Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 15 - Năm học 2011-2012

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 15 - Năm học 2011-2012

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: HS biết các quy ước về thứ tự thực hiện phép tính.

2.Kĩ năng: HS biết vận dụng các quy ước trên để tính đúng giá trị của biểu thức.

3.Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Bảng phụ

- Học sinh: Bảng nhóm

III. PHƯƠNG PHÁP

- PP vấn đáp, hợp tác

IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC

1. Khởi động

- Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ

- Thời gian: 5 phút

- Đồ dùng:

- Cách tiến hành:

* Kiểm tra bài cũ:

HS1: Muốn chia hai luỹ thừa cùng cơ số ta làm như thế nào? Viết CTTQ? Làm bài 68a,c theo cách 2

HS2: Làm bài 70 a,b

987 = 9. 102 + 8. 101 + 7 . 100.

2564 = 2. 103 + 5. 102 + 6. 101 + 4. 100

2. Hoạt động 1: Nhắc lại về biểu thức

- Phương pháp: PP vấn đáp

- Mục tiêu: HS nhớ lại về biểu thức

- Thời gian: 5 phút

- Đồ dùng:

- Cách tiến hành:

- Các dãy tính trong bài tập 70 là các biểu thức, em hãy lấy thêm các ví dụ về biểu thức.

- Mỗi số được coi là các biểu thức: ví dụ số 5.

- Trong biểu thức có thể có các dấu ngoặc để chỉ thứ tự thực hiện các phép tính. 1. Nhắc lại về biểu thức

VD: 5 - 3 ; 15 . 6 ; 60 - (12 - 2 - 4).

 là các biểu thức.

* Chú ý: SGK.

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 631Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 15 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2011
Ngày giảng: / / 2011
Tiết 15: 
I. MụC TIÊU:
1.Kiến thức: HS biết các quy ước về thứ tự thực hiện phép tính.
2.Kĩ năng: HS biết vận dụng các quy ước trên để tính đúng giá trị của biểu thức.
3.Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bảng phụ 
- Học sinh: Bảng nhóm 
III. Phương pháp
- PP vấn đáp, hợp tác 
IV. Tổ chức giờ học
1. Khởi động
- Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ
- Thời gian: 5 phút
- Đồ dùng: 
- Cách tiến hành:
* Kiểm tra bài cũ:
HS1: Muốn chia hai luỹ thừa cùng cơ số ta làm như thế nào? Viết CTTQ? Làm bài 68a,c theo cách 2
HS2: Làm bài 70 a,b
987 = 9. 102 + 8. 101 + 7 . 100.
2564 = 2. 103 + 5. 102 + 6. 101 + 4. 100
2. Hoạt động 1: Nhắc lại về biểu thức
- Phương pháp: PP vấn đáp
- Mục tiêu: HS nhớ lại về biểu thức
- Thời gian: 5 phút
- Đồ dùng: 
- Cách tiến hành:
- Các dãy tính trong bài tập 70 là các biểu thức, em hãy lấy thêm các ví dụ về biểu thức.
- Mỗi số được coi là các biểu thức: ví dụ số 5.
- Trong biểu thức có thể có các dấu ngoặc để chỉ thứ tự thực hiện các phép tính.
1. Nhắc lại về biểu thức
VD: 5 - 3 ; 15 . 6 ; 60 - (12 - 2 - 4).
 là các biểu thức.
* Chú ý: SGK.
* Kết luận:
+ Mỗi số cũng được coi là một biểu thức
+ Trong biểu thức có thể có các dấu ngoặc để chỉ thứ tự thực hiện các phép tính
3. Hoạt động 2: Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức
- Phương pháp: PP vấn đáp, hợp tác
- Mục tiêu: : + HS biết được các quy ước về thứ tự thực hiện phép tính.
 + HS biết vận dụng các quy ước trên để tính đúng giá trị của biểu thức.
- Thời gian: 23 phút
- Đồ dùng: Bảng phụ, bảng nhóm 
- Cách tiến hành:
- Nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính ?
- Yêu cầu HS thực hiện các phép tính.
- Nếu có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên luỹ thừa ta làm thế nào ?
(Nâng lên luỹ thừa trước, rồi đến nhân, chia, cuối cùng đến cộng, trừ).
- Yêu cầu HS nêu đối với các biểu thức có dấu ngoặc.
- Yêu cầu HS tính:
a) 100 : {[52 - (35 - 8)]}
b) 80 - [130 - (12 - 4)2]
- Hai HS lên bảng thực hiện.
- Cho HS làm ?1.
- Hai HS lên bảng thực hiện.
- GV đưa bảng phụ:
 Bạn Lan đã thực hiện các phép tính như sau:
a) 2 . 52 = 102 =100.
b) 62 : 4 . 3 = 62 : 12 = 3.
Theo em đúng hay sai ? Vì sao ?
(Sai vì không theo đúng thứ tự thực hiện phép tính).
- GV chốt lại để HS không thực hiện sai phép tính.
- Cho HS hoạt động nhóm ?2 theo kĩ thuật khăn trải bàn
- Gv cho học sinh kiểm tra kết quả các nhóm
- GV chốt
2. Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức
a) Đối với biểu thức không có dấu ngoặc:
 Nếu chỉ có phép cộng, trừ hoặc nhân, chia, thực hiện phép tính theo thứ
 tự từ trái sang phải.
VD1: a) 48 - 32 + 8 = 16 + 8 = 24
 b) 60 : 2 . 5 = 30 . 5 = 150
VD2: a) 4 . 32 - 5. 6 = 4. 9 - 5. 6
 = 36 - 30 = 6
 b) 33. 10 + 22. 12 = 27. 10 + 4 .12
 = 270 + 48
 = 318
b) Đối với biểu thức có dấu ngoặc ta làm thế nào ? SGK.
VD:
a) 100 : {2.[52 - (35 - 8)]}
 = 100 : {2 .[52 - 27]}
 = 100 : {2 . 25}
 = 100 : 50 = 2
b) 80 - [130 - (12 - 4)2]
= 80 - [130 - 82 ]
= 80 - [130 - 64]
= 80 - 66 = 14
?1. 
a) 62 : 4. 3 + 2. 52
= 36 : 4. 3 + 2. 25
= 9. 3 + 2. 25
= 27 + 50
= 77
b) 2. (5. 42 - 18)
= 2. (5. 16 - 18)
= 2 (80 - 18)
= 2 . 62
= 124
?2.
a) (6x - 39) : 3 = 201
 6x - 39 = 201. 3
 6x = 603 + 39
 x = 642 : 6
 x = 107
b) 23 + 3x = 56 : 53
 23 + 3x = 53
 3x = 125 - 23
 x = 102 : 3
 x = 34
* Kết luận:
1. Thứ tự thực hiện các phép tính đối với biểu thức không có dấu ngoặc:
Luỹ thừa ---> Nhân và chia ----> Cộng và trừ
2. Thứ tự thực hiện các phép tính đối biểu thức có dấu ngoặc:
4. Hoạt động 3: Củng cố
- Phương pháp: PP vấn đáp
- Mục tiêu: : + HS biết vận dụng các quy ước trên để tính đúng giá trị của biểu thức.
 + Rèn luyện cho HS tính cẩn thận, chính xác trong tính toán.
- Thời gian: 10 phút
- Đồ dùng: Bảng phụ 
- Cách tiến hành:
- Nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức (không ngoặc, có ngoặc).
- Cho HS làm bài tập 73 ; 76.
- Gọi 2 HS lên bảng làm
- Yêu cầu HS dưới lớp làm vào vở
- Gọi HS nhận xét 
- Gv hướng dẫn 
- gọi Hs lên bảng làm
- Còn có cách viết nào khác không
Bài 73
a) 5.42- 18: 32= 5.16- 18:9 = 80-2=78
b) 33. 18-33.12= 33( 18-12)
 =9.6= 54
Bài 74
a)541+(218- x) = 735
 (218- x) = 735- 541
	(218- x)= 194
	 x =218- 194
	x=24
5. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà (2 phút)
- Học thuộc phần đóng khung SGK.
- BT: 73 , 74,phần còn lại 75,76 SGK
- Tiết sau mang máy tính bỏ túi

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an so hoc 6 tuan 15.doc