Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể (Tiếp theo)

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể (Tiếp theo)

 A. Mục tiêu cần đạt:

- Giúp HS hiểu biết những biểu hiện của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.

- ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.

- Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn và chăm sóc sức khoẻ bản thân.

- Biết vận động mọi người cùng tham gia và hưởng ứng phong trào thể dục, thể thao.

 

doc 84 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1120Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1. 
Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
 A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS hiểu biết những biểu hiện của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể. 
- ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể. 
- Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn và chăm sóc sức khoẻ bản thân. 
- Biết vận động mọi người cùng tham gia và hưởng ứng phong trào thể dục, thể thao.
B. Chuẩn bị.
- SGK, SGV, tài liệu.
- Tranh ảnh bài 6 ttrong bộ tranh GDCD
 - Tục ngữ ca dao Việt Nam nói về sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ.
C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài: Cha ông ta thường nói: “Có sức khoẻ là có tất cả, sức khoẻ quí hơn vàng”. Nếu được ước muốn thì điều ước đầu tiên của con người là sức khoẻ. Để hiểu được ý nghĩa của sức khoẻ nói chung và tự chăm sóc sức sức khoẻ của mỗi cá nhân nói riêng, chúng ta sẽ nghiên cứu bài học hôm nay.
2. Hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
- Gọi HS đọc truyện “Mùa hè kì diệu”
? Điều kì diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè qua?
? Vì sao Minh có được điều kì diệu ấy?
? Sức khoẻ có cần cho mỗi người hay không? Vì sao?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm, ghi kết quả thảo luận vào giấy Ao. 
? Em hãy giới thiệu hình thức tự chăm sóc, giữ gìn sức khoẻ và rèn luyện thân thể?
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận chuyển ý: Sức khoẻ là tài sản vô giá. Không có gì quí hơn sức khoẻ. Chúng ta có sức khoẻ thì sẽ có tất cả. Cho nên mỗi người chúng ta cần biết tự chăm sóc sức khoẻ cho bản thân. Tích cực phòng bệnh và chữa bệnh.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm về ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
- Chủ đề:
+ Nhóm 1: Sức khoẻ đối với học tập.
+ Nhóm 2: Sức khoẻ đối với lao động.
+ Nhóm 3: Sức khoẻ với vui chơi giải trí.
- Sau thảo luận, các nhóm trưởng lên trình bày.
? Nếu không rèn luyện tốt sức khoẻ thì hậu quả sẽ như thế nào?
GV: Để có kết quả học tập tốt, lao động tốt, duy trì cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc thì phải xác định ý nghĩa của việc chăm sóc sức khoẻ để có sức khoẻ tốt.
- Giao bài tập cho HS:
Đánh dấu x vào ý kiến đúng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS giải quyết bài tập.
- Yêu cầu HS lên bảng làm bài tập a.
? Hãy kể một việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khoẻ bản thân?
? Em biết gì về tác hại của việc nghiện thuốc lá, rượu, bia đến sức khoẻ con người?
? Em hãy tự đặt cho mình một kế hoạch luyện tập thể dục, thể thao để người mạnh khoẻ?
- GV nhận xét và cho điểm.
I. Tìm hiểu bài.
Truyện đọc: “Mùa hè kì diệu”
- HS đọc truyện.
- Mùa hè này Minh được đi tập bơi và biết bơi.
- Minh được thầy giáo Quân hướng dẫn cách luyện tập.
- Con người có sức khoẻ thì tham gia tốt các hoạt động như: học tập, lao động, vui chơi, giải trí...
II. Nội dung bài học.
- HS thảo luận và cử đại diện trình bày, các nhóm nhân xét bổ sung.
* Sức khoẻ là vốn quí nhất của con người. Mỗi người phải biết giữ gìn về sinh cá nhân, ăn uống điều độ. Hằng ngày luyện tập thể dục, năng chơi thể thao để sức khoẻ ngày càng tốt hơn.
* Sức khoẻ tốt giúp cho ta học tập tốt, lao động có hiệu quả, năng suất cao; cuộc sống lạc quan vui vẻ, thoải mái, yêu đời.
- Học tập uể oải, mệt mỏi, không tiếp thu được bài giảng, về nhà không làm bài -> kết quả kém.
- Công việc khó hoàn thành, có thể phải nghỉ làm, ảnh hưởng đến tập thể, giảm thu nhập.
- Tinh thần buồn bực, khó chịu, chán nản, không có hứng thú tham gia các hoạt động khác.
Bài tập nhanh:
- Ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng
- Ăn ít, kiêng khem để giảm cân
- Ăn thức ăn có chứa đủ đạm, can xi, sắt, kẽm....thì chiều cao phát triển sớm.
- Nên ăn cơm ít, ăn vặt nhiều
- Hàng ngày tập luyện TDTT
- Phòng bệnh hơn chữa bệnh
- Vệ sinh cá nhân không liên quan đến sức khoẻ
- Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ.
- Khi mắc bệnh tích cực chữa bệnh triệt để.
III. Bài tập.
BT a. HS lên bảng thực hiện.
BTb. HS tự bộc lộ.
BTc. HS tự bộc lộ.
BT d. HS tự lập kế hoạch.
E. Củng cố, dặn dò.
1. Hãy cho biết những hoạt động cụ thể ở địa phương em về rèn luyện sức khoẻ.
2. Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về sức khoẻ: Cơm không rau như đau không thuốc; Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa; Càng già, càng dẻo càng dai; Thà vo sự mà ăn cơm hẩm còn hơn đeo bệnh mà uống sâm nhung...
---------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 2.
Siêng năng, kiên trì
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Nắm được thế nào là siêng năng, kiên trì và các biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
- ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
- Có ý thức rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.
B. Chuẩn bị:	
- SGK, SGV, tài liệu.
- Những tấm gương về các danh nhân.
- Tranh bài 1 trong bộ thực hành GDCD 6.
C. Kiểm tra bài cũ:
? Hãy kể một việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khoẻ bản thân?
? Hãy trình bày kế hoạch luyện tập thể dục thể thao?
D. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học. 
1. Giới thiệu bài: 
 Nhà cô Mai có hai người con trai, chồng cô là bộ đội ở xa, mọi việc trong gia đình đều do ba mẹ con cô cô xoay xở. Hai con trai của cô rất ngoan. Mọi công việc trong nhà: rửa bát, quét nhà, giặt giũ, cơm nước đều do hai con trai cô làm. Hai anh em còn rất cần cù, chịu khó học tập. Năm nào hai anh em cũng đạt học sinh giỏi.
Câu chuyện kể trên nói lên đức tính gì của hai anh em con cô Mai? Đức tính đó được biểu hiện như thế nào? ý nghĩa gì? Chúng ta nghiên cứu bài học hôm nay.
2. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
- Gọi HS đọc truyện “Bác Hồ tự học ngoại ngữ”
? Bác Hồ của chúng ta biết mấy thứ tiếng?
- GV bổ sung: Bác còn biết tiếng Đức, ý, Nhật...đến nước nào Bác cũng học tiếng đó.
? Bác đã tự học như thế nào?
? Bác đã gặp khó khăn gì trong học tập?
- GV bổ sung: Bác học ngoại ngữ trong lúc Bác vừa lao động kiếm sống vừa tìm hiểu cuộc sống các nước, tìm hiểu đường lối cách mạng...
? Cách học của Bác thể hiện đức tính gì?
- GV kết luận và chuyển ý: Bác Hồ học trong nhà trường không nhiều. Nhưng nhờ lòng quyết tâm và sự kiên trì tự học mà Bác đã nói được nhiều thứ tiếng nước ngoài. Đức tính đó của Bác đã là tấm gương cho các thế hệ con, cháu Việt Nam noi theo.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm siêng năng, kiên trì.
- GV: Dân tộc ta có truyền thống lao động cần cù, siêng năng. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước mà thành công của họ là nhờ tính siêng năng, kiên trì.
? Em hãy kể tên những danh nhân mà em biết nhờ có tính siêng năng, kiên trì mà thành công xuất sắc trong sự nghiệp của mình?
? Trong lớp của chúng ta, bạn nào có đức tính siêng năng trong học tập?- GV: Ngày nay có nhhiều nhà doanh nghiệp trẻ, nhà khoa học trẻ, những hộ nông dân làm kinh tế giỏi...Họ đã làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội bằng sự siêng năng, kiên trì.
- GV giao bài tập trắc nghiệm (đánh dấu x vào ý kiến mà em đồng ý)
? Theo em thế nào là siêng năng, kiên trì?
GV: Siêng năng, kiên trì là phẩm chất, đạo đức của mỗi người. Để đánh giá được đức tính này cần phải thông qua các hoạt động cụ thể: học tập, lao động và các hoạt động khác.
I. Tìm hiểu bài:
Truyện đọc “Bác Hồ tự học ngoại ngữ”
- HS bộc lộ dựa vào SGK.
- Bác học thêm vào 2 giờ nghỉ (trong đêm). Bác nhờ thuỷ thủ giảng bài, viết 10 từ mới vào tay, vừa làm vừa học; sáng sớm và buổi chiều tự học ở vườn hoa; ngày nghỉ trong tuần Bác học với giáo sư người Italia; Bác tra từ điển, nhờ người nước ngoài giảng.
- Bác không được học ở trường lớp; Bác làm phụ bếp trên tàu, thời gian làm việc của Bác từ 17- 18 giờ trong một ngày, tuổi cao Bác vẫn học.
- Cách học của Bác thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì.
+ Bác Hồ có lòng quyết tâm và sự kiên trì.
+ Đức tính siêng năng đã giúp Bác thành công trong sự nghiệp.
II. Nội dung bài học.
1. Thế nào là siêng năng, kiên trì?
- Nhà bác học Lê Quí Đôn; GS- bác sĩ Tôn Thất Tùng; Nhà nông học- Lương Đình Của; nhà văn Nga M. Gorki, Nhà bác học Niu tơn....
- HS liên hệ.
- Người siêng năng:
+ Là người yêu lao động
+ Miệt mài trong công việc.
+ Là người chỉ mong hoàn thành nhiệm vụ.
+ Làm việc thường xuyên đều đặn.
+ Làm tốt công việc không cần khen thưởng.
+ Làm theo ý thích, gian khổ không làm.
+ Lấy cần cù để bù khả năng của mình.
+ Vì nghèo mà thiếu thốn.
+ Học bài quá nửa đêm.
* Siêng năng là phẩm chất đạo đức của con người. Là sự cần cù, tự giác, miệt mài, thường xuyên, đều đặn.
* Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.
E. Củng cố, dặn dò:
- Củng cố kiến thức bài học qua các câu hỏi kiểm tra nội dung bài học.
- Tìm hiểu tiếp phần nội dung còn lại của bài học.
- Sưu tầm các câu tục ngữ, ca dao, truyện cười nói về đức tính siêng năng, kiên trì.
---------------------------------------------------------------------------------------------
 .
Tiết 3:
Siêng năng, kiên trì.
A. Mục tiêu cần đạt: 
Tiếp tục giúp cho HS hiểu được: 
- Thế nào là siêng năng, kiên trì và các biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
- ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
- Có ý thức rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các
hoạt động khác.
B. Chuẩn bị:
- SGK, SGV, tài liệu.
- Những tấm gương về các danh nhân.
- Tranh bài 1 trong bộ thực hành GDCD 6.
C. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là siêng năng, kiên trì?
? Kể một mẩu chuỵên hoặc đọc một vài câu ca dao, tục ngữ nói về đức tính siêng năng?
D. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài: Siêng năng, kiên trì là phẩm chất, đạo đức của mỗi người. Để đánh giá được đức tính này cần phải thông qua các hoạt động cụ thể: học tập, lao động và các hoạt động khác của mỗi cá nhân. Những biểu hiện đó là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp bài học.
2. Hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
- Chia nhóm thảo luận theo 3 chủ đề:
CĐ1: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong học tập.
CĐ2: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong các lĩnh vực lao động.
CĐ3: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong các lĩnh vực hoạt động xã hội khác.
- Khi thảo luận xong cử 1 nhóm trưởng ghi kết quả lên bảng.
Học tập
Lao động
Hoạt động khác
? Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì?
? Nêu ý nghĩa của siêng năng, kiên trì?
GV: Nêu ví dụ về sự thành đạt của: HS giỏi của trường; nhà khoa học trẻ thành đạt trên các lĩnh vực; làm kinh tế giỏi VAC; làm giàu từ sức lao động của chính mình nhờ siêng năng.
? Nêu những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì qua bài tập.
Đá ... yên bị sa bồi, thiếu thiết bị dẫn luồng; các cảng sông nhỏ, năng lực thấp, đa số các cảng chưa có nối kết liên hoàn với mạng luới GT quốc gia.
E. Hướng dẫn học sinh học bài.
- Tìm đọc Pháp luật ATGT.
Tiết 33.
Thực hành ngoại khoá các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học.
A. Mục tiêu cần đạt:
- Tiếp tục cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, vững chắc của PLTTATGT.
- Giáo dục ý thức trách nhiệm, tinh thần tự giác chấp hành PLTTATGT để đảm bảo an toàn cao nhất khi tham gia giao thông.
- Động viên HS tích cực tuyên truyền PLTTATGT, tham gia các hoạt động giữ gìn trật tự an toàn giao thông trong cộng đồng.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu GDPL về TTATGT.
2. Học sinh: Tìm đọc tài liệu về TTAT GT.
C. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu tầm quan trọng của hệ thống giao thông nước ta?
? Nêu đặc điểm của giao thông đường bộ và đường sắt nước ta?
D. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: Để năm sđược tình hình tai nạn giao thông, và một số quy định cơ bản về an toàn giao thông đường bộ...
2. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tình hình tại nạn giao thông. 
? Nhận xét của em về tình hình tai nạn giao thông?
? Chỉ rõ nguyên nhân gây tai nạn?
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu một số quy định về an toàn giao thông đường bộ.
? Hãy cho biết những quy định đối với người điều khiển và ngồi trên xe đạp?
? Trình bày hiểu biết của em về quy định đối với người đi bộ?
? Trong hệ thống báo hiệu đường bộ có mấy loại biển báo? Đó là những loại biển báo nào?
? Mỗi loại biển báo có ý nghĩa gì?
I. Tình hình tai nạn giao thông.
- Tình hình GT ngày càng gia tăng trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Hàng năm tai nạn giao thông làm chết và bị thương hàng vạn ngườivà thiệt hại hàng chục tỷ đồng.
Năm
Số vụ
Người chết
Bị thương
1995
15.999
5.728
17.167
1996
19.638
5.932
21.718
1997
19.998
6.152
22.071
1998
20.753
6.394
22.898
1999
21.538
7.095
24.179
2000
23.327
7.924
25.693
- Trong số vụ tai nạn trên thì giao thông đường bộ chiếm trên 90%. Hàng năm có hàng trăm vụ liên quan đến học sinh, làm chết và bị thương hàng trăm em.
- Gần 80% nguyên nhân xẩy ra tai nạn là do người tham gia giao thông không chấp hành đúng các qui định về ATGT.
+ Người điều khiển xe cơ giới: không làm chủ tốc độ, vi phạm tốc độ, lấn đường, vi phạm qui định về chở hành khách, chở hàng, uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện.
+ Người đi xe đạp: do phóng bừa, đi hàng ba, hàng tư, rẽ bất ngờ trước đàu xe không làm tín hiệu, lao xe từ trong nhà, trong ngõ ra đường chính, đi sai phần đường qui định, trẻ em đi xe đạp người lớn.
+ Người đi bộ: đin không đúng phần đường qui định, chạy qua đường không chú ý quan sát, nhảy hoặc bám vào tàu xe đang chạy, đã bóng, đùa nghịch dưới lòng đường, băng qua đường sắt không quan sát.
II. Một số quy định về an toàn giao thông đường bộ.
1. Người điều khiển và ngồi trên xe đạp.
- Người điều khiển xe đạp chỉ được chở tối đa 01 người lớn và 01 trẻ em dưới 7 tuổi; trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu hoặc áp giải người phạm tội thì được chở 02 người lớn.
- Cấm người điều khiển xe đạp có những hành vi sau đây:
+ Đi xe dàn hành ngang.
+ Đi xe lạng lách, đánh võng.
+ Đi xe vào phần đường dành riêng cho người đi bộ và phương tiện khác...
2. Người đi bộ:
- Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
- Nơi không có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới để qua đường an toàn., nhường đường cho phương tiện giao thông đang đi trên đường và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
3. Hệ thống báo hiệu đường bộ:
a. Biển báo hiệ giao thông gồm 5 nhóm, ý nghĩa của từng nhóm như sau:
- Biến báo cấm biểu thị các điều cấm.
- Biển báo nguy hiểm để cảnh báo những điều nguy hiểm có thể xảy ra.
- Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành.
- Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn đường đi hoặc những điều cần biết.
- Biển phụ để thuyết minh bổ sung cho các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
b. Đèn tín hiệu giao thông có 3 màu:
- Tín hiệu xanh là được đi.
- Tín hiệu đỏ là cấm đi.
- Tín hiệu vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu. Khi đèn vàng bật sáng người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.
- Tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng cần chú ý.
E. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Tham khảo thêm tài liệu về LLGT.
- Xem lại bài 12-> 18, chuẩn bị cho tiết ôn tập học kì II.
Tiết 34.
Ôn tập học kì II
A. Mục tiêu cần đạt:
Qua bài ôn tập giúp HS:
- Củng cố, khắc sâu những kiến thức cơ bản đã học trong học kì II: Công ước LHQ về quyền trẻ em; công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện trật tự an toàn giao thông; quyền và nghĩa vụ học tập; quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- Vận dụng những kiến thức đã học để ứng xử trong một số tình huống cụ thể.
B. Chuẩn bị:
- SGK, xem lại tất cả kiến thức từ bài 12-> 18.
C. Kiểm tra bài cũ:
? Kể những kiến thức đã được học trong học kỳ II?
D. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài: Để củng cố, khắc sâu và chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra học kì II...
2. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hướng dẫn học sinh ôn tập lại những kiến thức từ bài 12-> 18.
? Những kiến thức đã được tìm hiểu trong học kỳ II?
? Công ước LHQ ra đời khi nào? Việt Nam kí công ước ...từ bao giờ?
? Công ước có mấy nhóm quyền?
? Công dân là gì? Căn cứ nào để xác định công dân của mỗi nước?
? Để đảm bảo an toàn khi đi đường, người tham gia giao thông phải lưu ý điều gì?
? Gồm có các loại biển báo nào?
? Mô tả các loại biển báo?
? Nêu một số quy định đối với người đi bộ?
? Em biết những quy định nào đối với người đi xe đạp?
? Tại sao pháp luật quy định học tập là quyền lợi và là nghĩa vụ?
? Quyền và nghĩa vụ học tập được PL quy định như thế nào?
? Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ. Danh dự và nhân phẩm là gì?
? Tại sao PL bảo hộ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở? Quyền này được quy định như thế nào?
? Thế nào là quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài tập a (tr. 37)
- Yêu cầu HS làm bài tập d (tr. 47)
- Yêu cầu HS làm bài tập b (tr. 50)
- GV tổ chức nhận xét, sửa chữa và cho điểm.
I. Hệ thống hhoá những kiến thức đã học trong học kỳ II.
- Công ước LHQ về quyền trẻ em; công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện trật tự an toàn giao thông; quyền và nghĩa vụ học tập; quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- Công ước LHQ: 1989
- Năm 1991, Việt Nam ban hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Có 4 nhóm quyền:
+ Quyền sống còn
+ Quyền được bảo vệ
+ Quyền tham gia
+ Quyền phát triển.
- Công dân là dân của một nước. Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của mỗi nước.
- Phải tuyệt đối chấp hành hệ thống biển báo giao thông.
- Có 5 loại biển báo: Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn, biển hiệu lệnh, biển phụ.
- HS mô tả.
- HS bộc lộ.
- Không được đi dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng; không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc phương tiện khác....
- Vì việc học tập đối với mỗi người là quan trọng, có học tập mới có kiến thức, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
- HS bộc lộ.
- Không ai được xâm phạm tới thân thể người khác. Việc bắt giữ người phải do PL quy định...
- Là quyền cơ bản của CD.
- HS tự bộc lộ.
- HS tự bộc lộ.
II. Bài tâp.
- HS lên bảng làm bài tập.
E. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- ôn tập tất cả các kiến thức đã học để chuẩn bị cho bài kiểm tra học kì.
Tiết 35
Kiểm tra học kì II
A. Mục tiêu cần đạt:
Qua bài kiểm tra nhằm:
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về các chuẩn mực đạo đức đã học.
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết những tình huống đạo đức cụ thể.
- Kiểm tra, đánh giá được học lực của các em trong học kì II.
B. Chuẩn bị:
- Kiến thức: Công ước LHQ về quyền trẻ em; thực hiện trật tự an toàn giao thức: Công ước LHQ về quyền trẻ em; thực hiện trật tự an toàn giao thông; quyền và nghĩa vụ học tập. 
- Làm đề. 
C. Nội dung tiến hành.
I. Đề ra:
Câu I: Khoanh chữ cái đứng đầu đáp án em cho là đúng.
1. Thế nào là nhóm quyền phát triển của trẻ em?
A. Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại.
B. Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ...
C. Là những quyền được sống và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ.
D. Là quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.
2. Biển báo giao thông có mấy loại?
A. Một.	C. Ba.
B. Hai.	D. Năm.
3. Việc học tập đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Có học tập, chúng ta mới có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
A. Đúng.	B. Sai.
Câu II: Hãy nêu 4 biểu hiện vi phạm quyền trẻ em mà em biết. Theo em, cần phải làm gì để hạn chế những biểu hiện đó?
 Câu III: Mô tả biển báo cấm và biến báo nguy hiểm.
Câu IV: Kể một tấm gương vượt khó vươn lên học tập.
II. Đáp án:
Câu I (1,5 điểm) Câu 1: B;	Câu 2: D;	Câu 3: A.
Câu II (2 điểm)
- Nêu các biểu hiện vi phạm quyền trẻ em:
+ Đánh đập trẻ em.
+ Lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện hút.
+ Bắt trẻ em làm những công việc nặng nhọc, không cho đi học.
+ Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma tuý.
- Giải pháp:
+ Tuyên truyền pháp luật về quyền trẻ em.
+ Thực hiện nghiêm túc quyền trẻ em.
+ Phê phán, lên án, tố cáo những hành vi sai trái vi phạm quyền trẻ em.
Câu III (2 điểm) Mô tả biển báo:
- Biển báo cấm: Hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen thể hiện các điều cấm.
- Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen báo hiệu điều nguy hiểm.
Câu IV (4 điểm) Kể lại một tấm gương vượt khó vươn lên học tập.
* Hình thức: trình bày đẹp, cẩn thận, diễn đạt trôi chảy...(0,5 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 6(6).doc