Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ I - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Dần

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ I - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Dần

I - MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu được cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc trong một tác phẩm TT thời Hùng Vương

- Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động (nghề nông )

2. Thái độ:

- Giáo dục cho Hs thái độ trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của cha ông.

3. Kĩ năng:

- Kể lại được truyện

II - CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Gv chuẩn bị: GAĐT Tranh ảnh về việc gói bánh chưng, bánh giầy

2. Hs chuẩn bị: Đọc, soạn bài

III - TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

Bước 1. Ổn định tổ chức:

Bước 2. KTBC:

? Thế nào là truyền thuyết?

? Nêu ý nghĩa truyện Con Rồng, cháu Tiên?

Bước 3. Bài mới

Ho¹t ®éng 1: T¹o t©m thÕ.

Ph­¬ng ph¸p: ThuyÕt tr×nh.

KÜ thuËt:

Thêi gian: 3’

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”

Đó là những h/a rất đỗi quen thuộc trong cái Tết cổ truyền của dân tộc. Dù xã hội ngày càng phát triển, hiện đại hơn nhưng cùng với bánh chưng xanh thì bánh giầy là những thứ không thể thiếu trong mâm cỗ cổ truyền của dân tộc - nếu thiếu chúng thì thiếu hẳn hương vị của ngày Tết. Vậy bánh chưng, bánh giầy có từ bào giờ? Ai là người làm ra chúng đầu tiên? Tại sao chúng không thể thiếu được trong ngày Tết? Chúng ta sẽ có lời giải đáp sau khi học xong văn bản ngày hôm nay.

 

doc 232 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 667Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ I - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Dần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:01/8/2011
Ngày d¹y: 15/8/2011
Tuần 1 -Tiết 1 + 2:
 V¨n b¶n:
CON RỒNG CHÁU TIÊN
 (Truyền thuyết) 	
I .MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nắm được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết
-Nhân vật ,sự kiện ,cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.
-Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc trong một tác phẩm VHDG thời kì dựng nước.
- Nắm được nội dung, ý nghĩa của truyện Con Rồng, Cháu Tiên ,hiểu được nguồn gốc làm bánh chưng bánh giầy trong ngày Tết cổ truyền.
3. Kĩ năng:
-Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết , Kể lại được truyện
- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng , kỳ ảo của truyện
-Nhận ra những sự việc chính của truyện.
2. Thái độ:
- Giáo dục cho Hs lòng tự hào dân tộc
II .CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Gv: GAĐT
- Hs: Đọc, soạn bài
III .TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
Bước 1. Ổn định tổ chức:
Bước 2. KTBC:
-GV kiÓm tra viÖc so¹n bµi ë nhµ cña HS
Bước 3. Bài mới 
Ho¹t ®éng 1: T¹o t©m thÕ.
Ph­¬ng ph¸p: ThuyÕt tr×nh.
KÜ thuËt:
Thêi gian: 2’
 Ngay từ những ngày đầu tiên cắp sách tới trường, chúng ta đều được học và ghi nhớ câu cdao:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Nhắc đến giống nòi, mỗi người Việt Nam đều rất tự hào về nguồn gốc cao quý của mình - nguồn gốc Tiên Rồng, con Lạc cháu Hồng. Vậy tại sao muôn triệu người Việt Nam từ miền ngược đến miền xuôi, từ miền biển đến vùng rừng núi lại cùng chung một nguồn gốc như vậy. Văn bản “Con Rồng cháu Tiên” mà chúng ta tìm hiểu ngày hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ về điều đó.
Hoạt động của thầy 
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
 Hoạt động 2: Tri gi¸c.
Ph­¬ng ph¸p: Hái-®¸p, thuyÕt tr×nh.
KÜ thuËt: Suy nghÜ.
Thời gian :5 phút
*Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích
* đọc: to, rõ ràng, mạch lạc. Chú ý nhấn mạnh các chi tiết hoang đường, kì ảo.
- Giọng LLQ: ân cần, chậm rãi; giọng Âu Cơ: lo lắng, thở than.
* Gv đọc 1 đoạn. Sau đó gọi 2 - 3 Hs đọc-->hs và Gv nhận xét 
-Hs kể tóm tắt truyện? Gv nhận xét 
?Dựa vào phần chú thích (*)/SGK - Tr.7, em hiểu thế nào là truyền thuyết? (Gv sử dụng câu hỏi trắc nghiệm –GAĐT )
* Gv lưu ý cho HS về 5 truyền thuyết trong SGK NV 6.
Ho¹t ®éng 3 +4: Ph©n tÝch, c¾t nghÜa.
Ph­¬ng ph¸p: Nªu vÊn ®Ò, ph©n tÝch, b×nh gi¶ng, nhãm.
KÜ thuËt: Suy nghÜ.
Thêi gian: 20’
?Truyện được chia thành mấy phần? Nêu nội dung từng phần?
?Truyện có mấy nhân vật chính? Đó là những n/v nào?
?Lạc Long Quân và Âu Cơ được giới thiệu qua những chi tiết nào? (nguồn gốc, hình dáng, tài năng?)
-Gv treo tranh, y/c Hs mô tả?
- Trong tranh tái hiện hình ảnh một người con trai cởi trần, đóng khố còn người con gái duyên dáng... Họ mang đến vẻ đẹp huyền bí của rừng, biển. LLQ là vẻ đẹp, sức mạnh của biển khơi còn AC là sự duyên dáng, đáng yêu của miền sơn cước,
?Tại sao tác giả dân gian lại không tưởng tượng LLQ và AC có nguồn gốc từ các loài vật khác mà lại tưởng tượng là loài rồng, dòng dõi tiên? Điều này có ý nghĩa gì?
*GV: Việc tưởng tượng LLQ và AC mang dòng dõi Tiên - Rồng mang ý nghĩa thật sâu sắc. Bởi rồng là một trong bốn con vật thuộc nhóm tứ linh được nhân dân ta tôn sùng và thờ cúng. Còn nói đến tiên là nói đến vẻ đẹp toàn mĩ không gì sánh được. Tưởng tượng LLQ nòi rồng, AC nòi tiên phải chăng nhân dân ta muốn ca gợi nguồn gốc và thần kì hoá nòi giống của dân tộc mình.
?Tóm lại, qua các chi tiết vừa phân tích kết hợp việc mô tả nội dung bức tranh, em có nhận xét gì về nguồn gốc, hình dáng của hai nhận vật Lạc Long Quân và Âu cơ?
* Gv chuyển: Nàng AC xinh đẹp vì yêu hoa thơm cỏ lạ ở vùng đất Lạc mà đến thăm. Trai tài, gái sắc, họ gặp và đem lòng yêu và kết hôn với nhau để rồi trở thành cặp vợ chồng đầu tiên trong lịch sử dân tộc ta. Kết quả của cuộc hôn nhân ấy như thế nào? -> 2
?Em hãy cho biết kết quả cuộc hôn nhân giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ?
?Em có nhận xét gì về những chi tiết này?
* Thảo luận nhóm: (3 phút)
Câu hỏi: Theo em, nhân dân ta muốn khẳng định điều gì qua các chi tiết kì lạ, hoang đường đó?
* GV bình: Bắt nguồn từ thực tế rồng, (tiên) chim để trứng. Có lẽ qua hình ảnh cái bọc trăm trứng, nhân dân ta muốn kín đáo gửi gắm lòng tự hào về nòi giống đẹp đẽ của mình; tự hào về dòng máu thần tiên đang miệt mài chảy trong trái tim mỗi người dân Việt. Ngày hôm nay chúng ta dùng hai chữ “đồng bào” để gọi tên những người cùng sống trên một lãnh thổ với mình chính là xuất phát từ sự tích mẹ Âu Cơ để ra trăm trứng. Hai tiếng đó đã bộc lộ một cách chân thành tình yêu thương, sự đoàn kết gắn bó keo sơn giữa các dân tộc.
*GV chuyển: Cuộc hôn nhân của họ tiếp tục diễn ra như thế nào?
-Hs quan sát tranh trong SGK - Tr.6? Cho biết tranh minh hoạ điều gì?
?Vì sao họ chia tay nhau? Họ đã chia con như thế nào?
* Thảo luận nhóm:
Câu hỏi: Việc chia con lên rừng xuống biển và lời hện ước của LLQ và ÂC phản ảnh ước nguyện gì của dân tộc ta?
?Bằng sự hiểu biết của em về lịch sử chống ngoại xâm và công cuộc xây dựng đất nước, em thấy lời căn dặn của thần có được con cháu sau này thực hiện không?
-Hs đọc đoạn cuối?
?Truyện kết thúc bằng những sự việc nào? Việc kết thúc như vậy có ý nghĩa gì?
?Theo em, người Việt chúng ta là con cháu của ai? 
?Em sẽ làm gì để xứng đáng là con cháu vua Hùng?
?Đoạn văn còn giúp em hiểu thêm gì về tổ chức xã hội, phong tục của người Việt?
?Điều gì trong truyện Con Rồng cháu Tiền hấp dẫn em nhất?
?Ý nghĩa của các chi tiết hoang đường, kì ảo? 
?Ở trong truyện, chi tiết nào liên quan đến lịch sử?
Ho¹t ®éng 4: §¸nh gi¸, kh¸i qu¸t.
Ph­¬ng ph¸p: §µm tho¹i
KÜ thuËt: §éng n·o
Thêi gian: 5’
-Hs khái quát những đặc sắc về nghệ thật và nội dung văn bản?
Ho¹t ®éng 5: LuyÖn tËp.
Ph­¬ng ph¸p: Ho¹t ®éng c¸ nh©n.
KÜ thuËt: §éng n·o, thùc hµnh.
Thêi gian: 5’
Đọc bài đọc thêm, trang 8/SGK?
?Học xong truyện con Rồng cháu Tiên, em thích chi tiết nào nhất? Vì sao?
?Kể tên một số truyện tương tự mà em biết gải thích nguồn gốc của dân tộc Việt Nam?
- VD: Kinh và Ba Na là hai anh em
-đọc văn bản
-nhận xét bạn đọc 
- Là loại truyện dân gian truyền miệng, kể về các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử thời quá khứ
- Có nhiều yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo
- Thể hiện thái độ, đánh giá của nhân vật về các nhân vật, sự kiện lịch sử.
- Gồm 3 phần:
+ Từ đầu đến “...Long Trang”: giới thiệu nguồn gốc của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
+ Tiếp theo đến “... lên đường”: chuyện Âu Cơ sinh nở kì lạ và việc LLQ và Âu Cơ chia con.
+ Đoạn còn lại: Giải thích nguồn gốc con Rồng cháu Tiên
- 2 nhân vật: Lạc Long Quân và Âu Cơ
- LLQ:nòi rồng, con trai thần, thường ở dưới nước, mình rồng, sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ, giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy cho dân biết cách trồng trọt, chăn nuôi, cách ăn ở
- Âu Cơ: dòng tiên, ở chốn non cao, xinh đẹp tuyệt trần.
- Nguồn gốc: cao quý
- Hình dáng: đẹp đẽ, lớn lao, kì lạ
- Mang tính chất hoang đường, kì ảo.
-hs thảo luậnàđưa đáp án .
- Cái bọc trăm trứng: các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam (54 dân tộc) đều là anh em cùng một cha mẹ sinh ra (đồng bào).
- Đàn con hồng hào, đẹp đẽ, không cần bú mớm tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh: dân tộc ta đẹp đẽ, khoẻ mạnh, thông minh
- Cảnh LLQ cà AC chia con và chia tay
- 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi.Do hai người tính tình tập quán khác nhau
- Phản ánh nhu cầu phát triển tất yếu của dân tộc: làm ăn, mở rộng và giữ vững đất đai
- Ý nguyện đoàn kết, gắn bó... của các dân tộc Việt Nam.
- Ngay từ những ngày đầu lập nước nhân dân ta đã nhận thức được sức mạnh to lớn của tinh thần đoàn kết và có ý thức đoàn kết gắn bó với nhau. Trong những giai đoạn lịch sử tiếp theo truyền thống ấy lại được phát huy cao độ: chúng ta đã đạp tan âm mưu thống trị hàng nghìn năm của PKPB làm nên hai chiến thắng huyền thoại:chống Pháp và chống Mĩ. Ngày nay chúng ta đoàn kết, chung sức một lòng chinh phục thiên nhiên, xd đn ngày càng giàu đẹp hơn.-Nhà nước đầu tiên - Văn Lang
-Tập tục cha truyền con nối
- Triều đình có tướng văn, tướng võ, con trai vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương.
- Tô đậm tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của các nhân vật, sự kiện.
+ Thần thánh hoá, thiêng liêng hoá nguồn gốc giống nòi để chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc. Ý nguyện đoàn kết dân tộc.
- Cốt lõi sự thật lịch sử là mười mấy đời vua Hùng trị vì,một bằng chứng nữa đó là có các lăng tưởng niệm vua Hùng mà tại đây hàng năm diễn ra một lễ hội rất lớn đã trở thành quốc giỗ - Lễ hội đền Hùng:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
I - ĐỌC. CHÚ THÍCH
1. Đọc
2. Chú thích:
- Khái niệm truyền thuyết: SGK - Tr.7
II .TÌM HIỂU VĂN BẢN
1.Giới thiệu về Lạc Long Quân và Âu Cơ: 
- Nguồn gốc: cao quý
- Hình dáng: đẹp đẽ, lớn lao, kì lạ
2. Cuộc hôn nhân giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ:
- Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra trăm người con.
- Đàn con hồng hào, đẹp đẽ, không cần bú mớm tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh.
-> Mang tính chất hoang đường, kì ảo.
-> Các dân tộc trên đất nước Việt Nam đều là anh em, khoẻ mạnh, cường tráng, khôi ngô
- Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con và chia tay:
+ 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi
+ Chia nhau cai quản
+ Có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau
-> Dù ở đầu các dân tộc luôn đoàn kết, gắn bó, tương trợ lẫn nhau.
III - TỔNG KẾT
* Ghi nhớ: SGK - Tr.8
IV - LUYỆN TẬP
* Đọc bài đọc thêm, tr. 8/SGK?
Bước 4. Hướng dẫn học ở nhà:
	- Nắm được nội dung bài (kh¸i niÖm truyền thuyết, nội dung cơ bản của VB)
	- Kể diễn cảm được truyện 
	- Soạn bài “Bánh chưng, bánh giầy”
 *Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:01/8/2011
Ngày dạy: 15/8/2011
Hướng dẫn đọc thêm văn bản : 
BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
 (Truyền thuyết)
I - MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Hiểu được cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc trong một tác phẩm TT thời Hùng Vương 
- Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động (nghề nông )
2. Thái độ:
- Giáo dục cho Hs thái độ tr ... đối 
II – LUYỆN TẬP
* Bài tập 1: Phát triển CĐT, CTT, CDT sau thành câu
- Đánh nhanh diệt gọn
- Màu xanh biếc
- Những dòng sông ngày ấy 
* Bài tập 2: Viết đoạn văn ngắn với chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng các từ loại đã học.
B­íc 4. Hướng dẫn về nhà:
	- Nắm được nội dung bài. 
	- Chuẩn bị cho bài kiểm tra tổng hợp HK I
-----------------------------------------------------
Ngày soạn: 23.12.2009 
Tuần: 18 : 
Tiết 67 + 68: 
KIỂM TRA HỌC KÌ 1 
I - MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Đánh giá kiến thức tổng hợp (văn, tiếng Việt, tập làm văn) trong cả học kì
2. Kĩ năng: 
- Hs biết làm bài kiểm tra dưới dạng đề tổng hợp
3. Thái độ: 
- GDHS ý thức tự giác, nghiêm túc khi làm bài
II - CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Gv: Đề kiểm tra
2. Hs: Bút, giấy nháp, thước kẻ,
III - TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
Bước 1 . Ổn định tổ chức:
Bước 2 . Kiểm tra sĩ số:
-Gv kiểm tra sĩ số hs. 	
Bước 3 . Tiến trình tổ chức các hoạt động
Kiểm tra theo phòng thi
A - ĐỀ BÀI 
(ĐỀ CỦA PHÒNG GD)
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 ĐIỂM)
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu của mỗi câu trả lời đúng.
Ngài thường đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo. Gặp kẻ bệnh tật cơ khổ, ngài cho ở nhà mình, cấp cơm cháo, chữa trị. Dẫu bệnh có dầm dề máu mủ, ngài cũng không hề né tránh. Bệnh nhân đến chữa tới khi khỏe mạnh rồi đi. Cứ như vậy, trên giường không lúc nào vắng người”.
(Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng – Hồ Nguyên Trừng)
1. Văn bản “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” thuộc giai đoạn văn học nào?
A. Văn học dân gian	B. Văn học trung đại	
C. Văn học cận đại	D. Văn học hiện đại
2. Văn bản nào dưới đây có cùng giai đoạn sáng tác với văn bản trên?
	A. Sự tích Hồ Gươm	B. Em bé thông minh
	C. Mẹ hiền dạy con	D. Ếch ngồi đáy giếng
3. Cốt truyện của văn bản “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” có đặc điểm gì?
	A. Có nhiều hành động của nhân vật đan xen tạo ra một kết cấu phức tạp
	B. Có nhiều tình huống ly kì hấp dẫn nhờ trí tưởng tượng phong phú
	C. Có những chi tiết, sự kiện đảo ngược tạo nên tình huống bất ngờ
	D. Có cốt truyện đơn giản, trình bày dưới hình thức ghi chép chuyện thật
4. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
	A. Tấm lòng yêu thương giúp đỡ người bệnh của lương y
	B. Tài năng siêu phàm của vị lương y
	C. Phản ánh thực trạng của xã hội có quá nhiều bệnh tai ương
	D. Bày tỏ tháy độ ngưỡng mộ của tác giả trước tài năng của vị lương y
5. Câu văn: “Ngài thường đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo”. có bao nhiêu động từ?
	A. Hai động từ	B. Ba động từ	C. Bốn động từ	D. Năm động từ
6. Trong các từ sau, từ nào là từ Hán Việt?
	A. Tích trữ	B. Dầm dề	C. Máu mủ	D. Khỏe mạnh
Câu 2: Hoàn thành các khái niệm dưới đây bằng cách điền vào chỗ trống các từ ngữ thích hợp
a. Truyện tưởng tượng là những truyện do người kể nghĩ ra bằng.., không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó.
b. Cụm danh từ là một tổ hợp từ do.. và một số từ ngữ phụ thuộc vào nó tạo thành.
II – TỰ LUẬN (8 ĐIỂM)
Câu 1: Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu theo nội dung tự chọn trong đó có xuất hiện ít nhất một cụm danh từ (gạch chân dưới cụm danh từ đó)
Câu 2: Kể về việc làm tốt của bản thân em hoặc em được chứng kiến.
B - ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I – TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: 1,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
C
D
A
C
A
Câu 2: 
a/ 0,25 điểm: trí tưởng tượng (hoặc các cụm từ có nghĩa tương đương như: tưởng tượng, hình dung tưởng tượng, liên tưởng,)
b/ 0,25 điểm: danh từ
II - TỰ LUẬN (8 ĐIỂM) 
Câu 1: (3 điểm)
- Đúng hình thức đoạn văn: 0,5 điểm
- Đủ số lượng câu theo quy định: 0,5 điểm
- Các câu trong đoạn liên kết với nhau cùng hướng về một chủ đề: 1 điểm
- Xuất hiện cụm tính từ từ: 0,5 điểm
- Xác định đúng cụm tính từ theo yêu cầu: 0,5 điểm
Câu 2: 5 điểm
a/ Mở bài (0,5 điểm)
- Dẫn dắt để giới thiệu chuyện được kể
- Nêu cụ thể việc làm tốt sẽ được kể
b/ Thân bài (4 điểm):
- Lần lượt kể diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định
- Câu chuyện phải có cốt chuyện
- Đan xen yếu tố miêu tả và biểu cảm
c/ Kết bài (0,5 điểm):
- Suy nghĩ của bản thân
- Có thể suy nghĩ mở rộng them
----------------------------------------------------------------
Ngµy so¹n:14/12/2010
Ngµy d¹y: /12/2010
Tiết 69: 
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: THI KỂ CHUYỆN 
I - MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Tạo không khí lôi cuốn hs tham gia các hoạt động ngữ văn một cách tích cực.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng kể chuyện cho hs.
3. Thái độ: 
- GDHS biết yêu thích văn học, say mê kể chuyện.
II - CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Gv: Soạn bài
- Hs: Chuẩn bị tư liệu
III - TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
B­íc 1. Ổn định tổ chức:
B­íc 2. KTBC: 
B­íc 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Hoạt động 1: Gv giới thiệu bài.
* Hoạt động 2: Gv chia thành các nhóm học tập
- Gv yêu cầu hs kể câu chuyện mà các em thích và tâm đắc nhất.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Gv nhận xét cách kể chuyện của các em nhất là cách diễn xuất .
- Gv khuyến khích HS tích cực kể chuyện
* Hoạt động 3: Gv tổng kết buổi kể chuyện của các em
B­íc 4. Hướng dẫn về nhà: 
- Chuẩn bị tài liệu, SGK, vở ghi học kì 2
Ngày soạn:19/12/2010
Ngày dạy: /12/2010
Tiết 70+ 71: 
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG 
I - MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nắm được một số truyện kể dân gian, hoặc sinh hoạt văn hoá dân gian địa phương nơi mình sinh sống.
- Biết liên hệ so sánh với phần văn học dân gian đã học trong sách ngữ văn đã học để thấy sự giống và khác nhau của hai bộ phận văn học dân gian này.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng kể chuyện văn học dân gian, và biết sưu tập các truyện dân gian ở các vùng miền, nhất là ở ngay địa phương mình.
3. Thái độ: 
- GDHS ý thức sưu tầm, tìm hiểu về lĩnh vực VH của địa phương mình
II - CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Gv: Soạn bài
2. Hs: Chuẩn bị tư liệu
III - TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
Bước 1. Ổn định tổ chức:
Bước 2. KTBC: 	
 -Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
Bước 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Tiết 70
 Hoạt động 1: 
 -Gv nêu mục đích yêu cầu, nội dung và ý nghĩa của bài học chương trình địa phương.
- Chương trình địa phương bậc trung học cơ sở nhằm liên hệ chặt chẽ những kiến thức đã học được với những hiểu biết về quê hương và văn học, văn hoá quê hương. khai thác, bổ sung và phát huy vốn hiểu biết về văn học địa phương, làm phong phú và sáng tỏ hơn cho chương trình chính khoá.
- Gắn kết những kiến thức đã học được trong nhà trường với những vấn đề đang đặt ra cho toàn bộ cộng đồng ( dân tộc và nhân loại) cũng như cho mỗi địa phương, nơi em đang sinh sống.
- Từ đó giúp hs hiểu biết và hoà nhập hơn với môi trường mà mình đang sống, có ý thức tìm hiểu, góp phần giữ gìn và bảo vệ các giá trị văn hoá (tinh thần, vật chất) của quê hương. cũng từ đó gd lòng tự hào về quê hương, xứ sở của mình.
Hoạt động 2: 
 -Gv hướng dẫn hs trao đổi nhóm. 
-Gv chia nhóm để hoạt động theo các vấn đề đã nêu ở phần chuẩn bị bài ở nhà.
- HS thảo luận nhóm sưu tầm về những câu chuyện đã học có liên quan đến địa phương nơi mình đang sinh sống.
Tiết 71
 Hoạt động 3: Gv cho hs đại diện nhóm lên trình bày kết quả trao đổi của các em
- HS kể lại được câu chuyện (hoặc trò chơi) dân gian ở địa phương mình.
- GV có thể cho hs diễn lại các trò chơi đó theo các cách cảm nhận của hs.
- GV có thể cho hs đọc diễn cảm hoặc giới thiệu các trò chơi dân gian mà em biết.
 Hoạt động 4: Gv nhận xét cách trình bày của hs và có kết luận cụ thể.
Bước 4: Hướng dẫn về nhà:
- Sưu tầm thêm một số truyện và trò chơi dân gian của một số địa phương khác mà em biết. 
- Chuẩn bị tài liệu cho chương trình học kỳ 2.
+Soạn văn bản: Bài học đường đời đầu tiên.
------------------------------------------------------
Tuần: 18 Ngày soạn: 26.12.2009 
Tiết 71: 
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: THI KỂ CHUYỆN 
I - MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Tạo không khí lôi cuốn hs tham gia các hoạt động ngữ văn một cách tích cực.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng kể chuyện cho hs.
3. Thái độ: 
- GDHS biết yêu thích văn học, say mê kể chuyện.
II - CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Gv chuẩn bị: Soạn bài
2. Hs chuẩn bị: Chuẩn bị tư liệu
III - TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
A. Ổn định tổ chức:
B. KTBC: 
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Hoạt động 1: Gv giới thiệu bài.
* Hoạt động 2: Gv chia thành các nhóm học tập
- Gv yêu cầu hs kể câu chuyện mà các em thích và tâm đắc nhất.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Gv nhận xét cách kể chuyện của các em nhất là cách diễn xuất nhân vật.
- Gv khuyến khích HS tích cực kể chuyện
* Hoạt động 3: Gv tổng kết buổi kể chuyện của các em
D. Hướng dẫn về nhà: 
- Chuẩn bị tài liệu, SGK, vở ghi học kì 2
-------------------------------------------------
Tuần: 18 Ngày soạn: 27.12.2009 
Tiết 72: 
TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KÌ 1 
I - MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Hs hiểu được các làm một bài văn tổng hợp
- Củng cố lại được kiến thức của cả một HK
- Nhận biết lỗi thường mắc của bản thân và có ý thức cho các bài kiểm tra sau
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng cách làm bài văn tổng hợp
3. Thái độ: 
- Nghiêm túc, tích cực
II - CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Gv chuẩn bị: Soạn bài, bài kiểm tra của Hs
2. Hs chuẩn bị: 
III - TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
A. Ổn định tổ chức:
B. KTBC: 
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Hoạt động 1: Gv nhắc lại đề 
* Hoạt động 2: Gv công bố đáp án và biểu điểm cho HS
* Hoạt động 3: Gv nhận xét bài kiểm tra của hs.
Bước1:
	+ Nêu ưu điểm bài làm của hs:
	- Hs làm bài khá tốt, tỉ lệ điểm 8, 9 khá cao
	- Có ý thức trình bày bài viết sạch sẽ, nhiều bài viết có cảm xúc.
	- Nhiều Hs đã có tiến bộ vượt bậc
	- Bài trắc nghiệm nhiều hs đạt điểm tốt đa
Bước 2:
	+ Về khuyết điểm: 
	- Nhiều bài viết còn sai lỗi chính tả: lỗi chữ viết, lỗi dùng từ, đặt câu
	- Nhiều bài chữ viết khó đọc.
	- Một số có lối diễn đạt rườm rà, bài viết lủng củng, chưa trọng tâm.
	- Một số Hs đã viết được đoạn văn song chưa chỉ được cụm tính từ
	- Bài văn nhiều học sinh mới chỉ dừng lại ở việc nêu tên sự việc xảy ra
* Hoạt động 4: 
	- Gv thông báo cho HS biết tỉ lệ trên TB: 6A đạt 97%, 6B đạt 80%
- Gv đọc bài viết của hs (tốt, yếu) 
* Hoạt động 5: Gv trả bài cho hs xem và yêu cầu hs tự sửa lỗi bài viết vào vở ghi trên lớp (tập trung vào sửa lỗi diễn đạt trong câu 2 phần tự luận)
* Hoạt động 6: Gv thu lại bài kiểm tra
D. Hoạt động nối tiếp: 
- Nhắc nhở HS tự ôn tập lại các kiến thức trọng tâm trong HK I
- Chuẩn bị SGK, vở nghi đầy đủ để chuẩn bị bước vào HK II
-----------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docga van 6 ki 1.doc