Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 73+74: Bài học đường đời đầu tiên - Nguyễn Xuân Thu

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 73+74: Bài học đường đời đầu tiên - Nguyễn Xuân Thu

 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:

 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa “Bài học đường đời đầu tiên”.

 - Nắm được những đặc sắc trong nghệ thật miêu tả và kể chuyện của văn bản.

 II. CHUẨN BỊ:

- GV: Thiết kế bài giảng, SGK, Tư liệu tham khảo, Đồ dùng, phương tiện dạy học,.

 - HS: Tự chuẩn bị bài, SGK, Đồ dùng học tập, Soạn bài theo câu hỏi sách giáo khoa.

 III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 (1 ph) 1. Ổn định: GV kiểm tra sỉ số, vệ sinh lớp và sừ chuẩn bị cho tiết học của HS.

 (5 ph) 2. Kiểm tra bài cũ:

 Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS

 3. Dạy bài mới:

 (1 ph) *Giới thiệu bài: Trên thế giới và ở nước ta có những nhà văn nổi tiếng gắn bó cả đời viết của mình cho đề tài trẻ em – một trong những đề tài khó khăn và thú vị bậc nhất. Tô Hoài là một tác giả như thế. “Dế Mèn phiêu lưu kí” là truyện đồng thoại đầu tay của ông viết vào năm 1941 đã và đang được hàng triệu bạn đọc các lứa tuổi, đặc biệt là bạn nhỏ vô cùng yêu thích. Văn bản “bài học đường đời đầu tiên” được trích từ tác phẩm nổi tiếng đó của ông.

 

doc 7 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 456Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 73+74: Bài học đường đời đầu tiên - Nguyễn Xuân Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 09/ 01/ 2010 Ngày dạy: 11/01/ 2010
 Tiết 73 +74: 
 Văn bản: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
 (Trích “Dế Mèn phiêu lưu kí” - Tô Hoài) 
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa “Bài học đường đời đầu tiên”.
 - Nắm được những đặc sắc trong nghệ thật miêu tả và kể chuyện của văn bản.
 II. CHUẨN BỊ:
- GV: Thiết kế bài giảng, SGK, Tư liệu tham khảo, Đồ dùng, phương tiện dạy học,... 
 - HS: Tự chuẩn bị bài, SGK, Đồ dùng học tập, Soạn bài theo câu hỏi sách giáo khoa.
 III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 (1 ph) 1. Ổn định: GV kiểm tra sỉ số, vệ sinh lớp và sừ chuẩn bị cho tiết học của HS.
 (5 ph) 2. Kiểm tra bài cũ: 	
 Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3. Dạy bài mới:
 (1 ph) *Giới thiệu bài: Trên thế giới và ở nước ta có những nhà văn nổi tiếng gắn bó cả đời viết của mình cho đề tài trẻ em – một trong những đề tài khó khăn và thú vị bậc nhất. Tô Hoài là một tác giả như thế. “Dế Mèn phiêu lưu kí” là truyện đồng thoại đầu tay của ông viết vào năm 1941 đã và đang được hàng triệu bạn đọc các lứa tuổi, đặc biệt là bạn nhỏ vô cùng yêu thích. Văn bản “bài học đường đời đầu tiên” được trích từ tác phẩm nổi tiếng đó của ông. 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
6ph
30ph
20ph
20ph
*H.động 1. Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm:
-Gọi HS đọc chú thích (*) sách giáo khoa.
-Gọi HS nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm.
-GV nhấn mạnh ý chính sau đó bổ sung thêm:
+Giải thích bút danh Tô Hoài: kỉ niệm và ghi nhớ quê hương: sông Tô Lịch, huyện Hoài Đức.
+Ngoài “Dế Mèn phiêu lưu kí” ông còn viết nhiều truyện thiếu nhi đặc sắc khác: Võ sĩ bọ ngựa, Đàn chim gáy, Cá đi ăn thề, đồng thời ông cúng là nhà văn viết nhiều truyện cho người lớn: Vợ chồng A Phủ, Miền Tây, Người ven thành, Cát bụi chân ai, Chiều chiều,
 “Dế Mèn phiêu lưu kí” là tác phẩm nổi tiếng đầu tiên của Tô Hoài, được ông sáng tác năm 21 tuổi, dựa vào những kỉ niệm tuổi thơ ở vùng Bưởi quê hương. Tác phẩm được chỉnh thể thành phim hoạt hình, múa rối, được các khán giả, độc giả các lứa tuổi trong và ngoài nước hết sức mến mộ.
*H.động 2. Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản:
*VL1: Hd HS đọc, kể, chú thích
GV hướng dẫn HS đọc:
 + Đoạn tả chân dung Dế Mèn đọc với giọng hào hứng, kiêu hãnh, to, vang, chú ý nhấn mạnh tính từ, động từ miêu tả.
 + Đọan trêu chị Cốc chú ý giọng đối thoại: Dế Mèn trịch thượng, khó chịu; giọng Dế Choắt yếu ớt, rên rỉ; giọng chị Cốc đáo để, tức giận.
 + Đoạn Dế Mèn hối hận đọc giọng chậm. Buồn, sâu lắng và có phần bi thương.
-GV đọc mẫu một đoạn, gọi HS đọc tiếp.
-GV yêu cầu HS đọc to phần chú thích trong sgk.
-GV gọi HS tóm tắt đoạn trích.
F Qua việc đọc, kể văn bản em hãy cho biết về bố cục bài văn này có thể chia làm mấy đoạn? Và nêu nội dung chính của từng đoạn?
F Theo em, truyện được kể bằng lời nhân vật nào? Thuộc ngôi kể nào? Cách lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì?
-Cho HS nhận xét, bsung
-Nhận xét, kết luận
HẾT TIẾT 73
*VL2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết truyện.
B1:T.hiểu Hình ảnh Dế Mèn:
-GV gọi HS đọc lại đoạn 1.
FNhững chi tiết nào miêu tả ngoại hình của Dế Mèn trong đoạn 1 của văn bản?
FQua những chi tiết thể hiện hình dáng đó ta thấy Dế Mèn như thế nào?
FHành động của Dế Mèn được thể hiện qua những chi tiết nào?
FNhững chi tiết đó nói lên điều gì? 
FQua đó, em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của tác giả khi miêu tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn?
FEm có nhận xét gì về nét đẹp và chưa đẹp trong hình dáng và tính cách của Dế Mèn?
-Cho HS nhận xét, bsung
-Nhận xét, kết luận
*Giảng: Việc miêu tả ngoại hình bộc lộ được tính nết, thái độ của nhân vật. Tất cả những chi tiết thể hiện vẻ đẹp cương tráng, trẻ trung đầy sức sống tuổi trẻ của Dế Mèn, nhưng đồng thời cũng cho thấy những nét chưa đẹp, chưa hoàn thiện trong tính nết, trong nhận thức và hành động của một chàng dế tuổi mới lớn. Đó là tính kiêu căng, tự phụ về sức mạnh và vẻ đẹp của mình: xem thường mọi người, hung hăng, xốc nổi.
*B2.Tìm hiểu thái độ của Dế Mèn và bài học đường đời đầu tiên.
FEm hãy tìm những chi tiết thể hiện thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt?
FQua đó, em rút ra nhận xét gì?
FDiễn biến tâm lý của Dế Mèn như thế nào trong việc trêu chọc chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Mèn?
FQua phân tích em thấy Dế Mèn là một chú dế như thế nào?
FTrước cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn cảm thấy như thế nào?
FQua phân tích, em hãy rút ra ý nghĩa về nội dung và nghệ thuật nổi bật của văn bản?
FEm có nhận xét gì trong cách viết về loài vật của Tô Hoài?
- HS đọc.
- HS trả lời.
-Nghe, hiểu
-Nghe, đọc theo hướng dẫn
- HS đọc.
- HS theo dõi, nhận xét.
-HS đọc.
-HS đọc.
- Dế Mèn ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên chóng lớn và trở thành một chàng dế thanh niên đẹp đẽ, khỏe mạnh, sức vóc hơn người. Cũng vì thế mà Dế Mèn sinh ra kiêu căng ngạo mạn luôn hung hăn hống hách đối với mọi người xung quanh, hay bắt nạt kẻ yếu và làm nhiều chuyện ngu dại, đáng chê trách. Ví dụ như thấy Dế Choắt ốm yếu thì hay cười mạo và tỏ ý khinh ghét. Một hôm, Dế Mèn bày trò trêu chọc chị Cốc khiến chị Cốc nổi giận nhưng chị lại lầm tưởng là Dế Choắt đã dám hỗn xược với chị, chị đã thẳng thay trừng trị Dế Choắt, mổ Choắt quẹo xương sống rồi chết. Trước cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn thấy ăn năn hối hận vô cùng. Đó cũng là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
- 2 đoạn:
 + Từ đầu đến “đứng đầu thiên hạ rồi”: miêu tả hình dáng, tính cách Dế Mèn.
 + Phần còn lại: bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
- Truyện được kể bằng lời của Dế Mèn.
- Ngôi kể thứ nhất.
- Cách lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng: nhân vật tự tả, tự kể chuyện bản thân. Câu chuyện trở nên gần gũi, đáng tin cậy đối với người đọc.
-Nhận xét, bổ sung
-Nghe, rút bài học
- HS đọc.
- Đôi càng mẫm bóng, vuốt chân nhọn hoắt, đôi cánh dài, cả người là một màu nâu bóng mỡ, đầu to nổi từng tảng, răng đen nhánh, râu dài uốn cong.
- Là chàng dế thanh niên cường tráng, rất khỏe mạnh, đầy sức sống, rất đẹp.
- Đạp phanh phách; vũ phành phạch; nhai ngoàm ngoạm; trịnh trọng vuốt râu; đi đứng oai vệ, làm điệu; cà khịa với các chị hàng xóm; quát chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó. 
- Dế Mèn là một chàng dế kiêu căng, tự phụ, xốc nổi xem thường người khác. 
- Sử dụng nhiều tính từ : ( mẫm bóng, nhọn hoắt, bóng mỡ, đen nhánh).
- Sử dụng nhiều động từ : ( đạp, vũ, nhai).
- Đẹp: khỏe mạnh, cường tráng, tự tin, yêu đời.
- Chưa đẹp: kiêu căng, tự phụ, không coi ai ra gì.
-Nhận xét, bổ sung
-Nghe, rút bài học
-Nghe, hiểu
- Đặt tên cho Dế Choắt.
- Gọi Dế Choắt bằng chú mày, hếch răng lên xì một hơi rõ dài và lên tiếng mắng mỏ không chút bận tâm.
- Vừa kẻ cả, vừa coi thường đối với Dế Choắt, không quan tâm giúp đỡ người bạn láng giềng.
- Lúc đầu: hênh hoang đối với Dế Choắt.
- Nghĩ mưu trêu chị Cốc.
- Hể hả vì vì trò đùa tai quái của mình: chui tọt vào hang nằm khểnh, bụng nghĩ thú vị.
- Sợ hãi khi nghe chị Cốc mổ Dế Choắt khiếp, nằm im thin thít sau khi chị Cốc đi rồi mới dám bò ra khỏi hang.
- Hèn nhát, dám làm nhưng không dám chịu.
- Trước cái chết thảm thương của Dế Choắt, Dế Mèn ân hận về tội lỗi của mình và thấm thía bài học đường đời đầu tiên.
- HS trả lời.
- Truyện được viết theo lối đồng thoại, nhân vật chính là những con vật gần gũi với trẻ em. Loài vật ở đây cũng biết nói năng, suy nghĩ, cũng có tình cảm, tâm lý như con người. Tác giả đã tạo nên những hiện tượng sống động đúng với loài vật trong thế giới tự nhiên.
I. Tác giả, tác phẩm:
 SGK (trang 8, 9).
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Đọc:
2.Chú thích:
3. Kể tóm tắt:
4. Phân tích:
a/ Hình ảnh Dế Mèn:
- Ngoại hình: càng mẫm bóng, vuốt nhọn hoắt, đầu to nổi từng tảng,
- Hành động: đạp phanh phách, đi rung rinh, quát Cào Cào, đá Gọng Vó,
- Sử dụng nhiều tính từ và động từ.
à Cường tráng, mạnh mẽ nhưng kiêu căng, tự phụ.
b/ Bài học đường đời đầu tiên:
Trước khi trêu Sau khi trêu 
chọc chị Cốc. chọc chị Cốc 
- Quát mắng - Chui tọt 
Dế Choắt. vào hang.
- Cất giọng véo - Im thin thít:
vang trêu chọc Cốc đi rồi
chị Cốc thì mon men 
 bò lên
- Dế Mèn hung - Dế Mèn 
hăng, ngạo hoảng sợ, 
mạng. hèn nhát.
* Kết quả: Dế Choắt bị chết, Dế Mèn ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên.
III. Tổng kết:
 1. Nội dung: Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính nết kiêu căng, xốc nổi, tự phụ.
 2. Nghệ thuật: Miêu tả loài vật sinh động, cảnh kể chuyện theo ngôi kể thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn.
 (5 ph) 4.Củng cố: GV nêu câu hỏi:
 E Trình bày cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn trong truyện.
 - GV cho HS trình bày – HS khác nhận xét, sửa chữa
- GV nhận xét, kết luận, khắc sâu kiến thức cho HS
 (2 ph) 5. Hướng dẫn tự học:
 - Kể, nắm vững nội dung truyện và nghệ thuật của văn bản, thuộc ghi nhớ SGK.
 - Làm bài tập 1, 2/ SGK vào vở bài tập.
 - Soạn bài: “Phó từ” theo câu hỏi gợi ý SGK
 + Tìm hiểu các ví dụ.
 + Trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
 + Làm các bài tập sách giáo khoa
===============================================================
*Bổ sung, sáng tạo, rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................--------------«««--------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 73+74-Bài học đường đời đầu tiên.doc