Giáo án lớp 4 môn Đạo đức - Tiết 28: Tôn trọng luật giao thông (tiết 1)

Giáo án lớp 4 môn Đạo đức - Tiết 28: Tôn trọng luật giao thông (tiết 1)

MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Học xong bài này, HS có khả năng:

- HS hiểu: Cần phải tôn trọng Luật Giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình & mọi

 Người.

- HS biết tham gia giao thông an toàn.

- HS có thái độ tôn trọng Luật Giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng Luật Giao thông.

II.CHUẨN BỊ:

- Mẫu điều tra

 

doc 13 trang Người đăng levilevi Lượt xem 2371Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 4 môn Đạo đức - Tiết 28: Tôn trọng luật giao thông (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG 
@
¶ CHỦ ĐỀ: VÀNG THẬT KHÔNG SỢ LỬA ¶ GIÁO VIÊN: Đỗ Thị Xuân Cúc
¶ TUẦN : 28 ( Từ ngày: 21 / 03 / 2011 đến 26 / 03 / 2011 ) ¶ LỚP : 42 
Thứ
Tiết (ngày)
Môn
Tiết (ppct)
Tên bài
Hai 
21 / 3
1
CC
28
Chào cờ đầu tuần
2; 5
T
136
Kiểm tra GKII
3
ĐĐ
28
Tôn trọng luật giao thông ( tiết 1)
4
MT
28
VTT: Tạo dáng và trang trí chậu cảnh
6; 7
 T*
76
Oân luyện
Ba 
22 / 3
1; 4
T
137
Giới thiệu tỉ số
2
 T*
77
Oân luyện
Tư 
23 / 3
5; 6
T
18
Tỉ lệ bản đồ
7
 T*
77
Oân luyện 
Sáu 
25 / 3
5;7
T
139
Ứng dụng của tỉ lệ bản đồ
6
CNL
28
Bảy 
26/ 3
1; 3
T
140
Ứng dụng của tỉ lệ bản đồ ( tt )
2; 5
T*
78
Oân luyện
6
HĐNK
28
Ghép tranh môi trường 
7
SH
28
Sinh hoạt lớp
 GIÁO VIÊN
 	 Đỗ Thị Xuân Cúc
Thứ hai: 21 / 3
TOÁN
Tiết 136: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HKII
ĐẠO ĐỨC
Tiết 28: TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (Tiết 1)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Học xong bài này, HS có khả năng:
HS hiểu: Cần phải tôn trọng Luật Giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình & mọi 
	Người.
HS biết tham gia giao thông an toàn.
HS có thái độ tôn trọng Luật Giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng Luật Giao thông.
II.CHUẨN BỊ:
Mẫu điều tra
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động: ( 1 ph )
Bài cũ: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo ( 5ph )
Em đã làm gì để thể hiện việc tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo ở trường, ở lớp hoặc ở ngoài xã hội?
GV nhận xét
Giới thiệu bài ( 1ph )
 A. Hoạt động 1: Hậu quả và nguyên nhân ( 10ph )
Mục tiêu: Hậu quả và nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông
Tiến hành: 
GV chia HS thành các nhóm & giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc thông tin & thảo luận các câu hỏi về nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông, cách tham gia giao thông an toàn
GV kết luận:
+ Tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả: tổn thất về người & của (người có thể bị chết, bị thương, bị tàn tật; xe bị hỏng, giao thông bị ngừng trệ)
+ Tai nạn giao thông xảy ra do nhiều nguyên nhân: do thiên tai (bão lụt, động đất, sạt lở núi) nhưng chủ yếu là do con người (lái nhanh, vượt ẩu, không làm chủ phương tiện, không chấp hành đúng Luật Giao thông)
+ Mọi người dân đều có trách nhiệm tôn trọng & chấp hành Luật Giao thông.
 B. Hoạt động 2: Phân biệt ( 8 ph )
Mục tiêu: Phân biệt việc làm đúng và việc làm sai trong việc thực hiện đúng Luật giao thông
Tiến hành: 
GV chia HS thành nhóm đôi & giao nhiệm vụ cho các nhóm
GV kết luận: Những việc làm trong tranh 2, 3, 4 là những việc làm nguy hiểm, cản trở giao thông. Những việc làm trong các tranh 1, 5, 6 là các việc làm chấp hành đúng Luật Giao thông.
 C. Hoạt động 3: Nhận thức ( 8 ph )
Mục tiêu: Nhận thức được Luật giao thông cần được thực hiện mọi lúc, mọi nơi
Tiến hành: 
GV chia nhóm & giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống
GV kết luận:
+ Các việc làm trong các tình huống của bài tập 2 là những việc làm dễ gây tai nạn giao thông, nguy hiểm đến sức khoẻ & tính mạng con người.
+ Luật Giao thông cần thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi.
 D. Hoạt động 4: Củng cố ( 5 ph )
Mục tiêu: Củng cố, dặn dò
Tiến hành: 
Củng cố 
GV gọi vài HS đọc ghi nhớ.
Dặn dò: 
Tìm hiểu các biển báo giao thông nơi em thường qua lại, ý nghĩa & tác dụng của các biển báo.
Chuẩn bị bài tập 4.
HS ghi ra vở nháp trong vòng 3 phút; một số em trình bày
HS nhận xét
Các nhóm thảo luận
Từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận
Các nhóm khác bổ sung & chất vấn
Từng nhóm HS xem xét tranh để tìm hiểu: Nội dung bức tranh nói về điều gì? Những việc làm đó đã theo đúng Luật Giao thông chưa? Nên làm thế nào thì đúng Luật Giao thông?
Một số nhóm lên trình bày kết quả làm việc
Các nhóm khác chất vấn & bổ sung
HS dự đoán kết quả của từng tình huống
Các nhóm trình bày kết quả thảo luận
Các nhóm khác bổ sung & chất vấn
2 HS đọc ghi nhớ, lớp đọc thầm
MĨ THUẬT
	Tiết 28: VẼ TRANG TRÍ : TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ CHẬU CẢNH
I. MỤC TIÊU :
- HS thấy được vẻ đẹp của chậu cảnh qua sự đa dạng của hình dáng và cách trang trí - HS biết cách tạo dáng , trang trí được chậu cảnh theo ý thích . - HS có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây cảnh 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- Aûnh 1 Số loại chậu cảnh và cây cảnh đẹp ;
- Hình gợi ý cách tạo dáng và cách trang trí ; Bài vẽ của HS lớp trước ; Giấy màu , hồ , kéo 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
Hoạt động 1:Quan sát, nhận xét( 8 ph )
Mục tiêu: HS thấy được vẻ đẹp của chậu cảnh qua sự đa dạng của hình dáng và cách trang trí
Tiến hành: 
-Giới thiệu các chậu cảnh để nhận ra chậu cảnh những đặc điểm nào.
-Chậu cảnh có nhiều loại với nhiều hình dáng khác nhau:
+Loại cao, loại thấp
+Loại có thân hình cầu, hình trụ, hình chữï nhật
+Loại miệng rộng, đáy thu lại..
+Nét tạo dáng thân chậu khác nhau (nét cong, nét thẳng..)
-Trang trí:
+Trang trí đường diềm.
+Trang trí bằng các mảng hoạ tiết, các mảng màu.
Hoạt động 2:Cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh( 5 ph )
Mục tiêu: HS biết cách tạo dáng , trang trí được chậu cảnh theo ý thích
Tiến hành: 
-Gợi ý các bước:
+Phác khung hình chậu cân đối trên tờ giấy.
+Vẽ tục đối xứng.
+Tìm tỉ lệ các bộ phận miệng, thân, đế..
+Phác nét thẳng tìm dáng chậu.
+Vẽ chi tiết tạo dáng.
+Vẽ hình mảng trang trí, hoạ tiết vào các mảng.
+Vẽ màu.
Hoạt động 3:Thực hành ( 20 ph )
Mục tiêu: HS biết cách vẽ và trang trí được chậu cảnh theo ý thích
Tiến hành: 
-Yêu cầu hs vẽ vào vở theo ý thích.
-Lưu ý vẽ đường ngang phân không gian sau chậu và vẽ cả màu nền.
Hoạt động 4:Nhận xét, đánh giá ( 6 ph )
Mục tiêu: Biết đánh giá bài vẽ theo các tiêu chí. Biết bảo vệ và gìn giữ chậu cảnh
Tiến hành: 
- HS đọc bảng tiêu chí đánh giá 
- cho HS đánh giá theo nhóm và cả lớp
-Nhận xét một số bài tốt.
Dặn dò:
Quan sát chuẩn bị cho bài sau.
-Quan sát và nhận xét.
-Tự vẽ chậu theo ý thích.
- Nghe tiêu chí đánh giá
- Cùng nhau đánh giá các bài vẽ trong nhóm tổ
- Chọn bài vẽ đẹp đính bảng và nhận xét
Bình chọn tuyên dương bạn vẽ đẹp nhất lớp
Rút kinh nghiệm: 
Thứ ba : 22 / 3
TOÁN
Tiết 137 : GIỚI THIỆU TỈ SỐ 
I - MỤC TIÊU : Giúp HS 
- Hiểu được ý nghĩa thực tiễn tỉ số của hai số .
- Biết đọc, biết tỉ số của hai số; biết vẽ sơ đồ đoạn thẳng biểu thị tỉ số của hai số .
II.CHUẨN BỊ: 
 Bảng phụ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động 1: KTBC ( 6 ph )
Mục tiêu : KTBC và giới thiệu bài mới
Tiến hành: 
- KT vở việc HS chữa bài về nhà; Lớp thực hiện bảng con một số kiến thức liên quan tiết học trước và liên quan đến tiết học này
- Nhận xét kiểm tra bài cũ 
 B. Hoạt động 2: Giới thiệu tỉ số 5:7 và 7:5 ( 10 ph )
Mục tiêu : Hiểu được ý nghĩa thực tế của tỉ số
Tiến hành: 
GV nêu ví dụ: Có 5 xe tải & 7 xe khách. 
GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ.
+ GV đặt vấn đề: Số xe tải bằng mấy phần số xe khách ?
+ GV giới thiệu tỉ số: Người ta nói tỉ số của số xe tải & số xe khách là 5 : 7 hay . Tỉ số này cho biết số xe tải bằng số xe khách. 
GV tiếp tục đặt vấn đề: Số xe khách bằng mấy phần số xe tải 
GV giới thiệu tỉ số: Người ta nói tỉ số của số xe tải & số xe khách là 7 : 5 hay ..
Chú ý:
+ Khi viết tỉ số của số 5 và 7 thì phải viết theo thứ tự là 5 : 7 hoặc 
+ Khi viết tỉ số của số 7 và 5 thì phải viết theo thứ tự là 7 : 5 hoặc
 C. Hoạt động 3: Giới thiệu tỉ số a:b ( b khác 0 ) ( 4 ph)
Mục tiêu : Thiết lập tỉ số 
Tiến hành: 
HS lập tỉ số của 5 và 7, 3 và 6 
Sau đó lập tỉ số a và b (b khác 0): là a : b = 
Kết luận chung: Tỉ số của số a và số b là a : b hay 
 D. Hoạt động 4: Thực hành toán về tỉ số ( 15 ph )
Mục tiêu : Vận dụng thiết lập tỉ số , hiểu ý nghĩa của tỉ số và từ đó vẽ được sơ đồ biểu diễn tỉ số đã cho
Tiến hành: 
Bài 1: HS lập tỉ số theo yêu cầu. 
a) a = 2 b) a =7 c) a = 6 d) a = 4
 b =3 b = 4 b = 2 b = 10
Bài 2: HS thảo luận và lập tỉ số vào bảng con
Bài 3: cho hs đọc đề và làm bài vào vở
Giải
Số HS cả tổ là: 5 + 6 = 11 ( HS )
Tỉ số của số bạn trai và số bạn cả tổ là:
5 : 11 = 
Tỉ số của số bạn gái và số bạn cả tổ là:
6 : 11 = 
Bài 4: HS đọc đề, HD vẽ sơ đồ rồi giải bài tập. 
Tóm tắt 
 Trâu : ? con
 Bò 20 con
E. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò ( 3 ph )
Mục tiêu : Củng cố và dặn dò 
Tiến hành: 
- Chấm một số bài và nhận xét chung tiết học
- Hướng dẫn bài về nhà 
- Dặn dò hs chuẩn bị bài sau 
2 em làm bảng lớp, lớp làm bảng con
Hs nhận xét và chữa bài
HS vẽ sơ đồ
 5 xe tải
 7 xe khách. 
Bằng số xe khách.
Vài HS nhắc lại để ghi nhớ.
Tỉ số này cho biết số xe tải bằng số xe khách.
Vài HS nhắc lại phần chú ý để ghi nhớ.
Tương tự như hoạt động 2 ở trên
Vài HS nhắc lại để ghi nhớ
- 2 em yếu lập tỉ số câu a và b trên bảng ; lớp lập vào bảng con câu c và d
Tỉ số a và b là:
; ; ( hay 3 ) ; ( hay )
- Thảo luận theo nhóm 2
- đại diện 2 nhóm trình bày và giải thích, lớp nhận xét
a) Tỉ số của số bút đỏ và số bút xanh là:
2 : 8 = 
Tỉ số của số bút xanh và số bút đỏ là:
8 : 2 = 4
- Làm vào vở, 2 em nêu miệng, lớp đổi bài chấm chéo
- Hs làm bài vào vở, 1 em làm bảng phụ
 Nhận xét, sửa bài và nêu ý nghĩa của tỉ số trong từng bài
HS đọc đề, tìm hiểu đề, tóm tắt bằng sơ đồ và giải bài vào vở
Giải
Trên bãi có số con trâu là: ...  
- Gọi HS đọc bài toán 1
GV hỏi:
+ Độ dài thu nhỏ trên bản đồ (đoạn AB) dài mấy xăngtimét?
+ Tỉ lệ bản đồ ở đây là bao nhiêu?
+ 1cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu xăngtimét?
* GV giới thiệu cách ghi bài giải (như trong SGK)
- Gọi HS đọc bài toán 2
GV thực hiện tương tự như bài toán 1. Lưu ý:
Độ dài thu nhỏ ở bài toán 2 khác 1 đơn vị đo (ở bài này là 102 mm)
Đơn vị đo của độ dài thật cùng tên đơn vị đo của độ dài thu nhỏ trên bản đồ. Khi cần ta sẽ đổi đơn vị đo của độ dài thật theo đơn vị đo cần thiết (như m, km)
* GV chốt từng bước giải 
 C. Hoạt động 3: Thực hành tìm độ dài thật ( 19 ph )
Mục tiêu : Vận dụng KT vừa học để tìm độ dài thật ( Biết đổi kết quả ra m, km,.. thích hợp ở từng trường hợp )
Tiến hành: 
Bài tập 1:
Yêu cầu HS tính được độ dài thật theo độ dài thu nhỏ trên bản đồ và tỉ lệ bản đồ cho trước.
Chẳng hạn: Ở cột một có thể tính:
 2 x 500 000 = 1 000 000 (cm)
Tương tự có: 45 000dm (ở cột hai); 100000mm (ở cột ba)
Bài tập 2:
Bài toán cho biết gì? 
Bản đồ vẽ theo tỉ lệ nào? ( 1 : 200)
Chiều dài phòng học (thu nhỏ) trên bản đồ là bao nhiêu? (4cm)
Bài toán hỏi gì? (Tìm độ dài thật của phòng học)
Bài tập 3:
HS tự giải bài toán này. Cần cho HS đổi về đơn vị Km để phù hợp thực tế. 
D. Hoạt động 4: Củng cố ( 3 ph )
Mục tiêu : Củng cố và dặn dò
Tiến hành
- Cho HS nêu lại cách tính độ dài thực tế
- dặn về nhà làm bài 1 vào vở
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Ứng dụng tỉ lệ bản đồ (tt)
- Lớp thực hiện phép tính ở bảng con về tính độ dài thu nhỏ
1 em đọc , lớp theo dõi SGK
Dài 2cm
1 : 300
300cm
1 em đọc , lớp theo dõi SGK
Sau khi gv gợi ý, HS thảo luận nhóm 4 tìm cách giải. Đại diện 2 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung
HS làm bài theo nhóm đôi 
Đại diện 4 nhóm lên điền kết quả ở từng cột và trình bày cách tính, các nhóm khác nhận xét và chất vấn
- 1 HS nêu bài toán. Lớp tìm hiểu đề qua các câu hỏi của GV
- 1 em làm bảng phụ. Cả lớp làm bài vào vở
HS sửa bài bảng phụ và đổi bài chấm chéo
- 1 HS làm bài bảng phụ, lớp làm bài vào vở
HS sửa bài
Rút kinh nghiệm
Thứ bảy: 26 / 3
TOÁN
Tiết 140: ỨNG DỤNG CỦA TỈ LỆ BẢN ĐỒ (tiếp theo)
I - MỤC TIÊU :
- Từ độ dài thật và tỉ lệ bản đồ cho trước, biết cách tính độ dài thu nhỏ trên bản đồ.
II- CHUẨN BỊ: 
- Bảng phụ 
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động 1: KTBC ( 6 ph )
Mục tiêu: KTBC và giới thiệu bài mới
Tiến hành: 
- GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
- GV chấm vở và nhận xét
- Giới thiệu bài mới
 B. Hoạt động 2: Cách tìm độ dài thu nhỏ ( 10 ph )
Mục tiêu : Hướng dẫn HS tìm độ dài thu nhỏ khi biết độ dài thật và tỉ lệ bản đồ
Tiến hành: 
* Cho HS đọc bài toán 1
GV hướng dẫn HS tự tìm hiểu đề toán
+ Độ dài thật là bao nhiêu mét?
+ Tỉ lệ bản đồ là tỉ số nào?
+ Phải tính độ dài nào?
+ Theo đơn vị nào?
+ Vì sao cần phải đổi đơn vị đo độ dài của độ dài thật ra xăngtimét?
Hướng dẫn HS nêu cách giải (như SGK)
GV có thể giải thích thêm: Tỉ lệ bản đồ 1 : 500 cho biết cứ độ dài thật là 500cm thì ứng với độ dài trên bản đồ là 1cm. Vậy 2000cm thì ứng với 2000 : 500 = 4cm trên bản đồ.
* Cho HS đọc bài toán 2
Hướng dẫn tương tự bài 1
C. Hoạt động 3: Thực hành tìm độ dài thu nhỏ ( 20 ph )
Mục tiêu : HS thực hành tìm tìm độ dài thu nhỏ khi biết độ dài thật và tỉ lệ bản đồ
Tiến hành: 
Bài tập 1:
Yêu cầu HS tính được độ dài thu nhỏ trên bản đồ theo độ dài thật & tỉ lệ bản đồ đã cho rồi điền kết quả vào ô trống tương ứng.
Bài tập 2:
Yêu cầu HS tự tìm hiểu bài toán rồi giải.
Bài tập 3:
- Yêu cầu HS tính được độ dài thu nhỏ trên sơ đồ của chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật .
 D. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò ( 3 ph )
Mục tiêu: Củng cố và dặn dò
Tiến hành: 
- Cho HS nêu lại cách tìm độ dài thu nhỏ trong bản đồ
- Dặn bài về nhà: Bài 1
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Thực hành
1em sửa bài, lớp thực hiện phép tính ở bảng con về tính độ dài thật. Nhận xét bài và chữa bài
-1 HS đọc , lớp theo dõi SGK. Tìm hiểu qua các câu hỏi gợi ý của GV
* 20m
* 1 : 500
* độ dài thu nhỏ tương ứng trên bản đồ
* xăngtimét
* HS thảo luận nhóm nhỏ và nêu cách giải
- HS làm bài theo nhóm 2 
- Đại diện 4 nhóm lên ghi kết quả vào cột tương ứng và giải thích cách tính 
- HS làm bài, 1 em làm bảng phụ
- HS sửa bài bảng phụ và đổi bài chấm chéo
HS thảo luận nêu các hướng giải 
HS giải bài vào vở. 1 em nêu miệng kết quả, lớp nhận xét
2 em nêu lại
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP – THÁNG 3
Tiết 28: GHÉP TRANH MÔI TRƯỜNG
I.MỤC TIÊU:
Rèn luyện khả năng vận động của hs
Rèn luyện khả năng làm việc hợp tác theo nhóm
Giáo dục nhận thức BVMT: Trồng cây, chăm sóc cây, bảo vệ cây
II.CHUẨN BỊ:
Tranh 1: Cảnh HS cùng cô giáo miền biển cùng tham gia trồng rừng ven biển
Tranh 2: Cảnh HS miền núi cùng tham gia trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc
Tranh 3: Cảnh HS cùng cô giáo miền xuôi đang trồng cây trong vườn trường
Tranh 4 : Cảnh HS cùng cô giáo đang tưới nước, làm rào che nắng và chắn gà bới gốc cho cây con
Sơ đồ sân chơi ghép tranh :
Sân chơi 
Đội 1 mảnh ghép hình xếp
Đội 2 mảnh ghép hình xếp
 Vạch xuất phát 
Đội 3 mảnh ghép hình xếp
Đội 4 mảnh ghép hình xếp
Hình mẫu
III.CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 A. Hoạt động 1: Tập trung ( 7 ph )
Mục tiêu: Xếp đội hình và nghe giải thích luật chơi 
Tiến hành: 
 - Chia lớp làm 4 nhóm ( có trai và gái )
- Cách chơi : 1 em tiến đến thùng mảnh ghép nhặt 1 mảnh và đứng vào vạch xuất phát. Nghe hiệu lệnh của quản trò thì chạy đến bảng hình xếp gắn mảnh ghép ( vừa quan sát mảnh ghép mẫu để ghép đúng vị trí ). Ghép xong chạy vè đập vào tay bạn kế tiếp lại tiếp sức chạy ghép tiếp. Cứ như thế cho đến hết nhóm 
 B. Hoạt động 2: Thi ghép tranh ( 17 ph )
Mục tiêu: HS ghép được tranh hoàn chỉnh theo tranh mẫu
Tiến hành: 
Cho hs chơi; lớp trưởng quản trò; GV làm trọng tài 
* Lưu ý : mảnh ghép được công nhận là đúng với điều kiện : Không rơi khỏi hình ghép, nằm đúng vị trí như tấm hình chuẩn . Đội thắng là đội ghép hình đúng và nhanh nhất
 C. Hoạt động 3: Tổng kết ( 10 ph )
Mục tiêu: Bình chọn nhóm thắng và rút ra bài học về BVMT 
Tiến hành: 
- Cho HS bình chọn đội thắng- tuyên dương
- Tiến hành thi mô tả hành động và ý nghĩa của những bức tranh
E Hoạt động 5: Củng cố – dặn dò ( 4 ph )
Mục tiêu: Củng cố, dặn dò 
Tiến hành
_ Cho HS nêu ý nghĩa của việc trồng cây
_ Dặn các em vận dụng tốt những hiểu biết đã học vào cuộc sống 
_ Nhận xét chung buổi sinh hoạt .
HS phân nhóm
Nghe cách chơi và theo dõi 1 bạn làm mẫu
- HS thi đua tiếp sức ghép hoàn chỉnh bức tranh
HS bình chọn và tuyên dương nhóm bạn
HS nêu cá nhân 8 – 10 em 
- HS nêu : Giúp cho cảnh quan môi trường xanh, sạch đẹp . ngăn chặn lũ lụt , xâm thực của cát.. 
SINH HOẠT LỚP TUẦN 28
I. MỤC ĐÍCH:
 - Đánh giá nề nếp lớp.
 - Kế hoạch cho tuần sau HS thực hiện.
II. CHUẨN BỊ:
 + Bảng đánh giá công tác trong tuần của GV và HS
 + Kế hoạch trong tuần 29
III. TIẾN HÀNH :
1. Cán sự lớp:
 _ Các tổ trưởng báo cáo các thành viên thực hiện tốt hoặc chưa tốt từng mặt trong Tổ của mình.
 _ Lớp trưởng và lớp phó bổ sung phần theo dõi chung hoạt động của lớp. Nêu các khó khăn trong công tác quản lí lớp và các việc đã hoàn thành tốt hoặc chưa hoàn thành của lớp
2. Giáo viên chủ nhiệm:
a. Đánh giá và nhận xét hoạt động của lớp :
- Nghe truyền thống 26 / 3 trong buổi chào cờ 
- Tham gia tích cực hội thi MHST và TTDG
- Nề nếp lớp ổn định tốt.
- Còn bỏ quên vở ở nhà: Nam, Hùng, Long
- Cán sự lớp giữ trật tự lớp khá tốt, nhất là lơp phó học tập
- Truy bài 15 phút đầu giờ và sửa bài đều, tích cực truy bài theo đôi bạn.
- Nha khoa lớp duy trì đều
- Thi nghiêm túc và tham gia đầây đủ. Bài làm ít bôi xóa nhưng chất lượng không cao
- Các em trong đội tuyển HS giỏi luyện thi đều 
- Tưới nước bồn hoa đều đặn, rác hộc bàn giảm
- Đã tiến hành trang trí lớp
- Bông tua mang đầy đủ nhưng hàng ngũ khi tập còn chưa ngay và nhiều em múa còn hình thức chưa đều đẹp
- Xếp hàng ra về chưa nghiêm túc. Các tổ báo cáo tên các bạn bỏ về không xếp hàng cho GVCN gấp
- Nhóm các em tham gia tập trống tập chưa đều , cần tham gia tích cực hơn 
- Chữ viết và trình bày sách vở của các em chưa có chuyển biến tích cực. 
b. Công việc tuần tới:
+ Sửa chữa khuyết điểm, 
+ Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của người học sinh
+ Cán sự lớp và đôi bạn cùng tiến cần làm việc tích cực hơn. Duy trì thật tốt hoạt động 15 phút đầu giờ.
+ Luyện viết chính tả, chữ đẹp và tập đọc bài thật nhiều hàng ngày ở nhà
+ Chấn chỉnh việc xêùp hàng tập thể dục. 
+ Luyện Toán và Tiếng Việt chuẩn bị cho HS thi Huyện. 
+ Chăm bồn hoa và cây cảnh, lao động phần đất quy định
+ Oân và thực hành thật đều các thao tác nha khoa cho thật thuần thục
+ Kiểm Tra Vệ sinh cá nhân đột xuất trong tuần: Tóc, quần áo, móng tay chân
+ Luyện Nghi thức và Trống
+ Đọc sách thư viện.
+ Oân lại các kiến thức còn yếu sau khi thi GKII
+ Nhận PLL về gia đình
+ Thi đua giành cờ lưu về cho tổ
+ Rèn chữ giữ vở
+ Mang theo nước uống và đội mũ khi đến trường
+ Giữ VS chung trong lớp và trong trường
Nhận xét tiết sinh hoạt
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 28.doc