Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 19: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 19: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em

 

2. Kỹ năng:

Phân biệt được những việc làm sai trái, vi phạm quyền trẻ em ở bản thân và bạn bè.

Học sinh thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình, tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em.

 

 

doc 22 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1375Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 19: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 19: CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM ( T1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức 
 Nªu ®­îc tªn bèn nhãm quyÒn vµ mét sè quyÒn trong bèn nhãm theo C«ng ­íc Liªn hîp quèc vÒ quyÒn trÎ em
2. Kỹ năng: 
Phân biệt được những việc làm sai trái, vi phạm quyền trẻ em ở bản thân và bạn bè.
Học sinh thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình, tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
3. Thái độ:
-T«n träng quyÒn cña mình vµ cña mäi ng­êi
- Biết ơn những người chăm sóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống của mình.
II. KNS c¬ b¶n:
- Kỹ năng thể hiện sự cảm thông
- Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá
- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử
III. Phương pháp, kỹ thuật dạy học
- Thảo luận nhóm, trình bày một phút
- Động não
IV. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em.
 - Bộ tranh GDCD
2. Chuẩn bị của học sinh: - Soạn bài 
V. Tiến trình lên lớp 
1. ổn định lớp: ktss 
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới:
 a, Kh¸m ph¸:
UNESCO nhấn mạnh “ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” đã khẳng vai trò của trẻ em trong xã hội con người.
Ngạn ngữ Hy Lạp cũng khẳng định “ Trẻ em là niềm tự hào của con người” ý thức được điều đó Liên hiệp quốc đã xây dựng “Công ước LHQ về quyền trẻ em”
 b, Kết nối:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
 *Mục tiêu: hs nêu được bốn quyền và một số quyền trong nhóm theo Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em
-Động não,TL nhóm,trình bày 1 phút
* Cách thức thực hiện
HS: Đọc truyện.
GV: Tết ở làng em SOS diễn ra như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Em nhận xét về cuộc sống của trẻ em ở làng SOS Hà Nội? 
GV: Giới thiệu khái quát về công ước LHQ là luật quốc tế và quyền trẻ em.
Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và thứ 2 trên thế giới tham gia công ước LHQ, đồng thời ban hành luật về đảm bảo việc thực hiện quyền trẻ em Việt Nam.
GV: Cho học sinh tìm hiểu các nhóm quyền trẻ em.
Hs: Thảo luận nhóm, trình bày một phút
 Các nhóm trình bày, bổ sung.
Gv: kl
 c , Thực hành, luyện tập
 Gv: hd hs làm bài tập a sgk
 Hs: làm bài tập vào vở
 1. Bốn nhóm quyền và một số quyền trong bốn nhóm theo Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. 
- Năm 1989, công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em ra đời 
- Năm 1991 Việt Nam ban hành luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em.
a. Nhóm quyền sống còn 
- Là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khỏe
b. Nhóm quyền bảo vệ:
- Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột, bị xâm hại.
c. Nhóm quyền phát triển.
- Là những quyền đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như: Được học tập, được vui chơi, giải trí
d. Nhóm quyền tham gia: 
- Là nhóm quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em, như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.
* Một số quyền trong bốn nhóm quyền. 
VD:quyền được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ, quyền không bị phân biệt đối xử, không bị bóc lột và xâm hại, quyền được vui chơi giải trí, quỳên được bày tỏ kiến.
2. Luyện tập: a, Việc làm thực hiện quyền trẻ em 
+Tổ chức việc làm cho trẻ em khó khăn
+ Dạy học ở lớp tình thương cho trẻ em.
+ Dạy nghề miễn phí cho trẻ em khó khăn
+Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ
+ Tổ chức trại hè cho trẻ
 d, Vận dụng:
 Gọi học sinh đọc lại phần “Nội dung bài học” 
- Gv: Nhắc lại nội dung.
 4. Hướng dẫn về nhà:
- Xem các bài tập ở sách giáo khoa, thực hiện các tình huống bằng đóng vai.
- Học thuộc các nhóm quyền của trẻ em.
Tiết 20: CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM (T2)
 I Mục tiêu:
1. Kiến thức :
-Nêu được ý nghĩa của Công ướcLiên hợp quốc về quyền trẻ em
- Biết vận dụng các nhóm quyền đã học làm bài tâp.
2. Kỹ năng: 
 Biết nhận xét, đánh giá việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em của bản thân và bạn bè
 Học sinh thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình.
3. Thái độ:
- Tự hào là tương lai của dân tộc và nhân loại, tôn trọng quyền của mình và của mọi người.
 II. KNS cơ bản:
 KN thể hiện sự cảm thông; KN tư duy phê phán, đánh giá; KN giao tiếp, ứng xử. III. Phương pháp,kỹ thuật dạy.
- Động não;đóng vai
- Thảo luận nhóm
IV. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Chuẩn bị các tình huống,Công ước LHQ
2. Chuẩn bị của học sinh: - Sách giáo khoa + vở ghi
V. Tiến trình lên lớp 
1. ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày những nhóm quyền cơ bản của trẻ em?
3. Bài mới:
 a, Khám phá:
 Gv: Nhắc lại kiến thức tiết 1 để vào bài 
 b,Kết nối:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 2:
* Mục tiêu: Hs nêu được ý nghĩa của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
Động não,thảo luận.
* Cách thức thực hiện:
 Gv: nêu câu hỏi để hs trả lời ý nghĩa của Công ước
GV: Cho học sinh thảo luận nhóm để giải quyết tình huống.
Tình huống
Trên một bài báo cáo có đoạn tin văn sau: “Bà A ở Nam Định vì ghen tuông với người vợ trước của chồng đã liên tục hành hạ, đánh đập làm nhục con riêng của chồng và không cho con riêng của chồng đi học, thấy vậy hội phụ nữ địa phương đã đến can thiệp nhiều lần nhưng bà A vẫn không thay đổi vì vậy hội phụ nữ đã lập biên bản, hồ sơ đưa bà A ra kiểm điểm và ký cam kết chấm dứt hiện tượng này”
Câu hỏi:
-. Hãy nhận xét hành vi ứng xử của bà A trong tình huống trên? Em sẽ làm gì nếu chứng kiến sự việc đó?
-. Việc làm của hội phụ nữ địa phương có gì đáng quí?
-Qua đó em thấy trách nhiệm của nhà nước đối với công ước về quyền trẻ em như thế nào?
HS: Thảo luận nhóm, đưa ra ý kiến của nhóm 
 c, Thực hành, luyện tập
GV: Cho học sinh làm bài tập d, đ, SGK
Là trẻ em chúng ta phải làm gì để thực hiện và đảm bảo quyền của mình?
HS: Mỗi chúng ta cần phải biết bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác, phải thực hiện tốt bổn phận của mình
2.Ý nghĩa của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
+ Ý nghĩa đối với trẻ em: Trẻ em được sống hạnh phúc, được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ,do đó được phát triển đầy đủ.
 + Ý nghĩa đối với thế giới:Trẻ em là chủ nhân của thế giới tương lai, trẻ em được phát triển đầy đủ sẽ xây dựng nên một thế giới tương lai tốt đẹp, văn minh, tiến bộ.
 Trả lời:
+ Bà A vi phạm quyền trẻ em. Giới thiệu Đ 24, 28 , 37. Công ước 
+ Cần lên án, can thiệp kịp thời với những hành vi, vi phạm quyền trẻ em. 
+ Nhà nước rất quan tâm quyền trẻ em.
+ Nhà nước trừng phạt nghiêm khắc những hành vi xâm phạm quyền trẻ em.
3. Luyện tập.
Hs: đóng vai 
Gv: nhận xét sự thể hiện của từng nhóm
 d, Vận dụng.
GV: - Hệ thống lại toàn bài
 - Học sinh tập viết kịch bản để đóng vai và giải quyết tình huống.
 4.Hướng dẫn về nhà
- Học bài và làm các bài tập còn lại.
- Soạn trước bài mới, đọc bài 13, trang 33 sgk
Tiết 21: CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM. (T1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức 
 Nªu ®­îc thÕ nµo lµ c«ng d©n;c¨n cø ®Ó x¸c ®Þnh c«ng d©n cña mét n­íc;thÕ nµo lµ c«ng d©n n­íc Céng hòa XHCNVN.
2. Kỹ năng: 
Phân biệt công dân nước công hòa xã hội chủ nghĩa việt nam với công dân nước khác.
3. Thái độ:
- Tự hào là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam .
- Mong muốn được góp một phần sức lực nhỏ bé của mình để xây dựng đất nước.
II. Phương pháp:
- Xử lý tình huống,®éng n·o
- Thảo luận 
III. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Hiến pháp năm 1992.
 - Luật quốc tịch
 - Luật giáo dục chăm sóc trẻ em.
2. Chuẩn bị của học sinh: - Soạn trước bài mới.
IV. Tiến trình lên lớp 
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các nhóm quyền cơ bản của trẻ em?
3. Bài mới:
 a. Kh¸m ph¸:
Chúng ta luôn tự hào: Chúng ta là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam. Vậy công dân là gì? Những người như thế nào là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta sẽ được học trong bài hôm nay.
 b.Khám phá:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
GV: Gọi học sinh đọc tình huống
HS: Đọc tình huống sách giáo khoa.
? Theo em bạn AliA nói như vậy đúng hay sai? Vì sao? 
GV: Cho học sinh tìm hiểu căn cứ để xác định công dân việt nam?
GV: Phát tư liệu cho học sinh.
Điều kiện để có quốc tịch Việt Nam 
1. Mọi công dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam có quyền có quốc tịch Việt Nam.
2. Đối với công dân nước ngoài và người không có quốc tịch .
+ Phải từ 18 tuổi trở lên, biết tiếng việt, có ít nhất năm năm cư trú tại việt nam, tự nguyện tuân theo pháp luật Việt Nam
+ Là người có công lao đóng góp xây dựng bảo vệ tổ quốc việt nam
+ Là vợ, chồng, con, bố, mẹ,( kể cả con nuôi, bố mẹ nuôi) của công dân Việt Nam
3. Đối với trẻ em:
+ Trẻ em có cha mẹ là người Việt Nam
+ Trẻ em sinh ra tạiViệt Nam và xin thường trú tại Việt Nam.
+ Trẻ em tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam nhưng không rõ cha, mẹ là ai
HS: Thảo luận và cho ý kiến
GV: Chốt lại vấn đề.
 c.Thực hành, luyện tập:
? Người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được coi là công dân Việt Nam không?
HS: Không phải là công dân Việt Nam
? Người nước ngoài làm ăn sinh sống lâu dài ở Việt Nam có được coi là công dân Việt Nam không? 
HS: Nếu tự nguyện tuân theo pháp luật VN thì đựơc coi là công dân Việt Nam.
GV: Từ các tình huống trên em hiểu công dân là gì? Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước?
HS: Trao đổi và đưa ra ý kiến
Gv: KL
1.ThÕ nµo lµ c«ng d©n ? 
*. Tình huống.
+ Ali A là công dân Việt Nam vì có bố là người Việt Nam (Nếu bố, mẹ chọn quốc tịch VN cho bạn)
*. Các trường hợp sau đây là công dân Việt Nam.
+ Trẻ em sinh ra có cả bố và mẹ là công dân Việt Nam
+ Trẻ em khi sinh ra có bố là công dân VN mẹ là công dân nước ngoài
+ Trẻ em khi sinh ra có mẹ là công dân VN bố là công dân nước ngoài.
+ Trẻ em bị bỏ rơi ở VN không rõ bố, mẹ là ai.
Kết Luận:
-Công dân là người công dân của một nước
-Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước.
-Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN là người có quốc tịch VN. Mọi người dân ở nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN đều có quyền có quốc tịch.
Mọi công dân thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quốc tịch VN
 d. Vận dụng:
GV: - Gọi họ sinh nhắc lại phần bài vừa học
 - Nêu câu hỏi cũng cố bài học
 4.Hướng dẫn về nhà:- Đọc trước phần “Cô gái vàng” của thể thao Việt Nam.
 - Đọc phần Nội dung bài học
Tiết 22: CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM.(T2)
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 Nêu được mối quan hệ giữa công dân và nhà nước.
2. Kỹ năng: 
Biết cố găng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người công dân có ích cho đất nước. Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
3. Thái độ:
-  ... 
+ Tự học qua sách báo, bạn bè, qua chương trình giáo dục từ xa trên truyền hình
+ Học tại lớp học tình thương
BT đ.
+ Ngoài giờ học ở trường, còn có kế hoạch học ở nhà, lao động giúp bố mẹ, vui chơi giải trí, rèn luyện thận thể
Tức là phải cân đối giữa nhiệm vụ học tập với nhiệm vụ khác, phải có phương pháp học tập đúng đắn.
 d. Vận dụng: GV: - Vận dụng bài tập e ở sgk để cũng cố bài
 HS: - Tạo nhóm để thi giữa các nhóm
 4. Hướng dẫn về nhà: Ôn lại các bài đã học
 - Chuẩn bị cho kiểm tra một tiết.
`Tiết 28 : QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO VỆ TÍNH MẠNG THÂN THỂ, SỨC KHOẺ, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức 
- Những qui định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng của thân thể, sức khẻo, danh dự, nhân phẩm.
- Hiểu đó là tài sản quí của con người, cần phải giữ gìn và bảo vệ.
2. Kỹ năng: 
- Biết bảo vệ mình khi có nguy cơ bị xâm hại thân thể, danh dự và nhân phẩm.
3. Thái độ:
- Quí trọng tính mạng, sức khẻo, danh dự, nhân phẩm của bản thân đồng thời tôn trọng tính mạng,sức khẻo và danh dự của người khác.
. Phương pháp: - Thảo luận nhóm 
 - Xử lý tình huống. 
. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Hiến pháp năm 1992.( điều 52), Tranh bài 16
2. Chuẩn bị của học sinh: - Sách giáo khoa, Vở, Soạn trước bài mới.
. Tiến trình lên lớp: 
1. ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
 a. Khám phá: GV cho học sinh xem tranh CTĐC bài 16.
b. Kết nối:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
GV:cho học sinh đọc truyện và phân tích dựa trên các câu hỏi sau:
+ Vì sao ông Hùng lại gây cái chết cho ông Nở?
Hành vi của ông Hùng có phải cố ý không?
+ Việc ông Hùng bị khởi tố chứng tỏ điều gì?
+ Theo em đối với con người cái gì là quí giá nhất? Tại sao?.
GV: 
- Cho học sinh tự rút ra bài học
- Chia nhóm để giải quyết tình huống.
“ Nam và Sơn là hai học sinh lớp 6b ngồi cạnh nhau. Một lần Sơn bị mất một chiếc bút máy rất đẹp vừa mới mua, tìm mãi chẳng thấy, Sơn đổ tội cho nam lấy cắp Nam và Sơn to tiếng, tức quá Nam lao vào đánh Sơn chảy cả máu mũi. Cô giáo đã kịp thời có mặt và mời hai bạn lên phòng kỹ hội đồng kỹ luật.
Câu hỏi nhận xét cách ứng xử của hai bạn?
- Nếu là một trong hai bạn em sẽ xử lý như thế nào?
- Nếu em là bạn cùng lớp của bạn Sơn và Nam em sẽ làm gì ?
GV: 
- Giới thiệu điều 121, 122, 104 Bộ lụât hình sự.
Điều 71 hiến pháp năm 1992.
 - Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo vệ về thân thể, tính mạng, sức khỏe danh dự và nhân phẩm.
- Không ai bị bắt nếu không có quyết định của tòa án nhân dân, quyết định và phê chuẩn của viện kiểm sát nhân dân. Trừ trường hợp phạm tội bắt quả tang việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật.
Nghiêm cấm mọi hành vi truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân.
1. Nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
- Ông Hùng đã phạm tội xâm hại đến tính mạng của người khác
- Đối với con người thì thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm là quí giá nhất.
- Mọi việc xâm hại đến thân thể tính mạng của người khác đều là phạm tội và điều bị xử lý nghiêm khắc.
+ Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai được xâm phạm tới thân thể người khác.Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật.
+ Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Mọi người phải tôn trọng tính mạng 
+ Sơn sai: Vì chưa có chứng cứ đã khẳng đinh Nam lấy cắp.
Sơn đã xâm phạm đến nhân phẩm và danh dự của bạn.
- Nam sai: Vì không giải quyết khéo léo mà đã đánh Sơn chảy máu.
- Như vậy Nam đã xâm hại bất hợp pháp đến thân thể Sơn, làm ảnh hưởng đến sức khẻo của Sơn.
. 
4. Cũng cố: GV: - Cho học sinh lấy ví dụ về vi phạm luật bảo vệ tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm của con người mà em biết.
5. Dặn dò:
- Xem trước phần nội dung bài học
-Xem trước phần bài tập ở sgk.
Tiết 29 QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO VỆ TÍNH MẠNG THÂN THỂ, SỨC KHẺO, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức 
- Giúp học sinh hiểu. Những qui định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng của thân thể, sức khẻo, danh dự, nhân phẩm.
- Hiểu đó là tài sản quí của con người, cần phải giữ gìn và bảo vệ.
2. Kỹ năng: 
- Biết bảo vệ mình khi có nguy cơ bị xâm hại thân thể, danh dự và nhân phẩm.
3. Thái độ:
- Quí trọng tính mạng, sức khẻo, danh dự, nhân phẩm của bản thân đồng thời tôn trọng tính mạng,sức khẻo và danh dự của người khác.
B. Phương pháp: - Thảo luận nhóm 
 - Xử lý tình huống. 
C. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Hiến pháp năm 1992.( điều 52)
 - Tranh bài 16
2. Chuẩn bị của học sinh: - Sách giáo khoa + Vở
 - Soạn trước bài mới.
D. Tiến trình lên lớp: 
1. ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
GV: Cho học sinh xem tranh CTĐC bài 16.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV:
- Cho học sinh thảo luận bài tập b.sgk
- Trong tình huống trên ai vi phạm pháp luật? Vi phạm điều gì?
- Theo em Hải có cách ứng xử nào?
HS: 
- Thảo luận và đưa ra phương án của nhóm.
Hoạt động3.
HS: 
- Đọc bài tập c. sgk 
- Làm bài tập vào ở.
GV: 
- Nhận xét và cho điểm.
- Đọc cho học sinh tham khảo bộ luật hình sự.
- Bộ luật hình sự qui định tại chương VII về các tội phạm xâm phạm tính mạng danh dự sức khẻo, danh dự, nhân phẩm của con người với 30 tội danh cụ thể.
- Điều 93. Tội giết người và phạt tù từ 12 đến 20 năm, chung thân và tử hình.
Điều 104. Tội cố ý gây thương tích và gây tổn hại sức khẻo của người khác mà tỉ lệ thương tật từ 11% đến 30% Thì bị cải tạo không giam giữ đến 3 năm và phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm,
* Tuấn vi phạm pháp luật. Đã chửi rủa và đánh Hải, đã xâm phạm danh dự, thân thể và sức khỏe của Hải.
* Anh trai Tuấn sai. Vì không những không can ngăn em mà lại tiếp tay cho Tuấn.
b. Trách nhiệm:
- Chúng ta phải biết tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khẻo, danh dự và nhân phẩm của người khác
- Phải biết tự bảo vệ quyền của mình, phê phán, tố cáo những việc làm sai trái với qui định của pháp luật.
3. Luyện tập.
BT c.
Cách ứng xử đúng, Hà tỏ thái độ phản nhóm con trai và báo với cha mẹ, thầy cô giáo biết
BT d.
Đáp án đúng: a, b, c 
Đáp án sai: d, đ
- Tội phạm gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe của người khác mà tỉ lệ thương tật 61% trở lên và dẫn đế chết người  bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm.
- Phạm tội dẫn đến chết nhiều người và trong trường hợp nghiêm trọng khác thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm và tù trung thân 
Điều 121. Tội làm nhục người khác
Người nào xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm và danh dự của người khác thì bị cảnh cáo và giam giữ đến 2 năm và bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Điều 122. Tội vu khống. 
Người nào bịa đặt, tuyên truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm gây thiệt hại đến quyền lợi, lợi ích hợp pháp của người khác thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Chương XIII.
Điều 123. Tội bắt giữ và giam người trái pháp luật
Người nào bắt giữ và giam người trái pháp luật thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm và bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.
4. Cũng cố: GV: - Tổ chức cho học sinh trò chơi “đến trung tâm tư vấn”
5. Dặn dò:
- Ôn lại bài.
- Đọc trước bài mới.
- Làm các bài tập còn lại 
Tiết 30 QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM CHỔ Ở
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức 
- Giúp học sinh hiểu. Nắm vững những nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được qui định trong hiến pháp của nước CHXHCNVN
2. Kỹ năng: 
- Biết phân biệt đâu là hành vi vi phạm pháp luật về chổ ở của công dân. Biết bảo vệ chỗ ở của mình và không xâm phạm đến chỗ ở của người khác. Biết pha phán, tố cáo những ai làm trái pháp luật, xâm phạm đến chỗ ở của người khác.
3. Thái độ:
- Có ý thức tôn trọng chỗ ở của người khác, có ý thức cảnh giác trong việc giữ gìn và bảo vệ chỗ ở của mình cũng như chỗ ở của người khác.
B. Phương pháp: - Phân tích, Thảo luận 
 - Xử lý tình huống. 
C. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Hiến pháp năm 1992.( điều 52)
 - Bộ luật hình sự năm 1999.
. Chuẩn bị của học sinh: - Sách giáo khoa 
 - Vở ghi
 - Soạn trước bài mới.
D. Tiến trình lên lớp: 
1. ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Pháp luật nước ta qui định như thế nào về quyền được pháp luật bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
3. Bài mới:
GV: Giới thiệu bài:
Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyền cơ bản của công dân và được qui định trong hiến pháp của nước CHXHCNVN. Vậy công dân có quyền bất khả xâm phạm chỗ ở như thế nào?Chúng ta sẽ nghiên cứu trong bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1.
GV: Gọi học sinh đọc tình huống
HS:- Thảo luận và đưa ra phương án của nhóm.
- a). Chuyện gì sảy ra với gia đình bà Hòa?
Trước sự việc sảy ra như vậy, bà Hòa đã có những suy nghĩ và hành động như thế nào?
b) Theo em bà Hoa hành động như vậy là đúng hay sai? Vì sao? 
GV: Gọi học sinh đọc điều 73 - Hiến pháp năm 1992. “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý trừ trường hợp pháp luật cho phép” 
c) Theo em bà Hòa nên làm gì. Để xác minh được nhà T lấy trộm tài sản của mình mà không vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác?
GV: Giới thiệu điều 124 bộ luật hình sự năm 1999. “Người nào khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật chỗ ở của họ và có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở cua công dân thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm”
Hoạt động 2. 
GV: Yêu cầu học sinh tự nghiên cứu bài học
HS: Tựn nghiên cứu.
? Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm chỗ ở cua công dân?
Hoạt động 3.
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập đ.
HS: Làm bài tập vào vở.
Chúng ta không cho người lạ, người không có thẩm quyền vào nhà mình, cũng như không tự tiện vào nhà người khác, nếu chủ nhà không đồng ý. Trong trường hợp cần thiết, muốn vào nhà người khác phải có sự chứng kiến của nhiều người xuông quanh.
1. Tình huống:
4. Cũng cố: GV: - Tổ chức cho học sinh trò chơi “đến trung tâm tư vấn”
5. Dặn dò:
- Ôn lại bài.- Đọc trước bài mới.
- Làm các bài tập còn lại 

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD(1).doc