Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 5 đến 8 - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 5 đến 8 - Năm học 2011-2012

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Khái niệm từ mượn.

- Nguồn gốc của từ mượn trong tiếng Việt.

- Nguyên tắc mượn từ trong tiếng Việt.

- Vai trò của từ mượn trong hoạt động giao tiếp và tạo lập văn bản.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết được các từ mượn trong văn bản.

- Xác định đúng nguồn gốc của các từ mượn.

- Viết đúng những từ mượn.

- Sử dụng từ điển để hiểu nghĩa từ mượn.

- Sử dụng từ mượn trong nói và viết.

B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.

2. Học sinh: Liệt kê một số từ mượn mà HS đã từng sử dụng.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ, soạn bài mới:

+ Phân biệt từ đơn và từ phức? Cho ví dụ? (10đ)

+ Phân biệt từ ghép và từ láy? Cho ví dụ? (10đ)

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

3. Bài mới:

 

doc 8 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 332Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 5 đến 8 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/08/2011
Tuần 2
 Tiết 5: Văn bản THÁNH GIÓNG 
 (Truyền thuyết)
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước.
- Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết.
2. Kĩ năng: 
- Đọc – hiểu văn bản truyền thuyết qua đặc trưng thể loại.
- Phân tích một vài chi tiết kì ảo.
- Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự kiện được kể theo trình tự thời gian.
3. Thái độ: 
 Tự hào về truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tranh vẽ Thánh Gióng, bảng phụ.
2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về câu chuyện.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ, soạn bài mới: 
+ Kể tóm tắt truyện Bánh chưng, bánh giầy?
+ Nêu ý nghĩa của truyện?
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Khởi động
- HS xem tranh, GV giới thiệu vào bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về bài học.
+ Văn bản được viết theo thể loại nào? Phương thức biểu đạt của văn bản?
+ Tìm bố cục của truyện? Nêu nội dung chính của mỗi đoạn?
P1: Sự ra đời của Gióng.
P2: Gióng lớn lên, đi đánh giặc.
P3: Bay về trời.
P4: Ghi nhớ công ơn Gióng.
* Đọc to, rõ ràng, nhấn mạnh lời nói của Gióng.
- GV đọc một đoạn, 3 HS đọc 3 đoạn còn lại.
- GV nhận xét, uốn nắn giọng đọc cho HS.
- Yêu cầu HS kể lại truyện, minh hoạ bằng hình ảnh.
- Tìm hiểu thêm một số chú thích khó.
+ Nhân vật chính trong truyện là ai?
+ Nhân vật chính được xây dựng bằng những chi tiết tưởng tượng kì ảo, em hãy tìm và liệt kê ra?
- HS thảo luận trả lời, GV ghi ra bảng phụ sau đó chốt lại 3 sự việc lớn.
+ Với những chi tiết tượng tượng kì ảo ấy em có nhận xét gì về nghệ thuật tưởng tượng của người xưa?
- GV treo bảng phụ có ghi 6 chi tiết ở sgk/23. HS thảo luận, GV dẫn dắt để HS tìm ra ý nghĩa của các chi tiết đó.
Hoạt động 3
+ Theo em nhân dân ta xây dựng hình tượng Thánh Gióng nhằm nói lên điều gì?
Thể hiện ước mơ gì?
- Gióng là biểu tượng tiêu biểu của người anh hùng đánh giặc cứu nước.
+ Truyện Thánh Gióng có liên quan đến cơ sở lịch sử nào?
- Bị giặc phương Bắc xâm lược.
+ Truyện ca ngợi ai? Ca ngợi điều gì? Nhằm mục đích gì? Sử dụng nghệ thuật gì?
- HS đọc ghi nhớ sgk.
Hoạt động 4
+ Bài tập 1 yêu cầu HS trả lời theo ý mình nhưng phải là hình ảnh đẹp, có ý nghĩa.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. THỂ LOẠI: Truyền thuyết.
2. PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT:
Tự sự
3. BỐ CỤC: 4 phần.
II. HIỂU VĂN BẢN
1. Nhân vật Gióng
- Sự ra đời kì lạ, lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi.
- Gióng lớn nhanh như thổi.
- Gióng đánh thắng giặc, bay về trời.
- Dấu tích chiến công còn mãi.
→ Kì ảo, tưởng tượng phong phú.
 Gióng là một người anh hùng bất tử, không màng danh lợi.
2. Ý nghĩa các chi tiết tiêu biểu.
a. Ca ngợi ý thức đánh giặc.
b. Ước mơ có vũ khí tốt để đánh giặc.
c. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân.
d. Quan niệm về người anh hùng phải có hình dáng khác thường để làm những việc phi thường.
đ. Nhân dân ta dùng nhiều thứ vũ khí đánh giặc.
e. Muốn giữ mãi hình ảnh anh hùng bất tử, không màng danh lợi.
III. TỔNG KẾT - GHI NHỚ
1. Nội dung:
- Hình tượng người anh hùng trong công cuộc giữ nước.
2. Nghệ thuật:
- Tưởng tượng kì ảo.
- Xâu chuỗi sự kiện lịch sử với hình ảnh thiên nhiên đất nước.
3. Ý nghĩa:
- Ca ngợi người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, anh dũng, kiên cường của dân tộc ta.
IV. LUYỆN TẬP
1. Hình ảnh nào của Gióng là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em.
4. Củng cố:
HS kể diễn cảm lại câu truyện.
- Theo em, tại sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên Hội khoẻ Phù Đổng.
Đây là hội thi thể thao dành cho lứa tuổi thiếu niên, HS- lứa tuổi của Gióng trong thời đại mới. Mục đích của hội thi là khoẻ để học tập tốt, lao động tốt, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
5. Dặn dò:
- Tìm hiểu thêm về lễ hội làng Gióng.
- HS nắm được nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật của truyện.
- Học thuộc ghi nhớ sgk. Tập kể tóm tắt truyện.
- Chuẩn bị bài “Từ mượn”
Ngày soạn: 19/08/2011
 Tiết 6: TỪ MƯỢN 
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Khái niệm từ mượn.
- Nguồn gốc của từ mượn trong tiếng Việt.
- Nguyên tắc mượn từ trong tiếng Việt.
- Vai trò của từ mượn trong hoạt động giao tiếp và tạo lập văn bản.
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết được các từ mượn trong văn bản.
- Xác định đúng nguồn gốc của các từ mượn.
- Viết đúng những từ mượn.
- Sử dụng từ điển để hiểu nghĩa từ mượn.
- Sử dụng từ mượn trong nói và viết.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.
2. Học sinh: Liệt kê một số từ mượn mà HS đã từng sử dụng.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ, soạn bài mới: 
+ Phân biệt từ đơn và từ phức? Cho ví dụ? (10đ)
+ Phân biệt từ ghép và từ láy? Cho ví dụ? (10đ)
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT
Hoạt động 1
- HS đọc bài tập 1 – GV treo bảng phụ viết bài tập 1.
+ Giải thích nghĩa của từ: Trượng, tráng sĩ
+ Theo em các từ trên có nguồn gốc từ đâu?
- HS đọc bài 3
+ Từ nào được mượn của tiếng Hán? Từ nào mượn của các ngôn ngữ khác?
+ Nhận xét về cách viết từ mượn?
+ Qua các bài tập em hiểu từ mượn là gì? Khác với từ thuần Việt như thế nào?
- Rút ra ghi nhớ 1- HS đọc ghi nhớ 1.
- HS kể ra một số từ mượn mà các em thường sử dụng.
Hoạt động 2
- HS đọc văn bản.
+ Em hiểu ý kiến của chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào?
+ Từ đó chúng ta nên sử dụng từ mượn như thế nào?
- Chỉ mượn chữ nước ngoài khi ta không có sẵn và khó dịch đúng, không nên mượn tuỳ tiện
Hoạt động 3 
- HS làm theo nhóm, 4 nhóm 4 bài (4’) sau đó gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày, nhận xét, sửa.
I. TÌM HIỂU BÀI
1. TỪ THUẦN VIỆT VÀ TỪ MƯỢN.
* Ví dụ sgk/24.
Bài 1: 
- Trượng: đơn vị đo, 1 trượng = 3,33m.
Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí, hay làm việc nghĩa.
Bài 2:
- Có nguồn gốc từ Trung Quốc - Tiếng Hán.
Bài 3: 
- Tiếng Hán: Sứ giả, giang sơn, gang.
- Các tiếng khác: các từ còn lại.
Bài 4: Cách viết từ mượn:
- Được Việt hoá: ten nít, mít tin.
- Chưa được Việt hoá: in-tơ-nét.
* Ghi nhớ 1 sgk/25
Ví dụ: 
2. NGUYÊN TẮC MƯỢN TỪ.
* Ghi nhớ 2 sgk/25.
II. LUYỆN TẬP.
1.a. Vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ
→ Tiếng Hán.
b. Gia nhân → Tiếng Hán.
c. Pốp, in-tơ-nét → Tiếng Anh.
2. Khán: xem; giả: người; độc: đọc; yếu: quan trọng.
3. a. Mét, lít, kg.
b. Ghi đông, pê đan.
c. Ra-đi-ô, vi-ô-lông,
4. Thân mật, ngắn gọn – không trang trọng.
5. Chính tả (nghe - viết) Thánh Gióng
(Từ tráng sĩ mặc áo giáp...lập đền thờ ngay ở quê nhà).
4. Củng cố
- HS nhắc lại ghi nhớ, cho ví dụ.
5. Dặn dò:
- Học thuộc ghi nhớ, tìm thêm ví dụ.
- Làm bài tập còn lại.
- Tra từ điển để xác định ý nghĩa của một số từ Hán Việt thông dụng.
- Đọc thêm trang7.
- Chuẩn bị bài Tìm hiểu chung về văn tự sự. 
Ngày soạn:19/08/2011
 Tiết 7, 8: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Đặc điểm của văn bản tự sự.
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết được văn bản tự sự.
- Sử dụng được một số thuật ngữ: tự sự, kể chuyện, sự việc, người kể.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Một số văn bản tự sự.
2. Học sinh: Nắm được nội dung các văn bản tự sự đã học.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ, soạn bài mới: 
+ Văn bản là gì? Văn bản được chia ra làm mấy loại theo mục đích giao tiếp? (10đ)
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT
Hoạt động 1
+ Hằng ngày em có kể chuyện và nghe kể chuyện, theo em kể chuyện để làm gì?
+ Người nghe muốn biết điều gì?
+ Người kể phải làm gì?
+ Văn bản Thánh Gióng cho ta biết điều gì? (Truyện kể về ai, ở thời nào, làm việc gì, diễn biến sự việc, kết quả ra sao, ý nghĩa của sự việc như thế nào)
- Học sinh liệt kê các sự việc trong truyện.
Các chuỗi sự việc trong truyện Thánh Gióng:
- Sự ra đời kì lạ.
- Gióng biết nói, nhận nhiệm vụ đánh giặc.
- Lớn nhanh như thổi.
- Vươn vai thành tráng sĩ, đi đánh giặc.
- Đánh tan giặc.
- Bay về trời.
- Vua lập đền thờ, phong danh hiệu.
- Những dấu tích còn lại.
+ Từ các thứ tự sự việc của truyện em hãy suy ra phương thức biểu đạt của văn bản tự sự?
+ Vai trò của tự sự đối với người kể?
- Học sinh trả lời → Ghi nhớ SGK
- Học sinh đọc lại.
- GV củng cố tiết 1 chuyển sang tiết 2.
 TIẾT 2
Hoạt động 3 
Bài tập 1:
- Yêu cầu học sinh đọc mẫu chuyện Ông già và thần chết, trong truyện này phương thức tự sự thể hiện như thế nào?
+ Câu chưyện thể hiện ý nghĩa gì?
- Học sinh thảo luận trả lời.
Bài tập 2:
+ Bài thơ có viết theo phương thức tự sự không, vì sao em biết?
+ Yêu cầu học sinh kể lại nội dung của bài thơ
+ Bài thơ có ý nghĩa gì
Bài tập 3:
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập 3 đọc hai văn bản SGK trả lời câu hỏi.
Bài 4: Kể câu chuyện để giải thích người Việt Nam tự xưng là con rồng cháu tiên.
- Yêu cầu kể tóm tắt các sự kiện có liên quan.
Bài 5: HS nêu yêu cầu, suy nghĩ trả lời.
(tự cho mình là Giang)
I.TÌM HIỂU BÀI
1. Ý NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ.
* Ví dụ sgk/27.
VD1. Đối với người kể là thông báo, cho biết, giải thích.
- Người nghe: Tìm hiểu, biết (nhận thức về người, vật việc, giải thích, khen, chê)
VD2. Truyện Thánh Gióng
- Truyện cho ta biết về người anh hùng làng Gióng. Chuyện xảy ra vào đời Hùng Vương thứ 6, người anh hùng đã đuổi giặc Ân cứu nước, sau khi đánh giặc xong Gióng đã bay về trời.
 → Văn bản tự sự.
* Ghi nhớ SGK/28
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1:
 Truyện kể diễn biến tư tưởng ông già mang sắc thái hóm hĩnh thể hiện tư tưởng yêu cuộc sống. Dù kiệt sức thì sống vẫn hơn chết.
Bài tập 2:
Bài thơ là văn bản tự sự chế giễu tính tham ăn của của mèo.
Bài tập 3:
- Văn bản “Huế: khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba”
Là một bản tin - văn bản tự sự vì kể lại cuộc khai mạc trại điêu khắc.
* Văn bản “Người Âu Lạc đánh tan quân Tần xâm lược cũng là văn bản tự sự vì có diễn biến theo chuỗi sự việc”.
- Cả hai văn bản có nội dung tự sự với nghĩa kể chuyện, kể việc.
- Vai trò tự sự: Giới thiệu, tường thuật, kể chuyện thời sự, lịch sử.
Bài tập 4: Kể chuyện Con rồng cháu tiên.
Bài tập 5:
4. Củng cố:
- Thế nào là tự sự? Vai trò của tự sự đối với người kể? Kể một số văn bản tự sự mà em biết?
5. Dặn dò:
- Học ghi nhớ.
- Làm bài tập 5.
- Chuẩn bị bài “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 6 tuan 2.doc