Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 95 đến 140 - Trường THCS Hướng Hiệp

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 95 đến 140 - Trường THCS Hướng Hiệp

TIẾT 95: TIẾNG VIỆT: ẨN DỤ

A/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS nắm được khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ và nắm được tác dụng của nó.

2. Kỹ năng: Biết vận dụng ẩn dụ một cách thành thạo trong cuộc sống.

3. Thái độ: Yêu quí ngôn ngữ Tiếng Việt

B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

Nêu vấn đề, phân tích, thảo luận

C/ CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

- Giáo viên: Nghiên cứu kĩ bài, giáo án.

- Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.

D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I. Ổn định lớp: Sỉ số

II. Kiểm tra bài củ:

 Nhân hoá là gì ? Lấy ví dụ minh hoạ ?

 

doc 104 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 950Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 95 đến 140 - Trường THCS Hướng Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ..../...../....
Tiết 95: 	tiếng việt: 	ẩn dụ 
A/ Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ và nắm được tác dụng của nó. 
2. Kỹ năng: Biết vận dụng ẩn dụ một cách thành thạo trong cuộc sống. 
3. Thái độ: Yêu quí ngôn ngữ Tiếng Việt
B/ Phương pháp giảng dạy:
Nêu vấn đề, phân tích, thảo luận 
C/ Chuẩn bị giáo cụ:
Giáo viên: Nghiên cứu kĩ bài, giáo án.
Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.
D/ Tiến trình bài dạy:
I. ổn định lớp: Sỉ số
II. Kiểm tra bài củ: 
	Nhân hoá là gì ? Lấy ví dụ minh hoạ ?
III. Nội dung bài mới:
1. Đặt vấn đề: Để hiểu thế nào là ẩn dụ và nó có tác dụng như thế nào thì tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiều.
2. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy + trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
I. ẩn dụ là gì ? 
- GV: treo bảng phụ phân tích ví dụ theo câu hỏi SGK.
Trong khổ thơ trên cụm từ “người cha” dùng để chỉ ai ? Vì sao lại ví như vậy ?
- So sánh cụm từ “người cha” trong khổ thơ trên với cụm từ người cha trong khổ thơ sau có gì giống và khác nhau ?
- Từ đó rút ra sự giống nhau và khác nhau giữa hai cách nói ? 
VD: Bác Hồ Cha của chúng con,
 Người là Cha, là Bác, là Anh
HS: Giống: đều so sánh Bác Hồ với người cha.
Khác: Khổ đầu lược bỏ vế A chỉ còn vế B
Khổ 2 đầy đủ cả hai vế A và B
- GV: Vậy khi phép so sánh lược bỏ vế A thì người ta gọi đó là phép ẩn dụ (cụ thể như ở khổ thơ đầu). Vậy thế nào là ẩn dụ ?
- GV: Gọi 1 – 2 HS đọc ghi nhớ SGK
- GV: So sánh đặc điểm và tác dụng của 3 cách diễn đạt ? 
(BT1 . SGK)
Bài tập 1: 
- Cách 1: Diễn đạt bình thường đ có tác dụng nhận thức lí tính
- Cách 2: Dùng phép so sánh có tác dụng định danh lại
- Cách 3: Sử dụng ẩn dụ tạo cho câu nói có tính hình tượng và hàm súc.
1. Ví dụ 1: 
“Người cha mái tóc bạc”
- Ví Bác Hồ với người cha: tuổi tác, tình yêu thương, sự chăm sóc, ân cần, chu đáo. 
2. Bài học: SGK
Hoạt động 2
II. Các kiểu ẩn dụ
- Trong câu thơ trên các từ “thắp”, “lửa hồng” dùng để chỉ hiện tượng sự vật nào ? Vì sao có thể ví như vậy ?
- HS: Chỉ hàng rào dâm bụt “lửa hồng” chỉ màu đỏ của hoa, “thắp” chỉ sự nở hoa. 
ị Có sự tương đồng về hình thức và cách thức. 
- Theo em cụm từ “nắng giòn tan” có gì đặc biệt ? Giòn tan dùng để nêu đặc điểm của cái gì ? Đây là sự cảm giác của giác quan nào ? 
VD: đặc điểm của cái bánh và được cảm nhận bằng vị giác. 
Vậy nắng có thể cảm nhận bằng vị giác được không ? Mà thường cảm nhận bằng giác quan nào ? 
- HS: Nắng không cảm nhận được vị giác, mà thường cảm nhận bằng thị giác.
- GV: Vậy ở đây đã có sự chuyển đổi cảm giác như thế nào ? 
- HS: Từ vị giác đ thị giác 
- Từ việc phân tích các ví dụ trên hãy cho biết có mấy kiểu ẩn dụ ? 
1. Ví dụ: 
a) Về thăm nhà Bác làng sen
Có hàng dâm bụt thắp lên lửa hồng
ị Chỉ hàng rào dâm bụt có sự tương đồng về hình thức và cách thức. (“lửa hồng” màu đỏ của hoa, “thắp” sự nở hoa). 
b) Vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm ...
ị Có sự chuyển đổi cảm giác từ vị giác sang thị giác
2. Bài học: SGK
Hoạt động 3
III. Luyện tập
- HS đọc bài tập 2
- 2 HS lên bảng làm
- Lớp nhận xét 
- GV kết luận
- GV hướng dẫn BT3
Bài tập 3: 
Chảy 
Chảy 
Mỏng 
Ướt
Bài tập 2: 
a) ăn quả có nét tương đồng về cách thức với sự hưởng thụ thành quả lao động . Còn kẻ trồng cây có nét tương đồng về phẩm chất với người lao động, người gây dựng tạo ra thành quả đó.
b) Tương đồng phẩm chất 
c) Tương đồng phẩm chất 
d) Tương đồng phẩm chất 
IV. Củng cố 
Hệ thống lại kiến thức
V. Dặn dò:
Học bài củ, làm bài tập còn lại
Chuẩn bị bài Luyện nói: Bài tập 2
Ngày soạn: ..../...../....
Tiết 96: 	luyện nói về văn miêu tả 
A/ Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Củng cố lí thuyết văn miêu tả bằng cách tập nói theo dàn bài đã chuẩn bị 
2. Kỹ năng: Nói rõ ràng, mạch lạc bước đầu thể hiện cảm xúc, đánh giá, nhận xét bài của bạn
3. Thái độ: Nghiêm túc, thẳng thắn trong đánh giá. 
B/ Phương pháp giảng dạy:
Nêu vấn đề, thảo luận 
C/ Chuẩn bị giáo cụ:
Giáo viên: SGV – SGK – Giáo án
Học sinh: Đọc và chuẩn bị trước bài ở nhà.
D/ Tiến trình bài dạy:
I. ổn định lớp: Sỉ số
II. Kiểm tra bài củ: 
	Nêu các bước làm một bài văn miêu tả người ?
Nêu bố cục của một bài văn miêu tả người ?
Nhiệm vụ của mỗi phần ?
III. Nội dung bài mới:
1. Đặt vấn đề: Nói là một năng lực rất cần thiết, nhưng làm thế nào để có thề trình bày một bài nói thì đòi hỏi chúng ta cần phải rèn luyện và để viết được một bài văn miêu tả tồt thì tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu. 
2. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy + trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
- GV: giới thiệu yêu cầu của một bài nói.
- Văn nói khác văn viết do đó khi trình bày bài nói cần ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc như một bài tranh luận, phát biểu trước lớp. 
- Phân chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận bài tập 1 ở SGK.
- Đại diện nhóm trình bày – nhận xét 
- GV chốt lại.
Bài tập 1 
Hoạt động 2: Bài tập 2
- Hãy tả lại bằng miệng chân dung thầy giáo Hamen trong văn bản “Buổi học cuối cùng” của An Phông Xơ Đô Đê ?
- GV: yêu cầu HS dựa vào câu chuyện liệt kê những điều cần tả vê thầy giáo Hamen ? 
- Khi miêu tả về người thầy em sẽ miêu tả như thế nào ? 
+ Dáng người, nét mặt, quần áo thầy mặc lên lớp trong buổi học cuối cùng như thế nào ? 
+ Giọng nói, lời nói, hành động của thầy như thế nào ? 
+ Cách ứng xử của thầy khi Phrăng đến muộn.
- Thầy Hamen là người như thế nào ? 
- Cảm xúc của bản thân em về thầy ? 
- HS: Thảo luận nhóm – trả lời 
- GV: Bổ sung – nhận xét 	
1. Ví dụ 1: 
- Miêu tả thầy Hamen trong buổi học cuối cùng (miêu tả người kết hợp với công việc). 
- Mở bài: Giới thiệu được thầy giáo Hamen
- Thân bài: Miêu tả cụ thể chi tiết về ngoại hình, hành động, lời nói, nét mặt , cử chỉ của thầy trong buổi học cuối cùng. 
- Kết bài: Nhận xét về thầy và nêu cảm xúc của bản thân. 
Hoạt động 3: Bài tập 3
- GV: Hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 3 SGK trang 71.
IV. Củng cố 
Muốn trình bày một bài văn nói tốt chúng ta cần phải có những năng lực nào ? 
V. Dặn dò:
Ôn lại những kiến thức đã học, tiết sau kiểm tra văn. 
Ngày soạn: ..../...../....
Tiết 97: 	 kiểm tra văn 
A/ Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp HS nhận thức về các văn bản tự sự, văn xuôi và thơ hiện đại đã học. Qua đây, đánh giá lại sự nhận thức, lĩnh hội kiến thức của HS để có sự bổ sung, kịp thời. 
2. Kỹ năng: Sáng tạo, thao tác nhanh
3. Thái độ: Tự giác, nghiêm túc. 
B/ Phương pháp giảng dạy:
Trắc nghiệm – tự luận 
C/ Chuẩn bị giáo cụ:
Giáo viên: Nghiên cứu kỉ đề, đáp án 
Học sinh: Dụng cụ học tập, kiến thức củ. 
D/ Tiến trình bài dạy:
I. ổn định lớp: Sỉ số
II. Kiểm tra bài củ: 
	Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
III. Nội dung bài mới:
1. Đặt vấn đề: 
2. Triển khai bài:
I. Trắc nghiệm:
- Chọn đáp án đúng nhất:
1. Ba truyện “Bài học đường đầu tiên”, “Bức tranh của em gái tôi”, “Buổi học cuối cùng” có gì giống nhau về ngôi kể và thứ tự kể ? 
Ngôi thứ ba, thứ tự kể thời gian 
Ngôi thứ nhất, thứ tự kể sự việc.
Ngôi thứ nhất, thứ tự kể thời gian và sự việc 
Ngôi thứ ba thứ tự kể sự việc 
2. Bài học “Đường đời đầu tiên” của Dế Mèn là gì ? 
Không thể hèn nhát, run sợ trước kẻ mạnh hơn mình 
Không bao giờ bắt nạt người yếu kém hơn mình để ân hận suốt đời 
Không nên ích kỷ chỉ biết mình 
ở đời mà có thái độ hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn rồi cũng phải ...
3. Ai là nhân vật chính của truyện “Bức tranh của em gái tôi” ?
Em gái Kiều Phương 
Anh trai 
Cả a và b
Chú Tiến Lê 
4. Qua câu chuyện “Buổi học cuối cùng” nhằm ?
Thể hiện tình yêu nước qua tình yêu tiếng nói của dân tộc 
Thể hiện lòng yêu nước qua trang phục truyền thống.
Thể hiện lòng yêu nước qua thiên nhiên con người.
Thể hiện lòng yêu nước qua đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
Câu 5: Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” được viết vào thời gian nào 
Cách mạng tháng 8 
Năm 1950
Năm 1951
Đại thăng mùa xuân 1975
Câu 6: Chi tiết nào không thể hiện được sự hùng vĩ của sông nước Cà Mau ? 
Rộng hơn ngàn thước 
Hai bên bờ mọc toàn cây mái giầm
Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.
Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
Câu 7: Đoạn trích “Vượt thác” trích từ tác phẩm nào ? 
Đất Quảng Nam 
Quê hương 
Quê nội 
Tuyển tập Võ Quảng 
Câu 8: Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” được viết kết hợp các phương thức biểu đạt: “biểu cảm, tự sự và miêu tả” đúng hay sai ?
Đúng 
Sai 
II. Tự luận:
Phân tích ngắn gọn ý nghĩa 3 câu kết bài thơ: “Đêm nay Bác không ngủ” ?
... Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình 
Bác là Hồ Chí Minh.
Hoạt động 2:
HS làm bài nghiê túc 
đáp án – thang điểm
I. Trắc nghiệm: (4 điểm) 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
c
d
c
a
c
d
c
a
II. Tự luận (6 điểm)
- Yêu cầu chung: Lời văn ngắn gọn, trong sáng, bố cục hoàn chỉnh
- Yêu cầu cụ thể: ý nghĩa 3 câu thơ đêm nay chỉ là một trong nhiều đêm không ngủ được của Bác. Cả cuộc đời Người dành trọn cho non sông, đất nước, dân tộc. Đó là lẽ sống “Nâng niu tất cả, chỉ quên mình”.
III. Củng cố 
Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra 
IV. Dặn dò:
	Nắm lại nội dung đã học 
	Soạn bài “Lượm”
Ngày soạn: ..../...../....
Tiết 98: 	tập làm văn: trả bài viết tả cảnh (ở nhà)
A/ Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp HS nhận ra các mặt ưu, khuyết điểm trong bài viết của mình, để kịp thời sửa chữa, bổ sung vào kiến thức của mình.
2. Kỹ năng: Nhận xét - đánh giá bài của mình, của bạn.
3. Thái độ: Thẳng thắn, trung thực
B/ Phương pháp giảng dạy:
Thảo luận 
C/ Chuẩn bị giáo cụ:
Giáo viên: Chấm bài, nhận xét bài viết của HS
Học sinh: Đọc lại yêu cầu của đề
D/ Tiến trình bài dạy:
I. ổn định lớp: Sỉ số
II. Kiểm tra bài củ: 
	Kết hợp trong quá trình trả bài.
III. Nội dung bài mới:
1. Đặt vấn đề: 
2. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy + trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: 
- GVyêu cầu HS đọc lại đề bài. 
- GV: Xác định yêu cầu của đề (thể loại, phạm vi)
Đề ra: 
Miêu tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi. 
- Thể loại: Miêu tả 
- Phạm vi: ở sân trường em trong giờ ra chơi.
Hoạt động 2: 
- GV: nhận xét ưu điểm – nhược điểm của bài làm của HS theo từng vấn đề. 
+ Ưu điểm: Đa số HS đã đi đúng hướng theo yêu cầu của đề ra.
+ Nhược điểm: Một số em chưa đi sâu vào khai thác nội dung, bài viết chưa hay, chưa hấp dẫn, chưa phát huy được các kỹ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh, và nhận xét trong văn miêu tả, cách diễn đạt các ý còn vụng về, lũng cũng. 
+ Ưu điểm: Nhìn chung HS biết cách trình bày bố cục của một bài văn. 
+ Nhược điểm: Một số bài viết chưa phân định rõ 3 phần của bài văn. 
+ Các đoạn: Ranh giới giữa các đoạn chưa rõ ràng, sự liên kết giữa các câu, các đoạn chưa chặt chẽ, lô gíc.
+ Cách d ... bảng thống kê theo mẫu ở SGK.
TT
Các phương thức biểu đạt
Thể hiện qua các loại văn bản đã học
1
Tự sự 
Con rồng cháu tiên, bánh chưng, bánh giầy, thánh giống, Mẹ hiền dạy con, buổi học cuối cùng, đêm nay bác không ngủ ..
...
...........................................
.............................................................
GV: HDHS xác định phương thức biểu đạt chính trong các văn bản đã học ?
TT
Văn bản
Phương thức biểu đạt chính
Thạch sanh 
Tự sự 
2
Lượm 
Biểu cảm 
3 
Mưa 
Mô tả 
4
Bài học đường đời đầu tiên 
.....?
5
Cây tre Việt Nam
.....?
Hoạt động 3: Đặc điểm và cách làm các loại VB
GV: HDHS lập bảng so sánh sự khác nhau về mục đích nội dung, hình thức của các VB: Tự sự, mô tả, đơn từ ?
TT
Văn bản
Mục đích
Nội dung
Hình thức
1
Tự sự 
Kể làm sống lại câu chuyện hoặc sự việc 
Hệ thống các chi tiết, hành động, sự việc 
Viết bằng văn xuôi hoặc văn vần 
2
Miêu tả 
Giải quyết yêu cầu, nguyện vọng hoặc ý kiến của người viết
Hệ thống lại các hình ảnh, màu sắc, âm thanh, đường nét 
Viết bằng văn xuôi hoặc văn vần 
3
Đơn từ 
Trình bày lí do, nguyện vọng, yêu cầu 
Viết theo mẫu hoặc không theo mẫu
GV: Hướng dẫn HS lập bảng thể hiện bố cục của một bài văn 
- Mở bài 
- Thân bài.
- Kết bài. 
TT
Các phần
Tự sự
Miêu tả
1
Mở bài
Giới thiệu, khái quát chuyện, nhân vật 
Tả khái quát cảnh - người
2
Thân bài
Kể diễn biến câu chuyện, sự việc, chi tiết 
Tả cụ thể, chi tiết thiên nhiên, nhân vật 
3
Kết bài
Kết cục câu chuyện, cảm nghĩ của người kể 
ấn tượng chung, cảm xúc của người tả. 
- GV: Nêu mối quan hệ giữa sự việc, nhân vật và chủ đề trong văn bản tự sự 
- HS: Có mối quan hệ gắn bó, chặt chẽ:
+ Sự việc do con người làm ra 
+ Sự việc và nhân vật cùng tập trung để làm rõ chủ đề 
- GV: Nhân vật tự sự thường được kể và miêu tả qua những yếu tố nào ? 
- GV: Yêu cầu một số HS kể lại một trong những câu chuyện đã học theo lời kể của mình. 
+ Chân dung 
+ Ngôn ngữ 
+ Cử chỉ, hành động, suy nghĩ 
+ Lời nhận xét của nhân vật hoặc của người kể. 
IV. Củng cố 
GV Hệ thống lại toàn bộ kiến thức phần văn và tập làm văn
Ra một số đề hướng dẫn HS làm ở nhà. 
V. Dặn dò:
Ôn tập những kiến thức củ về phần Tiếng Việt để tiết sau chúng ta ôn tập. 
Ngày soạn: ..../...../....
Tiết 135: 	Tổng kết phần tiếng việt 
A/ Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Củng cố và hệ thống lại những kiến thức về Tiếng Việt cả năm học.
2. Kỹ năng: So sánh, hệ thống hoá, khái quát hoá, giải một số bài tập 
3. Thái độ: Tích cực, tự giác
B/ Phương pháp giảng dạy:
Thảo luận – Tổng hợp – Luyện tập 
C/ Chuẩn bị giáo cụ:
Giáo viên: SGV – SGK - Giáo án.
Học sinh: Ôn kiến thức củ
D/ Tiến trình bài dạy:
I. ổn định lớp: Sỉ số
II. Kiểm tra bài củ: 
III. Nội dung bài mới:
1. Đặt vấn đề: 
2. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy + trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
I. Từ và cấu tạo từ
- GV: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS
- Chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận, rồi liệt kê ra phiếu học tập những kiến thức Tiếng Việt đã học ? Đại diện nhóm trả lời.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung 
- GV: Từ là gì ? Cho ví dụ ? 
- Thế nào là từ đơn ? Từ phức ? Cho ví dụ ? 
- Từ ghép khác từ láy ở đặc điểm nào ? Cho ví dụ ? 
- HS: Từ là đơn vị tạo nên câu 
- Ví dụ: Tôi đi học (3 từ)
- Từ đơn là từ chỉ có 1 tiếng.
- Từ phức là tử gồm từ hai tiếng trở lên 
- Từ ghép là từ được tạo ra bằng cách kết hợp các tiếng có quan hệ về nghĩa. 
- Từ láy là từ được tạo ra bằng cách kết hợp các tiếng có quan hệ lặp âm. 
- GV: Nhắc lại tên gọi của 7 từ loại đã học ?
- HS: 
 DT - ĐT – TT – ST – LT – CT - PT
 ù ù ù
CDT CĐT CTT
- GV : Chức năng của danh từ ? động từ ? tính từ ?
- GV:Nhờ vào đâu để ta hiểu được từ?
- HS: Nhờ vào nghĩa của từ ?
- Vậy nghĩa của từ có mấy loại ?
- HS : Có 2 loại : Nghĩa gốc và nghĩa chuyển .
- GV : Từ có nguồn gốc ở đâu ?
- HS : từ thuấn Việt và từ vay mượn .
Từ vay mượn gồm : Từ vay mượn tiếng Hán và từ vay mượn tiếng khác .
- GV : Khi nói và viết ta thường mắc những lỗi nào ? Cách chữa ?
Từ
(Đơn vị tạo nên câu)
 Từ đơn Từ phức 
(gồm 1 tiếng) (gồm 2 tiếng trở lên) 
 từ ghép từ láy
II. Hệ thống hoá kiến thức về từ loại và cụm từ
Từ Loại
DT ĐT TT ST LT CT PT
CDT CĐT CTT
III. Nghĩa của từ
Nghĩa của từ
 Nghĩa gốc Nghĩa chuyển
IV. Nguồn gốc của từ: 
Nguồn gốc của từ
Từ thuần Việt Từ vay mượn 
 Tiếng Hán Các tiếng khác
IV. Sửa lỗi dùng từ: 
Hoạt động 2: 
VI. Các phép tu từ 
- HS :
- GV : Gọi học sinh nhắc lại các phép tu từ đã học ? Cho ví dụ minh hoạ ?
- GV: Học sinh nhắc lại những loại câu đã học .
- Nêu các loại dấu câu đã học và tác dụng của nó ?
- So sánh - Hoán dụ 
- ẩn dụ - Nhân hoá 
- Liệt kê
VII. Cấu tạo câu.
- Câu trần thuật đơn
- Câu trần thuật đơn có từ “là”
- Câu trần thuật đơn không có từ “là”
VIII. Dấu câu.
- Dấu chấm - Dấu chấm hỏi
- Dấu than - D ấu phẩy 
- Dấu chấm phẩy - Dấu gạch ngang 
- Dấu gạch nối 
IV. Củng cố 
GV : Hệ thống lại toàn bộ những kiến thức đã học .
V. Dặn dò: Ôn tập thật kỹ để chuẩn bị kiểm tra học kỳ I, chuẩn bị ôn tập tổng hợp
Ngày soạn: ..../...../....
Tiết 136: 	 ôn tập tổng hợp
A/ Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Nắm được các yêu cầu cần đạt của ba phần: Đọc – hiểu văn bản; phần Tiếng Việt, phần tập làm văn .
2. Kỹ năng: Hệ thống hoá, khái quát hoá. 
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, nghiêm túc
B/ Phương pháp giảng dạy:
Đàm thoại – Tổng hợp 
C/ Chuẩn bị giáo cụ:
Giáo viên: SGV – SGK - Giáo án.
Học sinh: Ôn kiến thức củ
D/ Tiến trình bài dạy:
I. ổn định lớp: Sỉ số
II. Kiểm tra bài củ: 
III. Nội dung bài mới:
1. Đặt vấn đề: 
2. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy + trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
I. Đọc – hiểu văn bản 
- GV: Chương trình ngữ văn 6, chúng ta đã học những loại văn bản nào ? Trình bày vắn tắt đặc điểm chủ yếu của từng loại văn bản đó. 
- GV: Hướng dẫn học sinh tìm những nội dung cần nắm qua từng loại văn bản đã học .
- Kể tên những văn bản nhật dụng đã học ? 
- HS : Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử 
- Bức thư của thủ lĩnh người da đỏ 
- Động Phong Nha
- Văn tự sự
- Văn miêu tả
- Văn chính luận
- Văn nhật dụng
- Cốt truyện nhân vật chi tiết tiêu biểu 
- Nghệ thuật miêu tả, kể chuyện.
- Cách dùng và tác dụng của các biện pháp tu từ. 
- Chủ đề và ý nghĩa của văn bản
- Nội dung ý nghĩa chủ đề từng loại văn bản. 
- Đặc sắc về nghệ thuật, thể loại ngôn ngữ, hình tượng
- Lưu ý: Đến tính thời sự của từng văn bản
Hoạt động 2
II. Phần Tiếng Việt 
- HS : Từ mượn, nghĩa của từ, hiện tượng chuyển nghĩa của từ
+ DT – CDT ; Số từ ; Phó từ 
+ ĐT – CĐT ; Liên từ 
+ TT – CTT ; Chỉ từ 
- Các thành phần chính của câu: 
- Câu trần thuật đơn, câu trần thuật đơn có từ là và câu trần thuật đơn không có từ là
- Chữa lỗi về chủ ngữ - vị ngữ
- So sánh 
- Hoán dụ 
- ẩn dụ 
- Nhân hoá 
1. Các vấn đề về từ 
2. Các vấn đề về câu 
3. Các biện pháp tu từ 
Hoạt động 3
III. Tập làm văn 
- Kể lại chuyện dân gian
- Kể lại chuyện đời thường 
- Kể lại chuyện tưởng tượng, sáng tạo. 
- Tả cảnh thiên nhiên
- Tả người, đồ vật, con vật
- Miêu tả tưởng tượng, sáng tạo. 
- Theo mẫu, không theo mẫu 
- GV: Hướng dẫn HS nắm vững cách làm của từng loại văn bản. 
1. Văn tự sự (Kể chuyện)
2. Văn miêu tả 
3. Đơn từ 
Hoạt động 4
IV. Bài tập 
- GV: Ra một số đề tổng hợp để HS làm quen với các dạng đề, đồng thời qua đó kiểm tra kiến thức của HS. 
IV. Củng cố 
GV: Hệ thống lại toàn bộ nội dung ôn tập .
V. Dặn dò: Ôn tập thật kỹ để chuẩn bị kiểm tra học kỳ I. 
Ôn thật kỹ để kiểm tra Học Kỳ II
Ngày soạn: ..../...../....
Tiết 139: 	 chương trình ngữ văn địa phương (t1)
A/ Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Biết được một số danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử hay chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường, nơi địa phương đang sinh sống
2. Kỹ năng: Biết liên hệ phần văn bản nhật dụng đã học đối với thực tế cuộc sống. 
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, nghiêm túc
B/ Phương pháp giảng dạy:
Đàm thoại – Tổng hợp 
C/ Chuẩn bị giáo cụ:
Giáo viên: SGV – SGK - Giáo án.
Học sinh: Ôn kiến thức củ. Sưu tầm những phong tục tập quán ở quê hương: Câu dân ca, ca dao 
D/ Tiến trình bài dạy:
I. ổn định lớp: Sỉ số
II. Kiểm tra bài củ: 
III. Nội dung bài mới:
1. Đặt vấn đề: 
2. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy + trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
I. Chuẩn bị 
- GV: Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS. 
Hoạt động 2
II. Sưu tầm những kiến thức hiểu biết về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. 
- HS thảo luận nhóm trao đổi những nội dung mà mình đã chuẩn bị ở nhà. 
- Các cá nhân trong mỗi nhóm tập hợp thành ý kiến của nhóm mình. 
- GV tổ chức cho HS trò chơi tiếp sức
- Các nhóm viết lên bảng những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh có ở tỉnh Quảng Trị.
- GV nhận xét, tổng kết kết quả của các nhóm. 
Hoạt động 3
III. Bài tập thực hành 
- GV phân công mỗi nhóm viết một bài văn giới thiệu về một di tích lịch sử ở quê hương mình. 
IV. Củng cố 
Qua tiết học này em rút ra bài học gì cho bản thân. 
V. Dặn dò: Ôn tập thật kỹ để chuẩn bị kiểm tra học kỳ I. 
Chuẩn bị tiếp những kiến thức về danh lam thắng cảnh ở địa phương. 
Ngày soạn: ..../...../....
Tiết 140: 	 chương trình ngữ văn địa phương (t2)
A/ Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Biết được về một số bài cao dao, dân ca và những phong tục tập quán ở địa phương mình. 
2. Kỹ năng: Biết liên hệ thực tế
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, nghiêm túc
B/ Phương pháp giảng dạy:
Thảo luận 
C/ Chuẩn bị giáo cụ:
Giáo viên: SGV – SGK - Giáo án.
Học sinh: Sưu tầm ca dao, dân ca địa phương. 
D/ Tiến trình bài dạy:
I. ổn định lớp: Sỉ số
II. Kiểm tra bài củ: 
III. Nội dung bài mới:
1. Đặt vấn đề: 
2. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy + trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
I. Chuẩn bị 
- GV: Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS. 
- GV cho viết một bài giới thiệu về danh lam thắng cảnh ở quê hương mình. 
- HS thảo luận bàn
- HS đại diện nhóm một em lên bảng trình bày. 
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung 
- GV tổng kết lại 
Hoạt động 2
II. Sưu tầm về các bài ca dao, dân ca và những phong tục tập quán ở quê hương 
- GV gọi HS trình bày những bài ca dao, dân ca sưu tầm được ở địa phương mình. 
- HS lên tường thuật lại những phong tục tập quán đã có ở địa phương mình.
- HS: Đâm trâu 
 Chọi gà 
Ma chay, cưới hỏi 
Các lễ hội khác 
- HS khác lên nhận xét, bổ sung 
- GV tổng kết, chốt lại ý chính.
IV. Củng cố 
GV tổng kết, đánh giá lại phần chương trình ngữ văn địa phương
V. Dặn dò: Ôn tập thật kỹ để chuẩn bị kiểm tra học kỳ I. 
Về nhà mỗi em viết một bài giới thiệu về danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 61.doc