Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 30: Luyện tập ngữ pháp: Các thành phần chính của câu – Câu trần thuật đơn

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 30: Luyện tập ngữ pháp: Các thành phần chính của câu – Câu trần thuật đơn

LUYỆN TẬP NGỮ PHÁP:

CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU

 – CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Học xong bài này, HS có được:

1. Kiến thức: - Củng cố và nâng cao thêm kiến thức về các thành phần chính của câu và câu trần thuật đơn

2. Kĩ năng:

 - Biết cách làm các bài tập phân tích, tìm hiểu các thành phần chính của câu cũng như câu trần thuật đơn

 - Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn có sử dụng câu trần thuật đơn

3. Thái độ: - Có ý thức đặt câu, viết đoạn đúng ngữ pháp.

II. CHUẨN BỊ:

 - GV: SGK, Một số KT, KN và BT nâng cao,.

 - HS: SGK, HDTH, vở ghi

 

doc 4 trang Người đăng thu10 Lượt xem 756Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 30: Luyện tập ngữ pháp: Các thành phần chính của câu – Câu trần thuật đơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
Tiết 30:
Ngày soạn: /04/2010
Ngày dạy: /04/2010
luyện tập ngữ pháp:
các thành phần chính của câu
 – câu trần thuật đơn
I. Mục tiêu bài học:
	* Học xong bài này, HS có được:
1. Kiến thức: - Củng cố và nâng cao thêm kiến thức về các thành phần chính của câu và câu trần thuật đơn 
2. Kĩ năng: 
	 - Biết cách làm các bài tập phân tích, tìm hiểu các thành phần chính của câu cũng như câu trần thuật đơn 
	 - Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn có sử dụng câu trần thuật đơn
3. Thái độ: - Có ý thức đặt câu, viết đoạn đúng ngữ pháp.
ii. chuẩn bị:
	- GV: SGK, Một số KT, KN và BT nâng cao,...
	- HS: SGK, HDTH, vở ghi
iii. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò:
Yêu cầu cần đạt:
Hoạt động 1: ổn định tổ chức	 
 - Lớp 6A1: .........
 - Lớp 6A2: .........
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
?- Phân tích cấu ngữ pháp các câu sâu sau:
(1)- Sáng nay, L&N nô đùa // làm rơi hết sách vở.
(2)- Bầu trời // quang đãng, sáng sủa.
Hoạt động 3: Bài mới
 # Giới thiệu bài:
 Yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức đã học về câu ở bậc Tiểu học àdẫn dắt vào bài.
 # Nội dung dạy học cụ thể:
 Yêu cầu HS nhắc lại nội dung kiến thức cơ bản đã học về các thành phần chính của câu và câu trần thuật đơn:
?- Thế nào là thành phần chính của câu?
- Là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn.
?- Nêu các TPC của câu!
?- Vị ngữ là gì?
- Là TPC của câu, có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi: làm gì? Như thế nào? Là gì?...
?- VN có cấu tạo như thế nào? Lấy VD minh hoạ!
- VN thường là ĐT hoặc cụm ĐT, TT hoặc cụm TT, DT hoặc cụm DT.
- VD: (HS tự lấy)
* Lưu ý: Câu có thể có một hoặc nhiều VN
(VD: Lớp học hôm nay yên ắng, trầm lắng.)
?- Chủ ngữ là gì?
- Là TPC của câu, nêu tên sự vật, hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái,... được miêu tả ở VN.
- Thường trả lời cho các câu hỏi: Ai? Con gì? Cái gì?...
?- CN có cấu tạo như thế nào? Lấy VD minh hoạ!
- CN thường là DT, đại từ hoặc cụm ĐT
 ( cũng có trường hợp là TT, cụm TT; ĐT, cụm ĐT)
- VD: (HS tự lấy)
* Lưu ý: Câu có thể có một hoặc nhiều CN
?- Câu trần thuật đơn là câu ntn? Lấy VD!
- Là loại câu do một cụm C-V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến. 
-VD: (HS tự lấy)
?- Câu TTĐ thường có những mục đích sử dụng nào?
- Dùng để giới thiệu người, vật 
VD: Ngày xưa, ở một khu rừng nọ, có một con báo vô cùng hung dữ.
- Dùng để miêu tả đặc điểm của người, vật
VD: Khuôn mặt chú bé hồng hào, tươi tắn
- Dùng để nêu một ý kiến
VD: Cây tre là người bạn thân của người nông dân Việt Nam,...
- Dùng để kể một sự việc như hoạt động của người, diễn biến của sự việc
VD: Hôm ấy, tôi đi ra ngoài phía sau lớp học để kiểm tra vệ sinh.
Hướng dẫn học sinh làm các bài tập bổ trợ, nâng cao: 
(1)?- Xác định thành phần chính của những câu sau và cho biết cấu tạo của chúng:
a/ Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một qủa trứng thiên nhiên đầy đặn.
 (Nguyễn Tuân)
 (HS suy nghĩ và làm à Trình bày ànhận xét, bổ sung).
(1)- Sau trận bão, chân trời, ngấn bể// sạch như 
 C V
tấm kính lau hết mây hết bụi.
(2)- Mặt trời// nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết.
 C V
(3)- Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả
 V
 trứng thiên nhiên đầy đặn.
(2)?- Xác định câu trần thuật đơn trong đoạn văn BT (1) và nêu tác dụng của chúng!
- (Cả 3 câu)
- Tác dụng: Tả
(3)?- Đặt 3 câu theo yêu cầu sau:
a/ Một câu biểu thị quan hệ giữa sự vật với sự vật
b/ Một câu biểu thị quan hệ giữa sự vật với hoạt động hoặc trạng thái của nó.
c/ Một câu biểu thị quan hệ giữa sự vật với đặc điểm của nó.
Gợi ý:
a/ Cần đặt câu có CN và VN đều là danh từ hoặc cụm danh từ
b/ Cần đặt câu có CN là danh từ hoặc cụm danh từ, VN là ĐT hoặc cụm ĐT.
c/ Cần đặt câu có CN là danh từ hoặc cụm danh từ, VN là TT hoặc cụm TT.
Hoạt động 4: Củng cố:
?1- Xác định CN trong câu sau: “Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau”
?2- CN trong câu trên trả lời cho câu hỏi gì?
 A. Ai? B. Là gì?
 C. Con gì? D. Cái gì?
?2- CN trong câu trên có cấu tạo như thế nào?
 A. Danh từ B. Cụm DT
 C. Đại từ D. Tính từ
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Nắm chắc nội dung rèn luyện 
- Hoàn thành các bài tập trên lớp và làm BT 5:
?- Viết một đoạn văn (6-8 câu), trong đó có sử dụng ít nhất 3 câu trần thuật đơn rồi xác định rõ thành phần chính trong các câu trong đoạn văn vừa viết.
 - Chuẩn bị LT ngữ pháp:
+ Câu trần thuật đơn có từ "là"
+ Câu trần thuật đơn không có từ "là"
I. kiến thức cơ bản:
1. Các thành phần chính của câu:
a/ Thành phần chính của câu là gì?
b/ Các thành phần chính của câu:
+ Vị ngữ:
- Khái niệm
- Cấu tạo: ĐT, cụm ĐT
 TT, cụm TT
 DT, cụm DT
+ Chủngữ:
- Khái niệm
- Cấu tạo: DT, đại từ hoặc cụm ĐT
 ( cũng có trường hợp là TT, cụm TT; ĐT, cụm ĐT)
2. Câu trần thuật đơn:
a/ khái niệm
b/ Tác dụng:
- Dùng để giới thiệu người, vật 
- Dùng để miêu tả đặc điểm của người, vật
- Dùng để nêu một ý kiến
- Dùng để kể một sự việc như hoạt động của người, diễn biến của sự việc
Ii. bài tập: 
1. Bài 1: 
(1): - CN: cụm DT
 - VN: cụm TT
(2): - CN: DT
 - VN: cụm ĐT
(3): - CN: khuyết
 - VN: cụm TT
2. Bài 2 
3. Bài 3: 
Câu 1: Tre, nứa, mai, vầu
Câu 2: D
Câu 3: A
	Kiểm tra ngày ..... tháng 04 năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 31(T30).doc