Giáo án bồi dưỡng môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2009-2010

Giáo án bồi dưỡng môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2009-2010

A) Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

 - Hệ thống hóa toàn bộ kiến thức về văn tự sự đã học ở Tiểu học và lớp 6.

2. Kĩ năng:

 - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng ghi nhớ kiến thức theo hệ thống.

 - Tích hợp với các văn bản sẽ học ở Ngữ văn 6.

3. Thái độ:

 - Nghiêm túc tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài.

B . Chuẩn bị của GV- HS:

1. Giáo viên:

 - Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ, bút dạ, thước dài.

2.Học sinh:

 - Vở ghi, SGK, vở bài tập, đồ dùng học tập.

C. Tiến trình lên lớp.

 Hoạt động 1: Khởi động.

 - Ổn định tổ chức lớp.

 - Kiểm tra bài cũ:

Phần 1- Lý thuyết.

 1- Tự sự là phương thức chủ yếu để thông báo sự việc, tìm hiểu về sự vật nhằm đáp ứng nhu cầu muốn hiểu biết về một điều gì đó của con người,

2- Tự sự có ý nghĩa : giúp ta tìm hiểu con người, giải thích sự việc, bày tỏ thái độ khen chê

Đặc điểm của tự sự : giúp ta tìm hiểu điều mình muốn biết bằng phương thức kể lại một chuỗi sự việc có quan hệ với nhau, trong đó sự việc này dẫn đến sự việc kia cho đến khi kết thúc, tạo thành một câu chuyện, thể hiện một ý nghĩa.

3- Sự việc trong văn tự sự .

a) Sự việc trong văn tự sự được chọn lọc, sắp xếp theo chuỗi, có sự việc khởi đầu , sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc.

b) Sự việc trong văn tự sự phải được kể cụ thể : do ai làm, việc xảy ra ở đâu, lúc nào, nguyên nhân, diễn biến, kết quả.

c) Sự việc trong văn tự sự được lựa chọn phù hợp với chủ đề, thái độ của người kể.

4- Nhân vật trong văn tự sự :

a) Nhân vật trong văn tự sự là người được nói tới trong truyện và đồng thời là người thực hiện các sự việc.

b) Nhân vật trong văn tự sự được kể và miêu tả cụ thể :

- Có tên gọi.

- Có lai lịch.

- Có những nét chính về phẩm chất và tài năng.

- Có thái độ, tình cảm, hành động.

5- Chủ đề của bài văn tự sự là vấn đề chủ yếu toát ra từ văn bản.

6- Dàn bài của bài văn tự sự gồm 3 phần :

 - Mở bài : giới thiệu chung về sự vật và sự việc.

 - Thân bài : kể diễn biến của sự việc.

 - Kết bài : kể kết cục của sự việc.

 

doc 25 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 455Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bồi dưỡng môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 22/10/2009
 Ngày dạy : 1/11/2009.
 Buổi 1 :
Chủ đề : Từ tiếng Việt.
A. Mục tiêu chung.
 Qua các tiết học của chuyên đề giúp học sinh nắm được:
 - Ôn tập củng cố những kiến thức và kĩ năng về từ Tiếng Việt 
 - Vận dụng kiến thưc về từ loại vào quá trình giao tiếp.	
 - Tích hợp với phân môn văn và làm văn.
B. Tiến trình lên lớp.
Phần 1 : Lý thuyết :
1- Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
 Trong tiếng Việt, có những đơn vị nhỏ hơn từ nhưng không dùng để đặt câu , đó là tiếng.Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ.
 Trong tiếng Việt, có những đơn vị dùng để tạo câu lớn hơn từ, đó là những cụm từ làm thành phần câu.
2- Từ đơn và từ phức :
 - Từ do một tiếng tạo thành gọi là từ đơn
 - Từ do hai tiếng trở lên tạo thành gọi là từ phức
 + Từ phức do các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa tạo thành là từ ghép
 ( ghép nghĩa )
 + Từ phức do các tiếng có quan hệ với nhau về âm tạo thành là từ láy ( láy âm )
 Từ tiếng Việt
Từ đơn
Từ phức
 Từ ghép Từ láy
3- Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ) được biểu thị trong hình thức của từ.
 Âm thanh
 Hình thức -> Cấu tạo
 Dấu hiệu ngữ pháp
Từ 
 Nội dung -> Nghĩa
4- Cách giải nghĩa của từ :
 a) Nêu khái niệm được biểu thị trong từ
VD : Kén : chọn lựa kĩ theo những tiêu chuẩn nhất định.
 b) Dùng từ đồng nghĩa , gần nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích
VD : Phi cơ : máy bay.
 Xấu : trái với đẹp.
Phần 2- Bài tập :
1- Xác định tiếng và từ trong đoạn trích sau :
 Thần dạy dân cách trồng trọt , chăn nuôi và cách ăn ở . Xong việc, thần thường về thuỷ cung với mẹ, khi có việc cần, thần mới hiện lên
 ( Con Rồng cháu Tiên ) 
2- Tìm các từ ghép đồng nghĩa với : giống nòi, chăn nuôi.
3- Trong những từ dưới đây, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy ?
 Bao bọc, căn cước, hỏi han, mưa móc, mai một,mải mốt, sắm sửa, của cải, thút thít, tính tình.
4- Trong các cách giải thích sau đây, cách nào phù hợp với nghĩa của từ sính lễ ?
a) Những phép tắc phải theo khi tiếp xúc với người khác, biểu thị sự tôn kính.
b) Vật dâng biếu hay để cúng lễ.
c) Lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới.
5- Tìm các từ đồng nghĩa ( trái nghĩa ) với từ nao núng, mỏi mệt, chán chê.
6- Có thể giải nghĩa các từ trong những nhóm từ sau theo cách nào ?
 - đỏ , vàng, xanh,đen,nâu.
 - mặn ,ngọt, đắng , cay, chua, chát.
Gợi ý :
 Giải nghĩa bằng cách chiếu vật- trực tiếp hay bằng lối nêu tác dụng : màu của lá cây ( xanh ) ; vị của muối ( mặn )
Phần 3- Bài tập về nhà :
Giải nghĩa các từ : hiền dịu, xứng đáng, ròng rã, lềnh bềnh, chán chê.
------------------------------------------------***--------------------------------------
 Ngày soạn : 8/11/2009
Ngày dạy : 15/11/2009
Buổi 2	
Chủ đề : 
Văn tự sự.
A) Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
 - Hệ thống hóa toàn bộ kiến thức về văn tự sự đã học ở Tiểu học và lớp 6.
2. Kĩ năng:
 - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng ghi nhớ kiến thức theo hệ thống.
 - Tích hợp với các văn bản sẽ học ở Ngữ văn 6.
3. Thái độ:
 - Nghiêm túc tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài.
B . Chuẩn bị của GV- HS:
1. Giáo viên:
 - Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ, bút dạ, thước dài.
2.Học sinh:
 - Vở ghi, SGK, vở bài tập, đồ dùng học tập.
C. Tiến trình lên lớp.
 Hoạt động 1: Khởi động.
 - ổn định tổ chức lớp.
 - Kiểm tra bài cũ:
Phần 1- Lý thuyết.
 1- Tự sự là phương thức chủ yếu để thông báo sự việc, tìm hiểu về sự vật nhằm đáp ứng nhu cầu muốn hiểu biết về một điều gì đó của con người,
2- Tự sự có ý nghĩa : giúp ta tìm hiểu con người, giải thích sự việc, bày tỏ thái độ khen chê
Đặc điểm của tự sự : giúp ta tìm hiểu điều mình muốn biết bằng phương thức kể lại một chuỗi sự việc có quan hệ với nhau, trong đó sự việc này dẫn đến sự việc kia cho đến khi kết thúc, tạo thành một câu chuyện, thể hiện một ý nghĩa.
3- Sự việc trong văn tự sự .
a) Sự việc trong văn tự sự được chọn lọc, sắp xếp theo chuỗi, có sự việc khởi đầu , sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc.
b) Sự việc trong văn tự sự phải được kể cụ thể : do ai làm, việc xảy ra ở đâu, lúc nào, nguyên nhân, diễn biến, kết quả.
c) Sự việc trong văn tự sự được lựa chọn phù hợp với chủ đề, thái độ của người kể.
4- Nhân vật trong văn tự sự : 
a) Nhân vật trong văn tự sự là người được nói tới trong truyện và đồng thời là người thực hiện các sự việc.
b) Nhân vật trong văn tự sự được kể và miêu tả cụ thể :
- Có tên gọi.
- Có lai lịch.
- Có những nét chính về phẩm chất và tài năng.
- Có thái độ, tình cảm, hành động.
5- Chủ đề của bài văn tự sự là vấn đề chủ yếu toát ra từ văn bản.
6- Dàn bài của bài văn tự sự gồm 3 phần :
 - Mở bài : giới thiệu chung về sự vật và sự việc.
 - Thân bài : kể diễn biến của sự việc.
 - Kết bài : kể kết cục của sự việc.
Phần 2- Luyện tập.
1- Một bạn định sắp xếp chuỗi sự việc cho truyện “ Con Rồng cháu Tiên “ nh sau :
 Âu Cơ thuộc dòng Tiên, Lạc Long Quân thuộc nòi Rồng -> thành vợ thành chồng, đẻ ra một bọc trăm trứng nở trăm con -> gặp nhau -> một thời gian sau chia tay nhau, chia con đi cai quản các nơi -> mở ra thời đại Hùng Vương -> lập ra nước Văn Lang -> nguồn gốc dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên.
 Em hãy sắp xếp lại cho mạch truyện diễn biến một cách hợp lý hơn.
2- Cũng với cách làm như trên , hãy chọn và sắp xếp chuỗi sự việc cho truyện Bánh chưng, bánh giầy rồi phát biểu ý nghĩa của truyện.
 Gợi ý : Hùng Vương mở cuộc thi tài nhân lễ Tiên vương để chọn người truyền ngôi 
-> Lang Liêu vốn làm ruộng nên rất lúng túng -> thần báo mộng bày cách làm bánh -> bánh của Lang Liêu được chọn -> từ đó có tục làm bánh chưng bánh giầy ngày Tết.
3- Em hoặc bạn em đã bao giờ nói chuyện riêng hay làm mất trật tự khi thầy cô giáo giảng bài hoặc quay cóp khi làm bài kiểm tra hoặc mắc những lỗi lầm tương tự ? Hãy kể lại chuyện đáng trách ấy ( 10 – 15 dòng )
Chú ý : khi kể phải có một chuỗi sự việc , sự việc này dẫn đến sự việc kia,cuối cùng tạo nên kết thúc, toát lên ý nghĩa của câu chuyện.
Làm rõ những lý do dẫn đến lỗi lầm.
Qua câu chuyện, cần bày tỏ được thái độ hiện nay của mình đối với lỗi lầm đó.
4- Liệt kê các sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc diễn biến, sự việc cao trào và sự việc kết thúc.
Gợi ý : các sự việc :
 1- Vua Hùng kén rể.
 2- Hai thần đến cầu hôn đều tài giỏi.
 3- Vua Hùng ra điều kiện chọn rể.
 4- Sơn Tinh đến trước ,được vợ.
 5- Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ, tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh. Trận đánh diễn ra ác liệt kéo dài hàng tháng trời, cuối cùng Thuỷ Tinh thua, phải rút về.
 6- Thành nỗi oán thù.
 7- Hằng năm Thuỷ Tinh đều dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua.
 Sự việc khởi đầu : 1 ; sự việc diễn biến : 3 ; sự việc cao trào : 5 ; sự việc kết thúc : 7.
5- Vì sao có thể khẳng định Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là những nhân vật chính ?
 Gợi ý : được nói tới nhiều nhất, giữ vai trò hoạt động chủ yếu( làm các việc chính ) trong diễn biến của cốt truyện .
6- Xác định dàn bài của truyện Sự tích Hồ Gươm.
 Gợi ý : 
Mở bài : nghĩa quân Lam Sơn phất cờ đứng lên chống lại giặc Minh bạo
 ngược, nhưng buổi đầu thế lực còn yếu, họ thường bị thua. Thấy vậy đức Long Quân quyết định trao gươm thần cho chủ tướng Lê Lợi.
Thân bài : + Ngài kín đáo gửi lưỡi gươm cho Lê Thận.
 + Lê Lợi tìm được chuôi gươm.
 + Chuôi gươm và lưỡi gươm tra vào nhau thì vừa như in.
 + Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đó.
 + Giặc tan, đất nước trở lại thanh bình.
 + Nhà vua bơi thuyền dạo chơi trên hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng đòi lại gươm.
 - Kết bài : Từ đó hồ Tả Vọng có tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.
Phần 3 : Bài tập về nhà :
 Liệt kê các sự việc trong truyện Thánh Gióng và chỉ rõ : thời gian, địa điểm, nguyên nhân, diễn biến và kết quả.
------------------------------------------***-------------------------------------------
Ngày soạn : 20/11/2009
Ngày dạy : 25/11/2009 
Buổi 3
Chủ đề : Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
Mục tiêu cần đạt :
Kiến thức
- Thế nào là nghĩa của từ ?	
- Một số cách giải thích nghĩa của từ.
- Khái niệm từ nhiều nghĩa.
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.
2. Kĩ năng:
 Luyện kĩ năng : nhận biết từ nhiều nghĩa, phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, giải thích hiện tượng chuyển nghĩa
Thái độ : Thấy được giá trị tu từ của các từ nhiều nghĩa 
B. Chuẩn bị của GV- HS:
1. Giáo viên:
 - Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ, bút dạ, thước dài.
2.Học sinh:	
 - Vở ghi, SGK, vở bài tập, đồ dùng học tập.
C. Tiến trình lên lớp.
 Hoạt động 1: Khởi động.
 - ổn định tổ chức lớp.
 - Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là văn tự sự ? cho ví dụ?
Phần 1 – Lý thuyết:
1- Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
Vd : từ một nghĩa : toán học , ô xy
 Từ nhiều nghĩa : lưng. ( cụ già lưng còng
 Nhà quay lưng ra hồ.) 
Từ nhiều nghĩa là hiện tượng thêm nghĩa mới cho từ có sẵn, mà không phải tạo thêm từ mới, nhằm đáp ứng nhu cầu biểu thị những khái niệm mới,gọi tên những sự vật mới mà con người nhận thức được vào tiếng nói.
2- Hiện tượng thêm nghĩa mới, thay đổi nghĩa cho từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa là hiện tượng chuyển nghĩa . Nghĩa ban đầu của từ làm cơ sở hình thành các nghĩa khác, gọi là nghĩa gốc. Các nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc gọi là nghĩa chuyển.
3- Chữa lỗi dùng từ : Nguyên nhân dung từ sai :
a) Lặp từ . 
b) Lẫn lộn các từ gần âm.
c) Dùng từ không đúng nghĩa.
4- Phân loại từ theo nguồn gốc :
a) Từ thuần Việt .
b) Từ mợn : - mượn tiếng Hán.
 - mượn các ngôn ngữ khác ( Pháp, Anh , Nga)
Phần 2 – Luyện tập:
1- Tìm nghĩa gốc và nghĩa chuyển của các từ : Mặt, mũi, đầu.
2- Giải thích nghĩa của các từ đánh trong các ví dụ sau :
a) Hồi ấy ở Thanh Hoá có một người đánh cá tên là Lê Thận.
 ( Sự tích Hồ Gơm )
b) Người Âu Lạc đánh tan quân Tần xâm lược .
 ( Lịch sử 6 )
c) Cha đánh trâu cày, con đập đất.
 ( Em bé thông minh. )
3- Chỉ ra những từ dùng sai nghĩa trong các câu sau :
a) Thạch Sanh từ bỏ gốc đa , về sống chung với mẹ con Lý Thông .
b) Thạch Sanh lại cứu Thái tử con vua Thuỷ Tề. Đó là một chàng trai khôi nguyên tinh tú cũng bị chằn tinh nhốt trong cũi sắt . Vua Thuỷ Tề cho chàng cây đàn để đền ơn chàng cứu vớt con mình.
c) Người chiến sĩ cách mạng không bao giờ chịu khuất tất trước kẻ thù mà luôn luôn hiên ngang đến giờ phút cuối cùng của cuộc đời.
4- Trong những cặp từ dưới đây, cặp từ nào là đồng nghĩa, cặp từ nào là gần âm khác nghĩa ?
Thủ tục - Hủ tục
Limh động - Sinh động 
 Nhược điểm - Yếu điểm
 Việt vị - L ... gầm Vật so sánh B dùng thay A.
2- So sánh ẩn dụ và hoán dụ ? Lấy VD ?
Gợi ý :
- Giống : đều dùng tên gọi sự vật, hiện tượng này (B- hiện ) để gọi tên sự vật hiện tượng khác (A- ẩn )nhằm tăng sức gợi hình,gợi cảm.
- Khác : ẩn dụ là dựa trên nét tương đồng về hình thức,về cách thức, về phẩm chất và về cảm giác ( chuyển đổi ) giữa A và B. Hoán dụ là dựa vào quan hệ gần gũi,gắn bó giữa A và B.
3- Lập mô hình cấu tạo của phép so sánh sau đây :
a) Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi kênh rạch càng bủa giăng như mạng nhện.
b) Chẳng hạn như gọi rạch Mái Giầm, vì hai bên bờ rạch mọc toàn những cây mái giầm cọng tròn xốp nhẹ, trên chỉ xoà ra độc một cái lá xanh hình chiéc bơi chèo nhỏ; gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ
c) Dòng sông Năm Căn mênh mông,nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác,cá nước bơi từng đàn đen trũi nhô lê hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
4- Những phép so sánh sau đây thuộc kiểu so sánh nào và có tác dụng như thế nào ?
a) Thuyền rẽ sóng lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp.
b) Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt.
c) Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa hai bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.
d) Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt,quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của dãy Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
e) Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ,tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.
Gợi ý : có hai kiểu so sánh: ngang bằng và không ngang bằng.
phép so sánh có tác dụng miêu tả hình ảnh và gợi cảm xúc mạnh mẽ, sinh động. 
5- Tìm các ẩn dụ trong những ví dụ sau và nêu tác dụng của ẩn dụ :
a) Đấy vàng, đây cũng đồng đen
 Đấy hoa thiên lí, đây sen Tây Hồ.
 ( Ca dao )
b) Chỉ có thuyền mới hiểu
 Biển mênh mông nhường nào
 Chỉ có biển mới biết
 Thuyền đi đâu , về đâu 
 ( Xuân Quỳnh )
c) Dọc theo những con đường mới đắp, vượt qua chiếc cầu gỗ bắc qua con suối, từng tốp nam nữ thanh niên thoăn thoắt gánh lúa về sân phơi. Tiếng cười giòn tan vọng vào vách đá.
 ( Hoàng Hữu Bội )
6- Chỉ ra phép hoán dụ trong các ví dụ dưới đây và xếp vào kiểu hoán dụ thích hợp :
a) Nhớ chân Người bước lên đèo
 Người đi rừng núi trông theo bóng Người
 ( Tố Hữu )
b) Hội làng năm nay to hơn mọi năm. Mới bảnh mắt ông thủ chỉ và mấy tay thủ trống đã có mặt trên sân cỏ bên đầm sen, chuẩn bị cho buổi đấu vật.
 ( Trần Đình Khôi )
c) Khăn thương nhớ ai
 Khăn rơi xuống đất ?
 Khăn thương nhớ ai
 Khăn vắt lên vai ?
 Khăn thương nhớ ai 
 Khăn chùi nước mắt ?
 ( Ca dao )
d) Khi làng dài răng đã tề tựu đông đủ cả rồi, ông Cống mới lên giọng
 ( Đeo nhạc cho mèo )
Phần 3 : Bài tập về nhà :
Phân tích giá trị gợi hình ảnh và cảm xúc của phép ẩn dụ : 
 Nước trong còn ở nguồn xanh
 Trà thơm có đợi chén sành hay không ?
 ( Ca dao )
 Ngày soạn : 14- 8- 2007.
Bài 8: 
 Các kiểu cấu tạo câu.
Phần 1 : Lý thuyết :
1- Câu đơn : câu trần thuật đơn là câu do một cụm C – V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, một sự vật hay nêu một ý kiến .
VD : Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa.
 ( Nguyễn Tuân)
2- Thành phần câu : 
- Thành phần chính của câu là những thành phần phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và nội dung ý nghĩa trọn vẹn.
- Thành phần khác trong câu không bắt buộc có mặt gọi là thành phần phụ.
3- Chủ ngữ :
- Là một trong hai thành phần chính của câu nêu sự vật, hành động, đặc điểm ,trạng thái được miêu tả ở vị ngữ.
- Thường do danh từ, đại từ, cụm danh từ tạo thành . Động từ, tính từ, cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ trong một số trường hợp nhất định.
- Câu có thể có một hay nhiều chủ ngữ.
- Cách đặt câu hỏi tìm chủ ngữ : Ai ? Con gì ? Cái gì ?
4- Vị ngữ :
- Là một trong hai thành phần chính của câu miêu tả hành động ,trạng thái, đặc điểm,tính chấthoặc nêu ý kiến về chủ ngữ.
- Thường do động từ, tính từ, danh từ ,cụm động từ, cụm tính từ, cụm danh từ tạo thành.
- Câu có thể có một hay nhiều vị ngữ.
- Cách đặt câu hỏi tìm vị ngữ : Làm gì ? Làm sao ? Như thế nào ? Là gì ?
5- Câu trần thụât đơn có từ “ là “ :
-Vị ngữ biểu thị ý khẳng định do kết hợp : là + danh từ ( hay cụm danh từ ), là + động từ ( hay cụm động từ ), là + tính từ ( hay cụm tính từ ) tạo thành .
- Vị ngữ biểu thị ý phủ định do kết hợp : không phải,( chưa phải, không, chưa ) + là + danh từ , (cụm danh từ, động từ, cụm động từ) tạo thành.
- Một số kiểu câu trần thuật đơn có từ là : Câu định nghĩa, câu giới thiệu, câu miêu tả, câu đánh giá.
6- Câu trần thuật đơn không có từ là :
- Vị ngữ câu trần thuật đơn không có từ là biểu thị ý khẳng định thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành. 
- Trong vị ngữ câu trần thuật đơn không có từ là và biểu thị ý phủ định thì có các từ không , chưa đặt trước động từ, cụm đọng từ, tính từ hoặc cụm tính từ. 
- Câu trần thuật đơn không có từ là có hai loại câu : Câu miêu tả và câu tồn tại .
a) câu miêu tả :
- Câu trần thuật đơn không có từ là dùng miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm của sự vật nêu ở chủ ngữ gọi là câu miêu tả.
- Trong câu miêu tả, chủ ngữ thường đặt trước vị ngữ.
VD : Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm công nghìn việc khác nhau.
 ( Cây tre Việt Nam )
b) Câu tồn tại : 
- Câu trần thuật đơn không có từ là dùng để thông báo về sự xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật nêu ở chủ ngữ gọi là câu tồn tại.
- Trong câu tồn tại, thường chủ ngữ đặt sau vị ngữ.
VD : Dưới bóng tre của ngàn xưa , thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính.
 ( Cây tre Việt Nam )
Phần 2: Luyện tập :
1- Trong những câu sau, câu nào thuộc kiểu câu trần thuật đơn có từ là. Xác định chủ ngữ và vị ngữ của chúng :
a) Bởi lẽ mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là người chị, người em chúng tôi.
 ( Bức thư của thủ lĩnh da đỏ )
b) Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C – V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay nêu một ý kiến.
 ( Ngữ văn 6 )
c) Trong mỗi gia đình nông dân Việt Nam, tre là người nhà, tre khăng khít với đời sống hằng ngày.
 ( Thép Mới )
d) Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
 Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
 ( Trần Đăng Khoa )
e) Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy.
 ( Tạ Duy Anh )
g) Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt. Dế Choắt là tên tôi đã đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng thế.
 ( Tô Hoài )
Lưu ý : câu chứa từ “ là “ không phải bao giờ cũng là câu trần thuật đơn. Trong câu trần thuật đơn, từ “ là “ phải là một bộ phận của vị ngữ.
2- Xác định câu miêu tả và câu tồn tại trong những ví dụ sau :
a) Đây đó, trên vách động còn rủ xuống những nhánh phong lan xanh biếc. 
 ( Trần Hoàng )
b) Bấy giờ ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần.
 ( Con Rồng cháu Tiên )
c) Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng ,tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư, làng mở hội to lắm.
 ( Thánh Gióng )
d) Hồi ấy ở Thanh Hoá có một người đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ.
 ( Sự tích Hồ Gươm )
e) Cách Bà Rịa khoảng năm trăm cây số về phía đông – nam bờ biển, đã mọc lên một chùm đảo san hô nhiều màu. Đó là quần đảo Trường Sa, mảnh đất xa xôi nhất của Tổ quốc ta.
 ( Hà Đình Cẩn )
g) Trong óc nhà toán học trẻ tuổi loé ra một tia sáng. Anh lặng lẽ trở về phòng mình và vạch một sơ đồ gì đó trên giấy.
 ( Lê Nguyên Long )
Lưu ý : câu trần thuật đơn không có từ “ là” có chủ ngữ - vị ngữ là thành phần chính.
3- Xác định chủ ngữ- vj ngữ trong những câu trần thậ đơn không có từ “là” . Biến đổi câu miêu tả thành câu tồn tại hoặc ngược lại :
a) Rừng xa vọng tiếng chim gù
 Ngân nga tiếng suối, vi vu gió ngàn.
 ( Lê Anh Xuân )
b) Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít.
 ( Thiên Lương )
c) Trong nhà ngoài ngõ đâu đâu cũng sực nức mùi cá biển.
 ( Tiếng Việt 4 )
d) Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu . Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào , lê, mận. . ( Nguyễn Phan Hách )
Phần 3 : Bài tập về nhà :
1- Đặt 4 câu, mỗi câu thuộc một kiểu câu trần thuật đơn có từ “ là “ nêu trong bài học.
2- Đặt 2 câu miêu tả và 2 câu tồn tại .
. .
 Ngày soạn : 22-8-2007.
Bài 9 :
 Văn miêu tả.
Phần 1 : Lý thuyết :
1- Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc hình dung được đặc điểm, tính chất , trạng thái nổi bật của một sự vật, hiện tượng, con người, phong cảnh
2- Muốn miêu tả được, trước hết cần phải biết quan sát rồi từ đó nhận xét , tưởng tượng, liên tưởng, so sánh để làm rõ những đặc điểm tiêu biểu của sự vật, con người, phong cảnh.
3- Để làm tốt bài văn miêu tả, cần chú ý :
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét, so sánh, liên tưởng.
- Lựa chọn trình tự miêu tả hợp lý.
- Xác định đúng những đặc điểm tiêu biểu nhất.
Phần 2: Luyện tập :
1- Nếu phải tả cảnh buổi sáng trên quê hương, em sẽ liên tưởng , so sánh như thế nào khi nói đến những hình ảnh sau :
a) Hàng cây.
b) Mặt trời.
c) Núi.
d) Những ngôi nhà.
Gợi ý : 
- Tả cây : dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng lẽ, những bụi lúp xúp , ngào ngạt, xanh thẫm trên các quả đồi quanh làng
- Mặt trời : những tia lửa toả ra ở đằng Đông, đám cháy, đỏ rực những lửa, vầng Thái dương, lừng lững nhô lên., tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn, 
2- Trời đang nắng bỗng đổ mưa rào. Em hãy tả lại cảnh mưa đó.
a) Lập dàn ý cho đề bài trên.
b) Viết đoạn văn diễn đạt một ý của phần thân bài.
Gợi ý :
- Mở bài : Giới thiệu hoàn cảnh và thời gian đổ mưa.
- Thân bài : Tả cảnh cơn mưa rào mùa hạ :
 + Lúc sắp mưa : mây đen ùn ùn, mọi người vội vã
 + Lúc bắt đầu mưa : hạt to và thưa
 + Lúc mưa to : ào ào như trút, sấm chớp
 + Lúc mưa tạnh : nhỏ dần, thưa , ngừng, mọi người tiếp tục công việc
- Kết bài : Nêu cảm nghĩ của em.
3- Em đã từng học về Thánh Gióng. Hãy tả lại người anh hùng này theo trí tưởng tượng của em.
Phần 3 : Bài tập về nhà :
Dựa vào bài thơ “Lượm “ của Tố Hữu, tả lại hình ảnh chú bé Lượm theo trí tưởng tượng của em. 
. .
 Ngày soạn : 25-8-2007.
Bài 10 : 
 Ôn tập về dấu câu.
Phần 1 : Lý thuyết :

Tài liệu đính kèm:

  • docGA boi duong Ngu Van 6 chuan.doc