giá
 Hoạt động 2 : Bài mới :
Nội dung cần đạt
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
- Củng cố quy tắc dấu ngoặc, các tính chất của phép cộng số nguyên.
- Vận dụng quy tắc dấu ngoặc, các tính chất của phép cộng, trừ các số nguyên để giải những dạng bài tập tính nhanh, đơn giản biểu thức, ...
- Ghi bài tập 58/SGK6 lên bảng :
 Đơn giản biểu thức :
 a) x+22+(-14)+52 b) (-90)-(p+10)+100
- Yêu cầu học sinh làm, sau đó cả lớp cùng sửa 
 bài tập. 
- Ghi đề bài 59/SGK6 lên bảng: Tính nhanh
 a) (2736-75)-2736; b) (-2002)-(57-2002
- Để tính nhanh tổng trên ta làm như thê nào? 
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm. 
- Ghi đề bài 60/SGK6, yêu cầu 2 học sinh lên 
 bảng làm. 
 Bỏ dấu ngoặc rồi tính :
a) (27+65)+(346-27-65); b) (42-69+17)-(42+17)
- Có nhận xét sửa sai sót cho bài làm của bạn.
- Treo bảng phụ ghi sẵn đề bài 89/SBT6/65:
 Tính tổng :
 a) (-24)+6+10+24; b) 15+23+(-25)+(-23)
- Gọi 2 học sinh lên bảng giải. 
- Uốn nắn sửa sai sót. 
- Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài 90/SBT6/65
 Đơn giản biểu thức :
 a) x+25+(-17)+63; b) (-75)-(p+20)+95
- Sửa sai sót và củng cố lại quy tắc dấu ngoặc. 
- Yêu cầu học sinh làm bài 93/SBT6
 Tính giá trị của biểu thức : x+b+c.
+ Khi x=-3, b=-4, c=2
+ Khi x=0, b=7, c=-8
- Hãy thảo luận theo nhóm và cử đại diện nhóm 
 trình bày bài giải.
- Nhận xét sửa sai sót cho bài làm của học sinh
- HS : Theo dõi đê bài 58/SGK6 trên bảng 
- HS : a) x+22+(-14)+52=x+ 60 
 b) (-90)-(p+10)+100=-90-p-10+100=-p
- HS : Sau đó sửa bài tập vào vở. 
- HSL : Theo dõi đề bài
- HS : a) (2736-75)-2736=(2736-2736)-75
 =-75
 b) (-2002)-(57-2002)=-2002-57+2002
 =(-2002+2002)-57=-57
- HSL : Làm bài tập vào vở
- HSL : Theo dõi đề bài
- HS : a) (27+65)+(346-27-65)
 =27+65+346-27-65
 =(27-27)+(65-65)+346=346
 b) (42-69+17)-(42+17)=42-69+17-42-17
 =(42-42)+(17-17)-69=-69
- HSL : Thực hiện vào vở, nhận xét.
- HSL : Theo dõi đề bài
- HS : a) (-24)+6+10+24
 =(-24+24)+6+10=16
 b) 15+23+(-25)+(-23)
 =(-23+23)+(-25+15)=-10
- HSL : Theo dõi sau đố nhận xét và sửa 
 bài tập.
- HSL : Theo dõi đề
- HS : a) x+25+(-17)+63=x+71
 b) (-75)-(p+20)+95=-75-p-20+95=-p
- HSL : Nhận xét, đánh giá và ghi vở
- HSL : Theo dõi đề bài.
- HSN : Thảo luận theo nhóm.
 Cử đại diện nhóm trình bày, n.xét
- HSL : Theo dõi và ghi bài.
Tiết thứ 53 :
LUYỆN TẬP
Bài 58/SGK6/ 85 : Đơn giản biểu thức :
a) x+22+(-14)+52=x+ 60 
b) (-90)-(p+10)+100=-90-p-10+100=-p
 Bài 59/SGK6/ 85 : Tính nhanh :
a) (2736-75)-2736=(2736-2736 )-75=-75
b) (-2002)-(57-2002)=-2002-57+2002=(-2002+2002)-57=-57
Bài 60/SGK6/85 : Bỏ dấu ngoặc rồi tính :
a) (27+65)+(346-27-65)=27+65+346-27-65=(27-27)+(65-65)+346=346
b) (42-69+17)-(42+17)=42-69+17-42-17=(42-42)+(17-17)-69=-69
Bài 89/SBT66/65 : Tính tổng :
a/ (-24)+6+10+24=(-24+24)+6+10=16
b/15+23+(-25)+(-23)=(-23+23)+(-25+15)=-10 
Bài 90/SBT6/65 : Đơn giản biểu thức :
a/ x+25+(-17)+63=x+71
b/ (-75)-(p+20)+95=-75-p-20+95=-p
 Bài 93/SBT66/65 : Tính giá trị của biểu thức : x+b+c.
a) Với x=-3, b=-4, c=2. Ta có : x+b+c=(-3)+(-4)+2=(-7)+2=-5
b) Với x=0, b=7, c=-8. Ta có : x+b+c=0+7+(-8)=-1 
 Hoạt động 3 : Củng cố và dặn dò :
- Kiến thức : Quy tắc dấu ngoặc, các phép biến đổi trong tổng đại số
 Ôn lại quy tắc dấu ngoặc và các phép biến đổi trong 
 tổng đại số. 
- Chuẩn bị trước lí thuyết và bài tập ôn tập học kì I
- HS : Nhắc lại kiến thức bài học
- HSL : Theo dõi hướng dẫn và lời dặn dò 
 của giáo viên
IV. Rút kinh nghiệm :
Tuần thứ 18 : Ngày soạn : 10/12/2010-Ngày dạy : 17/12/2010
Tiết thứ 54 : ** ÔN TẬP HỌC KỲ I (tiết 1) ** 
I. Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Hệ thống hóa k. thức về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm (khái niệm, tính chất, cách nhận biết)
- Rèn kỹ năng sử dụng thành thạo thước thẳng, thước có chia khoảng, compa, để đo, vẽ đoạn thẳng. 
- Bước đầu tập suy luận đơn giản. 
II. Chuẩn bị : 
- Giáo viên : Sách giáo khoa, bảng phụ và bút lông, ...
	 Phương pháp đàm thoại, vấn đáp và thảo luận nhóm.
- Học sinh : Kiến thức cũ, bài tập ôn chương, bảng nhóm,  
III. Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động 1 : Bài mới :
Nội dung cần đạt
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
- Hệ thống kiến thức môn hình học 6 về các hình điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng, ba điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa 2 điểm, ...
- Rèn luyện kỹ năng vẽ, đọc hình.
- Lập luận để giải một số bài tập hình học: tính độ dài đoạn thẳng.
+ Có bao nhiêu đường thẳng đi qua hai điểm 
 phân biệt?
+ Thế nào là 3 điểm thẳng hàng, 3 điểm không 
 thẳng hàng?
+ Định nghĩa tia gốc O?
+ Thế nào là 2 tia đối nhau?
+ Đoạn thẳng AB là gì?
+ Khi nào thì AM+MB=AB?
 Nếu M nằm giữa 2 điểm A và B thì ta có 
 đẳng thức gì?
+ Định nghĩa tr. điểm M của đoạn thẳng AB?
+ Điểm nằm giữa và cách đều 2 điểm đầu mút 
 của đoạn thẳng được gọi là điểm như th.nào?
- Gọi học sinh nhận xét các câu trả lời.
- Sửa sai và bổ sung các câu trả lời. 
- Ra bài tập cho học sinh làm :
 Trên tia Ox lấy điểm A và B sao cho OA=2 
 cm; OB=5 cm. Trên tia đối của tia BO lấy 
 điểm C sao cho BC=3 cm. Tính độ dài 
.
.
.
.
O
A
B
C
x
3 cm
5 cm
2 cm
 đoạn AC?
- HS : Có một và chỉ một đường thẳng đi 
 qua 2 điểm phân biệt. 
- HS : 3 điểm thẳng hàng là 3 điểm cùng 
 nằm trên 1 đường thẳng, 3 điểm 
 không thẳng hàng là 3 điểm không 
 thuộc cùng một đường thẳng. 
- HS : Tia gốc O là hình gồm điểm O và 
 phần đ. thẳng bị chia bởi điểm O. 
- HS : 2 tia đối nhau là 2 tia có chung 1 
 gốc và tạo thành 1 đường thẳng. 
- HS : Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm 
 A, điểm B và tất cả những điểm 
 nằm giữa 2 điểm A, B. 
- HS : Ta có AM+MB=AB khi M nằm 
 giữa 2 điểm A và B. M nằm giữa 2 
 điểm A và B ta có : AM+MB=AB. 
 M là trung điểm đoạn thửng AB 
 khi M nằm giữa 2 điểm A, B và 
 cách đều 2 điểm A và B. 
- HS : Gọi là trung điểm của đoạn thẳng. 
- HS : Nhận xét. 
- HS : Chú ý lắng nghe. 
- HS : Vì A nằm giữa 2 điểm O và B vì : 
 OA<OB (2cm<3cm)
 Nên : OA+AB=OB hay 2 +AB=5
 Suy ra : AB=5-2=3
 Vậy : AB=3 cm
- HS : 2 điểm A và C nằm trên 2 tia đối 
 nhau BO, BC nên B nằm giữa 2 
 điểm A, C:
 AB+BC=AC hay 3+3=AC
 Suy ra : 6 =AC. Vậy : AC=6 (cm)
Tiết thứ 54 :
ÔN TẬP HỌC KỲ I
1. Ôn tập lý thuyết : SGK6
2. Luyện tập :
.
.
.
.
O
A
B
C
x
3 cm
5 cm
2 cm
Ta có : A nằm giữa 2 điểm O và B vì : OA < OB
 (2 cm < 3 cm)
Nên : OA+AB=OB
 2 +AB=5
 AB=5-2=3
Vậy : AB=3 cm
+ 2 điểm A và C nằm trên 2 tia đối nhau BO, BC nên B nằm giữa 2 điểm A, C :
 AB+BC=AC
 3+ 3=AC
 6 =AC
Vậy : AC=6 (cm)
 Hoạt động 2 : Củng cố và dặn dò :
- Kiến thức : Kiến thức tiết ôn tập
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới : 
 ÔN TẬP HỌC KỲ I (Tiết 2)
 Kiến thức về tập hợp số tự nhiên, số nguyên (SÔ HỌC 6)
- HS : Nhắc lại kiến thức trọng tâm
- HSL : Theo dõi hướng dẫn và lời dặn dò 
 của giáo viên
IV. Rút kinh nghiệm : 
Tuần thứ 18 : Ngày soạn : 15/12/2010-Ngày dạy : 21/12/2010
Tiết thứ 55 : ** ÔN TẬP HỌC KỲ I (tiết 2) ** 
I. Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Ôn tập các kiến thức cơ bản về tập hợp, mối quan hệ giữa các tập N; N*; Z; số và chữ số. Thứ tự trong N; 
 trong Z; số liền trước; số liền sau. Biểu diễn một số trên trục số.
- Rèn kỹ năng so sánh các số nguyên, biểu diễn các số trên trục số.
- Thận trọng, linh hoạt, sáng tạo.
II. Chuẩn bị : 
- Giáo viên : Sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn quy tắc dấu ngoặc, các phép biến đổi trong tổng đại số, bài tập.
	 Phương pháp đàm thoại, vấn đáp và thảo luận nhóm.
- Học sinh : Kiến thức cũ, bài tập ôn tập, vở nháp, bảng nhóm,  
III. Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động 1 : Bài mới :
Nội dung cần đạt
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
- Hệ thống kiến thức về :
+ Tập hợp N
+ Tập hợp N*
+ Tập hợp Z
+ Kiến thức về tập hợp : Cách ghi, số phần tử của tập hợp, tập hợp con, tập rỗng, hai tập hợp bằng nhau, giao của hai tập hợp
+ Thứ tự trong N và Z
+ Biểu diễn số nguyên trên trục số.
+ Các phép toán về số tự nhiên, số nguyên
- Rèn luyện kỹ năng giải những dạng toán về chương I; chương II số học 6 và chương I hình học 6
* Ôn tập chung về tập hợp
a) Cách viết tập hợp-ký hiệu
- Để viết một tập hợp người ta có những cách 
 viết nào? 
- Hãy cho ví dụ?
- Ghi 2 cách viết tập hợp A lên bảng. 
- Chú ý mỗi phần tử chỉ liệt kê một lần, thứ tự 
 tuỳ ý. 
b) Số phần tử của tập hợp 
- Một phần tử có thể có bao nhiêu phần tử? 
- Cho ví dụ?
- Lấy ví dụ về tập hợp rỗng?
c) Tập hợp con 
- Khi nào tập hợp A được gọi là tập hợp con 
 của tập hợp B? Cho ví dụ?
- Thế nào là hai tập hợp bằng nhau?
d) Giao của hai tập hợp
- Giao của 2 tập hợp là gì? Cho ví dụ?
* Tập N, tập Z. 
a) Khái niệm về tập N, tập Z
- Thế nào là tập N? Tập N*, tập Z?
- Biểu diễn các tập hợp đó?
- Mối quan hệ giữa các tập hợp đó như thế nào?
- Vẽ sơ đồ lên bảng 
 Z 
 N N* 
- Tại sao lại mở rộng tập N thành tập Z?
b) Thứ tự trong N, trong Z 
- Mỗi số tự nhiên đều là số nguyên.
- Cho ví dụ. 
- Khi biểu diễn trên trục số nằm ngang, nếu a<b 
 thì vị trí điểm a so với b như thế nào?
- Biểu diễn các số sau trên trục số : 
 3; 0; -3; -2; 1
- Dựa vào trục số : tìm số liền trước và số liền 
 sau của số 0; số (-2)?
- Nêu các quy tắc so sánh hai số nguyên?
a) Sắp xếp các số sau theo tứ tự tăng dần : 
 5; -15; 8; 3; -1; 0
b) Sắp xếp các số sau theo thứ tự giảm dần : 
 -97; 10; 0; 4; -9; 100
- HS : Để viết tập hợp thường có 2 cách :
 Liệt kê các phần tử của tập hợp 
 Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các 
 ptử của tập hợp đó. 
- HS : A là tập hợp số tự nhiên nhỏ hơn 4. 
 A={0; 1; 2; 3} hoặc A={xÎN/x<4}
-HS : Một tập hợp có thể có một phần tử, 
 nhiều phần tử, vô số phần tử hoặc 
 không có phần tử nào. 
 Ví dụ: A={3}; B={-2; -1; 0 ... ; 16 có chia hết cho 4 không? 
- Hãy suy ra công thức tổng quát
- Hai tính chất còn lại dạy học tương tự
- Hãy lấy thêm một số ví dụ minh họa cho các 
 tính chất vừa học
- HS : Thực hiện SGK6
- HS : Trả lời :
- HS : Ghi : Cho a, bZ và b0. 
 Nếu có số nguyên q sao cho a=b.q 
 thì ta nói a chia hết cho b, hay a là 
 bội của b và b là ước của a
- HS : Tìm hai bội và hai ước của 6
 Các ước của 8 la 1;-1;2;-2;4;-4;8;-8
 Các bội của 5 là : 0;5;-5;10;-10; ...
-
 HS :
 1. Nếu ab và bc thì ac
 2. Nếu ab thì a.mb
 3. Nếu am, bm thì (a+b)m 	 	 (a- b)m
 Họat động 3 : Củng cố và dặn dò :
- Kiến thức : Khi nào ab, nêu các tính chất về chia hết
- Bài tập củng cố : Bài tập 101; 102/SGK6
- Hướng dẫn bài tập về nhà : Bài tập 103;105/SGK6.
- Chuẩn bị các câu hỏi ôn tập chương II
+ Bổ sung thêm quy tắc dấu ngoặc, qui tắc chuyển vế
- HSL : Nhắc kiến thức trọng tâm bài học
- HS : Thực hiện, nhận xét
 Đánh giá, bổ sung cho hoàn chỉnh
- HSL: Theo dõi hướng dẫn và lời dặn dò 
 của giáo viên
IV. Rút kinh nghiệm :
Tuần thứ 22 : 	Ngày soạn : 08/02/2011-Ngày dạy : 11/02/2011
Tiết thứ 67 : ** ÔN TẬP CHƯƠNG II ** 
I. Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Ôn tập sinh khái niệm về tập hợp Z, các số nguyên Z, giá trị tuyệt đối của một số nguyên, qui tắc cộng, trừ, 
 nhân hai số nguyên tính chất phép nhân. 
- Ôn luyên kỹ năng so sánh, tính toán trên số nguyên, qui tắc dấu ngoặc, qui tắc chuyển vế, bội và ước của một 
 số nguyên. 
- Ôn luyện kỹ năng thực hiện các phép tính, tính nhanh giá trị của biểu thức, tìm x 
- Thận trọng khi thực hiện các phép toán về số nguyên.
II. Chuẩn bị : 
- Giáo viên : SGK, SBT, bảng phụ,  
	 Phương pháp đàm thoại, vấn đáp và thảo luận nhóm, ...
- Học sinh : Kiến thức cũ, bài mới, dụng cụ học tập, nội dung ôn tập chương II, 
III. Các họat động dạy học :
 Họat động 1 : Kiểm tra bài cũ :
+ Giáo viên : :
- CH1 : Tập hợp Z gồm những số nào? Số đối của 
 a là gì? Số đối của a khi nào là số nguyên 
 âm, số nguyên dương, bằng 0 ?
- CH2 : Giá trị tuyệt đối của số nguyên a là gì? Nêu 
 qui tắc tìm GTTD của số nguyên a
 Xác định -a, -b, a, b, , , , trên 
 trục số. So sánh các số trên với số 0
- HSL : Theo dõi câu hỏi kiểm tra
- HS1 : Trình bày trả lời ở bảng
- HS2 : Trình bày trả lời ở bảng
- HSL : Nhận xét, đánh giá
 Bổ sung cho hoàn chỉnh (nếu có)
 Họat động 2 : Bài mới :
Nội dung cần đạt
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
* Củng cố :
- Các quy tắc cộng, trừ, nhân các số nguyên.
- Giá trị truyệt đối của một số nguyên
- Các quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế 
- Các tính chất về phép nhân số nguyên.
- Ước và bội của số nguyên, các tính chất chia hết trong Z
* Kỹ năng :
- Thực hiện các phép tính về số nguyên
- Biết làm được bài toán tìm x về số nguyên
- Thực hiện được các quy tắc dấu ngoặc, chuyển vế trong làm toán.
- Hãy phát biểu các qui tắc :
- Công hai số nguyên khác dấu; cùng dấu
- Trừ số nguyên a cho số nguyên b
- Nhân hai số nguyên cùng dấu, khác dấu
- Khi nào a chia b được q ?
- Luỹ thừa của số nguyên a là gì?
- Hãy thực hiện các bài tập 110; 115; 116; 117
+ Bài tập 110 : Câu c sai, 
+ Học sinh cho ví dụ
+ Bài tập 115: 
 a) = 5; b) =0; c) = -3; 
 d) =; e) -11=-22 
- Hãy thảo luận bài tập 116/SGK6
- Tìm các số nguyên x như thế nào?
- Áp dụng tính chất nào của phép cộng
- Đưa bảng phụ ghi các t. chất của phép cộng
- Để tìm x đầu tiên ta phải làm gì?
- Tìm thừa số chưa biết trong phép nhân ta làm 
 thế nào?
- Gọi 3 học sinh lên bảng giải câu b, c, d
- Hướng dẫn cách lập đẳng thức
- Để tìm a ta làm như thế nào? 2a - a = ?
- Tính như thế nào? 
- Hãy áp dụng tính chất phân phối để giải. Vậy 
 số thứ nhất là ?
- Để tìm các số trên mỗi ô một cách nhanh nhất 
 ta làm như thế nào?
- H. dẫn : Tính tổng của 9 số; chia cho 3 đó 
 chính là tổng của 3 số trên mỗi hàng, mỗi cột
- Nêu cách tính thông thường, cách tính nhanh
- Đưa bảng phụ có tính chất phép nhân
- Gọi 2 học sinh thực hiện
- Nêu 3 tính chất của phép chia hết trong Z
- HS : Nêu qui tắc ghi tóm tắt:
 a) Cộng hai số nguyên 
- HS : Cùng dấu : Cộng 2 giá trị tuyệt đối, 
 đặt dấu chung trước kết quả.
- HS : Khác dấu : Giá trị tuyệt đối lớn – 
 Giá trị tuyệt đối nhỏ, lấy dấu của số 
 có giá trị tuyệt đối lớn
 b) Phép trừ : a - b = a + (-b)
 c) Nhân hai số nguyên 
- HS : Cùng dấu : Nhân 2 Giá trị tuyệt đối
- HS : Khác dấu : Nhân 2 giá trị tuyệt đối, 
 đặt dấu “– “ở kết quả.
- HS : a) a=5; a=-5; b) a=0 
 c) không có giá trị nào của a
 d) a = 5 ; a = -5 ; e) a = 2 ; a= -2
- HSN : Thảo luận theo nhóm bài tập 116
- HS : Trả lời
- HS : a) Tổng = 0; b) Tổng = -9
- HS : Chuyển vế, đổi dấu: 35 + 15 = 50
 Chia tích cho thừa số đã biết
- HS : a) 2x - 35 = 15
 2x = 50; x = 25
- HS1 : b) x= -5 
- HS2 : c) x = 1 
- HS3 : d) x = 5
- HS : a - 10= 2a - 5; 5-10=2a-a
 -5=a Vậy số thứ hai bằng -5
 Và số thứ nhất là : 2.(-5) = -10
- HS : Tính tổng 9 số
- HS : Tính tổng 3 sô trên mỗi hàng, cột
- HS : Áp dụng tính chất phép nhân
- HS : a/ 15.12-15.10=15.(12-10)=30
- HS : c/ 29.19-29.13=29.(19-13) 
 Họat động 3 : Củng cố và dặn dò :
- Kiến thức : Nội dung ôn tập chương II
+ Nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính
+ Nêu qui tắc bỏ dấu ngoặc
+ Các qui tắc cộng, trừ, nhân 2 số nguyên , số đối, GTTĐ, lũy thừa
+ Kỹ năng cộng trừ, nhân hai số nguyên, phép tính về luỹ thừa, giải 
 toán tìm x
- Bài tập về nhà : Bài tập 117; 118/SGK6
- Hướng dẫn chuẩn bị kiểm tra viết chương II.
- HSL : Nhắc lại kiến thức trọng tâm 
- HS : Thực hiện, nhận xét
 Đánh giá, bổ sung cho hoàn chỉnh
- HSL: Theo dõi hướng dẫn và lời dặn dò 
 của giáo viên
IV. Rút kinh nghiệm :
Tuần thứ 23: Ngày soạn: 10/02/2011-Ngày KT: 15/02/2011
Tiết thứ 68: ** KIỂM TRA VIẾT 45 PHÚT ** 
I. Mục tiêu: Đánh giá:
- Khả năng nắm kiến thức của học sinh về tập hợp các số nguyên, các quy tắc cộng, trừ, nhân các số nguyên. 
 Quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế, các tính chất của phép nhân số nguyên, giá trị tuyệt đối, số đối của một 
 số nguyên, các khái niệm ước và bội của số nguyên; các tính chất chia hết trong Z, ...
- Kỹ năng thực hiện các phép tính về số nguyên, biết tìm giá trị tuyệt đối của một số nguyên, vận dụng các tính 
 chất của phép nhân các số nguyên để tính nhanh, hợp lí giá trị các biểu thức, vận dụng quy tắc chuyển vế để 
 tìm số nguyên x, ...
- Đánh giá kỹ năng tiếp thu, vận dụng kiến thức trong bài làm, cách trình bày và thái độ học tập của học sinh.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Đề kiểm tra (photo), đáp án và biểu điểm
- Học sinh: Kiến thức cũ, các dạng toán ôn tập chương II, dụng cụ học tập, ... 
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động 1: Tiến hành kiểm tra:
- Phát đề kiểm tra.
- Theo dõi học sinh làm bài
- Tiến hành thu bài
- HSL: Nhận bài kiểm tra
- HSL: Tiến hành làm bài trên bài kiểm tra
 Nộp bài kiểm tra
A. Ma trận đề:
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Tập hợp các số nguyên, giá trị tuyệt đối, số đối của
số nguyên
 1
 0.25 
 1
 0.25 
 2 
 0.50 
Các phép toán cộng, trừ, nhân các số nguyên
Tính chất của phép nhân các số nguyên
1
 0.25
 1
 0.25
7
 6.00
 9
 6.50
Quy tắc dấu ngoặc, quy tăc chuyển vế
 2
 0.50
 2
 2.00
 4
 2.50
Ước, bội của số nguyên, các tính chất hết trong Z
 1
 0.25
 1
 0.25
 2
 0.50
Tổng
 2
 0.50
 5
 1.25
 1
 0.25
 9
 8.00
 17
 10.00
B. Đề kiểm tra:
I. Trắc nghiệm : (2.00 điểm) : Chọn và khoang tròn vào đáp án đúng nhất :
Câu 1 : Khẳng định nào sau đây sai?
A. 2+Z	B. 5,N	C. -3+Z	D. -4,N
Câu 2 : Giá trị của a bằng bao nhiêu, khi ôaô=4?	
A. -4	B. 4 	C. hoặc -4, hoặc 4	D. Một giá trị khác
Câu 3 : Biểu thức : -(23+5-14)+[-23+7] khi bỏ ngoặc là :
A. -23-5+14+23+7	B. 23-5+14+23+7	C. -23-5-14-23+7	D. -23-5+14-23+7
Câu 4 : Cho đẳng thức a+b=c (với a, b, c là các số nguyên). Khẳng định nào sau đây đúng?
A. a=b-c	B. a=c-b	C. b=a-c	D. b=a+c
Câu 5 : Số -12 có bao nhiêu ước? bao nhiêu bội bé hơn 40 và lớn hơn -25?
A. 10 ước và 6 bội	B. 10 ước và 8 bội	C. 12 ước và 6 bội	D. 12 ước và 8 bội
Câu 6 : Kết quả (-14)+(-36) bằng :
A. -50	B. +50	C. -22	D. +22
Câu 7 : Kết quả của một tích, trong đó có 8 thừa số nguyên âm là 1 số :
A. nguyên dương	B. nguyên âm	C. nguyên, không dương 	D. nguyên, không âm
Câu 8 : Chọn cách thực hiện hợp lí khi tính giá trị biểu thức : -12.36+12.136 :
A. 12.(-36)+12.136=12[(-36)+136]	B. -12.36-12.136=(-12)[36+136]
C. 12.36-12.(-136)=12(36-136)	D. Thực hiện từ trái sang phải.
II. Tự luận : (8.00 điểm) : Hãy trình bày bài giải trên giấy kiểm tra này:
Câu 1 : Tính : (3.00 điểm) :
	a) 	(-28)+(-36)+26	(0.75đ)	b) 	54-(-24)-86	(0.75đ)
	c) 	35.(-2).(-8)	(0.75đ)	d) 	60.(-12)-25.(-8)	(0.75đ)
Câu 2 : Tính theo cách hợp lí : (3.00 điểm)
	a)	12.36+36.(-112)	(1.00đ)
	b)	32.(-25)+25.132	(1.00đ)
	c)	-12.32+54.(-112)+12.86	(1.00đ)
Câu 3 : Tìm x biết : (2.00 điểm)
	a) 	x-34=(-54)	(1.00đ)	b)	x:4-13=-17	(1.00đ)
C. Đáp án và biểu điểm:
I. Trắc nghiệm: 2.0 điểm
	1. Đúng mỗi câu 0.25đ x 8câu	: 2.00 đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
C
D
B
C
A
D
A
II. Tự luận: 8.0 điểm
Câu 1: 3.00 điểm
a)	(-28)+(-36)+26	=-(ô-28ô+ô-36ô)+26	: 0.25 đ
	 	=-64+26	: 0.25 đ
	=-(ô-64ô-ô26ô)
	=-38	: 0.25 đ
b, c) 	Tương tự mỗi câu 0.75 điểm x 2 câu	: 1.50 đ
	Kết quả : b) 2500	c) -5400
d) 	60.(-12)-25.(-8)	=-(ô60ô.ô-12ô)-[-(ô25ô.ô-8ô)]	: 0.25 đ
	=-720-(-200)	: 0.25 đ
	=-720+200
	=-(ô-720ô-ô200ô)
	=-520	: 0.25 đ
(Nếu viết kết quả đúng chỉ ghi nửa số điểm của câu đó)
Câu 2: 3.00 điểm
a)	12.36+36.(-112)	=36[12+(-112)]	: 0.25 đ
	=36.(-100)	: 0.25 đ
	=-(ô36ô.ô-100ô)	: 0.25 đ
	=-3600	: 0.25 đ	
b)	32.(-25)+25.132	=(-32).25+25.132	: 0.25 đ
	=25[(-32)+132]	: 0.25 đ
	=25[ô132ô-ô-32ô]	: 0.25 đ
	=25.100
	=2500	: 0.25 đ
c)	-12.32+54.(-112)+12.86	=[-12.32+12.86]+54.(-112)	: 0.25 đ
	=[12.(-32)+12.86]+54.(-112)
	=12[(-32)+86]+54.(-112)	: 0.25 đ
	=12.54+54.(-112)
	=54[12+(-112)]	: 0.25 đ
	=54.(-100)=-5400	: 0.25 đ
Câu 3: 2.00 điểm
a) 	x-34=(-54)	
	x=(-54)+34	: 0.25 đ
	x=-(ô-54ô-ô34ô)	: 0.25 đ
	x=-20	: 0.25 đ
	Vậy x=-20	: 0.25 đ
b)	x:4-13=-17	: 0.25 đ
	x:4=-17+13	
	x:4=-(ô-17ô-ô13ô)	: 0.25 đ
	x:4=-4	
	x=(-4).4	: 0.25 đ
	x=-(ô-4ô.ô4ô)
	x=-16
	Vậy x=-16	: 0.25 đ
D. Thống kê chất lượng bài kiểm tra:
Lớp-Khối
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Tr. Bình trở lên
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Lớp 6.1
Lớp 6.2
Lớp 6.3
Lớp 6.4
Lớp 6.5
Khối 6
 Hoạt động 2 : Củng cố và dặn dò:
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới:
 “MỞ RỘNG KHÁI NIỆM PHÂN SỐ”
- HSL: Theo dõi hướng dẫn và lời dặn dò của 
 giáo viên.
IV. Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docSH Tuan 17-23.doc