Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần học thứ 3

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần học thứ 3

TUẦN 03

TIẾT 03: Ngày soạn: 03/9/2009

Ngày dạy: /9/2009

BỔ TRỢ KIẾN THỨC:

TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Học xong bài này, HS có được:

1. Kiến thức: - Nắm được những hiểu biết chung về văn tự sự.

2. Kĩ năng: - Nhận diện được các văn bản tự sự và phân biệt chúng với các phương thức biểu đạt khác.

 - Bước đầu tập viết một đoạn văn tự sự.

3. Thái độ: - Biết tìm hiểu bày tỏ thái độ khen chê trong văn tự sự.

 - Biết sử dụng những đoạn tự sự trong thực tế.

II. CHUẨN BỊ:

 - GV: SGK, Bổ trợ kiến thức Ngữ văn 6, Một số KT-KN và BT nâng cao NV6, các dạng Tập làm văn và cảm thụ thơ văn 6,.

 - HS: Ôn tập chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV, vở ghi

 

doc 4 trang Người đăng thu10 Lượt xem 553Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần học thứ 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 03
Tiết 03:
Ngày soạn: 03/9/2009
Ngày dạy: /9/2009
bổ trợ kiến thức:
tìm hiểu chung về văn tự sự
I. Mục tiêu bài học:
	* Học xong bài này, HS có được:
1. Kiến thức: - Nắm được những hiểu biết chung về văn tự sự.
2. Kĩ năng: - Nhận diện được các văn bản tự sự và phân biệt chúng với các phương thức biểu đạt khác.
	- Bước đầu tập viết một đoạn văn tự sự.
3. Thái độ: - Biết tìm hiểu bày tỏ thái độ khen chê trong văn tự sự.
	- Biết sử dụng những đoạn tự sự trong thực tế.
ii. chuẩn bị:
	- GV: SGK, Bổ trợ kiến thức Ngữ văn 6, Một số KT-KN và BT nâng cao NV6, các dạng Tập làm văn và cảm thụ thơ văn 6,...
	- HS: Ôn tập chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV, vở ghi
iii. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò:
Yêu cầu cần đạt:
Hoạt động 1: ổn định tổ chức	 
 - Lớp 6A1: + Sĩ số:.....
 + Vắng:.... 
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
?- Văn bản là gì? Có mấy kiểu văn bản thường gặp?
?- Em hiểu thế nào là tự sự?
Hoạt động 3: Bài mới
 # Giới thiệu bài:
 Từ phần kiểm tra bài cũ à GV dẫn dắt vào bài.
 # Nội dung dạy học cụ thể:
Yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức cơ bản đã học:
?- Thế nào là văn bản tự sự?
- Văn tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
?- Mục đích của văn tự sự?
- Giú người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
Hướng dẫn HS làm các bài tập bổ trợ 
+ Nhóm 1,3:
(1) ?- Bài thơ sau đây có sử dụng phương thức tự sự không? Vì sao?
Dây bầu và câu đa
 Có dây bầu mọc bên gốc cây đa
 Rồi bám thân leo lên mãi thế là
 Chỉ trong vòng hai mươi ngày sau đó 
 Nó nhoi cao hơn câu đa đồ sộ
 Và rồi từ độ cao kia dây bầu
 Chiêm ngưỡng mình, nhìn bốn phía hồi lâu
 Nó lên tiếng hỏi cây đa già cỗi
 "Này anh bạn, năm nay bao nhiêu tuổi?"
 "Ta sống hai trăm năm có lẻ"
 "Hai trăm năm mà anh lùn như thế
 Hãy nhìn tôi mới sống hai mươi ngày
 Mà mọc tốt, cao hơn anh thế này!"
 Dây bầu nói nhìn cây đa đắc thắng
 Còn cây đa vẫn thản nhiên im lặng 
 Vì nó biết chẳng còn bao lâu
 Mùa động đến, gặp lạnh giá cây bầu
 Sẽ lụi chết và chết theo cùng nó
 Là những lời khoe khoang ngu ngốc nọ"
 ("Góc trời tuổi thơ" - Nasin Khôxrôp)
+ Nhóm 2,4:
(2) ?- Cho đoạn văn sau:
 "... Thoắt cái, Diều Giấy đã rơi gần sát ngon tre. Cuống quýt, nó kêu lên:
 - Bạn Gió ơi, thổi lại đi nào, tôi chết mất thôi. Quả bạn nói đúng, khôn gcó bạn, tôi không thể nào bay được. Cứu tôi với, nhanh lên, cứu tôi...
 Gió cũng nhận thấy điều nguy hiểm đã gần kề Diều Giấy. Thương hại, Gió dùng hết sức thổi mạnh. Nhưng muộn mất rồi! Hai cái đuôi xinh đẹp của Diều Giấy đã bị quấn chặt vào bụi tre. Gió kịp nâng Diều Giấy lên, nhưng hai cái đuôi đã giữ nó lại. Diều Giấy cố vũng vẫy."
 (Trích báo Nhi đồng chăm học)
a/ Chỉ ra các nhân vật trong đoạn văn trên? Người kể chuyện đã khéo sử dụng nghệ thuật tu từ gì để xây dựng nhân vật?
b/ Kể các sự việc trong đoạn văn! Chuỗi sự việc ấy có ý nghĩa như thế nào/
c/ Vậy đoạn văn trên có nội dung tự sự không?
- Các nhóm thảo luận à đại diện trình bày
à Nhận xét, bổ sung à GV chữa.
(3) a/?- Ba đoạn văn sau có sử dụng phương thức biểu đạt tự sự không? Vì sao?
(I)- "ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh mùa đông. Lúa nặng trĩu bông, ngả đầu vào nhau, thaong thoảng hương thơm. Từng cơn gió nhẹ làm cả biển vàng rung rinh như gợn sóng. Đàn chim gáy ở đâu bay về gù vang cánh đồng, như hòa nhịp với tiếng hát trtên các thửa ruộng".
 (Trúc Mai)
(II)- "Rô bốt hút bụi" có khả năng làm việc tự động, nhờ kích thước nhỏ, máy có thể chui vào mọi ngóc ngách, xó xỉnh để "tiêu diệt" bụi bẩn. Đây là sản phẩm của hãng Ê-lếch-trô-lúc".
 (Báo Thiếu niên tiền phong)
(III)- "Việc quay cóp bài kiểm tra sẽ gây ra nhiều tác hại. Trước hết, việc thường xuyên quay cóp sẽ tạo nên một thói quen xấu là lười nhắc trong học tập, lươig suy nghĩ. Mặt khác, nếu không học bài, bạn sẽ bị "hổng" kiển thức, rất nguy hiểm. Tác hại hơn nữa, quay cóp chính là gian lận, không trung thực trong học tập. Đây là một việc làm nên tránh".
b/ ?- Hãy nêu phương thức biểu đạt của 3 đoạn văn trên!
- HS trả lời à Nhận xét, bổ sung à GV đánh giá chung.
(4)?- Hãy sắp xếp các sự việc sau theo đúng diễn biến truyện "Bánh chưng, bánh giầy"
1- Đến lễ Tiên Vương, các lang đua nhau dâng vua đủ thứ sơn hào hải vị, nem công chả phượng. Nhưng vua Hùng chọn bánh của Lang Liêu và truyền ngôi cho chàng vì theo vua, hai loại bánh của Lang Liêu đa xgói trọn quan niệm về trời đất của cha ông ta.
2- Từ đó, nước ta lại chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục làm bánh chưng bánh giầy ngày Tết.
3- Vua Hùng đã già muốn truyền ngôi cho con, bèn mở cuộc thi tài xem ai làm vừa ý vua.
4- Lang Liêu thiệt thòi nhất trong số anh em nên được thần báo mộng chỉ bảo cho lấy lúa gạo làm bánh chưng, bánh giầy dâng vua.
5- Các lang thi nhau làm cỗ thật ngon.
- (3 à 5 à 4 à1 à 2).
(5)?- Từ văn bản ở bài tập (1), hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 à 20 dòng) kể lại câu chuyện đó!
* Yêu cầu: HS cần chú ý trình bày các sự việc theo một thứ tự nhất định và thể hiện ý nghĩa trọn vẹn.
Hoạt động 4: Củng cố:
 GV khái quát chung về nội dung tiết học.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Nắm chắc nội dung đã học và hoàn thành các bài tập trên lớp.
- Làm bài tập sau: 
 Trong giờ kiểm tra môn Sinh học, bạn A quay cóp bài, em đã nhắc nhở nhưng bạn vẫn không nghe. Em sẽ phản ánh như thế nào với cô giáo về sự việc đó. Hãy viết lại một đoạn văn tự sự ghi lại lời phản ánh đó!
- Chuẩn bị tìm hiểu bổ sung hai truyền thuyết thời đại Hùng Vương còn lại:
 + "Thánh Gióng"
 + "Sơn Tinh, Thủy Tinh".
I. kiến thức cơ bản:
1. Định nghĩa về văn tự sự
2. Mục đích của văn tự sự 
Ii. bài tập: 
1. Bài 1: 
- Bài thơ trên là văn bản tự sự. - Vì nó đã trình bày một chuỗi sự việc:
+ Dây bầu sống bám vào cây đa, nhưng nó lại cho rằng mình cao hơn cây đa
+ Cây đa không thèm đáp alị vì biết đến mùa đông, cây bầu sẽ lụi chết cùng những lời khoe khoang của nó.
à ý nghĩa của câu chuyện: 
Nêu lên bài học cho những kẻ kiêu căng cuối cùng sẽ phải gánh chịu hậu quả khôn lường.
2. Bài 2
 a/ - Các nhân vật: Diều Giấy, Gió 
- Nghệ thuật: Nhân hóa.
b/ Chuỗi sự việc:
+ Diều Giấy bị rơi, cầu cứu Gió thổi
+ Gió thương hại thổi mạnh để cứu Diều nhưng đã muộn
+ Hai cái đuôi của Diều Giấy bị quấn chặt vào bụi tre, nó cố vũng vẫy nhưng không được.
à ý nghĩa: 
Không nên kiêu căng, tự phụ; nếu không có sự hỗ trợ của cộng đồng và bè bạn, sẽ thất bại đau đớn.
c/ ố Đoạn văn tự sự.
3. Bài 3:
a/ 3 đoạn văn đều không sử dụng phương thức tự sự.
Vì: 
- Không có nhân vật
- Không có chuỗi sự việc trước sau.
b/ - Đoạn văn (I): Miêu tả
 - Đoạn văn (II): Thuyết minh
 - Đoạn văn (III): Nghị luận (Chứng minh một vấn đề trong đời sống XH).
Bài 4:
- (3 à 5 à 4 à1 à 2).
Bài 5:
(Viết ĐV tự sự)
Kiểm tra ngày ..... tháng 9 năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 3.doc