Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 15: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự (Tiếp theo) - Nguyễn Thị Hoa

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 15: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự (Tiếp theo) - Nguyễn Thị Hoa

A. Mục tiêu cần đạt:

- Giúp hs có kỹ năng tìm hiểu yêu cầu của đề bài trong bài văn tự sự, bước đầu biết lập ý cho bài văn tự sự.

- Rèn kỹ năng làm văn tự sự

* Trọng tâm : Tìm hiểu đề, lập ý.

* Tích hợp: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự.

B. Chuẩn bị:

1/ GV: Soạn bài, bảng phụ

2/ HS: Học bài, làm bài tập.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

1/ ổn định: 1'

2/ Kiểm tra bài cũ

 

doc 3 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 622Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 15: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự (Tiếp theo) - Nguyễn Thị Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 15: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự (T1)
Soạn: 09/09/2009
Dạy: 
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp hs có kỹ năng tìm hiểu yêu cầu của đề bài trong bài văn tự sự, bước đầu biết lập ý cho bài văn tự sự.
- Rèn kỹ năng làm văn tự sự
* Trọng tâm : Tìm hiểu đề, lập ý.
* Tích hợp: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
B. Chuẩn bị: 
1/ GV: Soạn bài, bảng phụ
2/ HS: Học bài, làm bài tập.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/ ổn định: 1'
2/ Kiểm tra bài cũ
3, Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1.
 GV ghi đề bài -> HS quan sát.
GV: Lời văn trong đề (1) nêu ra yêu cầu gì? Những chữ nào trong đề nêu ra yêu cầu đó?
GV: Đề (2) giống và khác đề (1) ntn? Hãy đọc kỹ các đề còn lại, cho biết đây có phải là văn tự sự không? 
(Tại sao em cho đó là văn tự sự?)
HS : Trả lời 
GV: Hãy xác định trọng tâm của mỗi đề bài bằng cách gạch chân từ thể hiện trọng tâm đó? (đề y/ c làm nổi bật điều gì?)
GV: Hãy xác đinh y/c cụ thể của từng đề (đề kể người, kể việc, tường thuật sự việc)
HS : Trả lời
GV: Như vậy tìm hiểu từ là phải làm như thế nào?
GV: Muốn tìm hiểu được như vậy ta phải căn cứ vào đâu, phải thực hiện công việc?
HS : Trả lời
GV:Hãy kể lại truyền thuyết sự tích Hồ gươm bằng lời văn của em?
- Thực hiện việc tìm hiểu đề cho đề bài trên?
GV: Đề yêu cầu phải làm việc gì? Trọng tâm cần làm nổi bật?
GV: Đề yêu cầu kể người, kể việc hay tường thuật sự việc?
GV:Với yêu cầu đó của đề bài, em định chon những nhân vật nào? những sự việc nào? định làm nổi bật chủ đề gì?
(Lưu ý: Truyện có 2 chủ đề, em định chọn chủ đề nào? (đề cao cuộc khởi nghĩa Lam Sơn hay là giải thích tên gọi hồ gươm)
GV: Để làm nổi bật chủ đề thì cần chú trọng sự việc nào?
GV: Qua VD này em nhận thấy việc lập dàn ý trong bài văn tự sự có quan trọng không? (có vai trò ntn?)
GV: Việc lập ý cụ thể là những công việc gì?
(Việc lập ý giúp người kể xác định được hướng đi cho bài văn, không bị lạc ý).
GV: Tại sao việc lập ý không thể làm trước khi xác đinh yêu cầu của đề bài?
(Vì việc lập ý phải dựa vào yêu cầu của đề bài).
- Truyền thuyết này có 2 chủ đề, chúng ta đã lập ý theo chủ đề: Giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm - Em hãy thực hiện việc lập ý với chủ đề: đề cao tính chính nghĩa, tính nhân dân và ca ngợi chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
GV: Trước khi lập ý cần làm gì? 
(Tìm hiểu đề).
GV: Em định chọn nhân vật, sự việc nào?
GV: Qua đây em có kết luận gì về mối quan hệ giữa sự vật và chủ đề?
HS : Trả lời (Sự vật thể hiện chủ đề và tư tưởng của người kể)
Hoạt động 2:
HS đọc yêu cầu bài tập trong sgk.
Nêu yêu cầu của bài tập ?
I. Bài học:
1/ Tìm hiểu đề văn tự sự
a) Ví dụ:
1- Kể 1 câu chuyện em thích bằng lời văn của em.
2- Kể chuyện về 1 người bạn tốt.
3- Kỷ niệm ngày thơ ấu.
4- Quê em đổi mới.
5- Ngày sinh nhật của em.
=> Đề 1: Y/c kể 1 câu chuyện bằng lời văn của mình.
=> Đề 2: Y/c kể về 1 người bạn.
=> Các đề 3, 4 , 5 là đề văn tự sự 
(Vì các đề đều yêu cầu kể lại sự việc)
-> VD: đề (2) làm nổi bật hình ảnh người bạn tốt.
Đề (3) : nổi bật 1 kỷ niệm.
Đề (4) quê em đổi mới.
Đề (5) Ngày sinh nhật.
-> Đề (2) kể người .
Đề (1), (3), (4) Kể sự việc.
Đề (5) Tường thuật lại sự việc.
-> Tìm hiểu đề: Tìm hiểu y/c của đề, về trọng tâm cần làm nổi bật
b) Kết luận:
- Ghi nhớ: SGK (48).
2/ Cách làm bài văn tự sự
Đề: Hãy kể lại truyền thuyết sự tích hồ gươm bằng lời của em.
* Yêu cầu của đề:
- Kể lại truyền thuyết STHG: trọng tâm là những sự việc xảy ra trong truyện.
- Yêu cầu: Kể việc.
* Lập ý: 
- Chọn: nhân vật Lê Lợi, RV, TT,
Các sự việc: Lê Lợi có được gươm báu, đánh thắng giặc. Khi đất nước thanh bình rùa vàng đòi gươm (ý Long Quân). Làm nổi bật chủ đề: Giải thích tên gọi hồ Gươm.
- Chú ý làm nổi bật sự việc: Lê Lợi hoàn gươm ở hồ Tả Vọng.
* Lập ý: Xác đinh nội dung sẽ viết theo y/c của chủ đề: nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả, ý nghĩa (chủ đề) định biểu hiện.
II, Bài tập:
Đề: kể lại truyền thuyết STHG.
* Tìm hiểu đề:
- Y/c : Kể lại truyền thuyết STHG.
- Trọng tâm cần làm nổi bật: những sự việc xoay quanh thanh gươm báu và Lê Lợi .
* Lập ý:
- Nhân vật: Lê Lợi, Long Quân, Lê Thận.
- Sự việc: Khởi nghĩa Lam Sơn gặp khó khăn -> Long Quân giúp đỡ 
Lê Thận bắt được lưỡi gươm, Lê Lợi bắt được chuôi gươm., gươm báu giúp Lê Lợi đánh tan quân giặc.
4/ Củng cố: 1'
Việc tìm hiểu đề và lập ý cho bài văn tự sự có cần thiết không? vì sao?
5/ Hướng dẫn: 1'

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 15.doc