Giáo án môn học Hình học lớp 6 - Tiết 26 - Bài 9: Tam giác

Giáo án môn học Hình học lớp 6 - Tiết 26 - Bài 9: Tam giác

. Mục tiêu:

a. Kiến thức: Định nghĩa tam giác. Hiểu đỉnh, cạnh, góc của tam giác là gì?

b. Kỹ năng: Biết vẽ tam giác - Biết gọi tên và kí hiệu tam giác. Nhận biết điểm nằm bên trong và điểm nằm bên ngoài tam giác.

c. Thái độ: Vẽ hình chính xác.

2. Chuẩn bị của GV và HS:

a. Chuẩn bị của GV: Giáo án, Sgk, thước đo góc, bảng phụ, phiếu học tập, thước thẳng.

 

doc 7 trang Người đăng levilevi Lượt xem 5014Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Hình học lớp 6 - Tiết 26 - Bài 9: Tam giác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/03/2011
Ngày dạy: 01/04/2011
Dạy lớp: 6A
Ngày dạy: 02/04/2011
Dạy lớp: 6B
Ngày dạy: 02/04/2011
Dạy lớp: 6C
Tiết 26. § 9. TAM GIÁC.
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức: Định nghĩa tam giác. Hiểu đỉnh, cạnh, góc của tam giác là gì?
b. Kỹ năng: Biết vẽ tam giác - Biết gọi tên và kí hiệu tam giác. Nhận biết điểm nằm bên trong và điểm nằm bên ngoài tam giác.
c. Thái độ: Vẽ hình chính xác.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
a. Chuẩn bị của GV: Giáo án, Sgk, thước đo góc, bảng phụ, phiếu học tập, thước thẳng.
b. Chuẩn bị của HS: Học và làm bài theo quy định. Dụng cụ học tập, đọc trước bài, sưu tầm một số vật dụng có dạng tam giác.
3. Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra bài cũ : (5')
*/ Câu hỏi: Thế nào là đường tròn tâm O, bán kính R? Hình vẽ trên có mấy đường tròn, chỉ rõ tâm bán kính, cung, dây cung.
*/ Đáp án:
+) Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R, kí hiệu (O; R) (4 đ)
 	+) Trên hình vẽ có hai đường tròn (A; AC); (B; BC) (6 đ) 
 	- Đường tròn tâm A gồm hai cung CD, dây cung CD.
 	- Đường tròn tâm B gồm hai cung CD, dây cung CD.
*/ ĐVĐ: (Gv chỉ vào hình vẽ kiểm tra bài cũ): Hình được tạo thành bởi ba điểm C, A, B chính là hình ảnh của một tam giác ABC. Vậy tam giác là gì? Để trả lời cho câu hỏi này cô cùng các em nghiên cứu bài hôm nay.
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Học sinh ghi
Gv
Ta đi xét phần 1: Tam giác ABC là gì?
Vẽ hình - Giới thiệu hình vẽ đó là tam giác ABC.
1. Tam giác ABC là gì ? (20’)
K?
Cả lớp quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi tam giác ABC là gì? 
* Định nghĩa (Sgk – 93)
Hs
... Là hình gồm ba đoạn thẳng AB, BC, CA khi ba điểm A, B, C không thẳng hàng.
Gv
Đây chính là nội dung định nghĩa tam giác ABC (Sgk – 93) phần in đậm. 
Tb
Đọc định nghĩa.
Tb?
Vậy tam giác ABC là hình thoã mãn những điều kiện gì ? 
Hs
Tam giác ABC Û Hình gồm: 
 + Ba đoạn thẳng AB, BC, CA
 + Khi ba điểm A, B, C không thẳng hàng.
Tb?
Ngược lại hình thoả mãn những điều kiện gì được gọi là tam giác ABC?
Hs
Hình gồm ba đoạn thẳng AB, CA, BC khi ba điểm A, B, C không thẳng hàng.
Gv
Chốt lại : Đó chính là tính hai chiều của định nghĩa tam giác các em cần nắm vững để nhận biết tam giác 
Vận dụng định nghĩa tam giác ta áp dụng làm bài tập sau: (Chiếu đề bài): Trong các hình vẽ sau hình nào là tam giác? 
 M
 D E F N P
 H.1 H.2
H.3
Tb?
Nêu yêu cầu của bài?
Tb?
Trong các hình vẽ trên hình nào là tam giác? Vì sao?
Hs
H.2 là tam giác. Vì thoã mãn cả hai điều kiện trên.
K?
Hs
Tại sao H.1, H.3 không là tam giác?
ở H.1 thì ba điểm D, E, F thẳng hàng. 
ở H.3 thì có bốn đoạn thẳng. 
Gv
Quay lại tính chất hai chiều để khắc sâu: Nếu một hình thiếu một trong hai yếu tố trên thì không được gọi là tam giác.
K?
Quan sát tam giác ABC và nghiên cứu thông tin (Sgk – 94) từ tam giác ABC được kí hiệu đến hết ba góc của tam giác. 
Gv
Nêu kí hiệu tam giác: Đầu tiên là hình vẽ tam giác nhỏ tiếp theo là ba chữ cái in hoa A, B, C viết liền nhau.
* Tam giác ABC kí hiệu là DABC.
Hoặc: DCBA; DBAC; DCAB; DACB; DBCA.
K?
Ngoài ra DABC còn có những cách đọc tên và kí hiệu khác nào?
Hs
Trả lời - GV ghi bảng.
Gv
Khi đọc tên DABC ta chỉ cần thay đổi vị trí ba điểm A, B, C ta có 6 cách đọc tên DABC khác nhau, song thực chất chỉ là một DABC.
Tb?
Em hãy đọc tên các đỉnh của DABC?
Hs
Gv
Đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C.
Ba điểm A, B, C của DABC chính là ba đỉnh. 
* DABC có:
 Ba đỉnh: A, B, C
 Ba cạnh: AB, BC, CA
 Ba góc: BAC, CBA, ACB
Tb?
Hs
Đọc tên ba cạnh, ba góc của DABC.
Trả lời.
K?
Hs
Nếu không sợ nhầm lẫn các góc ta còn có cách đọc ngắn gọn nào?
Góc A, góc B, góc C.
Gv
Lưu ý cho học sinh cách đọc tên: cạnh, góc của tam giác. 
Như vậy khi đọc tên: Tam giác, cạnh, góc ta có thể sử dụng một trong các cách gọi trên.
Gv
Vận dụng làm các bài tập sau: (Chiếu đề bài số 43 Sgk – 94)
* Bài tập 43 (Sgk – 94)
Giải
Về nhà hoàn thiện vào vở.
Tb?
Hs
Nêu yêu cầu của bài?
Điền vào chỗ trống. Lên bảng điền.
Hs
a, Hình tạo thành bởi 3 đoạn thẳng MN, NP, PN khi M, N, P không thẳng hàng được gọi là tam giác MNP.
b, Tam giác TUV là hình gồm 3 đoạn thẳng TU, UV, VT trong đó T, U, V không thẳng hàng.
K?
Hs
?
Dựa vào kiến thức nào mà em điền được như vậy?
Dựa vào định nghĩa DABC.
Nhận xét bài làm của bạn?
Hs
Một em đọc lại nội dung hoàn chỉnh của bài 43 (Sgk – 94)
Gv
Ta tiếp tục làm bài 44 (Sgk – 95). (Chiếu đề và phát phiếu học tập)
* Bài tập 44 (Sgk – 95)
Giải
Về nhà hoàn thiện vào vở.
Tb?
Nêu yêu cầu của bài?
Hs
Các nhóm thảo luận và trình bày lời giải trên phiếu học tập.
Hs
Tên tam giác
Tên 3 đỉnh
Tên 3 góc
tên 3 cạnh
ABI
A, B, I
AB, BI, IA
AIC
A, I, C
AI, IC,AC
ABC
A, B,C
AB,BC,CA
Gv
Nhóm nào đã làm xong - Thu phiếu học tập và chiếu đại diện một nhóm trình bày lời giải của nhóm mình - Các nhóm khác nhận xét.
Chiếu bài các nhóm còn lại - Các nhóm khác nhận xét. 
Gv
GV lấy điểm M, N trên hình vẽ tam giác ban đầu đó chính là hình 53. Quan sát H.53 và nghiên cứu thông tin (Sgk – 95) từ “Trên H.53 đến hết điểm ngoài của tam giác” và trả lời câu hỏi: Thế nào là điểm nằm bên trong, điểm nằm bên ngoài tam giác.
K?
Vì sao điểm M được gọi là điểm nằm bên trong tam giác ? 
* Điểm trong, điểm ngoài tam giác (Sgk – 94)
Hs
Điểm M là điểm nằm bên trong tam giác vì nằm trong cả ba góc của tam giác.
Gv
Điểm nằm trong cả ba góc của tam giác là điểm nằm bên trong tam giác (điểm trong của tam giác)
K?
Vì sao điểm N gọi được gọi là điểm nằm bên ngoài tam giác? 
Hs
Điểm N là điểm nằm bên ngoài tam giác vì điểm N không nằm trong tam giác, không nằm trên cạnh nào của tam giác. 
Gv
Điểm N không nằm trong tam giác, không nằm trên cạnh nào của tam giác là điểm nằm bên ngoài tam giác (điểm ngoài của tam giác)
Tb?
Hs
Lấy điểm P là điểm trong tam giác, lấy điểm Q là điểm ngoài tam giác.
Lên bảng.
K?
Hs
Ta có thể lấy được bao nhiêu điểm trong, điểm ngoài của tam giác?
Vô số
Gv
(Chiếu hình vẽ). Các em quan sát hình vẽ. 
K?
Hs
Điểm K có là điểm trong hay điểm ngoài của DDEF không? Vì sao? 
Không, vì điểm K nằm trên cạnh EF của DDEF.
Gv
Trong trường hợp này ta nói điểm K nằm trên tam giác.
K?
Hs
Nếu điểm S nằm ở vị trí sau (Chấm điểm S). Điểm S có là điểm trong hay điểm ngoài của D DEF không? Vì sao?
Không vì điểm S trùng đỉnh D của tam giác.
Gv
Như vậy các đỉnh của tam giác không là điểm trong hay điểm ngoài của tam giác. Giới thiệu miền trong, miền ngoài của tam giác. Ta đã biết khái niệm tam giác, vậy muốn vẽ một tam giác ta làm thế nào ® Phần 2 
Gv
Tb?
Cả lớp nghiên cứu nội dung ví dụ. 
Ví dụ cho biết gì, yêu cầu gì?
2. Vẽ tam giác. (13’) 
* Ví dụ: Vẽ ABC biết:
 BC = 4cm; AB = 3cm; 
 AC = 2cm
K?
Để vẽ DABC khi biết độ dài ba cạnh ta cần xác định những yếu tố nào?
Gv
Ghi bảng động (Hỏi - phân tích) 
Giải.
?
Vẽ DABC ® ba đỉnh A, B, C ® Độ dài ba cạnh BC = 4 cm, AB = 3 cm, AC = 2 cm
+ Cách vẽ: 
- Vẽ đoạn thẳng BC = 4cm
- Vẽ cung tròn tâm B, bán kính 3 cm.
- Vẽ cung tròn tâm C, bán kính 2 cm.
- Lấy 1 giao điểm của 2 cung trên là A.
- Vẽ đoạn thẳng AB, AC có ABC
Tb?
Hs
Để xác định ba đỉnh A, B, C ta dựa vào đâu? 
Dựa vào độ dài đoạn thẳng BC, AB, AC 
Tb?
Hs
Ta đã biết cách vẽ độ dài đoạn thẳng. Giả sử ta đã vẽ cạnh BC = 4 cm thì ta xác định được đỉnh nào?
Đỉnh B, C.
K?
Hs
Cần phải xác định đỉnh A. Vậy đỉnh A phải thoả mãn điều kiện gì?
Đỉnh A cách đỉnh B một khoảng bằng 3 cm, cách đỉnh C một khoảng bằng 2 cm.
K?
Hs
Vậy đỉnh A thuộc đường nào?
Theo định nghĩa đường tròn thì điểm A thuộc cung tròn tâm B bán kính 3 cm, cung tròn tâm C bán kính 2 cm.
K?
Hs
Vậy đỉnh A vừa thuộc cung tròn tâm B, vừa thuộc cung tròn tâm C thì điểm A nằm ở đâu? 
.... Giao điểm hai cung tròn tâm B, C
Gv
Cứ 1 cm trong đề bài, cô giáo vẽ ứng với 10 cm trên bảng. Trong vở các em vẽ đúng đơn vị theo đề bài. (Gv và Hs cùng làm).
?
Hs
Vẽ DABC bước đầu tiên ta phải làm gì? 
Vẽ đoạn thẳng BC.
Gv
Hướng dẫn HS vẽ đoạn thẳng BC bằng thước thẳng hoặc com pa.
?
Bước tiếp theo? 
Gv
Vì bài toán chỉ yêu cầu vẽ một tam giác nên khi vẽ hai cung tròn ta xét trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa cạnh BC. Gọi A là một giao điểm của hai cung trên.
Liệu có còn điểm A nào thoã mãn điều kiện trên nếu ta vẽ cung tròn tâm B và cung tròn tâm C trên cả hai nửa mặt phẳng bờ BC. Để trả lời được câu hỏi đó chúng ta xét tiếp ở các lớp sau.
Tb?
Khi xác định được đỉnh A bước tiếp theo ta phải làm gì? 
Gv
Vẽ đoạn thẳng AB, AC ta được DABC cần vẽ.
Tb?
DABC vừa vẽ được thoã mãn yêu cầu của bài toán chưa? (Đã thoã mãn). 
Gv
Ta có thể vẽ các đoạn thẳng AB, AC trước về nhà các em thực hiện tương tự, nhưng thường vẽ cạnh có độ dài lớn nhất trước .
Gv
Chốt lại: Vẽ tam giác khi biết độ dài 3 cạnh bằng thước và com pa ta vẽ hình theo đúng trình tự: Vẽ trước một cạnh - Xác định đỉnh thứ ba của tam giác dùng com pa. 
c. Củng cố - Luyện tập: (6’)
Gv
Hs
Áp dụng làm bài tập sau: Vẽ một DDEF biết DE = 5 cm; DF = 4 cm; EF = 4 cm 
Nghiên cứu bài. 
3. Luyện tập:
* Bài tập: 
Vẽ một DDEF biết DE = 5cm; DF = 4 cm; EF = 4 cm. 
Giải
 D
 F
 E F
+ Cách vẽ: 
- Vẽ đoạn thẳng EF = 4cm
- Vẽ cung tròn tâm E, bán kính 5 cm.
- Vẽ cung tròn tâm F, bán kính 4 cm.
- Lấy 1 giao điểm của 2 cung trên là D.
- Vẽ đoạn thẳng DE, DF có DEF
Tb?
Bài toán cho biết cho biết gì? Yêu cầu gì? 
Gv
?
Tương tự như ví dụ mẫu - Một em lên bảng, dưới lớp vẽ vào vở. 
Nhận xét bài của bạn.
K?
DDEF vẽ được có thoả mãn yêu cầu của bài không?
K?
Hs
DDEF có gì đặc biệt?
Có DE = DF = 4 cm
Gv
Vậy DDEF là tam giác gì? Sau này chúng ta nghiên cứu tiếp. 
Gv
Gv
Hôm nay chúng ta đã nghiên cứu xong bài tam giác. Vậy trong thực tế các vật dụng có hình dạng tam giác có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày, trong kiến trúc, trong kỹ thuật như eke, móc áo, một số thiết bị, chi tiết máy, kèo nhà... 
Qua bài học hôm nay các em cần nhớ khái niệm tam giác, điểm trong, điểm ngoài của tam giác - Cách vẽ tam giác khi biết độ dài ba cạnh.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2')
 	- Ôn lại định nghĩa tam giác, điểm trong, điểm ngoài của tam giác. 
 	- Các cách đọc tên và kí hiệu tam giác. Cách vẽ tam giác khi biết độ dài ba cạnh 
 	- BTVN : Bài 45, 46, 47 (Sgk – 95).
 	- Hướng dẫn bài tập 47 (Sgk – 95): Cách giải bài tập này tương tự như ví dụ mẫu vẽ tam giác khi biết độ dài ba cạnh. 
 	- Ôn toàn bộ lí thuyết chương II. 
- Tiết sau: “Ôn tập chương II”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 26.doc