I. Lí thuyết:
1/ Khái niệm về từ
Từ là đơn vị hai mặt trong ngôn ngữ
- Mặt hình thức : mang tính vật chất là một tập hợp gồm 3 thành phần
+ Hình thức ngữ âm
+ Hình thức cấu tạo
+ Hình thức ngữ pháp
- Mặt nội dung : ( còn gọi mặt nghĩa ) mang tính tinh thần và là một tập hợp gồm các thành phần .
+ Nghĩa biểu vật
+ Nghĩa biểu niệm
+ Nghĩa biểu thái .
Vì nội dung của từ là một tập hợp nhiều nét nghĩa và mang tính tinh thần nên việc nắm bắt nghĩa của từ không dễ dàng .
- Trong hoạt động giao tiếp từ không tồn tại một cách biệt lập mà thường nằm trong nhiều mối quan hệ khác nhau .
+ Quan hệ lựa chọn (quan hệ dọc
Từ có quan hệ với từ khác trong cùng một trường quan hệ với các từ đồng nghĩa , gần nghĩa , trái nghĩa
+ mối quan hệ cú đoạn ( quan hệ ngang ) :
-Từ gắn chặt với các từ khác trong sự kết hợp theo qui tắc ngữ pháp tạo thành cụm từ , tạo thành câu .
- Nghĩa của từ là khái niệm về sự vật khách quan được phản ánh vào tron ngôn ngữ , là tập hợp những nét nghĩa khu biệt .
2/Cách hiểu về nghĩa của từ
1. Cho sẵn một số từ và nét nghĩa phù hợp với từng từ nhưng sắp xếp không theo trình tự .
Ví dụ : Điền từ :Đề bạt , đề cử ,đề xuất ,đề bào vào chỗ trống .
+ .Trình bầy ý kiến hay nguyện vọng lên cấp trên .
+ .Cử ai đó giữ chức vụ cao hơn.
+ .Giới thiệu ra để chọn hoặc bầu cử .
+ Đưa vấn đề ra để xem xét giải quyết
2 .Chọn từ điền ,kiểm tra việc hiểu nghĩa
Ví dụ : Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước , không chịu làm nô lệ .
CHUYấN ĐỀ 1 TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT A. MỤC ĐÍCH : _ Củng cố và mở rộng cho HS những kiến thức về từ và cấu tạo từ tiếng Việt. _ Luyện giải một số bài tập về từ và cấu tạo từ tiếng Việt. B. NỘI DUNG : _ Từ là gì? * GV nhấn mạnh: Định nghĩa trên nêu lên 2 đặc điểm của từ: + Đặc điểm về chức năng: Từ là đơn vị dùng để đặt câu. + Đặc điểm về cấu trúc: Từ là đơn vị nhỏ nhất. _ Đơn vị cấu tạo từ là gì? _ Vẽ mô hình cấu tạo từ tiếng Việt? _ Phân biệt từ đơn với từ phức? Cho VD minh hoạ? _ Dựa vào đâu để phân loại như vậy? _ Phân biệt từ ghép với từ láy? Cho VD minh hoạ? 1. Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt là gì? A. Tiếng B. Từ C. Ngữ D. Câu 2. Từ phức gồm có bao nhiêu tiếng? A. Một B. Hai C. Nhiều hơn hai D. Hai hoặc nhiều hơn hai. 5. Từ nào dưới đây là từ ghép? A. tươi tắn B. lấp lánh C. chim chích D. xinh xắn Bài tập 1: Hãy xác định số lượng tiếng của mỗi từ và số lượng từ trong câu sau: Em đi xem vô tuyến truyền hình tại câu lạc bộ nhà máy giấy. * GV hướng dẫn HS: _ Xác định số lượng từ trước. _ Sau đó mới xác định số lượng tiếng của mỗi từ. Bài tập 2: Gạch chân dưới những từ láy trong các câu sau: a. Xanh xanh bãi mía bờ dâu Ngô khoai biêng biếc Đứng bên này sông sao nhớ tiếc Sao xót xa như rụng bàn tay ( Hoàng Cầm) b. Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà ( Bà Huyện Thanh Quan) c. Bay vút tận trời xanh Chiền chiện cao tiếng hót Tiếng chim nghe thánh thót Văng vẳng khắp cánh đồng ( Trần Hữu Thung) Bài tập 3: Từ láy được in đậm trong câu sau miêu tả cái gì? Nghĩ tủi thân, công chúa út ngồi khóc thút thít. ( Nàng út làm bánh ót) Hãy tìm những từ láy có cùng tác dụng ấy. Bài tập 4: Thi tìm nhanh từ láy: a. Tả tiếng cười. b. Tả tiếng nói. c. Tả dáng điệu. Bài tập 5: Cho các từ sau: Thông minh, nhanh nhẹn, chăm chỉ, cần cù, chăm học, kiên nhẫn, sáng láng, gương mẫu. a. Hãy chỉ ra những từ nào là từ ghép, những từ nào là từ láy? b. Những từ ghép và từ láy đó nói lên điều gì ở người học sinh? Bài tập 6: Hãy kể ra: _ 2 từ láy ba tả tính chất của sự vật. _ 2 từ láy tư tả thấi độ, hành động của người. _ 2 từ láy tư tả cảnh thiên nhiên. Bài tập 7: Điền thêm các tiếng vào chỗ trống trong đoạn văn sau để tạo các từ phức, làm cho câu văn được rõ nghĩa: Trên cây cao, kiến suốt ngày cặm (1) làm tổ, tha mồi. Kiến kiếm mồi ăn hằng ngày, lại lo cất giữ phòng khi mùa đông tháng giá không tìm được thức (2). Còn (3) sầu thấy kiến (4) chỉ, (5) vả như vậy thì tỏ vẻ (6) hại và coi thường giống kiến chẳng biết đến thú vui ở đời. Ve sầu cứ nhởn (7), ca hát véo (8) suốt cả mùa hè. Bài tập 8: Khách đến nhà, hỏi em bé: _ Anh em có ở nhà không? (với nghĩa là anh của em). Em bé trả lời: _ Anh em đi vắng rồi ạ. “Anh em” trong 2 câu này là hai từ đơn hay là một từ phức? Trong câu “Chúng tôi coi nhau như anh em” thì “anh em” là hai từ đơn hay là một từ phức? I. Lý thuyết: => Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. _ Đơn vị cấu tạo từ là tiếng. _ Mô hình: ( HS tự vẽ). _ Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng. Ví dụ: ông , bà, hoa, bút, sách, _ Từ phức là từ gồm hai hoặc nhiều tiếng. Ví dụ: + ông bà ( 2 tiếng) + hợp tác xã ( 3 tiếng) + khấp kha khấp khểnh ( 4 tiếng) _ Dựa vào số lượng các tiếng trong từ. _ Từ ghép : Là kiểu từ phức trong đó giữa các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. Ví dụ: hoa hồng, ông nội, hợp tác xã, _ Từ láy: Là kiểu từ phức trong đó giữa các tiếng có quan hệ với nhau về âm. Ví dụ: đo đỏ, sạch sành sanh, khấp kha khấp khểnh, II. Bài tập: Phần BT trắc nghiệm: 1. A - 2. D - 3. A - 4. A 5. C - 6. B. 3. Trong bốn cách chia loại từ phức sau đây, cách nào đúng? A. Từ ghép và từ láy. B. Từ phức và từ ghép. C. Từ phức và từ láy. D. Từ phức và từ đơn. 4. Trong các từ sau, từ nào là từ đơn? A. ăn B. nhà cửa C. ông bà D. đi đứng 6. Từ nào dưới đây không phải là từ ghép phân loại? A. ăn cơm B. ăn uống C. ăn quýt D. ăn cam Phần BT tự luận: Bài tập 1: Câu trên gồm 8 từ, trong đó: _ Từ chỉ có 1 tiếng: Em, đi, xem, tại, giấy. _ Từ gồm 2 tiếng: Nhà máy. _ Từ gồm 3 tiếng: Câu lạc bộ. _ Từ gồm 4 tiếng : Vô tuyến truyền hình. Bài tập 2: Gạch chân các từ láy: a. Xanh xanh bãi mía bờ dâu Ngô khoai biêng biếc Đứng bên này sông sao nhớ tiếc Sao xót xa như rụng bàn tay ( Hoàng Cầm) b. Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà ( Bà Huyện Thanh Quan) c. Bay vút tận trời xanh Chiền chiện cao tiếng hót Tiếng chim nghe thánh thót Văng vẳng khắp cánh đồng ( Trần Hữu Thung) Bài tập 3: _ Từ láy được in đậm trong câu sau miêu tả tiếng khóc. _ Những từ láy có cùng tác dụng ấy là: nức nở, nghẹn ngào, ti tỉ, rưng rức, tức tưởi, nỉ non, não nùng, Bài tập 4: Các từ láy: a. Tả tiếng cười: Ha hả, khanh khách, hi hí, hô hô, nhăn nhở, toe toét, khúc khích, sằng sặc, b. Tả tiếng nói: Khàn khàn, ông ổng, lè nhè, léo nhéo, oang oang, sang sảng, trong trẻo, thỏ thẻ, trầm trầm, c. Tả dáng điệu: Lừ đừ, lả lướt, nghêng ngang, khệnh khạng, ngật ngưỡng, đủng đỉnh, vênh váo, Bài tập 5: a. _ Những từ láy là: nhanh nhẹn , chăm chỉ, cần cù, sáng láng. _ Những từ ghép là: thông minh, chăm học, kiên nhẫn, gương mẫu. b. Những từ đó nói lên sự chăm học và chịu khó của người học sinh. Bài tập 6: _ 2 từ láy ba tả tính chất của sự vật: xốp xồm xộp, sạch sành sanh. _ 2 từ láy tư tả thấi độ, hành động của người: hớt ha hớt hải, khấp kha khấp khểnh. _ 2 từ láy tư tả cảnh thiên nhiên: vi va vi vu, trùng trùng điệp điệp. Bài tập 7: Lần lượt điền các từ sau: cụi ăn ve chăm vất thương nhơ von Bài tập 8: _ “Anh em” với nghĩa là “anh của em” trong 2 câu đầu không phải là từ phức mà là một tổ hợp từ gồm có 2 từ đơn. _ “ Anh em” trong câu “Chúng tôi coi nhau như anh em” là từ phức. CHUYấN ĐỀ 2 TỪ MƯỢN TIẾNG VIỆT A. MỤC ĐÍCH : _ Củng cố và mở rộng cho HS những kiến thức về từ mượn. _ Luyện giải một số bài tập về từ mượn. B. NỘI DUNG : GV gợi mở: Xét về nguồn gốc, tiếng Việt có 2 lớp từ: từ thuần Việt và từ mượn. * GV hỏi: _ Thế nào là từ thuần Việt? _ Thế nào là từ mượn? _ Lấy ví dụ về từ mượn? _ Tiếng Việt chủ yếu mượn của ngôn ngữ nào? Vì sao? _ Có mấy cách mượn? Kể tên? _ Nêu cách viết từ mượn? _ Có nên lạm dụng từ mượn không? 1. Lí do quan trọng nhất của việc vay mượn từ trong tiếng Việt? A. Tiếng Việt chưa có từ biểu thị, hoặc biểu thị không chính xác. B. Do có một thời gian dài bị nước ngoài đô hộ, áp bức. C. Tiếng Việt cần có sự vay mượn để đổi mới và phát triển. D. Nhằm làm phong phú vốn từ tiếng Việt 2. Bộ phận từ mượn nào sau đây tiếng Việt ít vay mượn nhất? A. Từ mượn tiếng Hán. B. Từ mượn tiếng Anh. C. Từ mượn tiếng Nhật. D. Từ mượn tiếng Pháp. Bài tập 1: Kể 10 từ Hán Việt mà em biết. Thử giải nghĩa những từ đó? Bài tập 2: Đọc kĩ câu sau đây: Viện Khoa học Việt Nam đã xúc tiến chương trình điều tra, nghiên cứu về điều kiện tự nhiên vùng Tây Nguyên, mà trọng tâm là tài nguyên nước, khí hậu, đất, sinh vật và khoáng sản. a. Gạch dưới những từ còn rõ là từ Hán Việt? b. Em có nhận xét gì về tầm quan trọng của từ Hán Việt trong tiếng nói của chúng ta? Bài tập 3: Sắp xếp các cặp từ sau đây thành cặp từ đồng nghĩa và gạch dưới các từ mượn: mì chính, trái đất, hi vọng, cattut, pianô, gắng sức, hoàng đế, đa số, xi rô, chuyên cần, bột ngọt, nỗ lực, địa cầu, vua, mong muốn, số đông, vỏ đạn, nước ngọt, dương cầm, siêng năng. Bài tập 4: Kể tên một số từ mượn làm tên gọi các bộ phận của xe đạp. Bài tập 5: a. Trong các cặp từ đồng nghĩa sau đây, từ nào là từ mượn, từ nào không phải là từ mượn? phụ nữ - đàn bà, nhi đồng trẻ em, phu nhân vợ. b. Tại sao “ Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam” không thể đổi thành “Hội liên hiệp đàn bà Việt Nam”; “Báo Nhi đồng” không thể đổi thành “ Báo trẻ em”; “Thủ tướng và phu nhân” không thể đổi thành “Thủ tướng và vợ”? Bài tập 6: Hãy kể tên một số từ mượn: a. Là tên các đơn vị đo lường. Ví dụ: mét b. Là tên một số đồ vật. Ví dụ: ra- đi- ô I. Lý thuyết: * HS trả lời: _ Từ thuần Việt là từ do cha ông ta sáng tạo ra. _ Từ mượn là từ của ngôn ngữ khác nhập vào nước ta. Ví dụ: độc lập, tự do, hạnh phúc (Hán) ti vi, ra- đi- ô (Anh) ghi đông, pê- đan (Pháp) _ Trong ngôn ngữ Việt do hoàn cảnh lịch sử nên từ Hán Việt chiếm tỉ lệ khá lớn trong hệ thống từ mượn . _ Có 2 cách thức vay mượn: + Mượn hoàn toàn: Là mượn cả ý nghĩa lẫn dạng âm thanh của từ nước ngoài (có thể thay đổi âm thanh chút ít cho phù hợp với âm thanh của tiếng Việt). Ví dụ: xà phòng, mít tinh, bôn- sê- vích, _ Cách viết từ mượn: + Từ mượn được Việt hoá cao: Viết như từ thuần Việt. Ví dụ: mít tinh, xô viết, + Từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn: Khi viết dùng gạch ngang để nối các tiếng với nhau. Ví dụ: ra- đi- ô, in- tơ- nét, _ Không nên lạm dụng từ mượn. II. Bài tập: Phần bài tập trắc nghiệm: 1. A - 2. C - 3. B - 4. B - 5. D 3. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là gì? A. Tiếng Hán. B. Tiếng Pháp. C. Tiếng Anh. D. Tiếng Nga. 4. Trong các từ sau, từ nào là từ mượn? A. Dông bão. B. Thuỷ Tinh. C. Cuồn cuộn. D. Biển nước. 5. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt? A. Sơn hà. B. Tổ quốc. C. Phụ huynh. D. Pa- ra- bôn. Phần bài tập tự luận: Bài tập 1: _ giang sơn: sông núi. _ phi cơ: máy bay. _ cứu hoả: chữa cháy. _ mùi soa: khăn tay. _ hải cẩu: chó biển. _ bất tử: không chết. _ quốc kì: cờ của nước. _ cường quốc: nước mạnh. _ ngư nghiệp: nghề đánh cá. _ nhân loại: loài người. Bài tập 2: a. Những từ Hán Việt trong câu đó là: Viện, Khoa học, Việt Nam, xúc tiến, chương trình, điều tra, nghiên cứu, điều kiện, tự nhiên, tài nguyên, thiên nhiên, Tây Nguyên, trọng tâm, tài nguyên, khí hậu, sinh vật, khoáng sản. b. Từ Hán Việt chiếm số lượng lớn trong kho từ tiếng Việt. Bài tập 3: Các cặp từ đồng nghĩa là: mì chính - bột ngọt địa cầu - trái đất hi vọng - mong muốn cattut - vỏ đạn pianô - dương cầm nỗ lực - cố gắng hoàng đế – vua đa số – số đông xi rô - nước ngọt chuyên cần – siêng năng Bài tập 4: Một số từ mượn làm tên gọi các bộ phận của xe đạp: ghi đông, phanh, lốp, pê đan, gác- đờ- bu, Bài tập 5: Các từ “phụ nữ”, “nhi đồng”, “phu nhân” đều là từ mượn, mang sắc thái trang trọng. Vì vậy, trong các tổ hợp từ đã nêu không thể thay chúng bằng từ đồng nghĩa. Bài tập 6: Từ mượn: a. Là tên các đơn vị đo lường: mét, lít, ki- lô- mét, ki- lô- gam, b. Là tên một số đồ vật: ra- đi- ô, vi- ô- lông, CHUYấN ĐỀ 3 NGHĨA CỦA TỪ A. MỤC ĐÍCH : _ Củng cố và mở rộng kiến thức v ... à chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. ( Tô Hoài ) 4. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật. Cho ví dụ minh hoạ. 5. Thế nào là câu phủ định? Câu phủ định thường dùng để làm gì? Khi nào câu phủ định dùng để khẳng định? 6. a. Thế nào là hành động nói? Căn cứ để xác định hành động nói? b. Hành động nói được chia thành mấy nhóm ( kể tên )? Câu “Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột” thuộc nhóm hành động nói nào? c. Chỉ ra sự khác nhau về hành động nói giữa hai câu: _ Em hãy học bài đi! _ Em đang học bài à? 7. a. Thế nào là vai xã hội trong hội thoại? Cách xác định vai xã hội trong hội thoại? b. Người tham gia hội thoại cần chú ý những gì để cuộc hội thoại thân mật, lịch sự? Những dấu hiệu nào thường dùng khi hội thoại để thể hiện hết một lượt lời? 8. Vì sao phải lựa chọn trật tự từ trong câu? Việc lựa chọn trật tự từ trong câu nhằm đạt được những mục đích gì? Cách sắp xếp trật tự từ trong câu nào dưới đây gợi ấn tượng về sức sống của những mầm măng? A.Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. B. Dưới gốc tre, những mầm măng tua tủa. C.Tua tủa, dưới gốc tre, những mầm măng. D. Những mầm măng tua tủa dưới gốc tre. I. nội dung ôn tập. II. đáp án câu hỏi và bài tập vận dụng: 1.a. * Đ ặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn: _ Đặc điểm hình thức: + Trong câu có từ nghi vấn (ai, gì, sao, đâu, à, ư, nhỉ, chưa,...) hoặc có ngữ điệu nghi vấn. + Câu nghi vấn khi viết thường có dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu. _ Chức năng: Chức năng chính của câu nghi vấn là dùng để hỏi và yêu cầu trả lời, ngoài ra còn có các chức năng khác. * Nối 1 với c. Nối 2 với b. Nối 3 với a. b. Những câu nghi vấn trong bài thơ “Nhớ rừng” ( Thế Lữ ) và “ Ông đồ” ( Vũ Đình Liên): * Những câu nghi vấn trong bài thơ “Nhớ rừng” ( Thế Lữ ): _ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Dấu hiệu: + Trong câu có từ ngữ nghi vấn: nào đâu. + Cuối câu có dấu hỏi chấm. _ Đâu nhưng ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới? Dấu hiệu: + Trong câu có từ nghi vấn: đâu. + Cuối câu có dấu hỏi chấm. _ Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Dấu hiệu: + Trong câu có từ nghi vấn: đâu. + Cuối câu có dấu hỏi chấm. _ Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? Dấu hiệu: + Trong câu có từ nghi vấn: đâu. + Cuối câu có dấu hỏi chấm. _ Thời oanh liệt nay còn đâu? Dấu hiệu: + Trong câu có từ nghi vấn: đâu. + Cuối câu có dấu hỏi chấm. * Những câu nghi vấn trong bài thơ “ Ông đồ” ( Vũ Đình Liên): _ Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Dấu hiệu: + Trong câu có từ nghi vấn: đâu. + Cuối câu có dấu hỏi chấm. _ Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? Dấu hiệu: + Trong câu có từ nghi vấn: đâu. + Cuối câu có dấu hỏi chấm. 2. Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến: _ Đặc điểm hình thức: + Trong câu có từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ, thôi, đi nào,... + Khi viết, cầu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than. Khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì câu cầu khiến có thể dùng dấu chấm. _ Chức năng: Câu cầu khiến dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,... Ví dụ: Hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền! ( Cây bút thần ) -> Dùng để ra lệnh. 3. a. Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán: * Đặc điểm hình thức: _ Câu cảm thán có những từ ngữ cảm thán: than ôi, ôi, hỡi ôi, trời, thay, xiết bao, biết chừng nào,... _ Câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than. * Chức năng: Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói ( viết ). b. _ Câu “Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!” bộc lộ cảm xúc tự hào. _ Câu “ Ha ha!” bộc lộ cảm xúc vui mừng. _ Câu “ Than ôi!” bộc lộ cảm xúc tiến nuối. _ Câu “Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm!” bộc lộ cảm xúc hối hận. 4. Đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật: * Đặc điểm hình thức: _ Câu trần thuật không có đặc điểm về hình thức thể hiện ở các từ ngữ đặc trưng của các kiểu câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán. _ Khi viết, câu trần thuật kết thúc bằng dấu chấm, cũng có khi là dấu chấm lửng. * Chức năng: Ngoài chức năng chính là kể, thông báo, miêu tả,... câu trần thuật có thể dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ cảm xúc – những chức năng vốn là của các kiểu câu khác. Khi dùng với chức năng khác thì câu trần thuật dùng dấu chấm than hoặc dấu chấm hỏi. Ví dụ: _ Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. ( Lí Lan ) -> Câu trần thuật dùng để kể. _ Con là một đứa trẻ nhạy cảm. ( Lí Lan ) -> Câu trần thuật dùng để nhận xét. _ Trên các triền núi láng giềng, nắng hanh như rây bột nghệ, và đá núi lượn như xô bồ những con sóng đời đời không chịu tan. ( Nguyễn Tuân ) -> Câu trần thuật dùng để miêu tả. _ Anh cho em tất. ( Khánh Hoài ) -> Câu trần thuật dùng để thông báo. _ Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. ( Thạch Sanh ) -> Câu trần thuật dùng để giới thiệu. _ Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. ( Con Rồng, cháu Tiên ) -> Câu trần thuật dùng để giải thích. _ Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta. ( Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ) -> Câu trần thuật dùng để hứa hẹn. 5. _ Câu phủ định là câu về cấu tạo hình thức có chứa từ ngữ phủ định. Các từ phủ định trong câu phủ định là: + không, chưa, chẳng, chả,... + không phải, chẳng phải, chưa phải là,... + đâu, đâu có, đâu có phải, làm gì có..., có...đâu, thế nào được... _ Câu phủ định thường dùng để: + Thông báo, xác nhận sự vật, sự việc không có hoặc không xảy ra ( Câu phủ định miêu tả ). + Phản bác một ý kiến, nhận định nào đó (Câu phủ định bác bỏ ). _ Câu có chứa từ phủ định có thể dùng để khẳng định. Đó là khi: + Câu có hai từ phủ định: không ... không... + Câu có một từ phủ định và từ “sao”: không...sao? 6. a. Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói hoặc viết ra. Khi xác định hành động nói, cần dựa vào hoàn cảnh giao tiếp. b. Hành động nói được chia thành 5 nhóm: _ Hành động trình bày: kể, tả, khẳng định, dự báo,... _ Hành động hỏi. _ Hành động điều khiển: mời, yêu cầu, ra lệnh, khuyên... _ Hành động hứa hẹn: hứa, bảo đảm, đe doạ. _ Hành động bộc lộ cảm xúc: cảm ơn, xin lỗi, than phiền. c. Sự khác nhau về hành động nói giữa hai câu: _ Câu “ Em hãy học bài đi!” thực hiện hành động nói điều khiển. _ Câu “Em đang học bài à?” thực hiện hành động nói hỏi. 7. a. _ Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại với người hội thoại. _ Vai xã hội được xác định bằng những quan hệ giữa những người tham gia hội thoại: + Quan hệ ngang hàng hay trên – dưới xét theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình, chức vụ xã hội... + Quan hệ thâm sơ xét theo mức độ tình cảm. b. _ Để lịch sự và hội thoại tiếp diễn bình thường, những người tham gia hội thoại cần chú ý: + Tôn trọng lượt lời nói của nhau, tránh ngắt lời người khác. + Biết bắt lời người hỏi, nói cho kịp thời để tránh có những khoảng im lặng kéo dài. _ Người nói cần sử dụng các dấu hiệu khi nói hết để người hội thoại biết mà bắt cho kịp lời. Đó là các dấu hiệu: + Các từ ngữ dứt câu: à, ư, nhỉ, nhé. + Ngữ điệu. + Im lặng. 8. * Phải lựa chọn trật tự từ trong câu, vì: * Việc lựa chọn trật tự từ trong câu nhằm đạt được những mục đích: _ Thể hiện rthứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động... ( thứ bậc quan trọng của sự vật, thứ tự trước sau của hoạt động, trình tự quan sát của người nói...). _ Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng. _ Liên kết câu với những câu khác trong văn bản. _ Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói. _ Trong chuỗi liệt kê, trật tự từ nhằm thể hiện quan hệ tăng dần hoặc giảm dần của các đặc điểm, tính chất. * Chọn đáp án A. GV: trần văn thắng HS:.......................................... .......Lớp:............................................ ************************************************************************** ôn tập tiếng việt cuối năm I. nội dung ôn tập: _ Các kiểu câu: Câu nghi vấn, Câu cầu khiến, Câu cảm thán, Câu trần thuật, Câu phủ định. _ Hành động nói. _ Hội thoại. _ Lựa chọn trật tự từ trong câu. _ Chữa lỗi diễn đạt ( lỗi lô gíc ). II. câu hỏi và bài tập vận dụng: 1. a. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn. Nối thông tin ở cột A với cột B cho hợp lí để làm rõ những trường hợp chính của câu nghi vấn. A. Kiểu câu nghi vấn B. Hình thức biểu thị 1. Câu nghi vấn có lựa chọn a. có...không, (có) đúng không, phải chăng, à 2. Câu nghi vấn không có lựa chọn b. ai, gì, đâu, sao, bao giờ, người nào, chỗ nào 3. Câu nghi vấn giả thiết c. hay, có hay không... b. Tìm những câu nghi vấn trong bài thơ “Nhớ rừng” ( Thế Lữ ) và “ Ông đồ” ( Vũ Đình Liên). Chỉ rõ dấu hiệu nghi vấn trong mỗi câu. 2. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến. Cho ví dụ minh hoạ. 3. a. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán. Cho ví dụ minh hoạ. b. Những câu cảm thán dưới đây bộc lộ cảm xúc gì? _ Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi! ( Tố Hữu ) _ Ha ha! Cơm nguội! Lại có một bát cá kho! ( Nguyễn Đình Thi ) _ Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? ( Thế Lữ ) _ Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. ( Tô Hoài ) 4. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật. Cho ví dụ minh hoạ. 5. Thế nào là câu phủ định? Câu phủ định thường dùng để làm gì? Khi nào câu phủ định dùng để khẳng định? 6. a. Thế nào là hành động nói? Căn cứ để xác định hành động nói? b. Hành động nói được chia thành mấy nhóm ( kể tên )? Câu “Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột” thuộc nhóm hành động nói nào? c. Chỉ ra sự khác nhau về hành động nói giữa hai câu: _ Em hãy học bài đi! _ Em đang học bài à? 7. a. Thế nào là vai xã hội trong hội thoại? Cách xác định vai xã hội trong hội thoại? b. Người tham gia hội thoại cần chú ý những gì để cuộc hội thoại thân mật, lịch sự? Những dấu hiệu nào thường dùng khi hội thoại để thể hiện hết một lượt lời? 8. Vì sao phải lựa chọn trật tự từ trong câu? Việc lựa chọn trật tự từ trong câu nhằm đạt được những mục đích gì? Cách sắp xếp trật tự từ trong câu nào dưới đây gợi ấn tượng về sức sống của những mầm măng? A. Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. C. Tua tủa, dưới gốc tre, những mầm măng. B. Dưới gốc tre, những mầm măng tua tủa. D. Những mầm măng tua tủa dưới gốc tre.
Tài liệu đính kèm: