1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức
- Nhận thức, hiểu biết về di tích lịch sử nhà tù Sơn La- khu di tích LS CM.
b) Về kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng học tập theo gương những CS cộng sản, bảo vệ tôn tạo di tích phát huy truyền thống uống nứơc nhớ nguồn.
c) Về thái độ
- Giáo dục lòng tự hào dân tộc có thái độ đúng đắn trân trọng biết ơn thế hệ cha anh.
2) Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị cuả GV
- Soạn bài tham khảo tài liệu nhà tù Sơn La, những tấm gương sáng (Tô Hiệu), tranh ảnh .
b) Chuẩn bị của HS
- Đọc trước và tìm hiểu di tích Sơn La.
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ (3 phút)
? Nhà Hồ được thành lập trong hoàn cảnh nào?
- Đáp án:
+ Vào cuối thế kỉ XIV, xã hội thời Trần rơi vào khủng hoảng, chính quyền bất lực, ngoại xâm đe dọa ->Nhà Trần không đủ sức cai trị. (5đ)
+ Năm 1400 Hồ Qúy Ly phế truất vua Trần, lên làm vua-> nhà Hồ thành lập. (5đ)
* Đặt vấn đề vào bài mới:
? ở tỉnh sơn la các em biết khu di tích lịch sử nào?
- Nhà tù Sơn La, gốc đa bản Hẹo, đồi ông Giáp
Nhà tù Sơn La, nơi giam giữ các chiến sĩ cộng sản trong thời kì kháng chiến chống Pháp của dân tộc , để tìm hiểu được di tích nhà tù Sơn La là khu di tích mang ý nghĩa LS như thế nào? hôm nay cô trò ta cùng tìm hiểu. (2 phút)
b) Dạy nội dung bài mới
Ngày soạn: 04.12.2012 Ngày dạy: 11.12.2012 Dạy lớp: 7A Ngày dạy: 11.12.2012 Dạy lớp: 7B Ngày dạy:....................Dạy lớp:.................... Tiết 31 - Bài 16: SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỶ XIV 1) Mục tiêu. a) Về kiến thức - Nhà Hồ lên thay nhà Trần trong hoàn cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, đói kém. - Hồ Quý Ly đã thi hành nhiều chính sách cải cách để chấn hưng đất nước. b) Về kỹ năng - Phân tích, đánh giá nhân vật lịch sử, nhận xét về các sự kiện lịch sử. c) Về thái độ - Học sinh thấy được vai trò của quần chúng nhân dân. 2) Chuẩn bị của GV và HS. a) Chuẩn bị cuả GV - Ảnh di tích thành nhà Hồ ở Thanh Hóa. b) Chuẩn bị của HS - Học bài cũ, đọc trươc bài mới. 3. Tiến trình bài dạy a) Kiểm tra bài cũ (5 phút) - Dùng lược đồ kể tên, địa danh, thời gian của các cuộc khởi nghĩ nông dân, nô tì nửa sau thế kỷ XIV? - Đáp án: Học sinh lên bảng đính tên. * Đặt vấn đề vào bài mới: Nhà Trần không thể đủ sức để giữ vai trò của mình, sự sụp đổ là khó tránh khỏi. Vậy triệu đại nào thay thế nhà Trần và đã làm gì, chúng ta cùng tìm hiểu bài. (1 phút) b) Dạy nội dung bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: (5 phút) II. Nhà Hồ và cải cách của Hồ Quý Ly 1. Nhà Hồ thành lập (1400) ? Cuối TK XIV các cuộc đấu tranh của ND đã tác động ntn đến triều Trần và xã hội? (Nhà nước suy yếuN, làng xã tiêu điều, dân đinh giảm sút) ? Nhà Hồ được thành lập trong hoàn cảnh nào? HS đọc SGK “ Hồ Quí Ly...thành lập”. ? Em có hiểu biết gì về Hồ Quý Ly? - Năm 1400 nhà Trần suy sụp, Hồ Quý Ly lên ngôi lập ra nhà Hồ. Hoạt động 2: (20 phút) II. Nhà Hồ và cải cách của Hồ Quý Ly 2. Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly ? Về mặt chính trị Hồ Qúy Ly đã thực hiện những biện pháp nào? ? Tại sao HQL lại bỏ những quan lại nhà Trần?( Vì sợ bị lật ngôi) GV : Ngoài ra HQL còn cử các quan lại về thăm hỏi đời sống ND ở cáclộ. ? Việc quan lại thăm hỏi đời sống ND phản ánh điều gì ?( Sự quan tâm của triều đình đến đời sống ND) ? Hồ Qúy Ly đã thực hiện những biện pháp gì về knh tỏ? ? Em nhận xét gì về các chính sách kinh tế của nhà Hồ?(Tác động làm cho nềnKT thoát khỏi khủng hoảng và đi lên). ? Nhà Hồ thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô để làm gì? (Hạn chế ruộng đất, nô tì của các vương hầu, quý tộc). ? Nhà Hồ đã có những chính sách gì về văn hóa, giáo dục? ? Cải cách văn hoá trên có tác dụng ntn? (Thay đổi chế độ cũ T) ? Nhà Hồ đã có những chính sách gì quốc phòng ? HSQSH40 - GV gt thành nhà Hồ: Thuộc địa phận 2 xã Vĩnh tiến, Vĩnh Long huyện Vĩnh Lộc - Thanh Hoá. Xây bằng đá khối, thành có 2 khu vực thành ngoại, thành nội. Khu thành nội là Hoàng thành, hình chữ nhật dài 900m rộng 700m, xung quanh tường cao 6m, dày 2m, cổng lát đá dài 5 km . ? Chính sách quân sự quốc phòngcủa HQL nhằm mục đích gì?( Tăng cường củng cố quân sự, quốc phòng - Bảo vệ tổ quốc) - Chính trị: + Cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế các quý tộc nhà Trần bằng những người không thuộc họ Trần. + Đổi tên 1 số đơn vị hành chính. - Kinh tế: + Phát hành tiền giấy + Ban hành chính sách hạn điền, quy định lại thuế đinh, thuế ruộng. - Xã hội: + Ban hành chính sách hạn nô - Văn hóa giáo dục: + Dịch sách chữ hán ra chữ nôm, sửa đổi quy chế thi cử, học tập. - Quốc phòng: + Làm sổ họ tịch tăng quân số . + Chế tạo nhiều loại súng mới phòng thủ nơi hiểm yếu. + Xây dựng thành kiên cố. Hoạt động 3: (10 phút) II. Nhà Hồ và cải cách của Hồ Quý Ly 3. ý nghĩa, tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly ? Cải cách của Hồ Quý Ly có ý nghĩa ntn ? ? Cải cách của Hồ Quý Ly có tác dụng gì? ? Nêu mặt hạn chế của cải cách Hồ Quý Ly? ? Tại sao các chính sách đó không được ND ủng hộ ?( Chưa đảm bảo quyền lợi cho nhân dân) ? Em có nhận xét và đánh giá ntn về nhân vật Hồ Quý Ly? (ông là người yêu nước là nhà cải cách có tài ) - ý nghĩa : + Đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. - Tác dụng: + Góp phần hạn chế tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc địa chủ. + Làm suy yếu thế lực nhà Trần. + Tăng nguồn thu nhập cho đất nước. - Hạn chế: + Các chính sách đó chưa triệt để, phù hợp với tình hình thực tế và chưa hợp lòng dân. c) Củng cố, luyện tập (3 phút) - Nhà Hồ thành lập trong hoàn cảnh nào? - Trình bày tóm tắt cuộc cải cách Hồ Quý Ly? - Nhận xét, đánh giá về nhân vật Hồ Quý Ly? d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút) - Học bài, soạn bài LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 05.12.2012 Ngày dạy: 15.12.2012 Dạy lớp: 7A Ngày dạy: 12.12.2012 Dạy lớp: 7B Ngày dạy:....................Dạy lớp:.................... Tiết 32: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG 1) Mục tiêu. a) Về kiến thức - Nhận thức, hiểu biết về di tích lịch sử nhà tù Sơn La- khu di tích LS CM. b) Về kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng học tập theo gương những CS cộng sản, bảo vệ tôn tạo di tích phát huy truyền thống uống nứơc nhớ nguồn. c) Về thái độ - Giáo dục lòng tự hào dân tộc có thái độ đúng đắn trân trọng biết ơn thế hệ cha anh. 2) Chuẩn bị của GV và HS. a) Chuẩn bị cuả GV - Soạn bài tham khảo tài liệu nhà tù Sơn La, những tấm gương sáng (Tô Hiệu), tranh ảnh . b) Chuẩn bị của HS - Đọc trước và tìm hiểu di tích Sơn La. 3. Tiến trình bài dạy a) Kiểm tra bài cũ (3 phút) ? Nhà Hồ được thành lập trong hoàn cảnh nào? - Đáp án: + Vào cuối thế kỉ XIV, xã hội thời Trần rơi vào khủng hoảng, chính quyền bất lực, ngoại xâm đe dọa ->Nhà Trần không đủ sức cai trị... (5đ) + Năm 1400 Hồ Qúy Ly phế truất vua Trần, lên làm vua-> nhà Hồ thành lập. (5đ) * Đặt vấn đề vào bài mới: ? ở tỉnh sơn la các em biết khu di tích lịch sử nào? - Nhà tù Sơn La, gốc đa bản Hẹo, đồi ông Giáp Nhà tù Sơn La, nơi giam giữ các chiến sĩ cộng sản trong thời kì kháng chiến chống Pháp của dân tộc , để tìm hiểu được di tích nhà tù Sơn La là khu di tích mang ý nghĩa LS như thế nào? hôm nay cô trò ta cùng tìm hiểu... (2 phút) b) Dạy nội dung bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: (17 phút) I. Tìm hiểu khu di tích. ?: Hoàn cảnh nào dần đến sự ra đời của nhà tù Sơn La HS: - Đầu năm 1908 nhà tù Sơn La được xây dựng - Cuối năm 1908 được hoàn thành, S = 500m2 GV: (cho HS xem băng nếu có) - Những năm đầu thế kỉ XX, TDP cho xây dưng bộ máy cai trị của chúng tại Tây Bắc . Khi chuyển tỉnh lị về Sơn La, chính quyền TDP xd 1 nhà tù song song với việc xây dựng toà sứ 1 giám binh, trại lính và các công sở khác. - Tháng7 – 1907 hoàn thành bản thiết kế. đầu năm 1908 dưới sự chỉ đạo của công sứ Gioăng Mông-Pê-Ra, nhà tù được Xd và hoàn thành vào cuối năm đó , ban đầu diện tích S: 500 m2 – 1500m2. Thay đổi về tính chất giam cầm tù nhân nó đã trở thành 1 trung tâm đặc biệt để đày ải, giam giữ và tiêu hao dần lực lượng cách mạng bởi vậy từ năm 1930 nhà tù Sơn La đổi tên là nhà ngục Sơn La. ?: Theo em, địa điểm của nhà tù được xây dựng như thế nào ? HS: Ở đồi Khau Cả . ?: Tại sao thực dân pháp lại chọn đồi khau cả để xây dựng nhà tù ? HS: Đồi Khau Cả có vị thế cao dễ q sát toàn cảnh thị xã . - Nằm tách biệt với cư dân bên ngoài . - Thuận lợi cho âm mưu giam cầm tù chính trị . GV: TDP chọn địa điểm Khau Cả để thưc hiên âm mưu đen tối và tội ác của chúng có hiệu quả . vì với địa điểm nằm trên cao chúng có thể dễ dàng bao quát được mọi hoạt động xung quanh nhà tù cách li các nhà chính trị với nhân dân bản địa đặc biệt lợi dụng khí hậu khắc nghiệt và công việc khổ sai với chế độ cầm tù hà khắc nhằm tiêu hao dần sinh lực tù nhân ?: Âm mưu và hành động của TDP khi XD nhà tù Sơn La ? HS: - Âm mưu thâm độc. - Hành động dã man. GV: Thể hiện Sơn La là nơi (lam sơn chướng khí), nổi tiếng nước độc rừng thiêng. - Ai lên Hát Lót Chiềng Lề khi đi thì dễ khi về thì không -Tù nhân lên đây ngoài mắc những bệnh thông thường phù thũng, kiết lị, thương hàn .... thì bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. TDP đã lợi dụng vi trùng sốt rét như vũ khí tiêu hao dần sinh lực của ta và diệt dần tù nhân . Âm mưu này được thể hiện rõ trong đoạn thư mật của tên Công- sanh –pu- lốp gửi thống sứ Bắc kì năm 1932( ngài cú tiếp tục giửi các tù phạm lên Sơn La. Bọn này nếu ở Hoả Lò là bọn hung hăng khó trị thì lên SL chỉ trong vòng sáu tháng thôi vi trùng sốt rét sẽ làm cho chúng suy nhược và trở nên hiền hoà ) Nhà tù SL được ví như một quan tài mở nắp , chỉ sẵn sàng chờ tù nhân tắt thở là chúng đem chôn ở khu gốc ổi Đ/c : Trần Huy Liệu “ Điểm lại những người nằm dưới đất đen Bốn ba chiến sĩ lạ và quen Đã từng tranh đấu bao oanh liệt Cho tới hơi cùng chịu ngủ yên” ?: Hãy kể tên 10 đồng chí trong chi bộ nhà tù sơn la ai làm bí thư đầu tiên? HS: Thảo luận nhóm(2’) HS: Đại diện nhóm trình bày-> nhóm khác BS. GV: Nhận xét, bổ sung. 1. Nguyễn Lương Bằng 2. Văn tiến Dũng 3. Hoàng Đình Dong 4. Nguyễn văn Phúc 5. Trần Huy Liệu 6. Tô Hiệu 7.Trần đức Quảng 8. Nguyễn Văn Kim 9. Ngô minh Loan 10.Bùi Đình Đổng - Đầu năm 1908 nhà tù sơn La được xây dựng và hoàn thành cuối năm 1908 - Địa điểm : Nhà tù Sơn La nằm trên đỉnh đồi Khau Cả. Hoạt động 2: (20 phút) II. Thi kể chuyện. ?: Kể những câu chuyện đã sưu tầm được về nhà tù Sơn La? HS: Kể chuyện đã sưu tầm được. GV: Cùng cả lớp theo dõi. Khuyến khích cho điểm nếu câu chuyện có ý nghĩa, có cách kể truyền cảm. c) Củng cố, luyện tập (2 phút) ? Em có suy nghĩ gì sau khi học xong tiết chương trình địa phương này? - Trình bày theo cảm nhận. d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút) - Tiếptục sưu tầm tài liệu về lịch sử địa phương. - CB: ôn tập chương II và III theo các câu hỏi SGK/ 81. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: .....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: