Giáo án môn Sinh học 6 - Tuần 1 đến tuần 12

Giáo án môn Sinh học 6 - Tuần 1 đến tuần 12

Các mục tiêu cần đạt.

- Kiến thức: hs nêu được đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống, phân biệt được vật sống và vật không sống.

- Kỹ năng: rèn kỹ năng tìm hiểu đời sống, hoạt động của sinh vật.

- Thái độ: giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu thích môn học.

2. Chuẩn bị:

- Giáo viên: tranh vẽ các nhóm sinh vật, các đồ vật trong đơì sống sinh hoạt.

- Học sinh: đọc, chuẩn bị bài 1 – trang 5 sgk.

II. Tiến trình bài giảng.

1. Ổn định tổ chức: kiểm diện sĩ số.

2. Kiểm tra: sách vở ,đồ dùng học tập bộ môn

doc 44 trang Người đăng levilevi Lượt xem 994Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sinh học 6 - Tuần 1 đến tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Tuần 1 – Tiết 1.
Ngày giảng:	 Đặc điểm của cơ thể sống
I. Mục tiêu.
1. Các mục tiêu cần đạt.
- Kiến thức: hs nêu được đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống, phân biệt được vật sống và vật không sống.
- Kỹ năng: rèn kỹ năng tìm hiểu đời sống, hoạt động của sinh vật. 
- Thái độ: giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu thích môn học.
2. Chuẩn bị:
- Giáo viên: tranh vẽ các nhóm sinh vật, các đồ vật trong đơì sống sinh hoạt.
- Học sinh: đọc, chuẩn bị bài 1 – trang 5 sgk.
II. Tiến trình bài giảng.
1. ổn định tổ chức: kiểm diện sĩ số.
2. Kiểm tra: sách vở ,đồ dùng học tập bộ môn.
3.Bài mới:
Hoạt động 1 – Nhận dạng vật sống và vật không sống.
GV cho HS hoạt động nhóm, thực hiện lệnh 1 T55 sgk.
? Kể tên các loài cây xanh và các con vật mà em biết?.
? Kể tên các đồ vật có ở xung quanh chúng ta ?.
? Con gà, cây đậu cần những điều kiện gì để sống.
? Hòn đá, viên gạch, cái bàn có cần những điều kiện như con gà, cây đậu để tồn tại không.
? Con gà, cây đậu său một thời gian nuôi trồng có hiện tượng gì.
? Còn hòn đá, bàn ghế thì sao.
HS thảo luận lệnh 1- T55 sgk nêu được:
Ví dụ về cây xanh: bàng, nhãn, bưởi...
Các con vật: giun, sán ,tôm, cá...
Các đồ vật: bàn, ghế, sách vở, đất đá...
Đại diện nhóm trả lời.
các nhóm khác nhận xét bổ xung
 HS: không.
lớn lên và sinh sản.
 - vẫn giữ nguyên không tăng kích thước.
-> Từ những điều trên, em có nhận xét gì về sự khác nhau giữa vật sống và vật không sống?.
* Kết luận:
- Vật sống lấy thức ăn nước uống, lớn lên và sinh sản.
- Vật không sống không lấy thức ăn, không lớn lên, không có sự sinh sản.
 Hoạt động 2 - Đặc điểm của cơ thể sống
 1
Lấy ví dụ về các cơ thể sống?.
Những cơ thể sống đó có các biểu hiện gì?.
GV cho HS thảo luân lệnh T6 điền bảng.
gọi đại diện các nhóm lên điền.
cho các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-> Qua kết quả bảng trên, em có nhận xét gì về các đặc điểm quan trọng của một cơ thể sống?.
HS: con gà, vịt, chó, dê..., các loài cây xanh.
-> có các biểu hiện đặc trưng của hoạt sống.
HS thảo luận hoàn thành bảng trang 6
cử đại diện nhóm lên điền.
các nhóm khác nhận xét bổ sung.
*Kết luận: đặc điểm quan trọng của một cơ thể sống:
có sự trao đổi chất với môi trường ( lấy các chất cần thiết & loại bỏ các chất ra ngoài ) thì mới tồn tại được.
Có sự lớn lên và sinh sản.
4. Củng cố - đánh giá:
- Gọi 1-2 HS đọc phần ghi nhớ sgk.
? nêu điểm khác nhau giữa vật sống và vật không sống.
- cho HS làm bài tập 2 sgk.
5. Dặn dò:
- Học, trả lời câu hỏi sgk T6.
- Đọc, chuẩn bị bài 2 T7 sgk.
III. Rút kinh nghiệm:---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 2
Ngày soạn: Tuần 1 – Tiết 1
Ngày giảng: Nhiệm vụ của sinh học
I. Mục tiêu.
1. Các mục tiêu cần đạt:
- HS nêu được 1 số ví dụ để thấy được sự đa dạng của sinh vật, cùng với các mặt lợi và hại của chúng.
- Biết được 4 nhóm sinh vật chính: động vật, thực vật, vi khuẩn nấm.
- Hiểu được nhiệm vụ của sinh học và thực vật học.
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh.
- Yêu thiên nhiên & môn học
2. Chuẩn bị:
- GV: tranh về quang cảnh tự nhiên có 1 số động vật và thực vật khác nhau.
- HS: đọc, chuẩn bị bài2 T7 sgk.
II. Tiến trình bài dạy.
1. ổn định tổ chức: kiểm diện sĩ số.
2. Kiểm tra: Nêu đặc điểm của 1 cơ thể sống. Lấy ví dụ ?.
3. Bài mới:
ĐVĐ: Sinh học là gì?. ( như TT sgk Tr 7).
 Hoạt động 1 – Sinh vật trong tự nhiên.
GV cho HS thảo luận lệnh mục a, điền bảng Tr7.sgk.
Gọi đại diện các nhóm lên điền.
cho các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-> Qua kết quả bảng thống kê, em có nhận xét gì về thế giới sinh vật?.
-> Qua đó nói lên điều gì về thế giới sinh vật?.
GV cho hs quan sát H2.1 T8& quan sát lại bảng thống kê.
? có thể chia thế giới sinh vật thành mấy nhóm lớn, đó là những nhóm nào?
? em có nhận xét gì về 4 nhóm trên, qua kết quả của bảng thống kê?
1.Sự đa dạng của thế giới sinh vật
-HS thảo luận lệnh hoàn thành việc điền bảng.
- cử đại diện các nhóm lên điền bảng.
- các nhóm khác nhận xét bổ sung.
* HS: Sinh vật sống ở khắp mọi nơi trên trái đất ( nước, trên cạn, trong đất trên không ).
- có kích thước và khả năng di chuyển rất khác nhau.
- Có loài có ích, có loài có hại cho con người.
=> Sinh vật trong tự nhiên, rất phong phú và đa dạng, có vai trò to lớn đối với đời sốmg con người.
2.Các nhóm sinh vật trong tự nhiên.
- HS tự thu nhận thông tin, thảo luận nêu được:
- Chia thế giới sinh vật thành 4 nhóm lớn:
vi khuẩn, nấm, thực vật, động vật.
-> có những đặc điểm hình dạng, cấu tạo, hoạt động sống khác nhau. chúng sống trong nhiều môi trường khác nhau, có quan hệ mật thiết với nhau và với con người.
 Hoạt động 2 - nhiệm vụ của sinh học
cho HS đọc nghiên cứu thông tin sgk T8
? Sinh học có nhiệm vụ gì?
? chương trình sinh học THCS gồm các phần nào?
? Thực vật học có nhiệm vụ gì?
HS tự thu nhận thông tin sgk -> nêu được:
nhiệm vụ của sinh học: Nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo & hoạt động sống, các điều kiện sống của sinh vật cũng như các mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau và với môi trường, tìm cách sử dụng hợp lí chúng phục vụ đời sống con người.
Gồm TV, ĐV, cơ thể người & vệ sinh, di truyền biến dị – sinh vật và môi trường.
Nhiệm vụ của thực vật học: T8sgk
4. Củng cố- đánh giá:
- Gọi 1- 2 HS đọc phần ghi nhớ sgk T9.
- Cho HS trả lời câu hỏi 1.2.3 T9 sgk
5. Dặn dò:
- Đọc, chuẩn bị bài 3 T10 sgk
III. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: đại cương về thực vật
Ngày giảng:
Tiết 2- Tuần 2 Đặc điểm chung của thực vật
Mục tiêu
Các mục tiêu cần đạt.
Kiến thức: HS nắm được đặc điểm chung của thực vật, tìm hiểu sự đa dạng phong phú của thực vật.
Kĩ năng: Rèn kn quan sát, so sánh, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
Thái độ: GD tình cảm yêu thiên nhiên, bảo vệ tực vật.
chuẩn bị: 
GV: Tranh ảnhT10 ( ruộng lúa, rừng nhiệt đới, hồ sen, sa mạc)
HS: Sưu tầm các loại tranh ảnh, các loài thực vật sinh sống trên trái đất.
đoc, chuẩn bị bài 3 T10. 
Tiến trình bài giảng
ổn định tổ chức: Kiểm diện sĩ số
Kiểm tra: - Thế giới sinh vật rất đa dạng được thể hiện như thế nào? có vai trò gì đối với con người?
Bài mới.
 Hoạt động 1 – Sự đa dạng phong phú của thực vật
GV yêu cầu HS quan sát H1.1-> H1.4
thảo luận lệnh 1:
xác định những nơi có thực vật sinh sống?
Lấy ví dụ TV sinh sống ở các nơi?
Nơi nào thực vật phong phú?
Nơi nào TV ít phong phú?
Kể tên một số cây gỗ thân to lớn, cứng rắn sống lâu năm?
 -Kể tên một số cây sống trên mặt nước, chúng có đặc điểm gì khác cây trên cạn?
- Kể tên một vài cây nhỏ bé ,thân mềm yếu ?
-em có nhận xét gì về thực vật ?
- cho hs đọc thông tin T 11
HS quan sát tranh, thảo luận lệnh 1 -> Nêu được:
TV sống ở mọi nơi trên trái đất
VD: Lúa, ngô, khoai, sắn, cam, chanh, sen, súng, xương rồng,...
vùng khí hậu nhiệt đới -> TV phong phú.
Vùng sa mạc và vùng khí hậu nam cực -> TV ít phong phú.
VD: Đinh, lim, sến, tấu,...
Bèo hoa dâu, bèo ong.... -> rễ không bám vào đất, thân ngắn,....
Cây thì là, rau má, xà lách...
*kết luận: thực vật sống ở mọi nơi trên trái đất. chúng có rất nhiều dạng khác nhau thích nghi với môi trường sống.
Hoạt động II- Đặc điểm chung của thực vật
Cho hs hoạt động nhóm-> hoàn thành lệnh T11 điền bảng 
-GV treo bảng phụ(bảngT11) gọi hs các nhóm lên điền-> lớp bổ xung
? cây trồng vào chậu để bệ cửa sổ -> cong về phía có ánh sáng ? em hiểu gì về hiện tượng trên? 
->qua bảng trên hãy rút ra nhận xét ? 
->Nêu ra các đặc điểm chung của TV? 
HS thảo luận lệnh trang 11
Đại diện nhóm lên điền bảng phụ
Các nhóm khác nhận xét bổ xung
Cây xanh có tính hướng sáng-> chế tạo chất hữu cơ
*Kết luận: TV có đặc điểm chung : 
- tự tổng hợp được chất hữu cơ
- Phần lớn không có khả năng di chuyển
-Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài
Củng cố - đánh giá:
Gọi 1-2 HS đọc phần ghi nhớ SGK-T12
Sự đa dạng phong phú củaTV được thể hiện như thế nào?
Đặc điểm chung của TV là gì?
Cho HS làm bài tập trang 12-> điền bảng phụ
Dặn dò:
Học và trả lời câu hỏi SGK-T12 
Đọc mục em có biết T12 
Đọc nghiên cứu bài 4-T13 . Kẻ bảng 13,15 vào vở bài tập
Sưu tập mẫu cây: Rêu, cỏ bợ,cải...
III- Rút kinh nghiệm:
Cho HS chuẩn bị thí nghiệm tính hướng sáng của TV ở nhà.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 3 - Tuần2. có phải tất cả thực vật đều có hoa
Mục tiêu
Các mục tiêu cần đạt.
Kiến thức: HS biết quan sát, so sánh để phân biệt được cây có hoa và cây ko có hoa, dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản ( hoa, quả, hạt ). Phân biệt được cây một năm và cây lâu năm.
Kĩ năng: Rèn kn quan sát, so sánh, hoạt động nhóm.
Thái độ: GD ý thức bảo vệ, chăm sóc thức vật.
Chuẩn bị:
GV: Tranh H4.1.2 T13( các cơ quan của cây cải, cây có hoa và cây ko có hoa )
HS: Chuẩn bị nhóm/ cây cà chua,cây cải, dương xỉ, cỏ bợ..
Tiến trình bài giảng
1.ổn định tổ chức: kiểm diện sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu sự đa dạng & đặc điểm chung của thực vật? 
3.Bài mới.
 Hoạt động 1- Thực vật có hoa và thực vật không có hoa.
Cho HS quan sát H4.1, đối chiếu với bảng 13 -> hoàn thành lệnh1 T13.
Cây cải có những cơ quan nào, chức năng của từng cơ quan đó?
 Yêu cầu HS hoạt động nhóm thảo luận bảng2-T13
Từ kết quả bảng trên,xác định các cây 
(TV) có hoa và cây không có hoa
Vậy TV chia làm mấy nhóm?
Đặc điểm cơ bản nào để phân biệt TV có hoa và TVkhông có hoa?
Treo bảng phụ yêu cầu HS thảo luận lệnh T14
HS tự thu nhận thông tin, thảo luận lệnh -> nêu được:
Cây cải có 2 cơ quan:
+ Cơ quan sinh dưỡng; rễ, thân, lá
có chức năng nuôi dưỡng.
+ Cơ quan sinh sản: hoa, quả, hạt
Có chức năng duy trì & phát triển nòi giống.
HS thảo luận hoàn thành bảng 2.
Cử đại diện lên bảng điền
Các nhóm khác nhận xét bổ sung
Cây(TV) có hoa : chuối, cây sen, khoai tây,...
Cây không có hoa: cỏ bợ, dương xỉ , rêu,..
TV chia làm hai nhóm: TV có hoa và TV không có hoa.
TV có hoa đến một thời kì nhất định trong đời sống thì ra hoa tạo quả và kết hạt.
TV không có hoa thì cả đời chúng không bao giờ ra hoa.
HS thảo luận lệnh T14, lên điền bảng phụ
 Hoạt động II- Cây một năm và cây lâu năm .
 Cho HS hoạt đông nhóm thực hiện lệnh T15 
 Kể tên những cây một năm và cây lâu năm.
-> Em hiểu gì về cây một năm và cây lâu năm?
- HS thảo luận lệnh T15-> nêu được:
 ... xác định đúng , sai và một số câu hỏi tự luận để HS hoàn thành và trả lời.
5.Dặn dò :
Học , ôn tập kĩ -> Giờ sau kiểm tra một tiết.
III.Rút kinh nghiệm :
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 20- Tuần 10:	 Kiểm tra một tiết
Mục tiêu: 
Mục tiêu:
Kiến thức: 
. HS vận dụng kiến thức đã học trả lời được các yêu cầu của đề bài kiểm tra.
Kĩ năng: Phát triển tư duy, tích hợp và kĩ năng vận dung viết bài kiểm tra.
Thái độ: Trung thực tự giác, tích cực làm bài kiểm tra.
Chuẩn bị: 
GV: . Đề bài phô tô cho từng HS. Đáp án chi tiết cho từng phần
HS: Học thuộc kiến thức chương I, II, III. Chuẩn bị giấy kiểm 
Tiến trình kiểm tra:	Đề bài (phô tô kèm theo).
Đáp án.
Trắc nghiệm: 4 điểm.
Câu 1: (1,6 điểm) Mỗi ý đúng 0,4 điểm.
Đúng: 1,3,4	-Sai: 2
Câu 2: (1điểm) mỗi ý đúng 0,5 điểm:	-Đúng: a,c
Câu 3: (1,4 điểm) Mỗi cụm từ điền đúng 0,35 điểm.
-> rây; (2) vận chuyển chất hữu cơ; (3) gỗ; (4) vận chuyển nước và muối khoáng.
Tự luận: 6 điểm
Câu 4: 3 điểm
Thân cân cây biến dạng để dự trữ nước và các chât hữu cơ dùng khi cây mọc chồi ra hoa tạo quả.	(1điểm)
Ví dụ: + Thân củ: củ su hào, củ khoai tây...	(0,25 điểm)
+Thân rễ: dong ta, gừng nghệ, giềng...	(0,25 điểm)
+thân mọng nước: xương rồng cành giao...	(0,25 điểm)
-Cây chuối thuộc loại thân củ (thân biến dạng)	(0,5 điểm)
+Giải thích: thân chính là thân củ(củ chuối) nằm ở dưới đất, thân giả phía trên mặt đất là do các bẹ lá tạo thành.	(0,75 điểm)
Câu 5: 1,5 điểm.
Thân cây gỗ to ra là do sự phân chia các tế bào mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ	 (0,75 điểm)
Cơ sở khoa học của việc tính tuổi của cây là hàng năm thân cây sinh ra 2 vòng gỗ(một vòng gỗ sáng và 1 vòng gỗ sẫm) ta chỉ việc đếm số vòng gỗ sáng hoặc sẫm là tính được tuổi của cây. 	(0.75 điểm)
Câu 6: 1,5 điểm
Chọn phần dòng của gỗ để làm cầu, làm nhà.	(0,75 diểm)
Vì: ở phần dòng là lớp gỗ rắn chắc gồm những tế bào chết có vách dày không làm nhiệm vụ vận chuyển nước và muối khoáng. Phần gỗ này không bị mối mọt ăn.	(0,75 diểm)
Rút kinh nghiệm: Kết quả:-Giỏi:..........., Khá............
TB..............Yếu...............Kém.................
Kiểm tra một tiết:
Môn: Sinh học 6
Họ và tên học sinh:....................................................Lớp:..........
I-Trắc nghiệm: 
Câu 1: Điền đúng (Đ), Sai(S) trong các câu sau: 
1- Các cơ quan của thực vật đều được cấu tạo từ tế bào.
2- Hình dạng, kích thước của các tế bào giống nhau.
3- Tuy khác nhau về hình dạng, kích thước nhưng các tế bào đều có thành phần chính là vách tế bào, màng sinh chất nhân và chất tế bào.
4- Trong tế bào thực vật chứa lục lạp có vai trò quang hợp.
Câu 2: Haỹ khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng trong những nhóm câu sau đây, những nhóm cây nào gồm toàn những cây có rễ cọc?
Cây xoài, cây ớt, cây đậu, cây hoa hồng.
Cây bưởi, cây cà chua, cây hành, cây cải.
Cây táo, cây mít, cây su hào, cây ổi.
Cây dừa, cây hành, cây lúa, cây ngô.
Câu 3: Điền từ thích hợp: rây, gỗ, vận chuyển chất hữu cơ, vận chuyển nước muối khoáng, vào chỗ(...) trong các câu sau:
Mạch... gồm những tế bào sống, màng mỏng, có chức năng...(2)
Mạch...(3) gồm những tế bào hoá gỗ dày, không có chất tế bào, có chức năng...(4).
II-Tự luận:
Câu 4: Thân cây biến dạng để làm gì? lấy ví dụ. Cây chuối thuộc loại thân biến dạng nào? Giải thích.
Câu 5: Thân cây gỗ to ra là do đâu? Giải thích cơ sở khoa học việc tính tuổi của cây?
Câu 6: Người ta thường chọn phần nào của gỗ để làm nhà, làm trụ cầu? Tại sao?
Ngày soạn:
Ngày giảng:	Chương IV – Lá
Tiết 21- Tuần 11. 	Đặc điểm bên ngoài của lá.
Mục tiêu:
Các mục tiêu cần đạt:
Kiến thức: HS nêu được những đặc điểm bên ngoài của lá: Lá cây gồm những bộ phận nào, đặc điểm cấu tạo của từng bộ phận & cách sắp xếp lá trên cây. Phân biệt được 3 kiểu gân lá, lá đơn & lá kép.
Kĩ năng: Rèn kn quan sát, so sánh, nhận biết & hoạt động nhóm.
Thái độ: GD ý thức bảo vệ TV.
Chuẩn bị:
GV: Các loại lá: mơ, mít, nhãn, địa liền, rẻ quạt, cành có đủ chồi nách.
HS: Chuẩn bị nhóm/ các mẫu vật như GV.
Tiến trình bài giảng:
ổn định tổ chức: kiểm diện sĩ số. 
Kiểm tra: Cơ quan sinh dưỡng của TV gồm những bộ phận nào?
Bài mới.
Hoạt động I – Các bộ phận bên ngoài của lá.
(Lá cây gồm những bộ phận nào?)
- Cho HS quan sát H91. 1. đối chiếu vơí lá bưởi, lá gai đã chuẩn bị -> Thảo luận nhóm thực hiệnT61
-Cho biết và điền tên các bộ phận của lá trên tranh câm?
-Chức năng quan trọng nhất của lá là gì?
-GV cung cấp : Lá cây chỉ chế tạo được chất hữu cơ khi có ánh sáng.
-> Vậy các bộ phận bên ngoaì của lá có những đặc điểm cáu tạo gì giúp lá thu nhận được nhiều ánh sáng?
-HS thảo luận nhóm: quan sát H19.1& mẫu lá đã chuẩn bị
-> Hoàn thành 1T61
Nêu được: Hs lên điền được: 
*Lá gồm các bộ phận:
- Cuống lá, phiến lá và gân lá
* Chức năng: 
- Phiến lá thu nhận ánh sáng mặt trời
-> Chế tạo chất hữu cơ (quang hợp) để nuôi dưỡng cây
Hoạt động II- Đặc điểm bên ngài của lá:
Cho HS quan sát cuống lá bám trên thân và cành:
- Cuống lá có đặc điểm và vai trò gì ?
Cho HS hoạt động nhóm:
- Quan sát H19.2 đốia chiếu với các mẫu phiến lá đã chuẩn bị -> thực hiện 2T61 (PHT):
- Nhận xét hình dạng, kích thước,màu sắc của phiến lá?
-Nhận xét về diện tích bề mặt của các phiến lá So với cuống? chỉ ra các đặc điểm giống nhau của phiến lá?
 -Những đặc điểm giống nhau đó có tác dụng gì?
Cho hs tự thu nhận SGK-> thảo luận nhóm quan sát hình 19.3-> Thực hiện T62:
Hãy tìm 3 loại lá có kiểu gân khác nhau? 
- Cho biết từng loại gân lá đó thuộc loại gân gì?
Tóm lại Lá cây có mấy loại gân lá? Đó là loại nào?
GV cung cấp : Gân lá chứa mạch gỗ vầ mạch rây-> vận chuyển các chất
- Cho HS thu nhận SGK T63, qsát H19.4 -> Hoạt động nhóm xếp các lá đã chuẩn bị thành các nhóm lá có đặc điểm cấu tạo của cuống giống nhau.
Lá cây được chia thành mấy nhóm chính Nêu đặc điểm cấu tạo của từng nhóm lá ?
1.Cuống lá.
HS quan sát các cuống lá, nêu được:
+ Cuống lá cứng khoẻ, có nhiệm vụ nối liền, nâng đỡ & dẫn truyền các chất giữa phiến lá với thân & cành.
2.Phiến lá.
HS thảo luận nêu được:
Lá cây có hình dạng, kích thước rất khác nhau, đều có mầu xanh lục.
Các phiến lá đều có mầu xanh lục, có dạng bản dẹt, là phần rộng nhất của lá.
Giúp lá thu hứng được nhiều ánh sáng.
3.Gân lá.
HS thảo luận tìm được 3 loại lá có kiểu gân khác nhau.
Đại diện nhóm trả lời.
Lớp nhận xét, bổ sung.
Lá cây có 3 kiểu gân lá: gân hình mạng, gân song song & gân hình cung.
HS nghe & thu nhận 
4.Lá đơn và lá kép.
HS thảo luận, phân loại lá thành 2 nhóm chính:
Lá đơn: Mỗi cuống lá chỉ có 1 phiến lá.
Lá kép: Có cuống chính phân thành các cuống con, mỗi cuống con mang 1 phiến lá.( lá chét) 
Hoạt động III- Các kiểu xếp lá trên thân và cành.
Cho HS quan sát mẫu vật, thảo luận điền bảng T63
Qua kết quả của bảng , có mấy kiểu xếp lá trên thân & cành?
Lá xếp trên các mấu thân & cành có đặc điểm gì, tác dụng của việc xếp đó?
=> Qua bài học em hiểu được những vấn đề gì?
HS quan sát mẫu vật, thảo luận hoàn thành bảng T63 -> Nêu được:
Có 3 kiểu xếp lá: mọc cách, mọc đối, mọc vòng.
Lá xếp trên các mấu thân, xếp so le nhau -> giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.
* Kết luận: sgk T64.
4.Củng cố - đánh giá:
Chọn 3 cành có kiểu xếp lá khác nhau, gọi 1 HS lên xác định các bộ phận của lá.Nêu loại gân lá, kiểu xếp lá, thuộc loại lá gì?
5.Dặn dò:
-Trả lời câu hỏi, bài tập T64. Đọc, chuẩn bị bài 20 T65 sgk.
III- Rút kinh nghiệm:-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:
Ngày giảng: 
Tiết 23- Tuần12.
 Cấu tạo trong của phiến lá
I-Mục tiêu:
Các mục tiêu cần đạt:
Kiến thức: HS nắm được đặc điểm cấu tạo bên trong phù hợp với chức năng của phiến lá. Giải thích được đặc điểm màu sắc của hai mặt phiến lá..
Kĩ năng: Rèn khả năng quan sát và nhận biết.
Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích học tập bộ môn.
2. Chuẩn bị.
- Giáo viên: Tranh bài 20. Sơ đồ cắt ngang phiến lá 
	-Hs: Đọc & nghiên cứu bài 20
II- Tiến trình bài giảng.
1-ổn định và tổ chức: kiểm diện sĩ số.
2. Kiểm tra: 
- Nêu các bộ phận của lá cây? Những đặc điểm cấu tạo nào của lá cây thích nghi với chức năng thu nhận của ánh sáng ?
3- Bài mới: -Cho HS đọc->quan sát H 20.1 Nêu cấu tạo phần lá.
Hoạt động II- Bểu bì.
- Cho HS nghiên cứu2 ,Quan sát H20.2 -> Thảo luận T65.
- Những đặc điểm nào của lớp tế bào biểu bì phù hợp với chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào bên trong? – Hoạt động nào của lỗ khí giúp lá trao đổi khí & thoát hơi nước?
 -> Vậy em hiểu được gì về cấu tạo & chức năng của lớp tế bào biểu bì? 
- Giáo viên chốt kiến thức.	
- HS thảo luận ->Nêu được:
- Lớp tế bào biểu bì trong suốt cho ánh sáng chiếu sáng vào bên trong.
- Có vách ngoài dây có chức năng bảo vệ lá.
- Trên biểu bì (chủ yếu mặt dưới lá) có nhiều lỗ khí giúp lá trao đổi khí& đóng mở, thoát hơi nước.
- HS tự rút ra được kinh nghiệm.
->Lớp nhận xét bổ sung.
- HS thu nhận và ghi vở.
Hoạt động II- Thịt lá.
Cho HS nghiên cứu 2, quan sát H20.4
 -Cho HS thảo luận1 T66.
GVgóp ý :So sánh chủ yếu ở những đặc điểm: hình dạng tế bào, cách xếp của tế bào, số lượng lục lạp.
- Nêu các điểm giống nhau, khác nhau của những lớp tế bào thịt lá sát với biểu bì mặt trên và mặt dưới.
-> Vậy đặc điểm cấu tạo giống và khác nhau của thịt lá có vai trò gì?
- HS thảo luận mục 2 T66 Nêu được:
. Giống nhau:
Đều chứa lục lạp (chứa chất diệp lục) ở bên trong -> thu nhận ánh sáng 
chế tạo chất hữu cơ cho cây
. Khác nhau:
Tế bào thịt lá phía trên dài, phía dưới tròn
Phía trên xếp rất sát nhau có nhiều lục lạp xếp theo chiều thẳng đứng
Phía dưới xếp khg sát nhau, ít lục lạp, xếp lộn xộn trong tế bào
. HS rút ra KL:
Kết luận: 
. Các tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp để chế tạo chất hữu cơ.
.Lớp tế bào thịt lá phía trên có cấu tạo phù hợp với chức năng chính là chế tạo chất hữu cơ
.Lớp tế bào thịt lá phía dưới có cấu tạo phù hợp với chức năng chính là chứa và trao đổi khí.
Hoạt động II: Gân lá.
Yêu cầu HS nghiên cứu mục 3, quan sát H 20.4-> Thực hiện
? Gân lá có chức năng gì?
Gọi 1- 2 HS trả lời -> lớp nhận xét bổ xung.
HS tự thu nhận -> trả lời độc lập:
- Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, bao gồm mạch gỗ và mạch rây có chức năng vận chuyển các chất 
4-Củng cố- đánh giá:
Cho HS trả lời 5 câu hỏi sgk T67 ->cho lớp nhận xét bổ xung
5-Dặn dò:
Đọc mục em có biết T67, đọc bài 21. Làm thí nghiệm 1 T68
III- Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an sinh 6.doc