Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 14, 15 - Bài 11: Mục đích học tập của học sinh

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 14, 15 - Bài 11: Mục đích học tập của học sinh

I-Mục tiêu

1.Về kiến thức

- Giúp học sinh xác định đúng mục đích học tập và ý nghĩa của nó.

- Sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập.

2.Về kỹ năng

 - Biết điều chỉnh kế hoạch học tập và các hoạt động khác một cách hợp lý,biết hợp tác trong học tập

- KNS: GD kĩ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch.

3.Về thái độ

 Có ý chí nghị lực,trong quá trình thực hiện mục đích hoạt động kế hoạch học tập

II-Phương pháp, KTDH: động não, nghiên cứu trường hợp điển hình,kích thích tư duy,

 

doc 31 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1362Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 14, 15 - Bài 11: Mục đích học tập của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 14+15
 Bài 11
Mục đích học tập của học sinh
lớp
Ngày soạn
Ngày dạy
ghi chú
I-Mục tiêu
1.Về kiến thức
- Giúp học sinh xác định đúng mục đích học tập và ý nghĩa của nó.
- Sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập.
2.Về kỹ năng
 - Biết điều chỉnh kế hoạch học tập và các hoạt động khác một cách hợp lý,biết hợp tác trong học tập
- KNS: GD kĩ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch.
3.Về thái độ
 Có ý chí nghị lực,trong quá trình thực hiện mục đích hoạt động kế hoạch học tập
II-Phương pháp, KTDH: động não, nghiên cứu trường hợp điển hình,kích thích tư duy,
 nêu và giải quyết vấn đề
III-Tài liệu và phương tiện
sgk, sgv gdcd 6
tranh ảnh
bài tập,tình huống
IV-Tiến trình bài dạy
1.ổn định
2.kiểm tra 5/
Câu hỏi:
 ? Thế nào là tích cực tự giác tham gia hoạt động chính trị xã hội ?
3.Bài mới
TG
Hoạt động của GV và HS
Trình tự và nội dung
kiến thức cần khắc sâu
 3’
 37’
5’
5’
25’
10’
Tiết 1
Hoạt động1
Giới thiệu bài.
Gv đưa câu hỏi:Các em đến trường học với mục đích gì?
Gv :Trước mắt các em phải phấn đấu học giỏi,có đủ điều kiện lên THPT hoặc có kiến thức tham gia hoạt động sản xuất.Đó là chủ đề của bài học hôm nay.
Gv ghi đầu bài lên bảng.
Hoạt động 2
Tìm hiểu truyện
Gv mời 1 em đọc truyện
Hs đọc 1 em
Gv tổ chức thảo luận theo lớp.
Câu hỏi
1,Em hãy nêu những biểu hiện tự học,kiên trì vượt khó trong học tập của bạn Tú?
2.Vì sao Tú đạt thành tích cao như vậy?
3.Bạn Tú có những ước mơ gì?
6.Tú gặp khó khăn gì trong học tập?
7.Em học tập gì ở bạn Tú?
8.Qua nhân vật Tú em rút ra bài học gì?
Hs trả lời theo suy nghĩ
Gv:Các em phải có kế hoạch để mục đích trở thành hiện thực?
Gv cho hs làm phiếu học tập:
 Em hãy nêu mục đích học tập của bản thân?nêu biện pháp thực hiện mục đích đó?
Hs nộp phiếu thực hiện.
Giáo viên kết luận tiết 1
Củng cố tiết 1.
Dặn dò: Giao bài về: xem trước nội dung bài học.
Tiết 2
Kiểm tra: Nêu mục đích học tập của bản thân?
Bài mới:
Hoạt động 3
Tìm hiểu ND bài học
Gv tổ chức thảo luận 3 nhóm.
Nhóm 1
 Em hãy nêu mục đích trước mắt của các em là gì?
Nhóm 2
 Vì sao phải kết hợp mục đích của cá nhân,gia đình và XH?
Nhóm 3
để thực hiện mục đích học tập mỗi người cần rèn luyện như thế nào?
Hs trình bày
Hs nhận xét
Gv nhận xét và đánh giá
Hs ghi vào vở.
* Luyện tập.
1.Tìm hiểu truyện “tấm gương của 1 học sinh nghèo vượt khó”.
Sau giờ học thường tự học ở nhà
Mỗi bài toán Tú thường tìm nhiều cách giải.
Say mê học tiếng anh
Giao tiếp với bạn bè bằng tiếng anh.
Bạn Tú học tập và rèn luyện tốt,xác định được mục đích học tập.
Ước mơ trở thành nhà toán học.
Tú là con nhà nghèo,bố là bộ đội,mẹ là công nhân.
Tú độc lập suy nghĩ trong học tập.
Say mê tìm tòi trong học tập.
Bài học
 Phải xác định mục đích học tập,phải có kế hoạch để thực hiện mục đích tốt hơn.
2. Nội dung bài học.
Nhóm 1
Mục đích học tập trước mắt là:
Học giỏi lên PTTH
Lao động để lập nghiệp
Làm việc có ích cho gđ và XH
Nhóm 2
Học vì tương lai của bản thân,vì danh dự của gđ và góp phần XD đất nước.
đi đến thành công hiệu quả hơn
Nhóm 3
Cố gắng học tập để trở thành con ngoan trò giỏi.
Phải có ý chí ,nghị lực,tự giác học tập,học một cách toàn diện,học ở mọi nơi mọi lúc.
3. Bài tập
Bài a
 Câu a học để kiếm được việc làm,nhàn hạ là sai.Còn lại là đúng nhưng chưa đủ vì vậy phải tổng hợp nhiều yếu tố.
Bài b
Học vì:
- Tương lai của bản thân
- Danh dự của gia đình
- Truyền thống của nhà trường
“học,học nữa học mãi”
“Học thầy, không tầy học bạn”
4’
1’
4,Củng cố
Gv mời 1 emđọc yêu cầu bài tập
Hs làm bài cá nhân
Hs trình bày
Gv nhận xét và đánh giá
? Em hãy tìm câu tục ngữ ca dao,danh ngôn về học tập?
5, Giao bài về
- Học thuộc bài mới
- làm bài tập c ,d
- Chuẩn bị ngoại khoá.
V- Rút kinh nghiệm bài dạy ........................................................................
Tiết 16
ôn tập học kỳ I
Ngày giảng:
lớp
Ngày soạn
Ngày dạy
ghi chú
I- mục tiêu.
1.Về kiến thức
 Nhằm ôn lại những kiến thức đã học
2.Về kỹ năng.
 Hs thực hiện tốt theo những chuẩn mực đã học.
- KNS: Tự nhận thức, tư duy sáng tạo, tổng hợp kiến thức.
3.Về thái độ.
 Hs có ý thức thực hiện các chuẩn mực
II- Phương pháp,KTDH: ĐT, quy nạp , động não. chia nhóm.
III- tài liệu và phương tiện
 Sgk,sgv gdcd 6
 Bài tập,tình huống.
IV- Tiến trình bài giảng.
1.ổn định
2.Kiểm tra
3.Bài mới
Các em đã được học một số chuẩn mực đạo đức như tiết kiệm,siêng năng,biết ơn ,tôn trọng,kỷ luật...Để nắm bài và ôn lại những kiến thức đã học,cô cùng các em tìm hiểu bài hôm nay qua bài ôn tập.
tgian
Hoạt động của GV và HS
Trình tự và nội dung
 kiến thức cần khắc sâu
 2’
 20’
18’
Tìm hiểu và ôn lại những ND đã học
Gv tổ chức thảo luận 4 nhóm
? Hãy cho biết chương trình GDCD lớp 6 học kì I chúng ta đã học về những bài học gì ? 
HS thống kê và nêu nội dung chính của bìa học.
- GV chốt nội dung.
Nhóm 1
 Thế nào là biết ơn? biểu hiện và ý nghĩa của biết ơn? cho ví dụ.
Nhóm 2
 lịch sự,tế nhị là gì?biểu hiện của lịch sự tế nhị?cho ví dụ.
Nhóm 3
 tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động XH là gì?cho ví dụ.
Nhóm 4
 Mục đích học tập là gì? cần thực hiện như thế nào để đạt mục đích đó?
?Tìm những câu tục ngữ ca dao về học tập?
Hoạt động 3
 ôn lại nội dung bài học các bài đã học
I Phạm vi ôn tập: 
- Toàn bộ nội dung bìa học trong chương trình GDCD lớp 6.
II. Kiến thức trộng tâm: 
Nhóm 1
 Biết ơn là bày tỏ thái độ tình cảm trân trọng của mình với người khác.
 Biểu hiện:ánh mắt, cử chỉ, lời nói.
Biết ơn làm cho quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn.
Nhóm 2
 lịch sự là những cử chỉ hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử,phù hợp với qui luật của XH.
Nhóm 3
Tích cực là luôn luôn cố gắng vượt khó trong học tập,trong lao động.
Tự giác là tự làm việc không cần ai nhắc nhở.
Nhóm 4
 Mục đích của em là trở thành con ngoan trò giỏi,cháu ngoan của Bác Hồ.
“Học,học nữa học mãi”
“Học thầy không tầy học bạn”
5’
4. Củng cố: GV chốt nội dung chính của bài.
5.Giao bài về.
- Học thuộc các nội dung đã học
- Chuẩn bị thi học kỳ I
V- Rút kinh nghiệm bài giảng.
 Tiết 17
Thi học kỳ I
lớp
Ngày soạn
Ngày dạy
ghi chú
6
I-mục tiêu.
1.Kiến thức.
 Trình bày đầy đủ ND câu hỏi.
2.Kỹ năng
- Tổng hợp kiến thức. trình bày khoa học.
KNS: Tìm và xử lí thông tin, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, quản lí thời gian.
3.Thái độ.
 Có ý thức thực hiện các chuẩn mực đã học.
II- Phương pháp, KTDH: thực hành viết
III- tài liệu và phương tiện
 Sgk,sgv gdcd 6
 Bài tập,tình huống.
IV- Tiến trình bài giảng.
1.ổn định
2.Kiểm tra
3.Bài mới
II- câu hỏi ( thời gian 45 phút)
Câu 1: Thế nào là sống chan hòa với mọi người ? sống chan hòa với mọi người có lợi ích gì ? 
Câu 2: Lịch sự , tế nhị là gì? Hãy nêu một ví dụ về cách cư xử lịch sự , tế nhị mà em biết? 
Câu 3: Em hãy kể về một bạn học sinh có mục đích học tập mà em biết? Em đã học được điều gì ở bạn đó? 
Đáp án + biểu điểm
Câu1 Sống chan hòa là sống vui vẻ, hòa hợp với mọi người và sẵn sàng cùng tham gia vào các hoạt động chung có ích.Vì sống chan hòa sẽ được mọi người quý mến và giúp đỡ, góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp. 
Câu 2. Lịch sự là những cử chỉ hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với quy định chung của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.
Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hóa.
- Ví dụ: học sinh nêu được ví dụ cụ thể, theo yêu cầu của đề.
Câu 3. Học sinh nêu được tấm gương có trong thực tế, rút ra được bài học cho bản thân.
IV- Thu chấm bài
4 Củng cố: HS đọc lại bài viết.
5. Dặn dò: Chuẩn bị tiết học ngoại khóa.
V – Rút kinh nghiệm.
 Tiết 18: Thực hành ngoại khoá
thực hiện trật tự an toàn giao thông
lớp
Ngày soạn
Ngày dạy
ghi chú
6
I. Mục tiêu:
1.về kiến thức.
 Giúp hs hiểu tác dụng và ý nghĩa của việc thực hiện tốt TTATGT.
 Một số qui định chung của luật GT đường bộ
2.về kỹ năng
 Hs biết tham gia GT đúng qui định của pháp luật để tránh xảy ra tai nạn GT.
- KNS: tự nhận thức, tư duy phê phán.
3.về thái độ
 Có ý thức thực hiện tốt TT ATGT
II- Phương pháp, KTDH : 
 Thảo luận.Quan sát.Sắm vai.đàm thoại
III- Tài liệu và phương tiện
 Sgk,sgv gdcd 6
 Luật GTĐB
 Biển báo
IV- Tiến trình bài dạy
1.ổn định
2.Kiểm tra 5/
Câu hỏi:
 Mục đích học tập của em là gì ? biện pháp thực hiện mục đích học tập đó.
3.Bài mới
TG
Hoạt động của GV và HS
Trình tự ND kiến thức cần khắc sâu
3/
18/
10’
Hoạt động 1
Gv:Giao thông là mạch máu của nền kinh tế quốc dân.Hiện nay XH phát triển nên có nhiều phương tiện tham gia giao thông.Vì vậy khi tham gia giao thông cần phải thực hiện những qui định gì cô cùng các em tìm hiểu bài hôm nay.
Gv ghi đầu bài lên bảng
Hoạt động 2
Tìm hiểu những qui định về GT
1,Nêu những loại hệ thống GTĐB mà em biết?
2,Chất lượng hệ thống GTĐB ở địa phương em như thế nào?
3,Em hãy kể những loại phương tiện tham gia GT.
4,Em hãy nêu qui định đi bộ,xe đạp,xe máy khi tham gia GT.
Hoạt động 3
4, luyện tập và củng cố:
Tổ chức trò chơi sắm vai
Tình huống.
Nam đi học về không thực hiện tốt,đi trái đường đã bị ngã,đâm vào em nhỏ.
Hs tự phân vai viết lời thoại
Hs diễn
Hs nhận xét
Gv nhận xét và đánh giá
5.Giao bài về.
- Học thuộc bài
- Thực hiện những qui định về ATGT
- Chuẩn bị ôn thi học kỳ I
Quốc lộ,tỉnh lộ,huyện lộ,GT nông thôn.
Đường hỏng nhiều
Xe đạp ,ô tô,xe máy.
Hs thể hiện
5’
4.Củng cố:
5.Dặn dò: 
- Học thuộc bài
- Thực hiện những qui định về ATGT
- Chuẩn bị ôn thi học kỳ I
V- Rút kinh nghiệm bài giảng .......................................................................
Hết học kì I
Tiết 19 + 20
 Bài 12 Công ước liên hợp quốc 
 về quyền trẻ em
Lớp 
Ngày soạn
Ngày dạy
HS vắng
6
I- Mục tiêu:
1.Kiến thức.
 Hs hiểu các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước
 ý nghĩa của quyền trẻ em với sự phát triển của trẻ
2.Kỹ năng
 Phân biệt được những quyền và hành vi xâm phạm quyền trẻ em.
- KNS: kĩ năng thể hiện sự cảm thông, tư duy phê phán, giao tiếp ứng xử.
3.Thái độ
 Tự hào tương lai của dân tộc và sự phát triển của nhân loại
 Biết ơn những người đã chăm sóc ,dạy dỗ cho mình
II- Phương pháp, KTDH: phân tích, đàm thoại, quy nạp. chia nhóm.
III- Tài liệu và phương tiện.
 Sgk,sgv gdcd 6
 Tranh ảnh. Bài tập,tình huống
IV- Tiến trình bài dạy
1.ổn định
2.Kiểm tra : 
3.Bài mới.(1’)
Gv: Trẻ em còn non nớt về trí tuệ dễ bị tổn thương,cần phải chăm sóc bảo vệ.Trên thế giới đã có những qui định bảo vệ quyền trẻ em.Để nắm vững về những quyền này cô cùng các ... ười khác.
5’
4. Củng cố: ( 4’ )
? Thế nào là quyền được PL bảo hộ tính mạngnhân phẩm ?
? Nhà nước ta có qui định như thế nào về quyền được PL bảo hộ tính mạng, thân thể nhân phẩm ?
5. Hướng dẫn HS học và làm bài tập ở nhà: ( 2’ )
- Học thuộc nội dung bài học a trang 53.
- Làm bài tập b trang 54.
- Chuẩn bị phần còn lại của bài cho tiết sau.
V. Tự rút kinh nghiệm: .......................................................................
Tiết: 31
Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Lớp
Ngày soạn
Ngày dạy
Ghi chú
6
I- Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
- Giúp HS hiểu và nắm vững được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
2- kĩ năng: Biết phân biệt đâu là những hành vi vi phạm PL về chỗ ở của công dân. Biết bảo vệ chỗ ở của mình và không vi phạm chỗ ở của người khác. Biết phê phán, tố cáo những hành vi vi phạm PL xâm phạm đến chỗ ở của người khác. 
- KNS: tự nhận thức, tư duy, giải quyết vấn đề ...
3- Thái độ:có ý thức tôn trong chỗ ở của người khác, có ý thức cảnh giác trong việc bảo vệ giữ gìn chỗ ở của mình cũng như chỗ ở của người khác.
II- Phương pháp, KTDH: Phân tích, xử lý tình huống. thảo luân lớp,nhóm.
- Trò chơi, sắm vai.Động não, hỏi đáp, trình bày một phút..
III- Tài liệu và phương tiện:
- SGK+ SGV; HP – 1992. Bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam năm 1999. Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988.bộ tranh bài 17.
IV. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Hỏi: Chúng ta cần phải có trách nhiệm như thế nào đối với tính mạng, thân thể... của người khác và đối với tính mạng, thân thểvà nhân phẩm của mình?
- Đáp:
+ Tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻcủa người khác.
+ Biết tự bảo vệ quyền của mình. 
+ Phê phán, tố cáo những hành vi trái PL về chỗ ở của người khác.
3. Bài mới: (1’ Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyềncơ bản của công dân đã được quy định trong HP nhà nước ta. Vậy để hiểu được công đân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở như thế nào? Tiết học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu bài 17
TG
HĐ của thầy và trò
ND kiến thức cần khắc sâu
15’
10’
10’
HS đọc tình huống trong SGK.
Chuyện gì đã xảy ra với gia đình bà Hoà?
Trước những sự việc đó, bà Hoà có suy nghĩ và hành động như thế nào?
Theo em bà Hoà hành động như vậy là đúng hay sai? Vì sao?
Hành động đó của bà Hoà vi phạm điều gì?
HS đọc HP năm 1992- Điều 72.
Vậy em hiểu thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?
*/ Thảo luận:
Theo em bà Hoà nên làm như thế nào để xác định được nhà T lấy cắp tài sản của mình mà không vi phạm quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của người khác?
Giới thiệu điều 124- Bộ luật hình sự năm 1999.
Qua phần thảo luận, em hiểu quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có nghĩa là gì?
*/ Tình huống:
Hai anh công an đang rượt đuổi theo tội phạm trốn trại, hắn chạy vào ngõ hẻm, mất hútNghi chạy vào nhà bác Tá, hai anh công an đòi khám nhà ông Tá
Hai anh công an vi phạm điều gì? Vì sao?
Theo em hai anh công an nên hành động như thế nào mới dúng?
Ông Tá cần có trách nhiệm cùng với công an truy bắt tội phạm, nên cho công an vào khám nhà.
Qua phân tích tình huống trên công dân cần có trách nhiệm gì đối với PL về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?
HS đọc yêucầu BT trong SGK.
- HS làm BT -> HS nhận xét -> GV bổ xung.
HS đọc yêu cầu BT trong SGK.
- HS làm BT -> HS nhận xét -> GV bổ xung.
I- Tìm hiểu tình huống: 
1. Đọc:
2. Phân tích: tình huống SGK.
* Gia đình bà Hoà mất: 
+ Gà mái.
+ Quạt bàn.
- Mất gà: Nghi bà T ăn trộm, chửi đổng doạ sẽ vào nhà T khám.
- Mất quạt: Nghĩ ngay lại chỉ có nhà T đòi khám nhàcứ xông vào khám.
-> Bà Hoà hành động như vậy là sai vì không có tang trứng vật chứng nên không thể khám nhà T.l
-> Hành động đó vi phạm pháp luật.
II- Bài học: 
1- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là quyền của công dân và được qui định trong hiến pháp 1992 điều 73 cuẩ nhà nước ta.
- Quan sát, theo dõi.
- Báo với chính quyền địa phương, nhờ can thiệp.
- Không tự ý xông vào nhà khám xét nhà người khác.
2- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có ngiã là: Công dân được cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép.
-> Hai anh công an vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của ông Tá.
- Vì: Tự ý quyết định vào khám nhà ông Tá khi chưa có lệnh của cấp trên và chưa có sự đồng ý của ông Tá.
-> Giải thích cho ông tá hiểu sự nguy hiểm của tội phạm ông á đồng ý cho vào khám nhà. Nếu không hai anh công an cử một nguời vào theo dõi một người đi xin giấy cấp trên
3- Trách nhiệm của công dân: Phải tôn trọng chỗ ở của người khác.
- Tự bảo vệ chỗ ở của mình.
- Tố cáo những người làm trái pháp luật, xâm phạm đến chỗ ở của người khác.
III- Luyện tập: 
*/ Bài 1 (d)- trang 56:
- Không cho người lạ, người không có thẩm quyền tự tiện vào khám nhà.
- Mình cũng không được tự tiện vào lục lọi khám nhà người khác khi chưa có sự đồng ý của chủ nhà.
- Trong trường hợp cần thiết phải vào thì phải có sự chứng kiến của người khác và của mọi gnười xung quanh.
*/ Bài 2 (d)- trang 56:
- Quay về để lần sau sang mượn.
- Xem xét có đúng không, nếu đúng thì cho vào.
- Đợi hàng xóm về...
- Cần có người sang cùng.
- Gọi hàng xóm đến xem cùng.
5’
4. Củng cố: (3’)
? Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có nghĩa là gì?
? Trách nhiệm của công dân đối với quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?
5. Hướng dẫn H/S học và làm bìa tập ở nhà: (2’)
- Học thuộc nội dung bài học trong SGK.
- Làm bài tập: Tìm những hành vi vi phạm chỗ ở của người khác, những việc làm thực hiện quyền bất khả xâm phạm chỗ ở.
- Chuẩn bị bài 18.
V. Tự rút kinh nghiệm: ..............................................................................
Tiết 32.
Bài 18
quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, 
điện thoại, điện tín
Lớp
Ngày soạn
Ngày dạy
Ghi chú
6
I.Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức: Giúp Hs hiểu và nắm được những nội dung của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín ..của công dân được quy định trong Hiến pháp của Nhà nước ta.
- Phân biệt được hành vi vi phạm pl và hành vi thực hiện tốt quyền được bảo đảm an toàn bí mật về thư tín..
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng đảm bảo an toàn bí mật thư tín, điện tín..
-KNS: phê phán. tự nhận thức, tư duy...
3. Tư tưởng: GD cho HS ý thức, trách nhiệm đối vớ việc thực hiện quyền được đảm bảo an toàn bí mật về thư tín, điện tín..
II. Phương pháp, KTDH: Đàm thoại. phân tích, quy nạp, động não, chia nhóm..
III. Thiết bị và phương tiện daỵ học: SGK. giáo án..
IV. Tiến trình bài dạy: 
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)? Em hiểu như thế nào về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? .
3.ND bài mới:(..)
TG
HĐ của thầy và trò
ND kiến thức cần khắc sâu
Tiết: 33
Thực hành, ngoại khoá các vấn đề
của địa phương và các nội dung đã học
Lớp
Ngày soạn
Ngày dạy
Ghi chú
6
A- Phần chuẩn bị:
I- Mục tiêu bài dạy:
1- Kiến thức:
- Giúp HS tìm hiểu những gương người tốt,việc tốt ở địa phương qua các nội dung đã học. Nhận biết được các biểu hiện về các tệ nạn xã hội.
2- Kĩ năng:
- Biết áp dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, rèn luyện kĩ năng đánh giá vấn đề xã hội.
3- Thái độ:
- Có ý thức rèn luyện bản thân, để có đủ phẩm chất năng lực trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
II- Phương pháp:
- Thảo luận nhóm, lớp.
- Nêu và giải quyết tình huống.
- Kể các tấm gương về người tốt, việc tốt.
III- Tài liệu và phương tiện:
1- Thầy:
- Nghiên cứu tài liệu soạn bài.
- Nêu các tấm gương người tốt, việc tốt.
2- Trò:
- Tìm hiểu các tấm gương người tốt, việc tốt ở địa phương.
B- Phần thể hiện trên lớp:
*/ ổn định tổ chức.
I- Kiểm tra bài cũ:
- Kết hợp kiểm tra trong giờ dạy.
*/ Giới thiệu bài: (1’)
Để giúp các em vận dụng những nội dung, kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.Tiết học hôm nay cô cùng các em
*/ Nội dung bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
15’
45’
Các gia đình nơi em cư trú có nếp sống như thế nào? (Phẩm chất đạo, quan hệ , kinh tế).
Em hãy kể một số gia đình có nếp sống văn hoá mà em biết?
đa số các gia đình có lối sống lành mạnh, êm ấm, hạnh phúc. Nhưng còn một số gia đình chưa có lối sống lành mạnh, hạnh phúc, nhưcòn mắc phải các tệ nạn xã hội
Nêu các tệ nạn xã hội mà em biết?
Do đâu mà có những tệ nạn này? (Tập trung ở độ tuổi nào nhiều nhất?).
Trước những sự việc trên, chính quyền địa phương đã có biện pháp gì để ngăn chặn?
Chính quyền địa phương đã có những biện pháp giáo dục, tạo công ăn việc làm và xử lý nghiêm minh
*/ Thảo luận:
Là H/S em sẽ làm gì để góp phần vào việc xây dựng gia đình văn hoá?
Là H/S cần nỗ lực học tập tu dưỡng đạo đức để có đủ phẩm chất và năng lực trở thành người công dân có ích cho gia đình và xã hội.
Khi thấy các hành vi vi phạm pháp luật em sẽ làm gì?
Mỗi chúng ta cần nêu cao tinh thần trách nhiệm phê phán tố cáo các hành vi làm trái pháp luật xâm hại đến tài sản nhà nước và công dân
1- Nếp sống văn hoá ở điạ phương: (10’)
- Đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi lĩnh vực.
- Cha mẹ mẫu mực.
- Con cháu chăm ngoan, học giỏi, lễ phép.
- Con cái đều được đi học, chăm sóc chu đáo.
- Gia đình chăm lo phát triển kinh tế.
- Sinh đẻ có kế hoạch.
- Vệ sinh đường ngõ xóm sạch đẹp.
- Giữ gìn trật tự an ninh.
2- Biểu hiện của các tệ nạn xã hội: (11’)
- Cờ bạc, nghiện ngập, mại dâm, trộm cắp.
- Do lười lao động, ham chơi,đua đòi , không nghe lời ông bà, cha mẹ, thầy cô.
-> Thanh thiếu niên.
3- Việc làm của địa phương: (8’)
- Giáo dục, nhắc nhở, phê bình.
- Phạt hành chính.
- Tạo công ăn, việc làm.
- Đưa đi cải tạo.
- Quan tâm, động viên, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh trên.
4- Liên hệ thực tế: (10’)
- Chăm chỉ học tập.
- Tích cực tham gia các hoạt động ở trường lớp và ngoài xã hội.
- Tu dưỡng đạo đức, nghe lời ông bà, cha mẹ, thầy cô dạy bảo.
- Đoàn lết với bạn bè và mọi gnười xung quanh.
- Yêu thương, giúp đỡ mọi người.
-> Phát hiện thấy các hành vi vi phạm pháp luật phải phê phán tố cáo lên nhữn người có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn, giải quyết.
*/ Củng cố: (3’)
? Để giảm bớt được các tệ nạn xã hội mỗi chúng ta cần phải làm gì?
? Các tệ nạn xã hội ở Mai Sơn ta hiện nay như thế nào? Tập trung nhiều nhất ở đối tượng nào? Vì sao?
III- Hưỡng dẫn H/S học và làm bài tập ở nhà: (2’)
- Ôn lại các nội dung bài học từ bài 13 đến bài 18.
- Làm lại các dạng bài tập ở các bài 13 -> 18.
- Liên hệ thực tế địa phương những nội dung có liên quan như quyền và nghĩa vụ của trẻ em, của công dân.

Tài liệu đính kèm:

  • docgdcd 6(10).doc