Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 11 và 12 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường

Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 11 và 12 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường

1) Mục tiêu.

a) Về kiến thức

- Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản chuyển biến mạnh mẽ sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Mâu thuẫn gay gắt giữa tư sản và vô sản đã dẫn đến phong trào công nhân phát triển => Quốc tế thứ hai được thành lập

- ăng -ghen và Lê Nin đóng góp công lao và vai trò to lớn đối với sự phát triển của phong trào.

- Cuộc cách mạng Nga 1905-1907, ý nghĩa và ảnh hưởng của nó.

b) Về kỹ năng

- Tìm hiểu những nét cơ bản về các khái niệm: “ Chủ nghĩa cơ hội”, “ Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới”, “ Đảng kiểu mới”

- Biết phân tích các sự kiện cơ bản của bài bằng các thao tác tư duy lịch sử đúng đắn.

c) Về thái độ

- Nhận thức đúng cuộc đấu tranh giai cấp giữa vô sản và tư sản là vì quyền tự do, vì sự tiến bộ của xã hội.

- Giáo dục tinh thần cách mạng, tinh thần quốc tế vô sản lòng biết ơn đối với các lãnh tụ thế giới và niềm tin vào thắng lợi của cách mạng vô sản.

2) Chuẩn bị của GV và HS.

a) Chuẩn bị cuả GV

- Bản đồ Đế quốc Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

- Tranh ảnh, tư liệu về cuộc đấu tranh của công nhân Sicagô, Lê Nin, Thuỷ thủ tầu Pô-tem-kinka.

3. Tiến trình bài dạy

a) Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Nêu những sự kiện chứng tỏ sự phát triển của phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX?

* Đặt vấn đề vào bài mới: Cuối TK XIX- đầu TK XX, phong trào công nhân quốc tế phát triển, Quốc tế thứ hai ra đời. Cách mạng Nga 1905-1907 bùng nổ, làm suy yếu chế độ Nga hoàng. (1 phút)

 

doc 8 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 405Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 11 và 12 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:18.9.2012
Ngày dạy: 25.9.2012 Dạy lớp: 8A.
Ngày dạy: 25.9.2012 Dạy lớp: 8B
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
Tiết 11 – Bài 7:
PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ
CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức
- Giúp HS hiểu được: -Trong thời kì chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa (cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX).Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản ngày càng trở nên gay gắt,sự phát triển của phong trào công nhân đã dẩn đến sự thành lập Quốc tế thứ II.
b) Về kỹ năng
- Bước đầu hiểu được những nét cơ bản về các khái niệm " Chủ nghĩa cơ hội ","cách mạng dân chủ tư sản ’’ kiểu mới". 
- Khả năng phân tích các sự kiện lịch sử cơ bản.
c) Về thái độ
- Nhận thức đúng đắn về cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản vì quyền tự do tiến bộ xã hội .
2) Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị cuả GV
- Tiểu sử, chân dung Lê nin.
- Các tài liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học.
b) Chuẩn bị của HS
- Học bài cũ, đọc trước bài mới.
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ (5 phút): 
? Cho biết tình hình kinh tế,chính trị của Mỹ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
? Những chuyển biến quan trọng của các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
* Đặt vấn đề vào bài mới:
Giáo viên giới thiệu (1 phút)
b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (7 phút)
I. Phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
?: Vì sao Phong trào công nhân vẫn tiếp tục phát triển vào cuối thế kỉ XIX?
HS: Mâu thuẩn giữa Tư sản và vô sản càng trở nên sâu sắc.Chủ nghĩa Mác đã xâm nhập vào phong trào công nhân ,ý thức giác ngộ của côpng nhân lên cao,họ tiến hành cuộc đấu tranh chống lại mọi thủ đoạn áp bức của giai cấp tư sản.
HS: Đọc sách GK Trang 46.
? :Những sự kiện nào chứng tỏ phong trào vẫn tiếp tục phát triển?
HS: Trả lời theo SGK phần chữ nhỏ
GV: Cho HS thảo luận nhóm: 
? Nguyên nhân, quy mô, phạm vi, hình thức kết quả của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX ?
Đáp án: 
- Nguyên nhân: Giai cấp công nhân tăng nhanh,mâu thuẫn tư sản và vô sản gay gắt.
- Quy mô:Thu hút đông đảo công nhân tham gia.
- Phạm vi: Ở tất cả các nước Âu,Mỹ.
- Hình thức đấu tranh :Bãi công ,biểu tình (đấu tranh có tổ chức) 
- Mục tiêu: Đòi tăng lương ,giảm giờ làm.
- Kết quả: Thành lập các tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân(Đánh dấu sự lớn mạnh của phong trào công nhân các nước).
? Vì sao phải thành lập quốc tế II?
- Sự phát triển của phong trào công nhân ,nhất là sự ra đời của các tổ chức công nhân ở các nước đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế mới để lãnh đạo .
? Quốc tế II được thành lập như thế nào?
- Ngày 14/7/1889 kỉ niệm 100 năm ngày phá ngục Baxti, đại biểu công nhân của 22 nước họp ở Pa ri tuyên bố thành lập Quốc tế II. Đại hội thông qua các nghị quyết quan trọng .
? Đại hội năm1889 có ý nghĩa gì?
- Khôi phục tổ chức quốc tế của phong trào công nhân tiếp tục đấu tranh cho thắng lợi của chủ nghĩa Mác.
? Sau khi Ăng ghen mất, quốc tế II có biến chuyển gì ? (vì sao quốc tế II tan rã)?
- Bọn xét lại,cơ hội dần chiếm ưu thế trong quốc tế II.Các đảng trong quổc tế II đều ủng hộ chính phủ đế quốc ( trừ Nga).
GV giải thích Khái niệm của chủ nghĩa cơ hội.
( Hướng dẫn đọc thêm)
Hoạt động 2: (28 phút)
II. Phong trào công nhân Nga và cuộc CM 1905-1907.
GV: Sau khi Eng ghen mất ngọn cờ đấu tranh cho sự nghiệp của giai cấp công nhân và chủ nghĩa Mác thuộc về đảng công nhân xã hội dân chủ Nga do Lê nin lãnh đạo
GV: Yêu cầu HS trình bày những hiểu biết của mình về Lê nin và công lao của người với cách mạng Nga.
GV: Lê nin đã tham gia tuyên truyền chủ nghĩa Mác từ rất sớm. Năm 1895, ông đã thành lập Hội liên hiệp đấu tranh giải phóng công nhân. Tổ chức đầu tiên của chính đảng vô sản 1903 thành lập Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga.
HS đọc cương lĩnh cách mạng(SGK trang 49)
HS: thảo luận: Những điểm chứng tỏ Đảng công nhân XH dân chủ Nga là đảng kiểu mới?
+ Triệt để đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, mang tính giai cấp, tính chiến đấu triêt để.
+ Chống chủ nghĩa cơ hội, tuân theo nguyên lí của chủ nghĩa Mác.
+ Dựa vào nhân dân, lãnh đạo nhân dân
? Tình hình nước Nga cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
- Nước Nga là một nước đế quốc quân phiệt, chủ nghĩa tư bản phát triển nhưng còn nhiều tàn dư của chế độ nông nô lạc hậu.
? Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc cách mạng Nga năm 1905-1907?
- Nước Nga lâm vào khủng hoảng, mâu thuẩn giai cấp gây gắt. Hậu quả nặng nề của chiến tranh Nga - Nhật.
GV: Trình bày : Ngày chủ nhật đẫm máu"
+ Tháng 5 và tháng 6-1905 cách mạng lan rộng trong cách mạng nông dân, binh lính.
+ Đỉnh cao của cách mạng là cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Matcơva(12-1805)
+ Phong trào kéo dài đến 1907 mới kết thúc.
HS: thảo luận: Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa của cách mạng Nga 1805-1907?
+ Nguyên nhân: Liên minh công nông chưa vững chắc, quân đội chưa ngã hẳn về phía cách mạng, Nga hoàng còn mạnh, được các nước phương tây giúp đỡ.
Ý nghĩa: Đối với nước Nga: Nó giáng 1 đòn chí tử vào nền thống trị của địa chủ, tư sản làm suy yếu chế độ Nga hoàng là bước chuẩn bị cho cách mạng XHCN.
Đối với thế giới:Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc
1. Lê nin và viiệc thành lập Đảng vô sản kiểu mới ở Nga.
- Tiểu sử Lê nin
- Năm 1903 Thành lập Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga.
2. Cách mạng Nga 1905-1907.
* Nguyên nhân:
+ Khủng hoảng kinh tế, chính trị.
+ Hậu quả chiến tranh Nga- Nhật
* Diễn biến:
+ 9.1.1905: Ngày chủ nhật đẫm máu.
+ 12.1905 Khởi nghĩa vũ trang ở Matxcơva.
+ Đến năm 1907 cách mạng chấm dứt.
* Ý nghĩa : 
- Đối với nước Nga. Giáng một đòn chí tử vào nền thống trị của địa chủ, tư sản làm suy yếu chế độ Nga hoàng là bước chuẩn bị cho cách mạng XHCN.
- Đối với thế giới: Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.
c) Củng cố, luyện tập (3 phút)
+ Vai trò của Quốc tế II và Ăngghen đối với ptrào công nhân quốc tế cuối TK XIX?
+ Ghi thời gian và phong trào công nhân vào ô trống trong bảng sau: (phiếu học tập)
Tên nước
Thời gian
Phong trào công nhân
ANH
PHÁP
MỸ
? Nêu tính chất của cuộc cách mạng Nga 1905-1907?
 (Là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản vì nhiệm vụ của nó là đánh đổ Nga hoàng. Nhưng khác với các cuộc cách mạng dân chủ tư sản khác ở chổ do giai cấp vô sản lãnh đạo)
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút) 
- Học thuộc bài và chuẩn bị bài sau : Bài 8
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 22.9.2012
Ngày dạy: 29.9.2012 Dạy lớp: 8A
Ngày dạy: 29.9.2012 Dạy lớp: 8B
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
BÀI 7: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ CUỐI 
THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX 
(tt)
1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức
- Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản chuyển biến mạnh mẽ sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Mâu thuẫn gay gắt giữa tư sản và vô sản đã dẫn đến phong trào công nhân phát triển => Quốc tế thứ hai được thành lập
- ăng -ghen và Lê Nin đóng góp công lao và vai trò to lớn đối với sự phát triển của phong trào.
- Cuộc cách mạng Nga 1905-1907, ý nghĩa và ảnh hưởng của nó.
b) Về kỹ năng
- Tìm hiểu những nét cơ bản về các khái niệm: “ Chủ nghĩa cơ hội”, “ Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới”, “ Đảng kiểu mới”
- Biết phân tích các sự kiện cơ bản của bài bằng các thao tác tư duy lịch sử đúng đắn.
c) Về thái độ
- Nhận thức đúng cuộc đấu tranh giai cấp giữa vô sản và tư sản là vì quyền tự do, vì sự tiến bộ của xã hội.
- Giáo dục tinh thần cách mạng, tinh thần quốc tế vô sản lòng biết ơn đối với các lãnh tụ thế giới và niềm tin vào thắng lợi của cách mạng vô sản.
2) Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị cuả GV
- Bản đồ Đế quốc Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
- Tranh ảnh, tư liệu về cuộc đấu tranh của công nhân Sicagô, Lê Nin, Thuỷ thủ tầu Pô-tem-kinka.
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Nêu những sự kiện chứng tỏ sự phát triển của phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX?
* Đặt vấn đề vào bài mới: Cuối TK XIX- đầu TK XX, phong trào công nhân quốc tế phát triển, Quốc tế thứ hai ra đời. Cách mạng Nga 1905-1907 bùng nổ, làm suy yếu chế độ Nga hoàng. (1 phút)
b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (17 phút)
II. Phong trào công nhân Nga và cuộc cách mạng 1905 – 1907.
1. Lê Nin và việc thành lập đảng kiểu mới ở Nga.
GV: Yêu cầu học sinh thống kê những tài liệu đã đọc, đã sưu tầm về Lê Nin ở nhà?
? Em có hiểu biết gì về Lê Nin?
? Tại sao nói: Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga là Đảng kiểu mới
(Học sinh dựa vào đoạn chữ nhỏ SGK trả lờiH)
GV: Gọi học sinh đọc đoạn chữ nhỏ.
GV: Giáo viên bổ sung và nhấn mạnh.
* Lê Nin: Sinh 4-1870 trong một gia đinh nhà nho tiến bộ thông minh, sớm tham gia phong trào cách mạng.
- Lê Nin đóng vai trò quyết định hợp nhất các tổ chức Mác Xít thành hội liên hiệp đấu tranh giải phóng công nhân mầm mống của chính đảng cộng sản ở Nga.
- 7-1903 tại đại hội lần II của Đảng công dân xã hội dân chủ Nga ở Luân Đôn, đã đấu tranh kiên quyết chống phái cơ hội Men Sê Vích
=> Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga thành lập. Là Đảng kiểu mới.
- Khác với các Đảng trong quốc tế thứ, đấu tranh triệt để vì quyền lợi của giai cấp công nhân. Mang tính giai cấp, tính chiến đấu triệt để.
- Chống chủ nghĩa cơ hội, tuân theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác.
- Đảng dựa vào quần chúng nhân dân, lãnh đạo quần chúng làm cách mạng.
- Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga là Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản?
Hoạt động 1: (18 phút)
II. Phong trào công nhân Nga và cuộc cách mạng 1905 – 1907.
2. Cách mạng Nga 1905-1907.
GV: Dùng bản đồ giới thiệu Đế quốc Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
(Nhấn mạnh: Chủ nghĩa tư bản đã phát triển ở Nga sau cuộc cải cách 1861, song nước Nga cơ bản vẫn là một nước đế quốc phong kiến quân phiệt tồn tại nhiều mâu thuẫn: 
+ Nông dân mâu thuẫn phong kiến
+ Vô sản mâu thuẫn tư sản
+ Các dân tộc Nga mâu thuẫn đế quốc Nga
? Nét nổi bật của tình hình nước Nga đầu thế kỷ XX là gì?
GV: Nhấn mạnh tình hình kinh tế, chính trị, xã hội khủng hoảng.
GV: Yêu cầu học sinh đọc đoạn chữ nhỏ SGK
?: Nêu diễn biến cách mạng.
GV: Cách mạng thất bại là do nhiều nguyên nhân: SGK.Dẫn nhận xét của Nguyễn Ái Quốc trong tác phẩm Đường Cách Mệnh.
? Cách mạng có ý nghĩa như thế nào?
? Cách mạng Nga 1905-1907 để lại những bài học gì?
- Nước Nga đầu thế kỷ XX lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng: 
- Nhiều nhà máy bị đóng cửa.
- Công nhân thất nghiệp, tiền lương giảm sút.
- Điều kiện sống tồi tệ.
=> Các mâu thuẫn xã hội gay gắt cách mạng Nga bùng nổ.
* Diễn biến:
- 9/1/1905, 14 vạn công nhân Pê -tếch-bua và gia đình kéo đến trước Cung điện mùa đồng để đưa bản yêu sách.
- Nga hoàng Ni -cô -lai II ra lệnh cho quân đội bắn vào đoàn biểu tình, làm 1000 người chết và bị thương.
=> Trở thành ngày chủ nhật đẫm máu.
- Công nhân nổi dậy cầm vũ khi khởi nghĩa.
- 5/1905, nông dân nhiều vùng nổi dậy, phá dinh cơ của địa chủ phong kiến.
- 6/1905, thủy thủ Pô-tem-kin cũng khởi nghĩa .
- Đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát -xcơ -va(12/1905) khiến Nga hoàng lo sợ.
* Ý nghĩa:
- Giáng đòn chí tử vào nền thống trị của địa chG, tư sản, làm suy yếu chế độ Nga Hoàng chuẩn bị cho cách mạng 1917
* Bài học 
- Tổ chức đoàn kết, tập hợp được quần chúng đấu tranh.
- Kiên quyết chống tư bản, phong kiến
c) Củng cố, luyện tập (3 phút)
? Trình bày nguyên nhân và diễn biến của cách mạng Nga? ý nghĩa lịch sử của cách mạng Nga 1905-1907?
- Giáo viên khái quát nội dung bài học.
- Yêu cầu HS lập bảng niên biểu để ghi nhớ các sự kiện chính về cách mạng 1905-1907.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)
- Về nhà học bài 8 SGK: Sự phát triển của kỹ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỷ XVIII -XIX
- Đọc tài liệu tham khảo: Tiểu sử tóm tắt về Lê Nin, T123 sách bài soạn.
- Trả lời câu hỏi:
+ Tại sao nói TK XIX là TK của sắt, máy móc và động cơ hơi nước?
+ Lập bảng thống kê những thành tựu chủ yếu của kĩ thuật, khoa học, văn học nghệ thuật TK XVIII-XIX.
+ Bằng những kiến thức đã học (hoặc sưu tầm tài liệu) hãy giới thiệu vài nét về một tác giả hay một tác phẩm văn học tiêu biểu trong các TK XVIII-XIX.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Duyệt của tổ chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 11-12.doc