Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 40 đến 100 - Trường THCS Võ Trứ

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 40 đến 100 - Trường THCS Võ Trứ

Tiết 40 Văn bản THẦY BÓI XEM VOI

A. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Giúp hs nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật đặc sắc của truyện “ Thầy bói xem voi.

 2.Kỹ năng:

 Rèn kỹ năng kể diễn cảm truyện.

 3. Thái độ:

 Giáo dục hs phải biết nhìn nhận sự việc đúng , không nên chủ quan, nhìn phiến diện.

B. Chuẩn bị đồ dùng và phương tiện dạy học: Tranh “ Thầy bói xem voi” (tự vẽ)

C. Kiểm tra bài cũ:

 - Nêu khái niệm truyện ngụ ngôn.

 - Kể diễn cảm truyện “ Ếch ngồi đáy giếng” và nêu bài học rút ra từ truyện.

 ( Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

 Bài học : Phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan , kiêu ngạo.)

D. Bài mới:

 Giới thiệu bài: Chúng ta đã nắm được khái niệm truyện ngụ ngôn và biết được nôi dung cơ bản của nó. Hôm nay cô trò chúng ta cùng tìm hiểu tiếp một truyện ngụ ngôn nữa để hiểu rõ hơn về thể loại truyện này.

 

doc 113 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 703Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 40 đến 100 - Trường THCS Võ Trứ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/10/2009
Ngày dạy: 16/10/2009
Tiết 40 Văn bản THẦY BÓI XEM VOI
A. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - Giúp hs nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật đặc sắc của truyện “ Thầy bói xem voi.
 2.Kỹ năng: 
 Rèn kỹ năng kể diễn cảm truyện.
 3. Thái độ: 
 Giáo dục hs phải biết nhìn nhận sự việc đúng , không nên chủ quan, nhìn phiến diện.
B. Chuẩn bị đồ dùng và phương tiện dạy học: Tranh “ Thầy bói xem voi” (tự vẽ) 
C. Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu khái niệm truyện ngụ ngôn.
 - Kể diễn cảm truyện “ Ếch ngồi đáy giếng” và nêu bài học rút ra từ truyện.
 ( Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
 Bài học : Phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan , kiêu ngạo.)
D. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Chúng ta đã nắm được khái niệm truyện ngụ ngôn và biết được nôi dung cơ bản của nó. Hôm nay cô trò chúng ta cùng tìm hiểu tiếp một truyện ngụ ngôn nữa để hiểu rõ hơn về thể loại truyện này.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
BỔ SUNG
I. Đọc và kể:
II. Tìm hiểu văn bản: 
1. Cách xem voi và phán về voi:
- Dùng tay sờ voi.
- Sờ được bộ phận nào thì phán về voi như thế.
2. Thái độ của các thầy bói phán về voi:
- Ai cũng cho là mình đúng phủ nhận ý kiến người khác.
- Sai lầm của họ là xem voi một cách phiến diện.
3. Bài học của truyện: 
Khuyên ta muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện. 
GHI NHỚ: sgk/101.
GV hướng dẫn hs đọc , kể văn bản.
GV gọi hs đọc văn bản
Gọi hs kể - hs nhận xét
? Trong tuyện có mấy ông thầy bói xem voi?
Năm ông thầy bói.
? Ai là nhân vật chính?
 Vẫn là năm ông thầy bói.
? Đặc điểm ở năm thầy giống nhau điều gì?
Tất cả đều bị mù.
? Các thầy bói xem voi bằng cách nào? Phán về voi căn cứ vào đâu?
 Dùng tay sờ Voi một bộ phận mà mình sờ.
? Mỗi thầy chỉ sờ một bộ phận của con voi mà lại phán về voi như thế nào?
Cả con voi.
? Năm thầyđều nói đúng 1 bộ phận của hình thù con voi nhưng năm thầy có nhận xét đúng về con voi không?
Không.
? Vậy tác dụng của hình thức đó là gì?
Câu chuyện sinh động, tô đậm cái sai lầm về cách xem và phán về Voi của 5 thầy
? Khi phán về voi cả năm thầy đều có thái độ ntn? Vậy thái độ đó là gì?
Khẳng định ý mình là đúng, ý người khác là sai. Chủ quan.
? Kết quả của thái độ đó?
Xô xác đánh nhau
? Truyện sử dụng lối nói gì? Tác dụng?
Phóng đại, tô đậm cái sai lầm.
? Nguyên nhân sai lầm của họ?
Mỗi người chỉ sờ một bộ phận.
? Truyện không nhằm nói về cái mù thể chất mà nói về điều gì?
Cái mù nhận thức, phương pháp nhận thức.
? Truyện còn chế giễu ai?
Thầy bói, nghề bói.
? Bài học từ truyện?
Hs đọc ghi nhớ.
E. Củng cố và hướng dẫn về nhà:
 1. Củng cố: GV cho hs kể lại truyện “Thầy bói xem voi” và nêu nội dung chính của truyện.
 2. Hướng dẫn về nhà:
 a. Bài vừa học:
 - Tập kể diễn cảm truyện.
 - Nêu bài học từ truyện.
 b. Bài sắp học: Danh từ(tt)
 - Trả lời các câu hỏi trong BT 1,2,3 phần I sgk/108,109.
 - Cho ví dụ về cách viết hoa tên người, tên địa lí.
Ngày soạn: 18/10/2009
Ngày dạy: 21/10/2009
TUẦN 11
 Bài 10 - Tiết 41. DANH TỪ (tt)
A. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Giúp hs ôn lại đặc điểm của nhóm danh từ riêng và danh từ chung cách viết hoa danh từ riêng.
 2. Kỹ năng: Rèn hs kỹ năng viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam, tên địa lí nước ngoài. 
 3. Thái độ: Giáo dục hs viết đúng tên riêng.
B. Chuẩn bị đồ dùng và phương tiện dạy học: Bảng phụ
C. Kiểm tra bài cũ:
 ? Danh từ là gì? Danh từ tiếng Việt được chia thành những loại lớn nào? ( Là những từ chỉ người, vật ,hiện tượng, khái niệmDanh từ đượcchia thành 2 loại lớn là danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.)
 Hãy đặt câu có danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.
 VD: Chú chó nhà em rất khôn.
 Mẹ mua 5 cân thóc.
D. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Tiết học trước các em đã tìm hiểu các loại nhỏ của danh từ chỉ đơn vị , tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu các loại nhỏ của danh từ chỉ sự vật.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
BỔ SUNG
I. Danh từ chung và danh từ riêng:
 - Bảng phân loại:
Danh từ chung
Vua, công ơn, tráng sĩ, đền thờ, làng, xã , huyện.
Danh từ riêng
Phù Đổng Thiên Vương, Gióng , Gia Lâm, Hà Nội.
VD: Học sinh là danh từ chung; Phú Yên là danh từ riêng.
* Cách viết danh từ riêng:
- Đối với tên người , tên địa lí Việt Nam và nước ngoài phiên âm qua Hán Việt: Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng. 
VD: Đà Lạt, Sài Gòn, Võ Thị Sáu, Ô Loan, Đá Đĩa
- Đối với tên người, địa lí nước ngoài phiên âm trực tiếp: Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó và bộ phận có nhiều âm tiết thì có dấu gạch nối.
VD: Cam-pu-chia, A. Puskin
- Đối với tên riêng của cơ quan, tổ chứcthì chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành cụm từ này đều viết hoa.
VD: Huyện uỷ Tuy An, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
GHI NHỚ: Sgk/109.
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
- Danh từ chung: ngày xưa, miền đất, nước, thần, nòi, rồng, con trai, tên.
- Danh từ riêng: Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân.
Bài tập 2: Các từ in đậm.
a. Chim, Mây, Nước, Hoa, Hoạ Mi.
b. Út.
c. Cháy.
đều là những danh từ riêng vì chúng được dùng để gọi tên riêng của một sự vật cá biệt, duy nhất mà không phải dùng để gọi chung một loại sự vật.
Bài tập 3: Các danh từ riêng quên viết hoa.
Tiền Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Khánh Hoà, Phan Rang, Phan Thiết, Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc, miền Trung, Hương, Bến Hải, Cửa, Nam,Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. 
Bài tập 4: Chính tả( Nghe- viết) : “Ếch ngồi đáy giếng” ( cả bài)
GV treo bảng phụ BT sgk/108.
HS tìm và điền các danh từ chung và danh từ riêng và bảng phân loại.
? Nhận xét bảng phân loại các danh từ đó chỉ cái gì?
? Danh từ chỉ sự vật có mấy loại?
? Nhìn vào bảng phân loại, em hãy cho biết thế nào là danh từ chung? Thế nào là danh từ riêng?
GV cho ví dụ: Thạch Sanh, Việt Nam, Cam-pu-chia, Vích-to Xéc- ghê-ê-vích Rô-ma-nốp, Phòng Giáo Dục, Trường Trung học cơ sở Võ Trứ
? Những từ trên là danh từ gì? Cách viết ntn?Cho vd .
? Vậy quy tắc viết hoa danh từ riêng ntn?
Gọi hs đọc ghi nhớ.
Gọi hs đọc và thực hiện y/c bài tập.
Hs đọc và thực hiện y/c bài tập.
HS đọc và thực hiện y/c bài tập.
GV gọi 1 hs lên bảng thực hiện . Cả lớp viết vào vở.
GV đọc, hs viết.
GV lưu ý hs viết đúng các chữ l/n và vần ênh- êch.
Cho cả lớp nhận xét- gv hướng dẫn sửa sai.
E. Củng cố và hướng dẫn về nhà: 
 1. Củng cố: Em hãy nhắc lại quy tác viết hoa.
 Trong các trường hợp sau, trường hợp nào viết sai qui tắc.
 A. Mác-xcơ-va; B. I-ta-li-a; C. Lê-Nin; D. Lê-nin.
 2. Hướng dẫn về nhà: 
 a. Bài vừa học: 
 - Học thuộc lòng ghi nhớ.
 - Hoàn thành các bài tập còn lại.
 - Đọc phần đọc thêm sgk/110,111.
 b. Bài sắp học: Trả bài kiểm tra văn.
 Nhận xét ưu ,khuyết điểm của bài kiểm tra, cho các em sửa sai dựa trên kết quả của bài, trả bài và đọc điểm vào sổ.
Ngày soạn: 19/10/2009
Ngày dạy: 23/10/2009
Tiết 42: TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN 
A. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Qua tiết kiểm tra nhằm giúp hs tự đánh giá được hiểu biết của mình về phần văn học dân gian Việt Nam qua hai thể loại truyền thuyết và cổ tích.
 2. Kỹ năng: Rèn hs kỹ năng phân tích, tổng hợp và lựa chọn chính xác.
 3. Thái độ: Giáo dục hs yêu quý, trân trọng những thành tựu của văn học dân gian Việt Nam.
B. Chuẩn bị đồ dùng và phương tiện dạy học:
C. Kiểm tra bài cũ: 
D. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Tiết học trước các em đã làm bài kiểm tra phân môn Văn. Để giúp các em đánh giá được khr năng tiếp nhận kiến thức của mình về phần văn học dân gian Việt Nam qua hai thể loại truyền thuyết và truyện cổ tích cô sẽ trả bài kiểm tra.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
BỔ SUNG
Giáo viên chép lại đề lên bảng phụ.
Gọi hs đọc lại đề.
GV dẫn hs nội dung trả lời cho từng câu( như đáp án tiết 28) và cách đánh giá cho điểm.
Cho hs tự đánh giá bài làm của mình.
GV nhận xét ưu, khuyết điểm trong bài làm của hs.
Ưu: Đa số hs hiểu bài, thuộc bài và trả lời đúng yêu cầu câu hỏi.
- Một số bài làm gọn và lựa chọn chính xác.
- Số bài làm đạt điểm khá, giỏi chiếm tỉ lệ khá cao.
Khuyết: 
- Một số bài làm trình bày cẩu thả, các ý sắp xếp chưa lôgic, diễn đạt lủng củng.
- Một số ít bài làm trả lời không đúng yêu cầu câu hỏi, cụ thể không nêu vắn tắt giải thích ntn mà đi vào kể văn bản Con Rồng cháu Tiên ở câu 1 hoặc Thạch Sanh ở câu 3.
GV ghi bảng 1 số câu văn trình bày chưa đúng yêu cầu.
VD: - Bà mẹ mang thai 12 tháng mới sinh ra cậu
 - Trong những chi tiết trong truyện Con Rồng cháu Tiên đã nói lên nguồn gốc trong truyện Lạc Long Quân.
 - Mang thai Thạch Sanh hơn một tháng mới đẻ ra Thạch Sanh.
Cho hs nhận xét và sửa lại cho đúng.
GV đọc vài bài có điểm tốt cho học sinh tham khảo.
GV trả bài và ghi điểm vào sổ. 
E. Củng cố và hướng dẫn về nhà: 
 1. Củng cố: 
 2. Hướng dẫn về nhà: 
 a. Bài vừa học: Xem lại bài làm và tự chữa lỗi sai.
 b. Bài sắp học: Lời nói kể chuyện
 - Lập dàn bài kể miệng trên lớp theo đề bài sau và kể theo dàn bài “ Kể về một chuyến về quê”.
 - Tham khảo dàn bài và bài văn kể chuyện sgk/ 111,112.
Ngày soạn: 23/10/2009
Ngày dạy: 26/10/2009
 Bài 10 - Tiết 43 LỜI NÓI KỂ CHUYỆN
A. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Giúp hs biết lập dàn bài cho bài kể chuyện theo một đề bài.
 2. Kỹ năng: Hs biết kể theo dàn bài.
 3. Thái độ: Giáo dục hs tình quê hương, tổ tiên.
B. Chuẩn bị đồ dùng và phương tiện dạy học: 
C. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra khâu chuẩn bị bài của hs.
D. Bài mới: 
 Giới thiệu bài: Ai sinh ra trên đời cũng có một quê hương. Dù ở đâu, làm gì thì hai tiếng “ quê hương” cũng thiêng liêng, máu thịt thôi thúc ta trở về với cội nguồn. Với tiết học hôm nay các em sẽ có dịp bày tỏ cùng bạn bè quê hương của mình.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
BỔ SUNG
Đề: Lập dàn bài kể miệng trên lớp theo đề bài sau và kể theo dàn bài : Kể về một chuyến về quê.
1. Lập dàn bài:
2. Luyện nói trên lớp:
GV ghi đề lên bảng
Gọi hs đọc lại đề bài.
GV hướng dẫn hs lập dàn bài bằng cách gọi một hs chép dàn bài sơ lược của mình lên bảng.
Lớp nhận xét, đánh giá.
GV gợi ý hs hoàn chỉnh dàn bài.
Gọi một hs đọc dàn bài tham khảo sgk/111,112.
GV cho hs kể chuyện theo tổ ( mỗi hs kể không quá 5 phút).
Mỗi tổ cử một đại diện kể trước lớp- gv nhận xét ghi điểm.
- Trong quá trình kể, gv hướng dẫn lớp theo dõi và góp ý các mặt sau: 
 + Phát âm.
 + Dùng từ, dùng câu.
 + Diễn đạt.
GV uốn nắn và gợi ý sửa chữa để hs nói sao cho đạt.
GV biểu dương những em diễn đạt hay, gọn.
E. Củng cố và hướng dẫn về nhà: 
 1. Củng  ... đội viên;
C. Dân công; D. Người cán bộ chỉ huy.
Câu 11: Trong bài thơ, hình ảnh Bác Hồ được hiện lên ntn? ( 0,25đ)
A. Gần gũi; B. Chân thực;
C. Cao đẹp; D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 12: Bài thơ Đem nay Bác không ngủ được làm theo thể thơ gì?( 0,25đ)
A. Thất ngôn bát cú; B. Lục bát;
C. Ngũ ngôn; D. Tứ tuyệt.
II. Tự luận: ( 7đ)
Câu 1: Nhân vật Phrăng trong Buổi học cuối cùng được miêu tả ntn? ( 3đ)
Câu 2: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể lại câu chuyện gì? ( 1đ)
Câu 3: Viết thuộc lòng ba khổ thơ mà em thích trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ. ( 3đ) 
I. Trắc nghiệm: ( 3đ)
Câu 1. A
Câu 2.D
Câu 3. B
Câu 4. D
Câu 5. B
Câu 6. C
Câu 7. C
Câu 8. B
Câu 9. B
Câu 10. B
Câu 11. D
Câu 12. C
II. Tự luận: ( 7đ)
Câu 1: Nhân vật Phrăng:
- Định trốn học đi chơi nhưng cưỡng lại được và đến trường.( 0,5đ)
- Phrăng ngượng nghịu, xấu hổ bước nhẹ vào lớp.( 0,5đ)
- Lời mở đầu của thầy Ha-men khiến Phrăng choáng váng.( 0,5đ)
- Từ cháng học chuyển thành thích học, ham học, tự nguyện học.( 0,5đ)
 Phrăng chú bé lười học, nhút nhát nhưng khá trung thực.( 1đ)
Câu 2: Bài thơ kể lại câu chuyện một đêm không ngủ của Bác trong chiến dịch Biên giới năm 1950.( 1đ)
Câu 3: Hs thực hiện theo trí nhớ của mình. 
 ( 3đ)
MA TRẬN ĐỀ
Mức độ
Nội dung
 Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Thấp
Cao
Bài học đường đời đầu tiên
C2,3
C1,4
4
Sông nước Cà Mau
C5,6
2
Vượt thác
C7
C8
2
Buổi học cuối cùng
C9
C13
2
Đêm nay Bác không ngủ
C10,11,12
C15
C14
5
Tổng câu
Tổng điểm	
4 
 1đ
8
 2đ
1
 3đ
2
 4đ
15 
 10đ
Ngày soạn: 10/2/2010
Ngày dạy: 22/2/2010
TUẦN 26 
Tiết 98 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ CẢNH VIẾT Ở NHÀ
A. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Giúp hs nhận rõ ưu khuyết điểm trong bài viết của mình, sửa chữa, củng cố thêm một lần nữa lí thuyết văn miêu tả.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận xét, sửa chữa bài làm của mình và của bạn.
 3. Thái độ: Giáo dục hs tình cảm yêu trường, yêu lớp.
B. Chuẩn bị đồ dùng và phương tiện dạy học:
C. KTBC:
D. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Các em đã làm bài văn tả cảnh viết ở nhà. Để thấy được ưu khuyết điểm trong bài viết, tiết học hôm nay cô sẽ trả bài cho các em.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
BỔ SUNG
Đề: Hãy tả lại quang cảnh sân trường em giờ ra chơi.
Dàn bài:
1. Mở bài:
 - Khung cảnh sân trường trước giờ ra chơi: vắng vẻ, hàng cây yên ả, ánh nắng chang hòa khắp sân
 - Tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi, tiếng ồn ào ở các lớp vọng ra.
2. Thân bài:
 a. Khung cảnh chung: HS các lớp ùa ra, sân trường náo nhiệt, âm thanh vang động, hoạt động sôi nổi( chạy, nhảy, hô, hét)
 b. Hoạt động của hs:
 - Nhóm nhảy dây, nhóm đá cầu, nhóm chơi bóng chuyền, nhóm chơi bi, nhóm trò chuyện dưới tán cây
 c. Hoạt động thể dục chống mệt mỏi.
 - Động tác xếp hàng.
 - Tập thể dục theo nhịp trống.
3. Kết bài: Cảm nghĩ về giờ ra chơi( sảng khoái).
Gv chép đề lên bảng hs đọc đề bài và nêu yêu cầu của đềgv bổ sung.
Gv hướng dẫn hs lập dàn ý như đáp án tiết 88.
Gv nhận xét ưu khuyết điểm trong bài làm của hs.
* Ưu: 
- Đa số hs nắm được phương thức làm bài.
- Bài viết trình bày đủ 3 phần của dàn ý.
- Một số bài diễn đạt khá trôi chảy, ý từ sâu sắc, sử dụng tốt các biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh.
* Khuyết:
- Một số bài viết quá ngắn, diễn đạt còn vụng về.
- Một số bài viết sai lỗi chính tả, trình bày cẩu thả.
* Gv ghi bảng vài câu có cách diễn đạt kém- hs nhận xét và sửa chữa.
* Gv đọc mẫu một số bài viết hay để hs tham khảo.
Ngân , Uyên ( 6A)
Trân, Nam( 6E)
* Phát bài cho hs- ghi điểm vào sổ.
E. Củng cố và hướng dẫn về nhà:
 1. Củng cố: Để làm được một bài văn tả cảnh, đòi hỏi người viết phải có những kỹ năng gì? 
 2. Hướng dẫn về nhà:	
 a. Bài vừa học: Xem lại bài viết , đọc kĩ lời phê và tự sửa lỗi.
 b. Bài sắp học: LƯỢM VÀ HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM MƯA
 * Văn bản: LƯỢM.
 - Tìm hiểu tác giả - tác phẩm.
 - Tìm hiểu thể thơ, bố cục bài thơ.
 - Hình ảnh Lượm được miêu tả ntn về trang phục, hình dáng, cử chỉ, lời nói? Sự miêu tả đã làm nổi bật những nét đáng yêu, đáng mến gì ở Lượm?
 - Nhà thơ hình dung, miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm ntn? Tình cảm của tác giả đối với sự hi sinh của Lượm ra sao? Nêu ý nghĩa của hai khổ thơ cuối.
 * Hướng dẫn đọc thêm Văn bản: MƯA.
 Đọc bài thơ và soạn các câu hỏi sgk.
Ngày soạn: 12/2/2010
Ngày dạy: 22/2/2010
Bài 24 
Tiết 99 - 100 Văn bản LƯỢM. HDĐT Văn bản MƯA
 Tố Hữu Trần Đăng Khoa
A. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - Giúp hs cảm nhận vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của hình ảnh Lượm, ý nghĩa cao cả về sự hi sinh của nhân vật.
 - Cảm nhận được sức sống, sự phong phú, sinh động của bức tranh thiên nhiên và tư thế của con người được miêu tả trong bài thơ.
 - Nắm được thể thơ, nghệ thuật tả và kể trong hai bài thơ.
 2. Kỹ năng: Rèn hs kỹ năng tìm hiểu và phân tích ý nghĩa của các từ láy, các hoán dụ, nhân hóa và đối thoại trong bài thơ.
3. Thái độ: Giáo dục hs lòng yêu nước, bức tranh thiên nhiên đầy sức sống.
B. Chuẩn bị đồ dùng và phương tiện dạy học: Bảng phụ.
C. KTBC: 
 Đọc thuộc lòng bài thơ đêm nay Bác không ngủ và nêu cảm xúc của em trước câu thơ, đoạn thơ em thích. Nêu rõ lí do thích.( 10đ) HS tự thể hiện.
D. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Thiếu nhi Việt Nam trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, tiếp bước cha anh, người nhỏ chí lớn, trung dũng kiên cường mà vẫn luôn luôn hồn nhiên, vui tươi. Lượm là một trong những em bé- Đồng chí nhỏ như thế.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
BỔ SUNG
Văn bản: LƯỢM.
I.Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
Sgk/75
II. Đọc và tìm hiểu chung về bài thơ:
- Thơ 4 tiếng, nhịp 2/2 thích hợp với lối kể chuyện.
III. Tìm hiểu văn bản:
1. Hình ảnh Lượm trong đoạn đầu bài thơ:
Thể thơ 4 chữ, nhịp nhanh cùng nhiều từ láy, hình ảnh Lượm hiện lên thật hồn nhiên, vui tươi say mê kháng chiến, thật đáng mến, đáng yêu.
2. Hình ảnh Lượm trong chuyến liên lạc cuối cùng:
-Vẫn là chú bé Lượm hồn nhiên, hăng hái, dũng cảm, không nề nguy hiểm.
- Câu thơ “ Ra thế
 Lượm ơi !...
Diễn tả sự đau xót đột ngột như tiếng nấc nghẹn ngào của nhà thơ khi nghe tin Lượm hi sinh.
Tiết 100.
3. Ý nghĩa hai khổ thơ cuối:
Khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi trong lòng nhà thơ, sống mãi với quê hương, đất nước.
 4. Nghệ thuật:
 - Sử dụng nhiều đại từ xưng hô khác nhau: chú bé, cháu, Lượm, chú đồng chí nhỏ.
 - Có hai trường hợp câu thơ 4 chữ được cấu tạo đặc biệt.
 + Câu: Ra thế
 Lượm ơi!... được ngắt ra thành hai dòng, tạo ra sự đột ngột thể hiện sự xúc động nghẹn ngào sững sờ của tác giả về sự hi sinh của Lượm.
 Ghi nhớ sgk/77.
* Luyện tập:
Văn bản: MƯA. ( HDĐT)
Thể thơ tự do, câu thơ ngắn, nhịp nhanh kết hợp với biện pháp nhân hóa; bài thơ miêu tả chính xác và sinh động cảnh tượng cơn mưa rào ở làng quê qua những hoạt động trạng thái của nhiều cảnh vật, loài vật trước và trong cơn mưa.
Ghi nhớ sgk/81.
? Nêu hiểu biết của em về nhà thơ Tố Hữu và bài thơ Lượm?
Gv cho hs xem chân dung Tố Hữu.
Gv hướng dẫn hs cách đọc.
+ Đoạn đầu giọng vui, nhanh, nhấn mạnh các từ láy.
+ Những câu cảm thán và câu hỏi tu từ nhịp thơ chậm, gãy khúc.
+ Giongj lắng xuống, chậm lại, ngừng giữa các dòng thơ.
Gv đọc mẫu một đoạn – hs đọc tiếp – lớp nhận xét – ý kiến của gv.
? Em hiểu thế nào là loắt choắt, bồ quân, thượng khẩn?
? Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Em biết bài thơ, bài vè nào được viết theo thể thơ này?
Vè con dao, vè thằng nhác, kể cho bé nghe của Trần Đăng Khoa.
Gv giới thiệu thể thơ và minh họa cách gieo vần, nhịp trong bài thơ.
? Bài thơ kể và tả Lượm qua những sự việc nào, bằng lời của ai? Dựa theo trình tự ấy em hãy tìm bố cục bài thơ?
Bố cục: 3đ.
- Đ1: ( 5 khổ đầu): Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ của hai chú cháu.
- Đ2: ( 7 khổ tt) Câu chuyện về chuyến liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.
- Đ3: ( các khổ còn lại): Hình ảnh Lượm vẫn sống mãi mãi.
Hs đọc khổ 1.
? Hình ảnh Lượm trong đoạn thơ thứ nhất được miêu tả ntn qua cái nhìn của người kể ( trang phục, hình dáng, cử chỉ, lời nói)? Sự miêu tả đã làm nổi bật ở hình ảnh Lượm những nét gì đáng yêu, đáng mến?
- dáng điệu: nhanh nhẹn và tinh nghịch: loắt choắt, chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh.
- trang phục: như các chiến sĩ vệ quốc: cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch.
- cử chỉ: nhanh nhẹn, hồn nhiên, yêu đời: như con chim chích, huýt sáo, cười híp mí.
- lời nói: tự nhiên, chân thật: cháu đi liên lạcở nhà.
? Biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ đầu là gì?
? Qua cách kể, cách tả em thấy Lượm là chú bé ntn?
Hs đọc đoạn thơ thứ 2:
? Nhà thơ đã hình dung, miêu tả chuyến liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của lượm ntn?
? Câu thơ Ra thế
 Lượm ơi!...
diễn tả tâm trạng của tác giả ntn khi nghe tin Lượm hi sinh?
? Ngoài sự hình dung của tác giả về sự hi sinh của Lượm. Tác giả còn thể hiện cảm xúc gì về chú bé?
Ngoài việc hình dung lại sự việc mà tác giả tưởng như phải chứng kiến cái giây phút đau đớn ấy. Chú bé Lượm đã hi sinh anh dũngđã được chắp cánh cho cách mạng. Nhưng nhà thơ không dùng lâu ở nỗi đau xót, ông cảm nhận được sự hi sinh của Lượm có một vẻ thiêng liêng cao cả như một thiên thần nhỏ bé hóa thân vào thiên nhiên đất nước.
Củng cố: Đọc thuộc lòng 5 khổ thơ đầu cho biết nội dung đoạn này.
Hết tiết 99.
Gv cho hs đọc đoạn cuối.
? Vì sao tác giả lại viết câu thơ đặc biệt Lượm ơi, còn không? thành khổ thơ riêng ngang hàng với những khổ thơ 4 câu trước và sau đó?
Ngay sau khi diễn tả sự hi sinh của Lượm, như một câu hỏi vừa đau xót vừa ngỡ ngàng như không muốn tin rằng Lượm đã không còn nữa.
? Vì sao sau câu thơ ấy tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn cuối với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi?
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật ngôn ngữ của bài thơ?
Gọi hs đọc ghi nhớ.
Gv hướng dẫn hs về nhà thực hiện.
Hs đọc bài thơ.
? Em biết gì về nhà thơ Trần Đăng Khoa?
? Bài thơ tả cơn mưa ở vùng cao và vào mùa nào? Dựa vào thứ tự miêu tả, em hãy tìm bố cục bài thơ?
? Nhận xét về thể thơ cách ngắt nhịp, gieo vần trong bài thơ và nêu tác dụng đối với việc thể hiện nội dung?
? Em hãy tìm hiểu hình dáng, trạng thái, hành động của mỗi loài lúc sắp mưa?
? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
Gọi hs đọc ghi nhớ. 
E. Củng cố và hướng dẫn về nhà:
 1. Củng cố: Thủ pháp nghệ thuật nổi bật trong bài thơ Mưa là gì? 
 2. Hướng dẫn về nhà:	
 a. Bài vừa học: 
 - Học thuộc lòng bài thơ Lượm, Mưa.
 - Phân tích hình ảnh Lượm trong đoạn đầu bài thơ, trong chuyến liên lạc cuối cùng.
 - Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Mưa.
 b. Bài sắp học: HOÁN DỤ
 - Làm các bài tập 1,2,3 phần I và 1,2,3 phần II sgk/ 82,83.
 - Tìm những câu văn , câu thơ có sử dụng phép hoán dụ. 

Tài liệu đính kèm:

  • docso sanh(1).doc