Giáo án lớp 6 môn học Giáo dục công dân - Tuần 1: Tiết 1: Thực hành ngoại khóa trật tự an toàn giao thông

Giáo án lớp 6 môn học Giáo dục công dân - Tuần 1: Tiết 1: Thực hành ngoại khóa trật tự an toàn giao thông

I. Mục tiêu bài học:

- Tính chất nguy hiểm và nguyên nhân dẫn tới các vụ tai nạn giao thông, tầm quan trọng của trật tự ATGT.

- Có ý thức tôn trọng TTATGT.

- Nhận biết một số dấu hiệu chỉ dẩn giao thông và xử lí một số tình huống khi đi đường

II. Phương tiện dạy học:

- Sách giáo dục TTATGT.

- Biển báo hiệu giao thông.

- Tranh ảnh về các tình huống đi đường.

- Tài liệu GD pháp luật.

 

doc 120 trang Người đăng levilevi Lượt xem 2385Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Giáo dục công dân - Tuần 1: Tiết 1: Thực hành ngoại khóa trật tự an toàn giao thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 14/8/2011 Tuần 1: 
 Tiết 1: Thực hành ngoại khóa
TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
I. Mục tiêu bài học:
- Tính chất nguy hiểm và nguyên nhân dẫn tới các vụ tai nạn giao thông, tầm quan trọng của trật tự ATGT.
- Có ý thức tôn trọng TTATGT.
- Nhận biết một số dấu hiệu chỉ dẩn giao thông và xử lí một số tình huống khi đi đường
II. Phương tiện dạy học:
- Sách giáo dục TTATGT.
- Biển báo hiệu giao thông.
- Tranh ảnh về các tình huống đi đường.
- Tài liệu GD pháp luật.
III. Tiến trình dạy học:
1. Bài cũ: Kiểm tra sách vở HS (5 phút)
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài: (1 phút) Các nhà nghiên cứu nhận định rằng: “Sau chiến tranh và thiên tai thì tai nạn giao thông là thảm họa thứ 3 gây ra cái chết và thương vong cho loài người. Vì sao họ khẳng định như vậy? Chúng ta phải làm gì để khắc phục tình trạng đó. Chúng ta cùng tìm hiểu một số vấn đề về ATGT.
- Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (10p) Tìm hiểu về thông tin, tình huống và nguyên nhân dẩn tới tai nạn giao thông, biện pháp khắc phục.
GV: Gọi 1HS đọc thông tin sách GDTTATGT, cho HS trả lời câu hỏi:
? Nguyên nhân dẫn đến tai nạn trong trường hợp của H và người cùng đi trên xe máy là gì.
? Hãy cho biết H có những vi phạm gì về TTATGT.
? Theo em, khi muốn vượt xe ta cần chú ý điều gì.
HS: Dựa vào hiểu biết trả lời ® GV nhận xét, bổ sung.
GV: Cho 1 HS đọc tình huống và trả lời câu hỏi:
? Theo em, bạn nào nói đúng. Vì sao? 
-Sau đó GV cho HS quan sát 1 số hình ảnh về tai nạn giao thông.
? Qua hình ảnh trên em có suy nghĩ gì.
? Theo em những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng tai nạn GT nhiều như hiện nay. 
HS: Thảo luận theo tổ trả lời ® GV nhận xét, sử dụng bảng phụ nêu 1 số nguyên nhân cơ bản:
- Dân cư tăng.
- Các phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều.
- Quản lí của Nhà nước về giao thông còn hạn chế. 
- Ý thức của người tham gia giao thông còn hạn chế và thiếu hiểu biết về ATGT.
? Trong những nguyên nhân trên nguyên nhân nào là chính.
? Làm thế nào để tránh được tai nạn giao thông đảm bảo an toàn khi đi đường.
HS:Tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu GT.
Hoạt động 2: (10 phút)
 Tìm hiểu biển báo hiệu GT.
GV: Giới thiệu cho HS biết 1 số loại biển báo GT
Hoạt động 3: (5 phút)
GV cho HS tìm hiểu Nội dung bài học SGDTTATGT
Hoạt động 4: (5 phút)
Giới thiệu một số quy định xử phạt hành chính đối với xe máy, xe đạp, đi bộ vi phạm giao thông.
GV: Sử dụng tài liệu tâp huấn về Nghị định số 34/2010/NĐ – CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GT đường bộ giới thiệu.
Hoạt động 5:(5 phút)
GV: Cho HS làm một số bài tập ở sách GDTTATGT.
GV: Đọc bài tập ® HS trả lời câu hỏi.
I. Thông tin.
II. Nội dung bài học:
(Sách GDTTATGT)
III. Bài tập 
- Bài 1, 3 Trang 6,7.
- Bài 1,2,5,6 Trang 13, 14.
3. Củng cố: (3 phút) - GV hệ thống lại một số kiến thức cơ bản
- Cho HS liên hệ về tình hình thực hiện GT của bản thân, gia đình và địa phương.
4. Hướng dẫn hoạt động nối tiếp: (1 phút)
- Xem lại nội dung bài học, sưu tầm tài liệu tham khảo.
- Đọc và tìm hiểu nội dung bài 1: 
 Ngày soạn: 20/8/2011
 Tuần 2: 
Tiết 2: Bài 1: TỰ CHĂM SÓC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ
I. Mục tiêu bài học( sách chuẩn kiến thức )
 1. Kiến thức: 
 2. Kĩ năng:
 3. Thái độ:
 II. Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài 
Kỹ năng đặt mục tiêu rèn luyện sức khỏe 
Kỹ năng lập kế hoạch rèn luyện sức khỏe 
Kỹ năng tư duy phê phán ,đánh giá về việc chăm sóc rèn luyện than thể của bản thân bạn bè 
III. Các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực được áp dụng 
Thảo luận nhóm 
Đóng vai 
IV. Chuẩn bị 
 1. GV : Tranh GDCD do công ty thiết bị giáo dục I sản xuất.
Báo sức khỏe và đời sống.
 2. HS :Tục ngữ, ca dao.
III. Tiến trình dạy và học: 
1. Bài củ: (5 phút)
GV sử dụng biển báo GT ® y/c HS xác định một số loại biển báo. Là HS em phải làm gì để góp phần đảm bảo TTATGT?
2. Khám phá: 
- Giới thiệu bài mới: ( 1 phút) Cha ông ta thường nói: “ Có sức khỏe là có tất cả, sức khỏe quý hơn vàng”. Nếu được ước muốn thì ước muốn đầu tiên của con người là sức khỏe. Để hiểu được ý nghĩa của sức khỏe, biện pháp để chăm sóc sức khỏe ® chúng ta sẽ nghiên cứu bài hôm nay. 
3. Kết nối 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Họat động 1: (10 phút)
 Tìm hiểu truyện đọc:
GV: Cho cả lớp đọc truyện, gọi 1 HS đọc to → cho HS thảo luận theo tổ câu hỏi sau:
? Điều kì diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè vừa qua.
?Vì sao Minh có được điều kì diệu ấy.
? Sức khỏe có cần cho mọi người hay không. Vì sao? 
HS: Thảo luận, đại diện tổ trình bày.
GV: Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: (18 phút)
 Tìm hiểu nội dung bài học.
GV: Cho HS trả lời câu hỏi: 
? Thân thể, Sức khỏe là gì.
HS: Là vốn quý của con người, không gì có thể thay thế được.
GV: Vì vậy mổi người cần phải biết giữ gìn, tự chăm sóc, rèn luyện để có thân thể, sức khỏe tốt.
? Nêu cách chăm sóc, rèn luyện thân thể.
HS: Dựa vào SGK trả lời
GV: Cho HS nêu ra những việc làm cụ thể đã làm được để chăm sóc, rèn luyện thân thể.
HS: Làm vào phiếu học tập -> GV gọi 1 số HS trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung.
* THMT: GV nhấn mạnh: Môi trường trong sạch ảnh hưởng tốt đến sức khỏe con người vì vậy cần giữ vệ sinh cá nhân, làm sạch môi trường sống ở gia đình, trường học, khu dân cư. 
? Nêu một số việc làm thể hiện việc bảo vệ môi trường.
HS: Không vứt rác, khạc nhổ bừa bãi.
 Quét dọn thường xuyên. 
? Việc chăm sóc sức khỏe, rèn luyện thân thể có ý nghĩa như thế nào.
HS: dựa vào SGK trả lời.
GV: Chia HS thành 3 nhóm để thảo luận theo 3 chủ đề:
Nhóm 1: Sức khỏe đối với học tập.
Nhóm 2: Sức khỏe đối với lao động.
Nhóm 3: Sức khẻe đối với vui chơi, giải trí. 
-> Các nhóm thảo luận 3 phút, đại diện nhóm trình bày.
GV: Nhận xét, kết luận và Bổ sung thêm về hậu quả của việc không rèn luyện tốt sức khỏe.
GV: Cung cấp thêm cho HS những thông tin về tình trạng sức khỏe của trẻ em hiện nay.
Hoạt động 3: (5 phút)
GV hướng dẫn HS làm bài tập sgk
 Bài a, c.
Bài a: Gọi 1 hs lên bảng làm.
Bài c: yêu cầu cả lớp làm -> gọi HS trả lời.
I. Truyện đọc: Muà hè kì diệu .
II. Nội dung bài học:
Sức khỏe là gì?
( Mục a, ý 1)
Cách chăm sóc sức khỏe, rèn luyện thân thể.
( Mục a, ý 2,3)
Ý nghĩa của việc chăm sóc sức khỏe, rèn luyện thân thể.
( Mục b )
III. Bài tập: a, c.
Đáp án bài a: Biểu hiện tự chăm sóc sức khỏe – ý 1,2,3,5.
Bài c: Gây ra các căn bệnh : Phổi, Tim mạch, dạ dày .
3.Củng cố: ( 5phút)
- GV hệ thống lại kiến thức toàn bài
- Đọc HS nghe: Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh 27/3/1946: Sức khỏe và thể dục.
- Cho HS sắm vai tiểu phẩm: Một HS dáng điệu mệt mỏi, gầy gò hay xin nghĩ học để xuống phòng y tế.
4. Hướng dẫn hoạt động nối tiếp: ( 1 phút)
- Học bài củ, làm bài tập b, d.
- Xem nội dung bài 2: Siêng năng, kiên trì: + Đọc truyện ,trả lời câu hỏi SGK.
 + Nội dung bài học, sưu tầm tài liệu tham khảo.
 Ngày soạn 29/8/2011
 Tuần 3: Tiết 3. Bài 2: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
Nêu được thế nào là siêng năng, kiên trì. Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
2. Kĩ năng: 
Tự đánh gía được hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động
Biết siêng, năng kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động sống hằng ngày.
3. Thái độ:
Quý trọng những người siêng năng, kiên trì, không đồng tình với sự lười biếng hay nản lòng.
II. Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài 
1.Kỹ năng xác định giá trị ( xác định siêng năng kiên trì là một giá trị con người ) 
2. Kỹ năng tư duy phê phán , đánh giá những hành vi , việc làm thể hiện đức tính siêng năng kiên trì .
III. Các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực được áp dụng 
Thảo luận nhóm 
Trình bày một phút 
IV. Phương tiện dạy học:
1. GV :SGK, giáo án, những chuyện kể về các danh nhân, tấm gương siêng năng, kiên trì.
Sách bài tập tình huống.
2. HS: Ca dao tục ngữ
V. Tiến trình dạy và học:
1. Bài cũ: (5 phút)
 Sức khỏe là gì? Sức khỏe có ý ngĩa như thế nào? Nêu cách rèn luyện sức khỏe?
 Hãy kể một việc làm chứng tỏ em đã biết chăm sóc, rèn luyện sức khỏe bản thân?
2. Bài mới: (2 phút)
Giới thiệu bài: Nhà cô Mai có hai con trai, chồng cô là bộ đội ở xa, mọi việc trong nhà do ba mẹ con cô xoay xở. Hai con trai của cô rất ngoan. Mọi công việc trong nhà: Rửa bát, quét nhà, giặt giũ, cơm nước đều do hai con trai cô làm. Hai anh em còn rất cần cù, chịu khó học tập. Năm học nào hai anh em cũng đạt học sinh giỏi. Câu chuyện kể trên nói lên đức tính gì của hai anh em con nhà cô Mai? Đức tính đó được biểu hiện như thế nào? Có ý nghĩa gì? Chúng ta nghiên cứu bài học hôm nay.
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung ghi bảng
 Hoạt động 1: (10 phút)
 Tìm hiểu truyện đọc.
GV: Gọi 1HS đọc to phần truyện đọc
HS: Cả lớp tự đọc.
GV: Cho HS thảo luận nhóm .
Nhóm 1 + 2: Qua truyện đọc trên em thấy Bác Hồ tự học tiếng nước ngoài như thế nào?
Nhóm 3+ 4: Trong quá trình tự học, Bác Hồ đã gặp những khó khăn gì? Bác đã vượt qua những khó khăn đó bằng cách nào?
HS: Thảo luận, đại diện nhóm trả lời -> nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung: Bác học ngoại ngữ trong lúc Bác vừa lao động kiếm sống, vừa tìm hiểu cuộc sống các nước, tìm hiểu đường lối cách mạng
? Cách học của Bác thể hiện đức tính gì.
HS: Tư duy trả lời.
GV: Như vậy qua truyện đọc Bác Hồ là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo.
Hoạt động 2: (22 phút)
 Tìm hiểu nội dung bài học: 
GV: Thế nào là siêng năng, kiên trì?
HS: Dựa vào SGK trả lời.
GV: Nhấn mạnh và phân tích cho HS hiểu về siêng năng, kiên trì.
GV: Tìm hiểu một số tấm gương siêng năng, kiên trì đạt kết quả cao ở trong lớp hoặc ngoài xã hội mà em biết?
HS: Hoạt động cá nhân -> Trả lời.
GV: Cho HS kể về những mẫu chuyện thể hiện sự vượt khó, siêng năng, kiên trì mà các em biết.
GV: Kết luận: Ngày nay có nhiều doanh nghiệp trẻ, những hộ nông dân làm kinh tế giỏi Họ đã làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội bằng sự siêng năng, kiên trì.
GV: Cho HS thảo luận theo tổ.
? Tìm những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì.
HS: Trình bày trên bảng phụ.
GV: Nhận xét, bổ sung:- Lười biếng, ỷ lại, hời hợt, cẩu thả
Ngại khó, ngại khổ, mau chán nản.
GV: cho HS lấy ví dụ cụ thể.
? Thái độ của em đối với những người có biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì.
HS: Trả lời cá nhân.
I. Truyện đọc: 
 Bác Hổ tự học ngoại ngữ.
II. Nội dung bài học: 
Siêng năng, kiên trì là gì? 
( Mục a, b SGK.) 
3. Củng cố: (5 phút)
- GV: Cho HS nhắc lại khái niệm siêng năng, kiên trì. Lấy ví dụ.
- Làm bài tập trắc nghiệm: Khoanh tròn vào các đáp án em cho là đúng.
 ? Người siêng năng là:
a. Người yêu lao động. b.  ... . 
III.Nội dung bài học
HS tự nghiên cứu nội dung bài học
Đọc nội dung bài học SGK
Nêu thắc mắc và trao đổi những qui định của pháp luật về quyền bảo hộ nhà ở
Hoạt động cuối: (5p) Củng cố, dặn dò
- Củng cố: YC HS trả lời các câu hỏi pháp luật nước ta qui định công dân được pháp luật bảo hộ về chổ ở như thế nào? 
- Dặn dò:
+ Học bài
+ Làm bài tậpc, d vào vở.
Rút kinh nghiệm:	
Ngày soạn: 23.3.2009
Tuần 32 Tiết 31 QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TÒAN VÀ BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN
I>Mục tiêu bài học
SGV
II>Tài liệu và phương tiện:
Hiến pháp năm 1992, điều 73
Bộ luật hình sự năm 1999 ( điều 125)
Bộ luật tố tụng hình sự của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 (điều 115, 119)
III>Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Bài cũ: (5ph) Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chổ ở như thế nào?
Trách nhiệm của mỗi công dân đối với việc tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về chổ ở thể hiện như thế nào?
Hoạt động 2 (1ph) Bài mới: Khi bản thân em bị người khác xâm phạm đến bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín em phải làm gìà bài mới. 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 3: (14p)
HS tìm hiểu tình huống SGK 
Cho HS thể hiện lại tình huống 
Trả lời câu hỏi phần gợi ý
Với câu hỏi a: Phượng có thể đọc thư mà không cần sự đồng ý của Hiền vì Hiền là bạn thân của Phượng.
Phượng không được đọc thư của Hiền, vì đó kghông phải là thư của Phượng
Với câu hỏi b:
Đồng ý với giải pháp của Phượng- vì làm như vậy Hiền sẽ không biết
Có thể có ý kiến phản đối, vì làm như vậy là nói dối bạn.
Để đánh giá ý kiến nào đúng, GV cho HS tìm hiểu điều 73 hiến pháp 1992 rút ra kết luận .
Nêu tiếp câu hỏi cho HS thảo luận sau đó GV nhận xét, rút ra những nội dung chính của bài.
Nhận xét, rút ra kết luận đúng. 
Hoạt động 4: (5ph)
Hoạt động 5: (15ph)
Hướng dẫn HS làm các bài tập trong SGK. Có thể nêu tình huống khác.
VD: cô giáo chủ nhiệm kiểm tra thư của HS hoặc cha mẹ bóc thư, nghe điện thoại của con
Cho HS nhận xét những việc làm trên.
I.Truyện đọc
II.Nội dung bài học
Quyền được bảo đảm an tòan và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là một trongnhững quyền cơ bản của công dân và được quy định trong Hiến pháp của Nhà nước ta (Điều 73, Hiến pháp 1992)
Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân có nghĩa là không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác; không nghe trộm điện thoại.
III. Bài tập
Trả lời câu hỏi và bài tập SGK
Hoạt động cuối: (5p) Củng cố, dặn dò
- Củng cố:YC HS đọc kĩ phần nội dung bài học.
- Dặn dò:
Hướng dẫn HS làm bài tập xử lí tình huống câu d ở nhà
Chuẩn bị ôn tập theo đề cương 
Rút kinh nghiệm:	
Ngày soạn: 28.4.2009
Tuần 34 Tiết 33 THỰC HÀNH, NGOẠI KHÓA: TÌM HIỂU VỀ MÔI TRƯỜNG
I>Mục tiêu bài học
Giáo dục bảovệ môi trường giúp HS: hiểu biết các vấn đề môi trường và tình hình ô nhiễm môi trường ở địa phương
Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường 
Có ý thức tham gia vào việc bảo vệ môi trường và giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể nơi sinh sống
II>Tài liệu và phương tiện:
Tài liệu về giáo dục bảo vệ môi trường trong môn giáo dục công dân 
III>Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Bài cũ: (5ph) Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thư tín, điện thoại, điện tín như thế nào?
Hoạt động 2 (1ph) Bài mới: để tìm hiểu thêm về tình hình ô nhiễm môi trường hiện nay và tình hình môi trường ở địa phương à bài mới. 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 3: (14p)
- Tổ chức cho HS thực hiện các dự án điều tra, tìm hiểu về thực trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương, tìm hiểu về các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở địa phương.
? Em hãy cho biết: thực trạng môi trường ở địa phương em hiện nay như thế nào? Ở địa phương em hiện nay có những hoạt động nào góp phần tham gia bảo vệ môi trường (hoặc trường em)?
- Tổ chức cho HS tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trưiờng và tài nguyên nthiên nhiên ở cộng đồng như: dự án trồng cây, gây rừng dự án bảo vệ nguồn nước; dự án tuyên truyền nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư
? Nếu gần nhà em có người dân không có ý thức bảo vệ môi trường em sẽ tuyên truyền như thế nào?
- GV theo dõi, hướng dẫn các hoạt động điều tra và tuyên truyền của HS
Hoạt động 4: (5ph)	
Tổ chức cho HS thi viết, vẽ, đọc thơ, trình bày tiểu phẩm về chủ đề bảo vệ môi trường
GV tổ chức cho các HS chia làm 4 tổ thi viết, vẽ tranh họăc làm thơ với chủ đề bảo vệ môi trường.
Các tổ báo cáo kết quả
GV nhận xét, cho điểm phần dự thi của các tổ
I.Hoạt động thực hành
II.Hoạt động ngoại khóa.
Hoạt động cuối: (5p) Củng cố, dặn dò
- Củng cố: Em có cảm nghĩ như thế nào qua buổi hoạt động ngoại khóa này.
- Dặn dò: Chuẩn bị tìm hiểu về tình hình an tòan giao thông ở địa phương, các tổ chuẩn bị trước phần thi vẽ tranh, làm thơ hoặc đọc thơ về tình hình an tòan giao thông.
Rút kinh nghiệm:	
Ngày soạn: 5.5.2009
Tuần 35 Tiết 34 THỰC HÀNH, NGOẠI KHÓA: TÌM HIỂU VỀ TRẬT TỰ AN TÒAN GIAO THÔNG
I>Mục tiêu bài học
Giáo dục về trật tự an tòan giao thông giúp HS: hiểu biết các vấn đề về trật tự an tòan giao thông.
Có ý thức tham gia vào việc giữ gìn trật tự an tòan giao thôngkhi đi đường
II>Tài liệu và phương tiện:
Tài liệu về an tòan giao thông, các biển báo giao thông. 
III>Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Bài cũ: (5ph) Môi trường có tầm quan trọng như thế nào?
Hoạt động 2 (1ph) Bài mới: tình hình an tòan giao thông hiện nay ở địa phương ta nói riêng và trong nước nói chung như thế nào? Để tìm hiểu thêm về tình hình đó và việc giữ gìn trật tự ATGT ở địa phương à bài mới. 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 3: (14p)
- Tổ chức cho HS thực hiện các dự án điều tra, tìm hiểu về thực trạng giao thông ở địa phương, tìm hiểu về các hoạt động giữ trật tự ATGT.
? Em hãy cho biết: thực trạng giao thông ở địa phương em hiện nay như thế nào? Ở địa phương em hiện nay có những hoạt động nào góp phần tham gia giữ gìn trật tự ATGT (hoặc trường em)?
- Tổ chức cho HS tham gia vào các hoạt động giữu gìn trật tự ATGT ở cộng đồng như: tìm hiểu các biển báo, đố các điểm báo giao thông, tuyên truyền việc giữ gìn trật tự ATGT ở cộng đồng dân cư 
? Nếu trong lớp em có một nhóm bạn thường xuyên thực hiện những hành vi vi phạm an tòan giao thông khi đi học về em phải tuyên truyền như thế nào?
- GV theo dõi, hướng dẫn các hoạt động điều tra và tuyên truyền của HS
Hoạt động 4: (5ph)	
Tổ chức cho HS thi viết, vẽ, đọc thơ, trình bày tiểu phẩm về chủ đề giữ gìn trật tự ATGT
GV tổ chức cho các HS chia làm 4 tổ thi viết, vẽ tranh, đọc thơ họăc làm thơ với chủ đề ATGT.
Các tổ báo cáo kết quả
GV nhận xét, cho điểm phần dự thi của các tổ, tuyên dương, cho điểm nhóm chuẩn bị tốt
I.Hoạt động thực hành
II.Hoạt động ngoại khóa.
Hoạt động cuối: (5p) Củng cố, dặn dò
- Củng cố: Em có cảm nghĩ như thế nào qua buổi hoạt động ngoại khóa này.
- Dặn dò: Chuẩn bị ôn tập thi HKII
Rút kinh nghiệm:	
Ngày soạn: 20/4/2009
 Tiết 32 : ÔN TẬP
I>Mục tiêu bài học
Hệ thống hóa các kiến thức trọng tâm đã học,ôn tập chuẩn bị thi HKII
II>Tài liệu và phương tiện:
Bảng phụ ghi các câu hỏi ôn tập và bài tập vận dụng.
III>Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: (5p) Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
Hoạt động 2 (2p) Để hệ thống lại các phần kiến thức trọng tâm và ôn tập thi HKIIà bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 3: (8p)
I.Hệ thống hóa kiến thức
 Nêu các kiến thức trọng tâm cần ôn tập: Đề cương ôn tập.
Bài 12: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em
Bài 14: Thực hiện trật tự an tòan giao thông
Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh
Bài 16: Quyền được bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
Hoạt động 4: 
HS: Ghi đề cương và trả lời các câu hỏi ôn tập.
Có nhnững nhóm quyền nào? Cho ví dụ
Có những loại biển báo nào? Nêu cách nhận biết các loại biển báo đó?
Các qui định dành cho người đi bộ, người đi xe đạp, người đi xe gắn máy.
Việc học tập cần thiết với mỗi người như thế nào? Quyền và nghĩa vụ học tập được thực hiện như thế nào?
Vì sao nói quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là quyền cơ bản nhất của mỗi công dân?
Cho HS làm bài tập trắc nghiệm: a,b trang 31,32
Bài tập d trang 46
I. Kiến thức cần ôn tập.
II.Câu hỏi và bài tập :
1.Các câu hỏi và bài tập chủ yếu
2. Bài tập.
Hoạt động cuối: (4p) Củng cố, dặn dò
- Dặn dò:
+ Học bài
+ Trả lời câu hỏi đã ôn tập
Rút kinh nghiệm: 	
Tiết 35: THI HỌC KÌ II
ĐỀ:
Câu 1.(4 điểm) 
Kể tên các nhóm quyền của công ước Liên hợp quốc qui định cho trẻ em? Công ước đó thể hiện điều gì của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em? Bản thân em có được hưởng các nhóm quyền đó không?Cho ví dụ cụ thể ở từng nhóm quyền?
Câu 2.(4 điểm) Em hãy kể tên các loại biển báo thông dụng và nêu cách nhận biết chúng? Hãy vẽ 1 loại biển báo thông dụng nhất?
Câu 3. (2 điểm) 
Vì sao nói quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là quyền cơ bản nhất của công dân? Khi bị người khác xâm hại đến các quyền trên, em phải làm gì?
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM
Câu 1: (4 điểm) 
Công ước Liên hợp quốc qui định trẻ em có những nhóm quyền: (2 điểm) 
Nhóm quyền sống còn 
Nhóm quyền bảo vệ 
Nhóm quyền phát triển 
Nhóm quyền tham gia 
Công ước đó thể hiện sự quan tâm, và tôn trọng đối với trẻ em, là điều kiện cần thiết để các em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm.(1 điểm) 
Bản thân em được hưởng đầy đủ các nhóm quyền đó 
Ví dụ: HS có thể nêu các ví dụ như (1 điểm) 
Nhóm quyền sống còn: được tiêm văcxin miễn phí
Nhóm quyền bảo vệ: học sinh dân tộc và người kinh đều được học hành như nhau
Nhóm quyền phát triển: được tham gia diễn văn nghệ
Nhóm quyền tham gia: được bày tỏ ý kiến, phát biểu trước tập thể lớp.
Câu 2.(4 điểm)
Các loại biển báo thông dụng:
Biển báo cấm:hình tròn, nền màu trắng, có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều cấm (1 điểm)
Biển báo nguy hiểm: hình tam giác đều: nền màu vàng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều nguy hiểm cần đề phòng. (1 điểm)
Biển hiệu lệnh: hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo điều phải thi hành. (1 điểm)
HS vẽ đúng bất kì loại biển báo nào được 1 điểm
Câu 3. (2 điểm) Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là quyền cơ bản của công dân vì quyền đó gắn với mỗi con người và là quyền cơ bản nhất, đáng quí nhất của mỗi công dân. (1 điểm)
Khi bị người khác xâm hại đến quyền của mình em phải phê phán, tố cáo những việc làm sai trái đó. (1 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an GDCD6 Chuan KTKN.doc