Giáo án lớp 8 môn Hóa học - Tuần 1 đến tuần 9

Giáo án lớp 8 môn Hóa học - Tuần 1 đến tuần 9

Kiến thức: Học sinh cần biết:

- Thế nào là hoá học, sự biển đổi của chất và ứng dụng của chúng.Hoá học là một môn học bổ ích và quan trọng.

- Cách nhận ra tính chất của chất, mỗi chất có những tính chất nhất định.

- Phân biệt được chất và hổn hợp.

Kỹ năng:

- Rèn cho học sinh kỹ năng làm quen với các thuật ngữ hoá học đơn giản, biết cách nhận biết, quan sát hiện tượng.

Thái độ:

- Giáo dục học sinh biết vận dụng hiểu biết để phân biệt, sử dụng, ứng dụng chất thích hợp.

 

doc 30 trang Người đăng levilevi Lượt xem 981Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Hóa học - Tuần 1 đến tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§01: MỞ ĐẦU MÔN HOÁ HỌC LỚP 8.
I/- Mục tiêu bài học:
Kiến thức: Học sinh cần biết:
-	Thế nào là hoá học, sự biển đổi của chất và ứng dụng của chúng.Hoá học là một môn học bổ ích và quan trọng.
-	Cách nhận ra tính chất của chất, mỗi chất có những tính chất nhất định.
-	Phân biệt được chất và hổn hợp.
Kỹ năng:
-	Rèn cho học sinh kỹ năng làm quen với các thuật ngữ hoá học đơn giản, biết cách nhận biết, quan sát hiện tượng.
Thái độ:
-	Giáo dục học sinh biết vận dụng hiểu biết để phân biệt, sử dụng, ứng dụng chất thích hợp.
II/- Chuẩn bị:
-	GV: - Thí nghiệm như sgk.( dụng cụ nung nóng lưu huỳnh).
-	PP: - Quan sát thí nghiệm, nhận xét thí nghiệm, trả lời câu hỏi.
-	HS: - xem trước bài học, chuẩn bị nội dung.
III/- Tiến trình lên lớp:
- Ổn định tổ chức (01’)
- Kiểm tra bài (05’)
	- Nêu cách tiến hành thí nghiệm chứng tỏ chất biến đổiàcho biết Hoá học là gì?
- Giới thiệu (01’)
- Hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Hoá học là gì . (16’)
Nêu vấn đề cho HS trả lời câu hỏi.
- Những vật thể chúng ta tiếp xúc hằng ngày có phải là chất không?
- Chất và vật thể có gì khác nhau ?
- Hãy quan sát và kể tên các vật thể xung quanh ta?
Nhận xét và cho HS kết luận.
- Chất có ở đâu ?
(chất có sẳn trong tự nhiên và do điều chế.Chất cấu tạo nên vật thể)
Quan sát và lắng nghe.
chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm.
*TN1:
* Cho dd NaOH vào dd CuSO4.
* Cho viên kẽm vào dd HCl.
* Nhận xét hiện tượng: ( *tạo chất mới không tan trong nước; * tạo chất khí sủi bọt và dung dịch mới.)
Kết luận nội dung.
1/- Thí nghiệm:
* Dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4.
* Kẽm (Zn) vào dung dịch HCl.
2/- Quan sát, nhận xét:
* Tạo chất mới không tan ( kết tủa).
* Tạo dung dịch mới có hiện tượng sủi bọt khí.
3/- Kết luận:
Hoá học là môn khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi của chất và ứng dụng của chúng.
* Hoạt động 2: Vai trò của Hoá học trong đời sống chúng ta. (10’)
Nêu câu hỏi cho HS thảo luận trả lời;
nhận xét và điều chỉnh.
Cho HS kết luận về vai trò về Hoá học ?
Đọc thông tin, thảo luận nhóm trả lời:
- dao, búa, ghế,
- nước tẩy, vôi,
- sgk, thước,.
Nhóm nhận xét, bổ sung nội dung.
* Hoá học có vai trò rất lớn trong đời sống của chúng ta, làm đồ dùng thiết yếu , sx nn, sản phẩm công nghiệp,.
* Hoạt động 3: Cần làm gì để học tốt môn hoá học. (13’)
Cho HS đọc mục 1 sgk. Trả lời:
- Các hoạt động cần làm khi học môn hoá học?
giảng giải thêm cho HS.
(-TN,quan sát các hiện tượng,trảlời câu hỏi, làm bài tập,học thuộc các nội dung).
Cho HS đọc nội dung mục 2 sgk.
- Làm thế nào để học tốt môn Hoá học?
nhận xét và hướng dẩn cho HS kết luận nội dung.
Yêu cầu HS đọc phàn ghi nhớ.
đọc thông tin mục 1 sgk. (07)
Thu thập thông tin, vận dụng ghi nhớ.
trả lời các câu hỏi.
lắng nghe.
kết luận, 
Ghi nội dung.
Đọc thông tin mục 2 sgk. (6’)
trả lời câu hỏi :
nhận xét và bổ sung,
Lắng nghe và kết luận.
Ghi nội dung.
đọc phần ghi nhớ. ( 1 – 2 HS đọc )
* Khi học môn Hoá học cần chú ý: 
-Tìm kiếm, phát hiện kiến thức.
- Xử lý thông tin.
- Vận dung phần ghi nhớ.
* Để học tốt môn Hoá học cần phải 
- Biết làm thí nghiệm, quan sát và nhận xét các hiện tượng.
- Hứng thú, say mê, chủ động học tập có suy luận, tư duy.
- Nhớ có chọn lọc, tham khảo thêm ở sgk.
IV/- Củng cố: ( 03’)
Cho HS trả lời các nội dung:
Hoá học là gì?
Vai trò của môn Hoá học trong đời sống chúng ta?
Cần làm gì để học tốt môn Hoá học?
V/- Dặn dò : (01’)
Học bài và làm bài tập về nhà.
Chuẩn bị trước bài học tiếp theo.
* Rút kinh nghiệm:
Tuần : 01
Tiết : 02
Ngày : 15/08/2009
CHƯƠNG I:
CHẤT – NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ.
§02: CHẤT.
I/- Mục tiêu bài học:
Kiến thức: Học sinh cần biết:
-	Phân biệt được vật thể tự nhiên và nhân tạo, vật liệu và chất. Biết vật thể tự nhiên được hình thành từ các chất, nhân tạo được hình thành từ vật liệu. 
-	Nhận ra tính chất của chất, mỗi chất có những tính chất nhất định.
-	Phân biệt được chất và hổn hợp.
Kỹ năng:
-	Rèn cho học sinh kỹ năng làm quen với những thuật ngữ hoá học đơn giản, nhận biết và quan sát.
Thái độ:
-	Giáo dục học sinh có ý thức vận dụng hiểu biết đẻ phân biệt,sử dụng và ứng dụng chất thích hợp.
II/- Chuẩn bị:
-	GV: - Thí nghiệm như sgk.(dụng cụ hoá chất để nung nóng lưu huỳnh)
-	PP: - Quan sát ,nhận xét, thảo luận và trả lời câu hỏi.
-	HS: - xem trước bài học, chuẩn bị nội dung.
III/- Tiến trình lên lớp:
- Ổn định tổ chức (01’)
- Kiểm tra bài (04’)
	-Nêu cách tiến hành TN chứng tỏ chất biến đổi,cho biết Hoá học là gì?
- Giới thiệu (01’)
- Hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Chất có ở đâu. (12’)
Nêu vấn đề cho HS trả lời:
- Những vật thể chúng ta sử dụng hàng ngày có phải là chất không?
- Chất và vật thể có gì khác nhau ?
- Hãy quan sát và kể các vật thể xung quanh ta?
Nhận xét và cho ví dụ để HS nhận xét:
- Kéo cắt giấy thành phần có nhựa và sắt tạo ra. (đâu là vật thể, đâu là vật liệu, chất, hổn hợp nhiều chất?)
HS kết luận.
Giảng giải thêm.
Lắng nghe, tham khảo thông tin.
Thảo luận nhóm, trả lời các nội dung.
Đại diện nhóm trả lời.
nhận xét bổ sung.
Quan sát ví dụ.
Trả lời câu hỏi.
Kết luận về chất.
* Chất có ở khắp nơi, nơi đâu có vật thể là ở đó có chất.
 VD: Viết, ghế, bàn, nước biển,.
* Hoạt động 2: Tính chất của chất. (22’)
a/- Mỗi chất có những tính chất nhất định: (11’)
* Mỗi chất có một tính chất nhất định thể hiện qua tính chất vật lý và tính chất hoá học.
* Để nhận biết tính chất của chất ta phải quan sát, dùng dụng cụ đo và phải làm thí nghiệm.
Hiện nay có rất nhiều chất, chúng có tính chất riêng biệt;( trạng thái, khả năng phân huỷ, tính nóng chảy,) 
Nêu vấn đề cho HS:
- Hãy kể ra những tính chất của sắt, nước?
Giải thích về tính chất VL, Hoá học.
Làm thí nghiệm đun nóng lưu huỳnh.
Cho HS nhận xét hiện tượng.
- Làm thế nào để biết được tính chất của chất?
Lắng nghe
 Đọc thông tin.
Trả lời câu hỏi.
nhận xét và bổ sung.
Lắng nghe.
Quan sát thí nghiệm.
 nhận xét hiện tượng xãy ra.
Trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi.
b/- Hiểu biết tính chất của chất có lợi gì: (11’)
* Giúp phân biệt chất này với chất khác, hay là nhận biết được các chất.
* Biết cách sử dụng đúng chất.
* Biết cách ứng dụng đúng chất vào trong đời sống và sản xuất.
Nêu vấn đề cho HS
-Làm thế nào để phân biệt được cồn và nước?
-A xít là chất độc, dễ gây cháy, bỏng, khi sử dụng chúng ta phải làm như thế nào?
-Tại sao làm vỏ, ruột xe bằng cao su?
- Những ứng dụng trên đều phải dựa vào điều gì của chất?
- Hiểu biết tính chất của chất có lợi ích gì?
Bổ sung thêm.
Thảo luận nhóm trả lời.
đại diện nhóm trình bày.
Nhóm khác bổ sung, nhận xét.
-Cháy và không cháy.
-Cẩn thận khi sử dụng, để xa tầm tay trẻ em.
- Tính đàn hồi cao, chịu mài mòn,..
- Phân biệt chất, biết cách sử dụng, biết ứng dụng của từng chất.
IV/- Củng cố: ( 03’)
Cho HS trả lời các nội dung:
- Tìm ra hai ví dụ về vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo?
- Tại sao nói được ở đâu có vật thể là ở đó có chất?
Kể ra hai loại vật thể làm bằng:Nhôm, thuỷ tinh, chất dẽo ?
V/- Dặn dò : (01’)
Học bài và làm bài tập về nhà.
Chuẩn bị trước bài học tiếp theo.
* Rút kinh nghiệm:
 Ký duyệt của Tổ trưởng
Tuần : 02
Tiết : 03
Ngày : 20/08/2009
CHƯƠNG I:
CHẤT – NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ.
§02: CHẤT. (tiếp theo)
I/- Mục tiêu bài học:
Kiến thức: Học sinh cần biết:
-	Phân biệt được chất và hổn hợp.
-	Nước tự nhiên là hổn hợp, nước cất là tinh khiết.
-	Dựa vào tính chất vật lý để tách chất ra khỏi hổn hợp.
Kỹ năng:
-	Rèn cho học sinh kỹ năng làm thí nghiệm đơn giản, quan sát và tổng hợp.
Thái độ:
-	Giáo dục học sinh có ý thức yêu thích bộ môn.
II/- Chuẩn bị:
-	GV: - Thí nghiệm như sgk.(dụng cụ hoá chất để tách muối ra khỏi hổn hợp nước muối)
-	PP: - Quan sát ,nhận xét, thảo luận và trả lời câu hỏi.
-	HS: - xem trước bài học, chuẩn bị nội dung.
III/- Tiến trình lên lớp:
- Ổn định tổ chức (01’)
- Kiểm tra bài (04’)
	-Giải bài tập sgk: số
- Giới thiệu (01’)
- Hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
* Hoạt động 3: Hổn hợp và chất tinh khiết. (12’)
a/- Hổn hợp: (07’)
* Hổn hợp là hai hay nhiều chất trộn lẩn vào nhau;
 VD :
 Nước ao, nước sông,
Cho HS quan sát chai nước cất và nước khoáng.
-Hãy so sánh thành phần và chất ghi trên vỏ chai? 
Giảng giải:
(Nước khoáng là nguồn nước trong tự nhiên, nước cất là được trưng cất từ nước tự nhiên)
- Trong tự nhiên còn có những nguồn nước nào?
-Hãy giải thích về thành phần của nước khoáng và nước cất ?
Nước khoáng là hổn hợp, nước cất là chất tinh khiết.
Cho HS kết luận nội dung.
Quan sát 
 Trả lời câu hỏi.
nhận xét và bổ sung.
Lắng nghe.
Tham khảo thông tin, kết kiến thức bản thân, trả lời .
-nước sông, biển , suối, ao hồ,..
-nước khoáng có nhiều pha trộn, nước cất không lẩn chất khác.
Bổ sung, kết luận nội dung.
b/- Chất tinh khiết: (05’)
* Chất tinh khiết là chất không thể lẩn chất nào khác.
* Chất tinh khiết có những tính chất nhất định không đổi.
Nêu vấn đề cho HS
-Khi trưng cất bất kỳ thứ nước tự nhiên nào ta thu được loại nước nào?
- Làm thế nào để khẳng định một chất là tinh khiết?
Bổ sung thêm.
Kết hợp thông tin, lắng nghe và trả lời;
-Nước cất..Chất có tính chất nhất định, không đổi
- Chất phải tinh khiết mới có tính chất nhất định.
Nhận xét 
Kết luận nội dung.
* Hoạt động 4: Tách chất ra khỏi hổn hợp. (10’)
Hướng dẩn HS làm thí nghiệm.
-Dựa vào tính chất nào của muối và nước để táchmuối ra khỏi hổn hợp nước muối?
Nhận xét hiện tượng thí nghiệm.
kết luận nội dung.
Lắng nghe và quan sát.
Trả lời: dựa vào nhiệt độ sôi của các chất.
Tiến hành thí nghiệm.
Trình bày kết quả.
Kết luận nội dung.
* Thí nghiệm :
( trình bày theo sgk)
* Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý ta có thể tách một chất ra khỏi hổn hợp.
* Hoạt động 5: Bài tập áp dụng. (13’)
Cho HS đọc và làm bài tập sgk: số 3,5,6 trang 11sgk.
Gợi ý, nhận xét và điều chỉnh, sửa chữa bài cho các em.
Số 3/11.
Số 5/11.
Số 6/11.
Điều chỉnh: 
- CO2 thoát ra làm đục nước vôi trong.
- Mối liên quan giữa khí CO2 và hơi thở.
Nhắc HS xem lại bài toán.
Đọc và phân tích đề, 
Thảo luận nhóm làm bài tập.
đại diện nhóm trình bày.
nhận xét, bổ sung.
Nêu lại tính chất vật lý và tính chất hoá học của chất,
Liên hệ thực tế. 
* 3/11.
Chất
Vật thể
A
nước
Cơ thể
B
Than chì
Bút chì
C
chất dẽo , đồng
Dây điện
D
Xenlulozo,nilon,sắt, nhôm, cao su.
vải, áo quần
Xe đạp.
* 5/11.
.trạng thái,màu sắc,nhiệt độ sôi, nóng chảy, khối lượng riêng, làm thí nghiệm.
* 6/11.
Hơi thở của chúng ta thổi vào cốc nước ... 
* Hoạt động 4: Luyện tập : (17’)
Gv nêu vấn đề cho nhóm HS thảo luận hoàn thành các nội dung:
 1/- Trình bày ý nghĩa hóa học của các công thức sau:
Na2CO3, HCl, NaCl, H2SO4,
H2O, Al2O3, 
2/- Hoàn thành bài tập 1,2,4 sgk?
3/- Hoàn thành bài tập 3,sgk?
Nhóm học sinh trình bày và nhận xét.
GV điều chỉnh cho học sinh.
1/- 
Na2CO3 : 2 ntử Na, 1ntử C, 3ntử O.
PTK của Na2CO3 bằng:
2. 23 + 12 + 3.16 = 106 đvC.
3/- 
CaO, PTK = 40+ 16 = 56 đvC.
NH3 , PtK = 14 + 3.1 = 17 đvC.
CuSO4 , PTH=64+32+4.16=160đvC.
4/- 
5Cu : 5 ntử đồng.
2 NaCl : 2 phân tử muối ăn.
3 CaCO3 : 3 phân tử canxicacbonat.
IV- Củng cố : (3’)
GV nhắc lại nội dung bài cho HS nắm.
Cho HS đọc ghi nhớ.
V- Dặn dò : (1’)
Học sinh học bài , làm bài.
Xem trước bài tiếp theo, chuẩn bị nội dung trả lời.
* Rút kinh nghiệm :
Tuần : 07
Tiết : 13
Ngày : 29/09/2009
	Bài 10§: HÓA TRỊ.
I/- Mục tiêu bài học:
Kiến thức: Học sinh cần biết:
-	Biết được hóa trị của nguyên tố( nhóm nguyên tử) là số biểu thị sự liên kết của các nguyên tử( nhóm nguyên tử), được xác định theo hóa trị của H ( 1đơn vị), O (2 đơn vị).
- Hiểu rõ và vận dung được qui tắc hóa trị trong hợp chất hai nguyên tố.
Kỹ năng:
Rèn cho học sinh kỹ năng ghi công thức hóa học, biết rõ ký hiệu, tên nguyên tố.
Biết viết đúng công thức hóa học.
Biết cách tính hóa trị của nguyên tố hay nhóm nguyên tố, khi biết công thức hay hóa trị của nguyên tố.
Thái độ :
- Tạo hứng thú say mê học tập bộ môn cho HS.
- Giáo dục Hs có ý thức làm việc khoa học.
II/- Chuẩn bị:
-	GV: - Mô hình phân tử, thông tin sgk.
-	PP: - Quan sát, nhận xét, thảo luận trả lời câu hỏi.
-	HS: - xem trước bài học, chuẩn bị nội dung.
III/- Tiến trình lên lớp:
- Ổn định tổ chức (01’)
- Kiểm tra bài (0’)
- Giới thiệu (01’)
- Hoạt động dạy học:
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
* Hoạt động 1: Hóa trị của nguyên tố được xác định như thế nào: (15’)
1/- Cách xác định:
Qui ước:
- Nguyên tử hidrô có hóa trị I, nguyên tử nguyên tố khác liên kết được với mấy nguyên tử hidrô thì có hóa trị bằng bấy nhiêu.
Ví dụ: CTHH; 
H2O, HCl, NH3, H2SO4, H2S,..
O(II), Cl(I), N(III), SO4 (II), S (II),..
Dựa vào hóa trị của nguyên tử Oxi bằng II, để xác định hóa trị của nguyên tố khác.
Ví dụ : các công thức; Na2O, CO2, SO3.
Na(I), C (IV), S (VI).
Công thức : H2Oó HOH=> OH (I).
 HS quan sát mô hình phân tử nước(H2O), HCl, H2S, H2SO4, H3PO4, NH3.
Yêu cầu HS nhận xét về sự khác nhau về nguyên tử hidrô trong các công thức?
GV thông báo; theo qui ước chọn hóa trị của H là 1 đơn vị, hóa trị của nguyên tố O là 2 đơn vị; dựa vào đó để nhận biết hóa trị của một số nguyên tố khác.
HS tiến hành xác định hóa trị của các nguyên tố theo yêu cầu.
- Vậy hóa trị của nguyên tố là gì?
GV nhận xét và cho HS kết kuận nội dung.
2/- Kết luận :
HS trình bày kết luận và bổ sung.
GV điều chỉnh cho HS.
- Hoá trị là số biểu thị khả năng liên kết nguyên tử của nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác.
- Hoá trị của nguyên tố được xác định theo hoá trị của H=I và O=II.
* Hoạt động 2: Qui tắc hóa trị : (15’)
HS đọc thông tin sgk.và quan sát công thức của hợp chất hai nguyên tố: A,B. ; Công thức : AaxBby .
 a,b; là hoá trị của nguyên tố.
 x,y là chỉ số nguyên tử của nguyên tố.
HS hoàn thành yêu cầu bảng trang 36
 x .a ? y . b ( = )
HS phát biểu ; Qui tắc hóa trị ?
Bổ sung.
GV nhắc lại nội dung cho HS nắm.
Công thức hợp chất hai nguyên tố:
 AaxBby .
 a,b; là hoá trị của nguyên tố.
 x,y là chỉ số nguyên tử của nguyên tố.
 ta có : a.x = b.y
Qui tắc :
 Trong công thức hoá học hợp chất hai nguyên tố: “tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố này bằng với tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố kia”.
Ví dụ: 
Fe2O3 : III . 2 = II . 3
Vận dụng : (09’)
GV cho HS thảo luận nhóm làm bài và trình bày, nhận xét, bổ sung.
1/- Tính hóa trị của nguyên tố: Al, Cu trong công thức; AlCl3, Cu(OH)2.
2/- Tính hóa trị của nguyên tố:Fe, S trong CT ; SO3, SO2, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.
Bài làm:
1/- AlaCl3I ; theo qui tắc hóa trị : a.1 = I. 3 => a = 3. Vậy Al có hóa trị III.
Các bài khác làm tương tự.
IV- Củng cố : (3’)
GV nhắc lại nội dung bài cho HS nắm.
Cho HS đọc ghi nhớ.
V- Dặn dò : (1’)
Học sinh học bài , làm bài.
Xem trước bài tiếp theo, chuẩn bị nội dung trả lời.
* Rút kinh nghiệm :
 Ký duyệt của Tổ trưởng
Tuần : 08
Tiết : 14
Ngày : 09/10/2009
Bài 10§: HÓA TRỊ. ( tiếp theo)
I/- Mục tiêu bài học:
Kiến thức: Học sinh cần biết:
-	Nắm vững khái niệm hóa trị và qui tắc hóa trị .
- Hiểu rõ và vận dung được qui tắc hóa trị trong hợp chất hai nguyên tố.
- Lập được công thức hóa học của các chất theo qui tắc hóa trị.
Kỹ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng 
Biết viết đúng công thức hóa học.
Biết cách tính hóa trị của nguyên tố hay nhóm nguyên tố, khi biết công thức hay hóa trị của nguyên tố.
Lập công thức và tính được hóa trị.
Thái độ :
- Tạo hứng thú say mê học tập bộ môn cho HS.
- Giáo dục Hs có ý thức làm việc khoa học.
II/- Chuẩn bị:
-	GV: - Nội dung bài học và bài tập sgk.
-	PP: - Quan sát, nhận xét, thảo luận trả lời câu hỏi.
-	HS: - xem trước bài học, chuẩn bị nội dung.
III/- Tiến trình lên lớp:
- Ổn định tổ chức (01’)
- Kiểm tra bài (05’)
	- Học sinh làm bài tập 3b, 4a?
Nhận xét và cho điểm;
- Giới thiệu (01’)
- Hoạt động dạy học:
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
* Hoạt động 3: Lập công thức theo qui tắc hóa trị: (17’)
Gv nêu vấn đề và hướng dẩn cho HS lập công thức.
- Từ công thức đã xác định được hóa trị của Al trong công thức AlaCl3, dựa vào qui tắc hóa trị => Al có hóa trị III
Cách làm:
AlaCl3I ; theo qui tắc hóa trị :
 a.1 = I. 3 => a = 3. Vậy Al có hóa trị III.
- Hãy nêu cách lập công thức theo hóa trị?
Ví dụ: Lập công thức của o xít nhôm; với nhôm(Al) có hóa trị III. 
. 
Theo qui tắc hóa trị: III.x = II.y
 x/y = II/III => x =2, y = 3.
Vậy công thức: Al2O3.	
Cách lập công thức:
Công thức chung: AaxBby.
Theo qui tắc hóa trị:
 a .x = b .y 
Tỉ lệ: 
a,b là số tối giản.
Công thức: AbBa.
Ví dụ: Lập công thức của o xít nhôm; với nhôm(Al) có hóa trị III. 
. 
Theo qui tắc hóa trị: III.x = II.y
 X / y = II / III => x =2, y = 3.
Vậy công thức: Al2O3.	
* Hoạt động 3: Bài tập : (17’)
Nhóm học sinh thảo luận làm bài tập:
Số 5, số 6;sgk.
Nhóm học sinh trình bày;
Lập công thức của:
P (III), H (I).
Ca (II), NO3 (I).
Fe(III),O(II).
Chỉ ra công thức đúng:
MgCl , CaCl, Na2O, KO.
Nhận xét và bổ sung.
GV điều chỉnh thêm cho HS.
Bài tập 5:
PH3.
Ca(NO3)2.
Fe2O3.
Bài tập 6:
MgCl => MgCl2.
KO => K2O.
CaCl => CaCl2.
IV- Củng cố : (3’)
GV nhắc lại nội dung bài cho HS nắm.
Cho HS đọc ghi nhớ.
V- Dặn dò : (1’)
Học sinh học bài , làm bài.
Xem trước bài tiếp theo, chuẩn bị nội dung trả lời.
* Rút kinh nghiệm :
Tuần : 08
Tiết : 15
Ngày : 09/10/2009
	Bài 11§: LUYỆN TẬP 2.
I/- Mục tiêu bài học:
Kiến thức: Củng cố cho học sinh:
-	Các khái niệm và cách ghi, ý nghĩa của công thức hóa học và qui tắc hóa trị
- Hiểu rõ và vận dung được qui tắc hóa trị trong hợp chất hai nguyên tố.
Kỹ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng
ghi công thức hóa học, biết rõ ký hiệu, tên nguyên tố.
Biết viết đúng công thức hóa học.
Biết cách tính hóa trị của nguyên tố hay nhóm nguyên tố, khi biết công thức hay hóa trị của nguyên tố.
Thái độ :
- Tạo hứng thú say mê học tập bộ môn cho HS.
- Giáo dục Hs có ý thức làm việc khoa học.
II/- Chuẩn bị:
-	GV: - Nội dung kiến thức bài học.
-	PP: - Quan sát, nhận xét, thảo luận trả lời câu hỏi.
-	HS: - xem trước bài học, chuẩn bị nội dung.
III/- Tiến trình lên lớp:
- Ổn định tổ chức (01’)
- Kiểm tra bài (0’)
- Giới thiệu (01’)
- Hoạt động dạy học:
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
* Hoạt động 1: Chất được biểu diển bằng công thức hóa học: (13’)
GV nêu vấn đề cho HS trả lời các câu hỏi:
- Chất được biểu diển bằng công thức hóa học như thé nào?
- Các dạng biểu diển công thức của đơn chất?
- Các dạng biểu diển công thức của hợp chất?
- Cho ví dụ minh họa?
- Hãy nêu ý nghĩa của công thức hóa học? cho ví dụ?
Nhận xét và bổ sung.
a/- Đơn chất:
A : đơn chất kim loại và một số phi kim
Ví dụ: Ca, C, S, Al,P,..
An : đơn chất phi kim; H2, Cl2, O2,
b/- Hợp chất:
AxBy : CuO, Al2O3, NO2,
AxByCz : H2SO4, CaCO3, C12H22O11,
c/- Ý nghĩa của công thức hóa học:
 Công thức hóa học cho biết;
+ số nguyên tố tạo nên chất.
+ số nguyên tử của từng nguyên tố.
+ phân tử khối của chất.
* Hoạt động 2: Qui tắc hóa trị : (12’)
HS phát biểu;
- Qui tắc hóa trị?
 HS viết lại qui tắc theo công thức tổng quát; AaxBby .?
GV nhắc lại nội dung cho học sinh nắm.
HS áp dụng qui tắc hóa trị tiến hành lập công thức hóa học;
Cu (II), NO3 (II).
Al (III), SO4 (II).
HS trình bày và nhận xét.
GV điều chỉnh cho HS.
a/- Qui tắc hóa trị:
AaxBby . a,b là hóa trị của A,B.
 x,y là chỉ số nguyên tử của A,B.
theo qui tắc hóa trị: a .x = b .y
 => AbBa.
b/- Lập công thức hóa học:
Al (III), SO4 (II).
CTTQ : AlIIIx(SO4)IIy.
Theo qui tắc hóa trị: III . x = II . y
 Al2(SO4)3.
* Hoạt động 2: Bài tập : (15’)
GV nêu vấn đề cho nhóm học sinh thảo luận và trình bày các bài tập;
1 à4 sgk trang 41.
1- Tìm hóa trị của nguyên tố trong công thức: Cua(OH)I2 .
2- Chọn công thức đúng của XY;
XO, YH3 .
3- Sắt có hóa trị trong công thức Fe2O3. Xác định công thức Fe với SO4 ?
4- Lập công thức hóa học và tính phân tử khối của chất;
GV bổ sung thêm cho HS.
1- Cua(OH)I2.theo qui tắc hóa trị:
a.1 = I .2 => a = 2. vậy Cu (II).
2- 
XO => X (II). YH3 => Y (III).
CTTQ : XIIxYIIIy . theo qui tắc hóa trị :
II . x = III . y 
Công thức: X3Y2 .
3- 
 Fe2(SO4)3 .
IV- Củng cố : (2’)
GV nhắc lại nội dung bài cho HS nắm.
Cho HS đọc ghi nhớ.
V- Dặn dò : (1’)
Học sinh học bài , làm bài.
Xem trước bài tiếp theo, chuẩn bị nội dung kiểm tra 45’,ở tiết 16
 Ký duyệt của Tổ trưởng
* Rút kinh nghiệm :
Tuần : 09
Tiết : 16
Ngày : 16/10/2009
	 KIỂM TRA 45 PHÚT.
I/- Mục tiêu bài học:
Kiến thức: 
-	Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh về: Chất, nguyên tử, phân tử
- Công thức hóa học, hóa trị.
Kỹ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng
Trả lời nhanh, chính xác các câu hỏi.
Làm bài sạch ,gọn đúng và đầy đủ.
Biết cách tính toán, trả lời, làm bài kiểm tra của bộ môn.
Thái độ :
- Tạo hứng thú say mê học tập bộ môn cho HS.
- Giáo dục Hs có ý thức làm việc khoa học.
II/- Chuẩn bị:
-	GV: - Nội dung kiến thức đã học.
-	PP: - Kiểm tra và làm bài.
-	HS: - xem trước bài học, chuẩn bị nội dung.
III/- Tiến trình lên lớp:
Thiết kế bài kiểm tra:	
Nội dung
Mức độ kiến thức và kỹ năng
Tổng
Biết
Hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
 Ký duyệt của Tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • dochoa 8.doc