Đề kiểm tra học kỳ II môn học: Ngữ văn - Lớp 6

Đề kiểm tra học kỳ II môn học: Ngữ văn - Lớp 6

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

NĂM HỌC: 2006 –2007

MÔN : NGỮ VĂN - LỚP 6

Thời gian: 90 phút

Phần I: Trắc nghiệm (5 điểm )

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.

Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào giống như một lực sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn Dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.

 ( Trích SGK Ngữ Văn 6, tập II, trang 41)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên là gì ?

 A. Biểu cảm. B. Tự sự.

 C. Miêu tả. D. Nghị luận.

Câu 2: Thứ tự kể trong đoạn văn trên ?

A. Không theo thứ tự nào.

B. Nhân vật chính vượt thác – Nhân vật chính ở nhà.

C. Từng động tác chống sào của Dượng Hương Thư.

D. Từng động tác chống sào kết hợp so sánh với Dượng Hương Thư ở nhà.

Câu 3: Nếu viết câu: Những động tác thả sào, rút sào.

 thì câu văn mắc lỗi gì?

A. Thiếu chủ ngữ.

B. Thiếu vị ngữ.

C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.

D. Sai về nghĩa.

 

doc 3 trang Người đăng thu10 Lượt xem 664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn học: Ngữ văn - Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC: 2006 –2007
MÔN : NGỮ VĂN - LỚP 6
Thời gian: 90 phút
Phần I: Trắc nghiệm (5 điểm )
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.
Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào giống như một lực sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn Dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ...
	( Trích SGK Ngữ Văn 6, tập II, trang 41) 
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên là gì ?
	A. Biểu cảm. B. Tự sự.
	C. Miêu tả. D. Nghị luận.
Câu 2: Thứ tự kể trong đoạn văn trên ?
Không theo thứ tự nào.
Nhân vật chính vượt thác – Nhân vật chính ở nhà.
Từng động tác chống sào của Dượng Hương Thư.
Từng động tác chống sào kết hợp so sánh với Dượng Hương Thư ở nhà.
Câu 3: Nếu viết câu: Những động tác thả sào, rút sào.
	thì câu văn mắc lỗi gì?
Thiếu chủ ngữ.
Thiếu vị ngữ.
Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
Sai về nghĩa.
Câu 4: Tác phẩm “ Quê Nội ” của Võ Quảng thuộc thể loại văn học gì?
Truyện đồng thoại.
Truyện ngắn.
Truyện.
Ký.
Câu 5: Từ “ xa lạ ’’ thuộc loại từ gì?
	A. Từ ghép.	B. Từ láy.
	C. Từ mượn.	D. Phó từ.
Câu 6: Hình ảnh “ Mặt trời ” trong hai câu thơ sau có gì khác nhau?
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
	( Viếng Lăng Bác - Viễn Phương).
A. Nhân hoá và ẩn dụ 	B. Nhân hoá và hoán dụ 
C. So sánh và nhân hoá.	D. So sánh và hoán dụ.
Câu 7: Trong các bài thơ dưới đây, bài thơ nào là thơ bốn chữ?
	A. Đêm nay Bác không ngủ.	B. Lượm.
	C. Mưa.	D. Tre Việt Nam.
Câu 8: Các từ: Sầm sập, rèo rèo, ồ ồ, lùng tùng, rào rào, rền rền...
đều có đặc điểm chung gì?
Từ láy tượng thanh.
Từ láy tượng hình.
Từ láy vần và phụ âm đầu.
Từ tả trận mưa rào.
Câu 9: Văn bản nào sau đây là văn bản nhật dụng?
	A. Cây tre Việt Nam.	B. Động Phong Nha.
	C. Lòng yêu nước.	D. Lao xao.
Câu 10: Tổ hợp từ “ dây mơ, rễ má ”là chất liệu văn học thuộc: 
	A. Ca dao.	 B. Tục ngữ.
	C. Đồng dao.	D. Thành ngữ.
Phần II: Tự luận ( 5 điểm )
Qua văn bản Động Phong Nha và bức ảnh in trong SGK, em hãy tưởng tượng và viết ra một bài văn miêu tả vẻ đẹp lộng lẫy, kỳ ảo của Động Phong Nha và cảm nghĩ của em trước vẻ đẹp hiếm có ấy?
	* ~ * ~ * ~ * ~ *
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
Phần I. Trắc nghiệm ( 5 điểm )
	Câu 1: C	Câu 6: A
	Câu 2: D	Câu 7: B
	Câu 3: C	Câu 8: A
	Câu 4: C	Câu 9: B
	Câu 5: A	Câu 10: D
	Phần II. Tự luận ( 5 Điểm )
Mở bài ( 0,5 điểm )
Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh Động Phong Nha.
Thân bài ( 4 Điểm )
( 2đ ) . Vẽ đẹp lộng lẫy, kỳ ảo của Động Phong Nha được biểu hiện qua:
Các hình khối, hình tượng thạch nhũ đa dạng, sinh động.
Các màu sắc huyền ảo, lóng lánh như kim cương.
Các âm thanh như tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất bụt.
Du khách như lạc vào thế giới của tiên cảnh.
( 2đ )
Tự hào về đệ nhất kỳ quan Phong Nha.
Mong muốn mọi người có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường thiên nhiên. 
Kết bài: ( 0,5đ )
Suy nghĩ của bản thân về việc bảo vệ các danh lam thắng cảnh trên đất nước hoặc ở địa phương.
* ~ * ~ * ~ * ~ *

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 21.doc