Giáo án môn học Vật lý lớp 6 - Tiết 25 – Bài 22: Nhiệt kế – nhiệt giai

Giáo án môn học Vật lý lớp 6 - Tiết 25 – Bài 22: Nhiệt kế – nhiệt giai

1. Kiến thức

 - Học sinh nhận biết được cấu tạo và công dụng của các loại nhiệt kê.

 - Học sinh biết cách chuyển đổi nhiệt độ từ nhiệt giai này sang nhiệt độ tương ướng của nhiệt giai kia.

2. Kỹ năng:

 - Học sinh phân biệt được các loại nhiệt kế.

 - Học sinh đổi thành thạo nhiệt độ giữa hai nhiệt giai.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 2777Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Vật lý lớp 6 - Tiết 25 – Bài 22: Nhiệt kế – nhiệt giai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/02/10
Ngày giảng: 6A1: 28/02/10 6A2: 24/02/10 6A3: 25/02/10
Tiết 25 – Bài 22:
Nhiệt kế – Nhiệt giai
I - Mục tiêu:
	1. Kiến thức 
	 - Học sinh nhận biết được cấu tạo và công dụng của các loại nhiệt kê.
 - Học sinh biết cách chuyển đổi nhiệt độ từ nhiệt giai này sang nhiệt độ 	tương ướng của nhiệt giai kia.
2. Kỹ năng: 
	- Học sinh phân biệt được các loại nhiệt kế.
	- Học sinh đổi thành thạo nhiệt độ giữa hai nhiệt giai.
3. Thái độ: 
	Cẩn thận, chính xác, tinh thần hợp tác nhóm. 
II - Đồ dùng dạy học:
	1. Giáo viên: 3 chậu thuỷ tinh, nước đá, phích nước nóng
	2. Học sinh 
Mỗi nhóm: 1 nhiệt kế rượu, 1 nhiệt kế y tế, 1 nhiệt kế thuỷ ngân.
III - Phương pháp:
Sử dụng phương pháp gợi mở, vấn đáp, hoạt động nhóm
IV – Tổ chức giờ học:
*, Khởi động – Mở bài (7’)
- MT: Nếu được nhận xét lực xuất hiện khi sự giãn nở vì nhiệt bị ngăn cản, có hứng thú tìm hiểu bài mới
- ĐDDH: 
- Cách tiến hành:
B1: Kiểm tra đầu giờ 
Học sinh trả lời
B2: Giới thiệu bài
2HS đọc TT
+ Nêu nhận xét về lực xuất hiện khi chất rắn nở ra và bị ngăn cản? Nêu ứng dụng của sự nở vì nhiệt?
- Giáo viên sửa sai cho điểm.
Yêu cầu HS đọc thông tin Sgk
- Làm thế nào để biết chính xác nhiệt độ của cơ thể người? Bài hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu
Hoạt động 1: Thí nghiệm về cảm giác nóng lạnh (8’)
- MT: HS làm được thí nghiệm và rút ra kết luận về cảm giác nóng, lạnh
- ĐDDH: 3 bình đựng nước, nước đá, phích nước nóng
- Cách tiến hành:
1. Nhiệt kế
Học sinh làm thí nghiệm
C1
Cảm giác của tay không cho phép xác định chính xác mức độ nóng hay lạnh.
B1:
 Tìm hiểu thông tin và nêu dụng cụ và cách tiến hành TN
+ Yêu cầu học sinh hoạt động cả lớp tiến hành làm thí nghiệm và trả lời C1?
- Chúng ta có thể biết chính xác được nhiệt độ của nước trong bình không?
B2:
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhiệt kế (10’)
- MT: HS quan sát hình và TN rút ra công dụng của các loại nhiệt kế và cấu tạo của chúng
- ĐDDH: 1 nhiệt kế rượu, 1 nhiệt kế y tế, 1 nhiệt kế thuỷ ngân.
- Cách tiến hành:
C2
Xác định nhiệt độ 00C và 1000C, trên cơ sở đó vẽ các vạch chia độ của nhiệt kế.
C3 ( bảng phụ)
 HS hoạt động nhóm quan sát hình và nhiệt kế để hoàn thành bảng
Loại nhiệt kế
GHĐ
ĐC
NN
Công dụng
Nhiệt kế rượu
Từ -200C
đến 500C
2
đo nhiệt độ k2
Nhiệt kế thuỷ ngân
Từ -300C
đến 1300C
1
đo nhịêt độ nước đang sôi
Nhiệt kế y tế
Từ 350C
đến 420C
0.1
đo nhiệt độ cơ thể
C4 
ống quản ở gần bầu đựng thuỷ ngân có một chỗ thắt, có tác dụng ngăn không cho thuỷ ngân tụt xuống bầu khi đưa nhiệt kế ra ngoài cơ thể.
B1:
- Quan sát thí nghiệm hình 22.3 – hình 22.4?
+ Yêu cầu học sinh trả lời C2?
- Nhiệt độ ở mỗi hình chỉ bao nhiêu độ? 
+ Yêu cầu học sinh nhận xét 
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
+ Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm trả lời C3, C4 hoàn thành bảng 22.1? (5’)
+ Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả 
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
- Giáo viên cho học sinh quan sát nhiệt kế thật. 
B2:
+ Yêu cầu học sinh phân biệt các loại nhiệt kế?
Hoạt động 3: Tìm hiểu các loại nhiệt giai (10’)
- MT: HS nêu được các loại nhiệt giai và đổi nhiệt độ từ nhiệt giai này sang nhiệt giai kia
- ĐDDH:
- Cách tiến hành:
2. Nhiệt giai 
Học sinh đọc 
Thí dụ: 
Tính xem 200C ứng với bao nhiêu 0F?
	200C = 00C + 200C. Vậy:
	200C = 320F + (20 x 1.80F) = 680F
B1:
+ Yêu cầu học sinh đọc thông tin phần 2 sách giáo khoa
- Giáo viên giới thiệu nhiệt giai Xenxiút và nhiệt giai Farenhai.
- Giáo viên cho học sinh quan sát nhiệt kế rượu, trên đó nhiệt độ được ghi ở cả hai thang nhiệt độ.
B2:
- Giáo viên giới thiệu cách đổi nhiệt độ giữa 0C và 0F.
Hoạt động 4: Vận dụng (5’)
- MT: HS đổi được nhiệt độ từ nhiệt giai này sang nhiệt giai kia
- ĐDDH:
- Cách tiến hành:
4. Vận dụng 
C5
300C = 00C + 300C. Vậy: 
300C = 320F + (30 x 1.80F) = 860F
370C = 00C + 370C. Vậy: 
370C = 320F + (37 x 1.80F) = 98.60F
B1:
+ Yêu cầu hai học sinh lên bảng thực hiện C5? Học sinh dưới lớp làm ra nháp?
B2:
+ Yêu cầu học sinh nhận xét
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
*, Tổng kết giờ học – Hướng dẫn học ở nhà (5’)
- Kết luận bài học
+ Kể tên các loại nhiệt kế và công dụng của chúng đã học?
+Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ, phần có thể em chưa biết? 
- Hướng dẫn các hoạt động về nhà 
+ Yêu cầu học sinh về nhà học bài, làm các bài tập trong sách bài tập? 
+ Yêu cầu học sinh xem trước bài mới, chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm? 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 25.doc