1. Kiến thức.
- Hệ thống hoá được kiến thức về cấu tạo và chức năng chính của tế bào thực vật, của cơ quan rễ, thân ở cây.
2. Rèn kỹ năng.
Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, vẽ hình, vận dụng kiến thức giải thích được 1 vài hiện tượng trong thực tế.
3. Thái độ.
Yêu thiên nhiên, yêu thích bộ môn.
Ngày soạn: Tiết: 19 Ngày giảng Ôn tập I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Hệ thống hoá được kiến thức về cấu tạo và chức năng chính của tế bào thực vật, của cơ quan rễ, thân ở cây. 2. Rèn kỹ năng. Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, vẽ hình, vận dụng kiến thức giải thích được 1 vài hiện tượng trong thực tế. 3. Thái độ. Yêu thiên nhiên, yêu thích bộ môn. II. Phương pháp. Trực quan, hoạt động nhóm. III. Chuẩn bị của GV-HS. - GV: tranh: cấu tạo tế bào TV, cấu tạo trong miền hút của rễ, cấu tạo trong của thân. - HS: đề cương ôn tập. IV. Tiến trình giờ dạy. 1. ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số.(1’) 2. Kiểm tra bài cũ:( 2’) Kiểm tra đề cương ôn tập của HS. 3. Giảng bài mới. Hoạt động của GV- HS Nội dung Hoạt động 1: Quan sát tranh nêu cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào.( 10’) * Mục tiêu: HS nêu được cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào qua hình vẽ - HS lên chỉ trên tranh các bộ phận và nêu chức năng của từng bộ phận của tế bào thực vật. -> Kết luận -> vẽ hình - Kết luận mô là gì? VD? 1. Tế bào thực vật - Vách tế bào - Màng sinh chất - Chất tế bào - Nhân - Không bào. Hoạt động 2: Phân biệt 2 loại rễ, phân biệt cấu tạo và chức năng các miền của rễ, cấu tạo trong của rễ.(13’) * Mục tiêu: HS nêu được 2 loại rễ chính ( rễ cọc và rễ chùm), xác định được cấu tạo trong, cấu tạo các miền của rễ qua hình vẽ, mô hình. - Tiến hành: hoạt động cá nhân. + Quan sát tranh, chỉ và nêu đặc điểm của 2 loại rễ: cọc và chùm. + Chỉ trên tranh các miền của rễ và chức năng của mỗi miền? -> Kiểm tra các miền của rễ bằng mô hình. 2. Rễ - Có 2 loại rễ chính: rễ cọc và rễ chùm. - Mỗi rễ có 4 miền: + Miền trưởng thành. + Miền hút. + Miền sinh trưởng. + Miền chóp rễ. - HS thảo luận trả lời các câu hỏi: ? Chỉ trên tranh các bộ phận miền hút của rễ, chức năng của mỗi bộ phận -> cấu tạo phù phợp. ? Trình bày thí nghiệm nhu cầu nước, muối khoáng đối với cây-> KL ? Vì sao phải bón đủ phân, đúng loại, đúng lúc? ? Tại sao khi trời nắng nhiệt độ cao cần tưới nhiều nước? Khi trời mưa nhiều, đất ngập nước, cần chống úng cho cây. - GV gọi đại diện trình bày, nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. - Nhu cầu nước và muối khoáng của : khác nhau đối với từng loại cây, các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống của cây. Hoạt động 3: Cấu tạo ngoài, trong của thân, sự vận chuyển các chất.(10’) * HS xác định được cấu tạo ngoài, trong của thân qua hình vẽ, trình bày được thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển các chất. - HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi sau: ? Chỉ trên tranh vẽ: các bộ phận của thân, phân biệt chồi hoa và chồi lá. ? Cấu tạo trong thân non? So sánh cấu tạo trong của rễ? ? Trình bày thí nghiệm chứng minh: nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ . Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây. ? Nhân dân ta thường làm gì để nhân nhanh giống cây ăn quả như: cam, bưởi, nhãn, vải... - GV gọi 1-> 3 HS phát biểu, HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. 3. Thân - Các bộ phận của thân cây - Cấu tạo trong thân non - Sự vận chuyển các chất trong thân 4. Kết luận chung:(3’) - Mỗi tế bào thực vật đều gồm 5 bộ phận chính. - Các cơ quan của cây đều được cấu tạo bằng tế bào - Rễ, thân cây có cấu tạo phù hợp với chức năng của chúng. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau: (2’) Học, ôn và hoàn thành bài ôn tập, tiết 20 kiểm tra. V. Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: