Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ I - Năm học 2006-2007 - Hà Đức Thụ

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ I - Năm học 2006-2007 - Hà Đức Thụ

A. Mục đích cần đạt.

- Nắm được khái niệm nhân hoá, các kiểu nhân hoá.

- Nắm được tác dụng chính của nhân hoá.

- Biết dùng các kiểu nhân hoá trong bài viết của mình.

B. Chuẩn bị.

Giáo viên: Đọc sách – tài liệu – giáo án.

Học sinh: Đọc sách – Trả lời câu hỏi.

C. Tiến trình dạy học.

Hoạt động 1: Khởi động.

- Ổn định tổ chức:

- Sĩ số.

ã Kiểm tra bài cũ.

- Có mấy kiểu so sánh? Tác dụng của so sánh?

- Làm bài tập về nhà.

Hoạt động2: Giới thiệu bài.

Bài mới

- Tìm phép nhân hoá trong khổ thơ sau?

- Tìm những từ ngữ vốn được dùng tả người để tả con vật, đồ vật?

- So sánh với diễn đạt ở NL2, hiện tượng diễn tả ở NL1 hay hơn ở chỗ?

- Em hiểu nhân hoá là gì?

- Những sự vật nào được nhân hoá? nhân hoá bằng cách nào?

- Có mấy kiểu nhân hoá

 I. Bài học.

Ngữ liệu và phân tích

NL1: Nhân hoá.

- Ông mặt trời mặc áo giáp đen ra trận.

- Cây mía múa gươm.

- Kiến hành quân.

NL2:

 Làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người.

NL3:

Sự vật được nhân hoá:

Miệng = từ “Lão”

Tai = từ “Bác”

Mắt = từ “Cô”

Chân, tay = từ “Cậu”

 Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

- Tre = từ ngữ:“Chống lại”; “xung phong”; “giữ”.

=> Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

- Trâu = từ: “Ơi”.

=> Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

Kết luận:

1. Nhân hoá là gì?

ã Nhân hoá là gợi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,. bằng những từ ngữ vốn được dùng để gợi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật cây cối, đồ vật,. trỏ nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

2. Các kiểu nhân hoá:

ã Có 3 kiểu nhân hoá thường gặp (SGK)

 

doc 66 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 626Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ I - Năm học 2006-2007 - Hà Đức Thụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ..................
Ngày giảng: ................
Tiết 90: Buổi học cuối cùng (T2)
An – phông – xơ - đô - đê.
Mục đích cần đạt.
Nắm được cốt truyện, nhân vật và tư tưởng của truyện thể hiện lòng yêu nước, yêu quý tiếng nói dân tộc.
Nắm được tác dụng của phương thức kể truyện và nghệ thuật thể hiện và nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật qua ngôn ngữ, cử chỉ, ngoại hình, hành động.
Chuẩn bị.
Giáo viên: Đọc sách – tư liệu – giáo án.
Học sinh: Đọc sách – trả lời câu hỏi.
Tiến trình dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động.
ổn định tổ chức.
Sĩ số.
Kiểm tra bài cũ.
Phân tích cảnh buổi học cuối cùng của trò Phrăng.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài
Bài mới.
- Thầy Ha – men đã được miêu tả về trang phục trong buổi học cuối cùng như thế nào?
- Thái độ của thầy đối với học sinh trong buổi học cuối cùng này như thế nào?
- Những lời nói của thầy về việc học tiếng Pháp.
- Câu nói đã dùng phép ...
- Em hiểu gì về nội dung câu này?
- Những lời nói của thầy về tiếng Pháp biểu hiện điều gì?
- Hành động và tâm trạng của thầy của thầy trong giây phút cuối của buổi học? Cuối cùng biểu hiện qua những chi tiết?
- Vì sao lúc này trò thấy thầy lớn lao?
- Em thấy có là tâm trạng như thế nào?
- Tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng cảm xúc của thầy với cảnh vật quen thuộc của trường lớp?
- Em thấy thầy còn là người như thế nào với nghề nghiệp?
- ý nghĩa tư tưởng của truyện?
(Truyện muốn nhắc nhở ta điều gì?)
- Những đặc sắc nổi bật về nghệ thuật của truyện?
III. Phân tích văn bản.
2. Buổi dạy tiếng Pháp cuối cùng của thầy Ha – men.
- Trang phục: áo rơ - đanh – gốt màu xanh lục, diềm lá sen, mũ bằng lục đen thêu ðNhững thứ trang phục chỉ dùng vào những buổi lễ trang trọng ð Tôn vinh buổi học y rằng đặc biệt.
- Thái độ đối với học sinh: Không giận dữ, thật dịu dàng.
- Thầy nói về việc học tiếng Pháp:
+ Đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới.
+ Phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên nó.
+ Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm chìa khoá trong chốn lao tù.
ð Phép so sánh ð Thầy đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do (Tiếng nói của mỗi dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo của biết bao thế hệ qua hàng ngàn năm. Đó là thứ tài sản tinh thần vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy, khi bị kẻ thù đồng hoá về ngôn ngữ, tiếng nói dân tộc
mình bị mai một thì dân tộc ấy khó có thể giành được độc lập, thậm chí rơi vào nguy cơ diệt vong.
ð Những lời nói vừa sâu sắc, vừa tha thiết biểu lộ lòng tự hào và ý thức giữ gìn tiếng nói dân tộc ð yêu nước sâu đậm.
- Giây phút cuối của buổi học:
+ Thầy cầm phấn, dằn mạnh, viết to: “Nước Pháp muôn năm”.
+ Thầy đứng trên bục, người tái nhợt ... đầu dựa vào tường ... nghẹn ngào không nói hết được câu.
ð Miêu tả ngoại hình ð tâm trạng.
ð Tình yêu nước, yêu ngôn ngữ dân tộc đến dâng trào, nỗi đau, sự xúc động đến cực điểm.
- Thầy đăm đăm nhìn những đồ vật xung quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy.
ð Miêu tả ngoại hình ð tâm trạng.
ð Thầy yêu nghề, gắn bó với nghề nghiệp.
ý nghĩa: Phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành độc lập tự do.
Nghệ thuật:
- Kể theo ngôi thứ nhất – người kể là một học sinh có mặt trong buổi học đó.
- Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng (Phrăng) qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, hành động (thầy Ha – men).
- Ngôn ngữ tự nhiên với giọng kể chân thành và xúc động: sử dụng nhiều câu biểu cảm, từ gợi cảm, phép so sánh, hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ (khi nghe tiếng chim bồ câu gật gù...)
Hoạt động 3: 
III. Luyện tập.
- Yêu cầu tổ 1+2 làm bài tập 1.
- Yêu cầu tổ 3+4 làm bài tập 2.
Viết 1 đoạn văn miêu tả thầy Ha – men trong buổi học cuối cùng.
Viết 1 đoạn văn miêu tả chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng.
Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò.
Phân tích nhân vật Ha – men trong buổi học cuối cùng.
Hướng dẫn học tập:
Học bài - soạn: “Đêm nay Bác không ngủ”.
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Bài 22 - Tiết 91: Nhân hoá
Mục đích cần đạt.
Nắm được khái niệm nhân hoá, các kiểu nhân hoá.
Nắm được tác dụng chính của nhân hoá.
Biết dùng các kiểu nhân hoá trong bài viết của mình.
Chuẩn bị.
Giáo viên: Đọc sách – tài liệu – giáo án.
Học sinh: Đọc sách – Trả lời câu hỏi.
Tiến trình dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động.
ổn định tổ chức:
Sĩ số.
Kiểm tra bài cũ.
Có mấy kiểu so sánh? Tác dụng của so sánh?
Làm bài tập về nhà.
Hoạt động2: Giới thiệu bài.
Bài mới
- Tìm phép nhân hoá trong khổ thơ sau?
- Tìm những từ ngữ vốn được dùng tả người để tả con vật, đồ vật?
- So sánh với diễn đạt ở NL2, hiện tượng diễn tả ở NL1 hay hơn ở chỗ?
- Em hiểu nhân hoá là gì?
- Những sự vật nào được nhân hoá? nhân hoá bằng cách nào?
- Có mấy kiểu nhân hoá
Bài học.
Ngữ liệu và phân tích
NL1: Nhân hoá.
- Ông mặt trời mặc áo giáp đen ra trận.
- Cây mía múa gươm.
- Kiến hành quân.
NL2: 
ð Làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người.
NL3:
Sự vật được nhân hoá:
Miệng = từ “Lão”
Tai = từ “Bác”
Mắt = từ “Cô”
Chân, tay = từ “Cậu”
ð Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
- Tre = từ ngữ:“Chống lại”; “xung phong”; “giữ”.
=> Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
- Trâu = từ: “Ơi”.
=> Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
Kết luận:
1. Nhân hoá là gì?
Nhân hoá là gợi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gợi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật cây cối, đồ vật,... trỏ nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
2. Các kiểu nhân hoá:
 Có 3 kiểu nhân hoá thường gặp (SGK)
Hoạt động 3: 
III. Luyện tập.
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập 1.
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài tập 3.
Bài tập 1: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hoá.
Nhân hoá: Tàu mẹ, tàu con, xe anh, xe em, tíu tít, bận rộn.
ð Cách diễn tả đó làm cho sự vật trở nên gần gũi, sinh động, nó cũng có quan hệ gần gũi gắn bó như quan hệ ruột thịt của con người.
Bài tập 3: So sánh 2 cách viết.
- Cách viết 1: Dùng phép nhân hoá, với những từ ngữ gợi cảm ð dùng cho văn bản biểu cảm.
- Cách viết 2: Dùng cho văn bản thuyết minh.
Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò.
Nhân hoá? Có mấy phép nhân hoá?
Hướng dẫn học tập.
Bài tập về nhà: 4, 5 (SGK) + BT (SBT).
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 22 - Tiết 92: Phương pháp tả người
Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh nắm được cách tả người và bố cục hình thức của 1 đoạn, 1 bài văn tả người.
Luyện tập kĩ năng quan sát và lựa chọn, kĩ năng trình bày những điều quan sát, lựa chọn được theo thứ tự hợp lý.
Chuẩn bị.
 Giáo viên: Đọc sách – tài liệu – giáo án.
Học sinh: Đọc sách – trả lời câu hỏi.
Tiến trình dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động.
ổn định tổ chức.
Sĩ số.
Kiểm tra bài cũ.
Làm bài tập về nhà.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
Bài mới.
- Học sinh đọc từng đoạn.
- Mỗi đoạn văn đó tả ai?
Người đó có đặc điểm gì nổi bật thể hiện bằng những từ ngữ, hình ảnh?
Học sinh tìm ...
- Học sinh tìm ...
Bài học
1. Phương pháp viết 1 đoạn văn, bài văn tả người.
NL: SGK.
a. Đoạn 1: Tả dượng Hương Thu chèo thuyền vượt thác. Điểm nổi bật: Khoẻ, rắn chắc, tư thế vững vàng.
+ từ ngữ hình ảnh thể hiện: như pho tượng: bắp thịt cuồn cuộn.
- Đoạn 2: tả Cai Tứ
+ Đặc điểm nổi bật: mang cái hình thức bề ngoài không đẹp mắt, phẩm chất: gian xảo.
+ Từ ngữ, hình ảnh thể hiện...
- Đoạn 3: tả hình ảnh 2 người trong keo vật.
+ Đặc điểm nổi bật: Khoẻ có kinh nghiệm đấu vật.
+ Từ ngữ, hình ảnh thể hiện.
b. Đoạn 2 tập trung khắc họa chân dung nhân vật.
Đoạn 1 + 3 tả người gắn với công việc.
c. Nêu nội dung chính của mỗi phần ở đoạn 3.
- Mở bài: Giới thiệu nhân vật.
- Thân bài: Miêu tả chi tiết ngoại hình, cử chỉ, hành động và lời nói.
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ của người viết.
 Ghi nhớ: (SGK – 61)
Hoạt động 3: 
III. Luyện tập.
- 3 em lên làm 3 yêu cầu trong bài tập 1.
- Học sinh tự làm
Bài tập 1: Các chi tiết tiêu biểu để miêu tả.
Một em bé chừng bốn năm tuổi:
+ Dáng hình: Nước da, đôi má, mắt, lời nói.
+ Hoạt động: Trò chơi yêu thích, hay làm gì?
+ Tính tình: Nghe lời người lớn, thật thà, ngây thơ, hồn nhiên...
Một cụ già.
Một cô giáo say sưa giảng bài trên lớp.
 Bài tập 2: Lập dàn ý cho bài văn của 1 trong 3 đề trên. 
Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò.
Điều cần lưu ý khi làm văn miêu tả.
Hướng dẫn học tập:
BTVN: 3 (SGK) + BT (SBT).
Ngày soạn:....................................
Ngày giảng:...................................
Bài 23 - Tiết 93: Đêm nay Bác không ngủ (T1).
Minh Huệ.
Mục tiêu cần đạt.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ trong bài thơ với tấm lòng yêu
thương mênh mông, sự chăm sóc ân cần đối với các chiến sĩ và đồng bào, thấy được tình cảm yêu quý, kính trọng của người chiến sĩ đối với Bác Hồ.
Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: kết hợp miêu tả, kể chuyện với biểu hiện cảm xúc, tâm trạng; những chi tiết giản dị, tự nhiên mà giàu sức biểu cảm.
Chuẩn bị.
Giáo viên: Đọc sách – tài liệu – giáo án.
Học sinh: Đọc sách – trả lời câu hỏi.
Tiến trình dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động.
ổn định tổ chức.
Sĩ số.
Kiểm tra bài cũ.
Buổi học cuối cùng của thầy Ha – men diễn ra như thế nào?
ý nghĩa của truyện?
Giới thiệu bài.
Giới thiệu:
Viết về Hồ Chí Minh đã có nhiều bài thơ hay của nhiều tác gải với những cách tiếp cận và thể hiện khác nhau. Minh Huệ có cách thể hiện hình tượng Bác Hồ thật bình dị mà cảm động trong hình thức một bài thơ trữ tình nhưng có nhiều yếu tố tự sự. Bài thơ được viết dựa trên những sự kiện có thực: Năm 1950, trong chiến dịch biên giới, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận chỉ huy cuộc chiến đấu. Đầu năm 1951, Minh Huệ ở Nghệ An gặp một người là bộ đội vừa từ Việt Bắc về có kể cho nhà thơ nghe một kỉ niệm được gặp Bác trong một đêm trên đường đi chiến dịch biên giới. Câu chuyện gây xúc động cho tác giả ð Sáng tác bài thơ.
Hoạt động 2: Bài mới.
I. Tiếp xúc văn bản.
1. Đọc – kể.
2. Tìm hiểu chú thích: SGK.
II. Phân tích văn bản
- Giáo viên hướng dẫn - đọc mẫu – học sinh đọc.
- Gọi học sinh đọc chú thích.
- Câu chuyện diễn ra trong hoàn cảnh nào? Tìm những từ ngữ thể hiện?
- Nhận xét gì về việc sử dụng từ ngữ? 
Gợi tả hoàn cảnh thời gian?, không gian?
- Hình ảnh Bác Hồ được cảm nhận qua ai?
- Hình ảnh bác được thể hiện qua hình dáng tư thế như t ... ng của cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ mà hào hùng: (Câu thơ của Chính Hữu, Trung đoàn Thủ đô ra đi ...)
Cầu Long Biên là nhân chứng của cuộc kháng chiến chống Mĩ:
+ Cầu thân thương trở thành mục tiêu đánh bom dữ dội của Mĩ.
+ Đợt 1: Cầu bị đánh bom 10 lần, hỏng 7 nhịp và 4 trụ lớn.
+ Đợt 2: Cầu bị đánh 4 lần, 100 m bị hỏng, 2 trụ lớn bị cắt đứt.
+ Chiếc cầu rách nát, nhịp cầu tả tơi như ứa máu – cây cầu vẫn sừng sững giữa mênh mông.
+ Năm 1972 cầu bị ném bom La – de.
ð Nước mắt tôi ứa ra, tưởng như mình bị đứt từng khúc ruột.
ð Dùng phép so sánh, liên tưởng, gắn liền miêu tả với trình bày cảm xúc ð Diễn tả tính chất đau thương và anh hùng của cuộc chiến tranh chống Mĩ và thể hiện tình yêu của tác giả với cây cầu.
ý nghĩa lịch sử của cầu Long Biên trong xã hội hiện đại. 
Cầu Long Biên nhân chứng cho thời kì đổi mới nhanh chóng của đất nước.
Chiếc cầu lịch sử làm khách dân lịch nước ngoài “trầm ngâm”.
 ð Nhân chứng sống động về sự đau thương và anh dũng.
Là nhịp cầu của hoà bình và hữu nghị giữa Việt Nam với các nước khác.
ð Thể hiện tình yêu sâu sắc với cây cầu của tác giả.
Gọi cầu Long Biên: “nhân chứng” ð nhân hóa ð đem lại sự sống, linh hồn cho cây cầu.
III. Tổng kết – ghi nhớ.
Nghệ thuật: Phép nhân hoá, lối viết giàu cảm xúc.
Kết hợp ba yếu tố: tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Nội dung: Cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của Hà Nội. Hiện nay, tuy rút về vị trí khiêm nhường nhưng cầu Long Biên vẫn mãi mãi trở thành chứng nhân lịch sử của Hà Nội và của cả nước.
Hoạt động 3: IV.Luyện tập.
- Học sinh tìm hiểu – cho ý kiến.
- Tìm ở địa phương em những di tích nào có thể gọi là nhân chứng lịch sử (cầu Việt Trì ...)
Hoạt động 4: Củng cố – Hướng dẫn.
Cầu Long Biên gọi là nhân chứng lịch sử được thể hiện trong những biểu hiện cơ bản nào?
Tác giả có tình cảm gì?
Hướng dẫn học tập.
Học bài - làm bài tập - đọc tham khảo.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 28 + 29 - Tiết 124: Viết đơn.
Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh:
Hiểu các tình huống cần viết đơn: Khi nào viết đơn? Viết đơn để làm gì? 
Biết cách viết đơn đúng quy cách và nhận ra những sai sót thường gặp khi viết đơn.
Chuẩn bị.
Giáo viên:
Học sinh:
Tiến trình dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động.
ổn định tổ chức.
Sĩ số.
Kiểm tra bài cũ.
Kết hợp.
Trình bày bài tập về nhà.
Hoạt động 2: Bài mới.
Giới thiệu bài.
Từ ví dụ (SGK) em rút ra nhận xét khái quát khi nào thì cần viết đơn?
Trong một só trường hợp (mục 2) trường hợp nào phải viết đơn? Gửi ai?
ở 2 mẫu đơn có điểm gì giống và khác nhau?
Những phần nào là quan trọng không thể thiếu được ở 2 mẫu đơn?
Bài học.
Khi nào cần viết đơn.
Ví dụ: SGK.
Viết đơn khi cần đề đạt một nguyện vọng với một người hay một cơ quan, tổ chức có quyền hạn giải quyết nguyện vọng đó.
 Một số trường hợp phải viết đơn.
+ Mất xe ð viết đơn trình báo giải quyết.
+ Viết đơn xin học lớp nhạc, hoạ - Gửi BGH; giáo viên phụ trách.
+ Đơn xin học – Gửi BGH trường cần đến học.
Các loại đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn.
Gồm có 2 loại đơn: Đơn theo mẫu.
 Đơn không theo mẫu.
Giống nhau:
+ Đều để đề đạt một nguyện vọng ... xin giải quyết.
+ Điều có một số phần giống nhau: tiêu ngữ, tên đơn, người viết, người (nơi) nhận nguyện vọng; cảm ơn, kí tên.
Khác nhau:
+ Đơn theo mẫu đã có những mục sẵn quy định, người viết chỉ cần đến điền vào.
+ Đơn không theo mẫu ngoài phần chung giống đơn theo mẫu thì nội dung trình bày: nguyện vong rất linh hoạt, tuỳ từng công việc.
Phần quan trong của đơn:
+ Người gửi; người nhận; nguyên nhân; nguyện vọng.
Cách thức viết đơn: (SGK).
Ghi nhớ.
Hoạt động 3:II. Luyện tập.
- Học sinh luyện tập ð trình bày.
Tập viết đơn xin nghỉ học.
Tập viết đơn làm thẻ thư viện.
- Tập viết đơn cấp lại bằng tốt nghiệp tiểu học.
Hoạt động 4: Củng cố – Hướng dẫn.
Viết đơn để làm gì?
Nội dung bắt buộc phải có trong đơn?
Hướng dẫn học tập.
Học phần ghi nhớ.
Viết đơn xin học lớp Âm nhạc tại nhà văn hoá vào dịp hè.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 30 - Tiết 125: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (T1).
Mục tiêu cần đạt.
Thấy được bức thư của thủ lĩnh da đỏ xuất phát từ tình yêu thiên nhiên, đất nwocs đã nêu lên một vấn đề bức xúc có ý nghĩa đối với cuộc sống hiện nay: bảo vệ và giữ gìn sự trong sách của thiên nhiên, môi trường...
Thấy được tác dụng của việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong bức thư đối với việc diễn đạt ý nghĩa và biểu hiện tình cảm, đặc biệt là phép nhân hoá, yếu tố trùng điệp và thư pháp đối lập.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Học sinh:
C. Tiến trình dạy học.
- ổn định tổ chức.
- Sĩ số.
* Kiểm tra bài cũ.
- Cầu Long Biên là chứng nhân đau thương của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
- Cầu Long Biên là chứng nhân của đau thương cà anh dũng được thể hiện như thế nào?
Hoạt động 2: Bài mới.
- Giáo viên hướng dẫn đọc - Tóm tắt.
- Đối với những người da đỏ trong kí ức luôn hiện lên những điều gì tốt đẹp?
- Vì sao vị thủ lĩnh da đỏ nói đó là những điều thiêng liêng?
- Tác giả đã dùng phép tu từ gì? Tác dụng?
- Những điều đó phản ánh cách sống nào của người da đỏ?
- Người da đỏ đã lo lắng điều gì trước khi bán đất cho người da trắng?
- Nỗi lo đó được thủ lĩnh da đỏ bày tỏ trên phương tiện đạo đức?
- Cách xư sử của người da trắng với đất đai, môi trường như thế nào?
I. Tiếp xúc văn bản.
1. Đọc - tóm tắt.
2. Tìm hiểu chú thích.
II. Phân tích văn bản.
1. Những điều thiêng liêng trong kí ức người da đỏ.
- Đất đai, bờ cát, hạt sương, rừng, côn trừng, dòng nhựa chảy trong cây cối  đều mang trong kí ức người da đỏ.
- Đất này là mẹ của người da đỏ.
- Những bông hoa là chị, là em.
- Mỏm đá, vũng nước, hơi ấm của ngựa, con người chung một gia đình, tiếng thì thầm của dòng nước là tiếng cha ông. 
ð Phép so sánh, nhân hoá ð nhữhg thứ đó gắn bó máu thịt với người da đỏ, không thể tách rời được với sự sống của họ.
ð Gắn bó, yêu quý tôn trọng, đất đai, môi trường.
2. Những lo âu của người da đỏ, về đất đai, môi trường tự nhiên.
- Người da đỏ lo đất đai, môi trường thiên nhiên sẽ bị người da trắng tàn phá.
- Về đạo đức + Mảnh đất này là kẻ thù của họ.
+ Mộ mả tổ tiên của họ, họ còn quên 
- Về cách xư sử của người da trắng với đất đai, môi trường.
+ Họ lấy đi trong lòng đất những gì họ cần.
+ Họ xư sử với đất, trời như những vật mua được, tước đoạt được.
+ Lòng thèm khát của họ sẽ ngấu nghiến đất đai.
+ Họ hít thở bầu trời, không khí mà chẳng để ý đến nó.
+ Cả ngàn con trâu rừng bị người da trắng bắn 
ð Phép nhân hoá, so sánh, đối lập, điệp 
ð Nêu bật sự khác biệt giữa hai cách sống của người da trắng và người da đỏ. Từ đó thể hiện rõ thái độ tôn trọng, bảo vệ đất đai, môi trường, bộc lộ những lo âu của người da đỏ về môi trưòng và thiên nhiên khi đất đai của họ thuộc về người da trắng.
Hoạt động 3: Củng cố – Hướng dẫn.
Những lo âu của người da đỏ về đất đai, môi trường tự nhiên như thế nào?
Nghệ thuật nổi bật của đoạn?
Thể hiện thái đọ của người da đỏ như thế nào với đất đai, môi trường?
Hướng dẫn học tập.
Học bài, soạn tiếp phần còn lại.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 30 - Tiết 126: Bức thư của người thủ lĩnh da đỏ (T2)
Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh:
Cảm nhận được con người phải sống hoà bình với thiên nhiên, phải chăm lo, bảo vệ mạng sống của chính mình.
Thấy được tình yêu đất đai, thiên nhiên mãnh liệt của người da đỏ.
Thấy được những đặc sắc trong lời văn.
Chuẩn bị.
Giáo viên:
Học sinh:
Tiến trình dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động.
ổn định tổ chức.
Sĩ số.
Kiểm tra bài cũ.
Phân tích những điều thiêng liêng trong kí ức của người da đỏ.
Phân tích những lo âu của người da đỏ về đất đai, môi trường tự nhiên.
Hoạt động 2: Bài mới (Tiếp).
Giới thiệu bài.
Những lời kiến nghị nào được nhắc tới ở bức thư cảu thủ lĩnh da đỏ?
Em thấy giọng điệu ở cuối đoạn có gì khác trước? Tại sao người viết thay đổi giọng điều như thế? (Lời kính nghị đó chung quy lại ở điểm cơ bản?)
Em hiểu như thế nào về câu nói: “Đất là mẹ”.
- Những nét tiêu biểu về nghệ thuật? (Giọng văn, phép tu từ)
Phân tích văn bản.
Kiến nghị của người da đỏ.
Ngài phải dạy bảo con cháu con rằng mảnh đất này là thiêng liêng.
Phải giữ gìn và làm cho nó thành một nơi thiêng liêng phải đối xử với các muông thú như những anh em.
Phải kính trọng đất đai.
Hãy khuyên bảo chúng: Đất đai là mẹ, điều gì đã xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của đất.
ð Giọng vừa thống thiết, vừa đanh thép, hùng hồn.
ð Khẳng định sự cần thiết phải bảo vệ đất đai, môi trường sống, dạy cho người da trắng biết cư xử đúng đắn với đất đai môi trường.
Đất là mẹ:
Đất là nơi sản sinh ra muôn loài, là nguốn sống của muôn loài.
Cái gì con người làm cho đất đai là làm cho ruột thịt của mình.
Con người cần phải sống hoà bình với môi trường, đất đai và phải biết cách bảo vệ nó.
Tổng kết – Ghi nhớ.
Nghệ thuật: - Giọng văn đầy sức truyền cảm.
Sử dụng nhiều phép so sánh, nhân hoá, điệp.
Nội dung: Bức thư đặt ra một vấn đề: Con người phải sống hoà bình với thiên nhiên, phải chăm lo, bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.
Hoạt động 3: Củng cố – Hướng dẫn.
Bức thư đề cặp đến một vấn đề gì?
Vì sao bức thư cách đây hơn một thế kỉ vẫn được xem là một trong những văn bản hay nhất nói về môi trường?
Hướng dẫn học tập.
Học bài, làm BTVN (SGK + SBT).
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 30 - Tiết 127: Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ (Tiếp).
Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh: 
Nắm được các loại lỗi viết câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ hặc thể hiện sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận trong câu.
Biết tự phát hiện các lôĩ đã học và chữa các lỗi đó.
Chuẩn bị.
Giáo viên:
Học sinh:
C. Tiến trình dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động.
ổn định tổ chức.
Sĩ số.
Kiểm tra bài cũ:
Làm bài tập về nhà.
Hoạt động 2: Bài mới.
Giới thiệu bài.
a. Mỗi khi đi qua cầu Long Biên. 
b. Bằng óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng 6 tháng.
c. Hia hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ta thấy dượng Hương Thư 
I. Bài học.
1. Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
Mỗi  tôi đều say sưa ngắm nhìn màu xanh của bãi mía, bãi dâu, bãi ngô.
ð Bằng  Những người công nhân đã xây dựng xong một ngôi trường khang trang.
2. Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu.
ð Ta thấy dượng Hương Thư hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
ð Quan hệ giữa chủ ngữ - vị ngữ về mặt ngữ nghĩa không hợp lí.
ð Quan hệ giữa thanh niên và và bóng đá không thể là quan hệ chung riêng.
ð Quan hệ giữa trạng ngữ và chủ ngữ là không hợp lí.

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 6.doc