Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 9 đến tiết 16

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 9 đến tiết 16

Tiết 9 - Văn bản : SƠN TINH, THUỶ TINH

 < truyền="" thuyết="">

 A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: HS hiểu truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở châu thổ Bắc Bộ, thuở các vua Hùng dựng nước và khát vọng của người Việt trong việc giải thích và chế ngự thiên nhiên, lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình.

2. Kỹ năng: Nắm được các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo.

3. Thái độ: Tự hào về truyền thống dân tộc thời các vua Hùng. Kể lại được câu chuyện.

B. Chuẩn bị:

- SGK, SGV, bài soạn, TLTK, tranh ảnh, phiếu học tập.

C. Phương pháp

- Dạy văn học dân gian.

- Kỹ thuật: Đọc tích cực, động não, hỏi- trả lời.

 D. Tiến trình bài dạy:

1- Ổn định tổ chức (1)

2- Kiểm tra bài cũ (5)

? Kể ngắn gọn truyện Thánh Gióng? Hình tượng Thánh Gióng có ý nghĩa gì?

3- Bài mới

* Giới thiệu bài: Nhân dân MB và MTrung nước ta hầu như năm nào cũng phải đối mặt mưa bão, lũ lụt hung dữ. Để tồn tại, nhân dân ta đã trường kỳ chiến đấu và trừng trị giặc nước. Điều đó đã được thần thánh hoá trong truyền thuyết STTT. Nhà thơ Huy Cận trong bài thơ “Gà gáy trên cánh đồng Ba Vì được mùa” cũng đã nhắc lại truyền thuyết này thật khéo léo:

 “Núi Tản như con gà cổ đại

 Khổng lồ, mào đỏ thắp bình minh

 Mênh mông gọi nắng cho mùa chín

 Từ buổi Sơn Tinh thắng Thuỷ Tinh.”

 

doc 23 trang Người đăng thu10 Lượt xem 516Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 9 đến tiết 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:	
Dạy:	 	 
Tiết 9 - Văn bản : Sơn tinh, thuỷ tinh
 A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: HS hiểu truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở châu thổ Bắc Bộ, thuở các vua Hùng dựng nước và khát vọng của người Việt trong việc giải thích và chế ngự thiên nhiên, lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình.
2. Kỹ năng: Nắm được các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo.
3. Thái độ: Tự hào về truyền thống dân tộc thời các vua Hùng. Kể lại được câu chuyện.
B. Chuẩn bị:
- SGK, SGV, bài soạn, TLTK, tranh ảnh, phiếu học tập.
C. Phương pháp
- Dạy văn học dân gian.
- Kỹ thuật: Đọc tích cực, động não, hỏi- trả lời.
 D. Tiến trình bài dạy:
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Kể ngắn gọn truyện Thánh Gióng? Hình tượng Thánh Gióng có ý nghĩa gì?
3- Bài mới
* Giới thiệu bài: Nhân dân MB và MTrung nước ta hầu như năm nào cũng phải đối mặt mưa bão, lũ lụt hung dữ. Để tồn tại, nhân dân ta đã trường kỳ chiến đấu và trừng trị giặc nước. Điều đó đã được thần thánh hoá trong truyền thuyết STTT. Nhà thơ Huy Cận trong bài thơ “Gà gáy trên cánh đồng Ba Vì được mùa” cũng đã nhắc lại truyền thuyết này thật khéo léo:
	“Núi Tản như con gà cổ đại
	 Khổng lồ, mào đỏ thắp bình minh
	 Mênh mông gọi nắng cho mùa chín
	 Từ buổi Sơn Tinh thắng Thuỷ Tinh.”
Công việc của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 (5’)
*Phương pháp: Giới thiệu nêu vấn đề.
*Kỹ thuật: Hỏi- trả lời.
- GV nêu yêu cầu đọc: đoạn đầu, cuối đọc chậm rãi đoạn giữa kể về cuộc giao tranh đọc nhanh, gấp
- Giải thích các từ khó (1,3,4)
*Kỹ thuật: Đọc tích cực.
?) Nhân dân xưa đã kể lại truyện theo trình tự ntn?
- Trình tự thời gian, với những địa điểm và n/ vật cụ thể.
?) Đây là phương thức biểu đạt nào?
- Phương thức tự sự
?) Truyện gắn với thời đại nào trong lịch sử dân tộc?
- Thời vua Hùng: gắn công việc trị thuỷ với việc mở nước, dựng nước đầu tiên của người Việt cổ.
I. Giới thiệu chung.
1. Khái niệm thể loại:
- Truyền thuyết (SGK).
2. Tác phẩm.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Đọc - chú thích
a) Đọc- kể.
b) Chú thích.
2. Kết cấu: 2 phần
Hoạt động 2( 10’)
*Phương pháp: Nêu vấn đề.
*Kỹ thuật: Động não, đọc tích cực.
?) Truyện có thể chia thành mấy đoạn? Nội dung?
- 3 đoạn: Từ đầu -> một đôi: giới thiệu n/v ST, TT
 Tiếp -> rút quân: Cuộc giao tranh quyết liệt
 Còn lại: kết quả giao tranh (ý nghĩa truyện)
* Yêu cầu 1: Gọi HS đọc đoạn 1
?) Đoạn 1 nhắc đến những n/vật nào? Ai là n/vật chính?
- 4 n/vật: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, vua Hùng, Mị Nương
- ST, TT được nhắc đến nhiều nhất -> là n/vật chính.
* Yêu cầu 2: ?) SS, TT được gthiệu ntn? Nhận xét của em về 2 n/vật?
- Có tài lạ: vẫy taynúi đồi ->là Sơn Tinh
- Có tài năng: gọi gió -> thần nước Thuỷ Tinh
- Là chúa chốn vùng cao, chúa vùng nước thẳm.
* Yêu cầu 3: ?) Nhận xét về cách giới thiệu n/ vật?
- Giới thiệu không trực tiếp-> từ gthiệu Hùng Vương -> Mị Nương
- Nêu lí do để giới thiệu nhân vật
?) Lí do ấy là gì?
- Kén chồng xứng đáng cho Mị Nương
?) Em hiểu “kén” nghĩa là gì?
- Chọn lựa -> kén chồng: chọn người tài, xứng đôi
* Yêu cầu 4: ?) Trước 2 vị thần, vua cha đã đưa ra điều kiện gì? Hãy tìm những chi tiết tưởng tượng kỳ lạ trong đoạn truyện?
- GV đưa bảng phụ: ghi sính lễ
- Chi tiết:
Sơn Tinh
Thuỷ Tinh
Vẫy tay -> núi đồi
=> chúa vùng non cao
Hô mưa, gọi gió
=> chúa vùng nước thẳm
- Lễ vật là những thứ khó tìm
* Yêu cầu 5: ?) Có ý kiến cho rằng: việc đưa ra lễ vật chứng tỏ vua Hùng đã ngầm chọn ST. Theo em có đúng ko? Vì sao?
- Đúng. -> Sản vật ở rừng mới có
?) Kết quả ntn?- ST đến trước, lấy được Mị Nương
* GV: TT đến sau ko lấy được Mị Nương, điều gì đã xảy ra?
*Yêu cầu 6: HS nêu ý chính của đoạn 2, quan sát trên H32
?) Bức tranh miêu tả cảnh gì?
- Cảnh ST và TT đang đánh nhau.
?) Hãy mô tả lại bức tranh bằng ngôn ngữ?
Vẽ TT hung hãn, giận dữ đang cầm lao để đánh ST
Còn ST: bình tĩnh, tự tin bê tảng đá to để trừng trị TT
?) Đoạn này đã sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng?
- Quan hệ tăng tiến: Bao nhiêubấy nhiêu -> thể hiện ý chí quật cường của ST quyết tâm bảo vệ hạnh phúc gia đình, cuộc sống nhân dân
* Yêu cầu 7: ?) ý nghĩa tượng trưng của 2 n/ vật ST, TT là gì?
- TT: tượng trưng cho mưa bão, lũ lụt, thiên tai uy hiếp cuộc sống của con người
- ST: tượng trưng cho khát vọng và khả năng khắc phục thiên tai của nhân dân thời xưa( đắp đê chống lụt)
?) Nhận xét về cuộc giao tranh và kết quả?
- Quyết liệt, ST thắng, TT thua.
?) Việc Sơn Tinh thắng có ý nghĩa gì?
* Yêu cầu 8: ?) Đoạn cuối khẳng định: “từ đó” Vậy “từ đó” là từ bao giờ?
- Sau cuộc giao tranh.
?) Đoạn này nhắc nhở người đời làm gì?
- Hiện tượng mưa bão hàng năm( GV liên hệ nạn phá rừng.)
3. Phân tích văn bản
a) Giới thiệu nhân vật Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
- Sơn Tinh là chúa vùng non cao.Thuỷ Tinh là chúa vùng nước thẳm
- Cả 2 vị thần đều có tài cao, phép lạ.
b) Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh (8’)
- Cuộc giao tranh diễn ra quyết liệt
c) Kết quả: Sơn Tinh thắng
Hoạt động 3
?) Theo em câu chuyện có ý nghĩa ntn?
- Ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng
- Xây dựng hình tượng kì ảo mang tính tượng trưng, khái quá -> thể hiện sức mạnh của người Việt cổ
GV: Đây chính là nội dung phần Ghi nhớ(34) 
4. Tổng kết
a) Nội dung
b) Nghệ thuật: Chi tiết hoang đường kỳ ảo.
c) Ghi nhớ: sgk
Hoạt động 4
HS đọc thêm
BT2. 
Gợi ý: - nạn phá rừng ->nghiêm cấm Là chủ trương
 - đê điều -> cải cách kịp thời, đúng
 - rừng -> trồng thêm đắn
4. Luyện tập
1.Bài tập 2(34)
2. Bài tập 3(34)
- Truyện dân gian liên quan đến các thời đại vua Hùng: Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Mị Châu Trọng Thuỷ
3. Bài 1 (SBT-15)
- Câu b, c: đúng
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Tập kể tóm tắt, đọc diễn cảm câu chuyện
- Phát biểu cảm nghĩ về 2 n/vật : Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
- Chuẩn bị: Sự tích Hồ Gươm: trả lời, chia đoạn, xác định nội dung.
E. Rút kinh nghiệm:
_____________
Soạn:	
Dạy:	
 Tiết 10: Nghĩa của từ 
 A. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS nắm được thế nào là ý nghĩa của từ, một số cách giải thích nghĩa của từ 
2. Kỹ năng: Học sinh có kĩ năng giải thích nghĩa của từ 
3. Thái độ: Có ý thức khi dùng từ khi nói, viết 
B. Chuẩn bị:
- SGK, SGV, TLTK.
- Bảng phụ, phấn màu.
C. Phương pháp- Kỹ thuật:
- Phương pháp: quy nạp.
- Kỹ thuật: Động não, đặt câu hỏi
D. Tiến trình bài dạy:
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Thế nào là từ mượn ? Từ thuần việt ? Khi mượn từ cần lưu ý gì ? Đặt 1 câu có từ mượn 
3- Bài mới
Công việc của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 (15’)
*Phương pháp: Quy nạp.
*Kỹ thuật: Động não, đặt câu hỏi.
* HS đọc 3 từ có chú thích (35)
?) Nếu lấy dấu (:) làm chuần thì các chú thích trên gồm mấy bộ phận ? Đó là những bộ phận nào ? 
- 2 bộ phận : - Từ in đậm : là bộ phận cần giải thích 
 - Sau dấu (:) là nội dung giải thích nghĩa của từ in đậm -> nghĩa của từ 
- HS đọc phần giải nghĩa từ “tập quán” 
?) Trong 2 câu sau (bảng phụ) từ “tập quán” và “thói quen” có thể thay thế cho nhau được không ? Tại sao ? . a) Ngưòi Việt có tập quán ăn trầu. 
 b) Bạn A có thói quen ăn quà vặt. 
- Câu a : có thể dùng cả 2 từ 
- Câu b : không thể thay thế vì “tập quán có nghĩa rộng hơn 
* GV : Khi dùng từ phải thận trọng, dùng sát nghĩa với hoàn cảnh.
?) Quan sát mô hình sgk (35) và cho biết nghĩa của từ úng với phần nào ?
- ứng với phần nội dung. 
?) Qua các VD trên em hiểu như thế nào về nghĩa của từ ?
- 2 HS phát biểu -> GV chốt. 
- 1 HS đọc ghi nhớ 2 (35)
* GV: Nội dung sự vật (danh từ), tính chất (tính từ), hoạt động (động từ), quan hệ (quan hệ từ)  mà sau này chúng ta sẽ học
Hoạt động 2:(8 ph) GV treo bảng phụ : 3 từ lẫm liệt, hùng dũng , oai nghiêm có thể thay thế cho nhau không? Vì sao ? 
Tư thế lẫm liệt của người anh hùng. 
------- hùng dũng --------------------.
------- vai nghiêm -------------------.
- HS đọc và trả lời -> GV chốt : có thể thay thế được vì chúng không làm cho nội dung thông báo và sắc thái ý nghĩa thay đổi -> là từ đồng nghĩa 
?) Theo em từ “lẫm liệt” được giải nghĩa như thế nào?
- giải nghĩa bằng các từ đồng nghĩa
?) Tìm các từ trái nghĩa với: cao thượng , sáng sủa ? 
- Cao thượng > < nhỏ nhen, ti tiện, đê hèn, hèn hạ .
- Sáng sủa > < tối tăm, hắc ám, u ám 
* GV : Các từ còn có thể giải nghĩa bằng các từ trái nghĩa 
?) Đọc phần chú thích từ “tập quán” và cho biết từ được giải nghĩa bằng cách nào ?
- Giải nghĩa bằng khái niệm mà từ biểu thị 
* GV : Đây chính là nội dung ghi nhớ 2(35)
A - Lý thuyết 
I- Nghĩa của từ là gì ?
1. Khảo sát – PT ngữ liệu 
2. Ghi nhớ 1: sgk (35)
II. Cách giải thích nghĩa của từ 
1. Khảo sát – PT ngữ liệu
2 Ghi nhớ 2: sgk(35)
Hoạt động 3 (13’)
*Kỹ thuật: Giao nhiệm vụ.
HS nghiên cứu bài tập -> trả lời miệng 
* GV treo bảng phụ : HS lên điền 
- Điền các từ : đề bạt, đề cử, đề xuất, đề đạt cho phù hợp với :
a - . trình bày ý kiến và nguyện vọng lên cấp trên 
b - .. cử ai đó có chức vụ cao hơn 
c - ... giới thiệu ra để lựa chọn và bầu cử 
d -  đưa vấn đề ra để xem xét, giải quyết 
HS trả lời miệng -> Nhận xét 
HS tập đặt câu với một từ -> Nhận xét
B - Luyện tập
Bài 3 (36)
Trung bình 
trung gian 
trung niên 
Bài tập thêm 
đề xuất 
đề bạt 
đề cử 
đề đạt
Bài 2 (36)
học tập 
học lỏm 
học hỏi 
học hành
Bài tập: 4,5,6 (Làm ở nhà)
4. Củng cố (3’) : Hệ thống hoá kiến thức cả bài 
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Học và làm bài tập 1 (36), bài tập 7tr17sbt
- Chuẩn bị bài: sự việc và nhân vật
E. Rút kinh nghiệm 
--------------------------------------------------------------------------
Soạn:	 
 Giảng
Tiết 11 - 12: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được 2 yếu tố then chốt của tự sự và sự vật và nhân vật. Hiểu được ý nghĩa của 2 yếu tố này : Sự vật có quan hệ với nhau và với nhân vật, chủ đề tác phẩm. Sự vật luôn gắn với tên, đặc điểm, nhân vật, diễn biến, nguyên nhân, kết quả. Nhân vật là người làm ra sự vật, hành động, vừa là người được nói tới. ( quan hệ giữa người - sự vật).
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận diện, phân loại nhân vật, tìm hiểu, xâu chuỗi các sự vật.
3. Thái độ: có ý thức trong việc học văn tự sự.
B. Chuẩn bị:
- SGK, SGV, TLTK.
- Bảng phụ, phấn màu.
C. Phương pháp- Kỹ thuật:
- Phương pháp quy nạp
-Kĩ thuật :Giao nhiệm vụ,khăn trải bàn
D. Tiến trình bài dạy
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Cho biết ý nghĩa và đặc điểm chung của văn tự sự ? Các truyền thuyết em vừa học có phải là văn bản tự sự không ? Vì sao ?
3- Bài mới 
a - Giới thiệu bài : Ta đã biết trong văn bản tự sự bây giờ cũ ... 
III ) Luyện tập 
Hoạt động 4(10’)
+PP : Củng cố khắc sâu kiến thức
+ KT : Khăn trái bàn 
* Y/cầu 1: HS đọc BT2 và chỉ ra yêu cầu
- Nếu Lê Lợi nhận được chuôi gươm và lưỡi gươm một lúc thì không thể hiện được tính toàn dân, tinh thần đoàn kết, sức mạnh của nhân dân.
* Y/cầu 2: HS đọc BT3 và chỉ ra yêu cầu
- Việc trả gươm ở hồ Tả Vọng của kinh thành Thăng Long mới thể hiện được tinh thần yêu hoà bình. Tinh thần cảnh giác của cả nước, mở ra một thời kỳ lao động dựng xây đất nước.
* Y/cầu 3: HS đọc BT4 và chỉ ra yêu cầu
- HS trả lời -> HS nhận xét -> GV chốt
1. BT 2 (43)
2. BT 3 (43)
3. BT 4 (43)
4. Củng cố: Câu hỏi SGK
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Học bài, tập kể chuyện, làm bài tập 1, 3 ( 20- SBT )
- Chuẩn bị bài : Thạch Sanh
E. Rút kinh nghiệm
Soạn:	
Giảng:	 
Tiết 14: Chủ đề và dàn bài của văn tự sự
 A. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự, mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề
2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng tìm chủ đề, làm dàn bài trước khi viết bài
	 - Tập viết mở bài cho bài tự sự
3. Thái độ: có ý thức trong việc học, xác định chủ đề, dàn bài văn tự sự.
B. Chuẩn bị
- SGK, SGV, TLTK.
- Bảng phụ, phấn màu.
C. Phương pháp- Kỹ thuật:
- Phương pháp quy nạp ,diễn dịch
- KT : Khăn trái bàn ,Hỏi trả lời 
D. Tiến trình bài dạy 
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Em hiểu ntn về sự việc và nhân vật trong văn tự sự?
3- Bài mới 
* *GV giới thiệu dẫn vào bài. 
Muốn hiểu ngọn ngành một văn bản tự sự, người đọc phải nắm được chủ đề và bố cục( hay dàn ý) của văn bản đó. Vậy chủ đề là gì? Dàn bài là gì, làm thế nào đề xây dựng được chủ đề và dàn ý bài tự sự ?... 
Hoạt động 1 (18’)
* Phương pháp :Qui nạp ,diễn dịch
+ KT : Hỏi trả lời 
* Yêu cầu 1: Gọi 1 HS đọc bài
?) Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi đã nói lên phẩm chất gì cảu người thầy thuốc?
- Tấm lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh
?) Câu chuyện ca ngợi ai? Về vấn đề gi?
- Lòng thương yêu con người của Tuệ Tĩnh: ai nguy hiểm hơn thì lo chữa trị trước không màng trẻ con.
?) Đây có phải là vấn đề chính, ý chính mà người kể muốn thể hiện không?
- Có -> đây là chủ đề của văn bản.
?) Vậy em hiểu ntn là chủ đề?
- 2 HS phát biểu -> GV chốt -> ghi
* Yêu cầu 2: ?) Chủ đề bài văn được thể hiện chủ yếu ở những lời nào?
- “Hết lòng yêu thương, cứu giúp người bệnh”
- “ Người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn..”
* GV: Đây chính là cách thể hiện chủ đề qua việc làm.
* Yêu cầu 3: ?) Trong 3 tên truyện đã cho tên nào phù hợp? Lý do?
- Cả 3 tên đều thích hợp
- Nhan đề 1: nhắc tới 3 nhân vật chính của truyện
- Nhan đề 2: Khái quát phẩm chất của Tuệ Tĩnh - nhân vật chủ chốt
- Nhan đề 3: Giống (2) nhưng dùng từ Hán Việt
* GV: Nhan đề 2, 3 chỉ chủ đề khá sát còn nhan đề 1: nêu lên tình huống buộc phảI lựa chọn, qua đó thể hiện phẩm chất của Tuệ Tĩnh.
?) Thử đặt tên khác cho truyện?
- Một lòng vì người bệnh
- Ai có bệnh nguy hiểm hơn thì chữa trị cho người đó.
* Yêu cầu 4: ?) Bài văn trên gồm mấy phần? Đặt tên và nêu n/v của mỗi phần?
- 3 phần : MB: Gthiệu chung về nhân vật và sự việc
 TB: Diễn biến của sự việc
 KB: Kết thúc câu chuyện
?) Theo em một bài văn có thể thiếu một phần nào được ko?
- Không -> vì đó là một cấu hình đầy đủ nhất
* Đây chính là dàn ý, dàn bài của một văn bản tự sự
A - Lý thuyết 
I. Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự 
.1. Khảo sát – PT ngữ liệu
- Là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản
Dàn bài: 3 phần
- Mở bài
- Thân bài
- Kết bài
Hoạt động 2(3’)
?) Bài học cần ghi nhớ gì?
- 2 HS trả lời -> GV chốt -> HS đọc ghi nhớ (45)
.2. Ghi nhớ: sgk(45)
Hoạt động 3(15’)
	KT : Chia nhóm
* Y/cầu 1: HS đọc BT1 và chỉ ra yêu cầu
- HS hoạt động nhóm
- Đại diện nhóm trình bày 
->HS nhận xét
-> GV chốt
* Y/cầu 2: HS đọc BT2 và chỉ ra yêu cầu
- HS hoạt động cá nhân
-> HS nhận xét -> GV chốt
* Y/cầu 3: HS đọc và chỉ ra y/cầu
- HS hoạt động cá nhân -> HS phát biểu -> GV chốt
B. Luyện tập: (15’)
1. Bài tập 1(45)
a) Chủ đề: Tố cáo tên cận thần tham lam bằng cách chơI khăm một vố
- Th/hiện: người nông dân xin thưởng 50 roi và chia đều phần thưởng đó
b) Dàn bài:
- MB: câu 1
- TB: Ông ta25 roi
- KB: còn lại
c) So sánh truyện về T2
Tuệ Tĩnh
Phần thưởng
MB: nói rõ chủ đề
KB: có sức gợi -> bất ngờ ở MB
MB: Nêu tình huống
KB: bất ngờ
-> bất ngờ KB
d) Truyện thú vị: sự thông minh, tự tin, hóm hỉnh của người nông dân.
2. Bài tập 2 (46)
a)
STTT
Sự tích Hồ Gươm
- MB: nêu tình huống
- KB: nêu sự việc tiếp diễn
- MB: Nêu tình huống
- KB: nêu sự việc kết thúc
b) Cách MB: -Giới thiệu chủ để
 - Kể tình huống nảy sinh câu chuyện
 Cách KB: - Kể sự việc kết thúc
 - Kể sự việc tiếp tục sang chuyện khác
3. Bài tập 4 ( 31-SBT)
a. Chủ đề thay đổi
b. Truyện không còn ý nghĩa
4. Củng cố: Câu hỏi SGK
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Học bài, chuẩn bị: Tìm hiểu đề và cách làm bài tự sự
- Tập viết một câu chuỵên ngắn gọn về một lần đáng nhớ
E. Rút kinh nghiệm
-----------------------&0&---------------------------
Soạn:
Giảng:
Tiết 15 - 16: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
 A. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự ( các bước và nội dung tìm hiểu đề, lập dàn ý)
2. Kỹ năng: Luyện tập tìm hiểu đề và làm dàn ý để làm hoàn chỉnh một bài văn.
3. Thái độ: có ý thức làm bài tập, tìm hiểu đề, làm bài văn tự sự.
B. Chuẩn bị
- SGK, SGV, TLTK.
- Bảng phụ, phấn màu.
C. Phương pháp _ kĩ thuật
- Phương pháp quy nạp
D. Tiến trình
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Chủ đề là gì? Bài văn tự sự có dàn ý mấy phần? Nhiệm vụ mỗi phần?( có thể thiếu một trong các phần được không? tại sao?)
3- Bài mới 
+ *GV giới thiệu dẫn vào bài. 
Công việc của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1(30’)
* KT : Động não .hỏi trả lời 
* Yêu cầu 1: GV treo bảng phụ có 6 đề văn
- Gọi HS đọc ( 2 HS )
* Yêu cầu 2: ?) Lời văn đề 1 nêu ra những yêu cầu gì? Những chữ nào cho biết?
- Kể chuyện
- Câu chuyện em thích
- Bằng lời văn của em
?) Các đề 3, 4, 5, 6 ko có từ kể thì có phải là tự sự không? vì sao?
- Vẫn là đề tự sự vì vẫn yêu cầu có việc,có chuyện về những ngày thơ ấu, SN
?) Gạch chân các từ trọng tâm trong mỗi đề?
- Câu chuyện em thích (1)
- SN em (4)
- Chuyện người bạn tốt (2)
- Quê đổi mới (5)
- Kỷ niệm ấu thơ (3)
- Em đã lớn (6)
?) Các đề yêu cầu làm nổi bật điều gì?
- Câu chuyện làm em thích (1)
- Những lời nói, việc làm chứng tỏ bạn tốt (2)
- Một câu chuyện kỷ niệm em không quên (3)
- Sv, tâm trạng của em trong ngày sinh nhật (4)
- Sự đổi mới cụ thể ở quê (5)
- Những biểu hiện về sự lớn lên mọi mặt của em (6)
* Yêu cầu 3: ?) Các đề trên có đề nào nghiêng về kể việc? Kể người? Tường thuật?
- Kể người: Đề 2, 6
- Kể việc + tường thuật: 3, 4, 5
?) Theo em, tìm hiểu đề là gì?
- 2 HS phát biểu -> GV chốt -> ghi
A - Lý thuyết 
I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
.1. Khảo sát – PT ngữ liệu
- Yêu cầu kể người tường thuật sự việc
- Khi tìm hiểu đề: đọc kỹ lời văn -> xđ yêu cầu
2. Ghi nhớ: sgk
Hoạt động 2
* KT : Đặt câu hỏi ,
GV chép đề “ Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em” vào bảng
* Yêu cầu 1: ?) Tìm hiểu đê, lập dàn ý và dàn bài cho câu chuyện? Đề nêu những yêu cầu nào buộc em phải thực hiện?
- Kể câu chuyện em thích
?) Thể hiện yêu cầu ấy như thế nào?
- Kể bằng lời văn của em ( ko sao chép)
* GV: Sau khi tìm hiểu đề phải lập dàn ý. Tức là xác định nội dung sẽ viết trong bài theo yêu cầu của đề.
* Yêu cầu 2: ?) Em chọn chuyện nào? Em thích nhân vật nào, sự việc nào?
- GV gợi ý HS nên chọn Thánh Gióng, STTT
-> HS chọn 1 câu chuyện -> nêu nhân vật, sự việc HS thích (Ví dụ chọn Thánh Gióng)
?) Câu chuyện em chọn có chủ đề như thế nào?
- Thánh Gióng: Đề cao tinh thần sẵn sàng đánh giặc và tinh thần quyết chiến quyết thắng của Thánh Gióng.
?) Chi tiết vết chân lạ và tre đằng ngà có thể bỏ ko?Vì sao?
- Có thể bỏ vì đó là 2 chi tiết tạo nguồn gốc thần linh của nhân vật và chứng tích của Thánh Gióng 
II.Cách làm bài văn tự sự
1. Khảo sát – PT ngữ liệu
Hoạt động 2(15’)
* Yêu cầu 1: ?) Với truyện TG, em dự định mở đầu ntn?( bắt đầu kể từ đâu?)
- Đưa bé nghe sứ giả rao tìm người tài đánh giặc
* GV: MB nên giới thiệu nhân vật “Đời HV thứ sáu, ở làng Gióng có 2 vợ chồng ông lão sinh được một con trai, lên 3 tuổi vẫn ko biết nói Nếu ko truyện ko kể được
* Yêu cầu 2: ?) Truyện có thể kết thúc ở đâu?- Vua nhớ công ơn, phong là Phù Đổng Thiên Vương
* GV: Kể chuyện quan trọng nhất lầ xác định chỗ bắt đầu và chỗ kết thúc
?) Phần TB em sẽ kể những sự việc nào?
- TG bảo vua làm cho ngựa sắt, roi sắt
- TG ăn khoẻ, lớn nhanh
- Có đủ vũ khí, vươn vai cầm roi ra trận
- TG giết giặc - roi gẫy, lấy tre làm vũ khí
- Thắng giặc, TG cởi áo giáp, bay về trời
* Yêu cầu 3: ?) Em hiểu thế nào là viết bằng lời của em?
- Suy nghĩ kỹ, viết ra bằng lời văn của mình, ko sao chép, nếu trích dẫn phải cho vào “ ”
* Yêu cầu 4: ?) Em hãy rút ra kết luận về cách làm bài tự sự?
- 2 HS phát biểu
* Yêu cầu 5: ?) Bài học cần ghi nhớ gì?
- 2 HS phát biểu -> GV chốt -> 1 HS đọc
- Theo các bước:
+ Lập ý: xác định n/vật,sviệc, diễn biến, kết thúc, ý nghĩa
+ Lập dàn ý: sắp xếp các sự việc theo trật tự quy định.
+Viết thành văn: MB+TB + KB
2. Ghi nhớ: sgk(48)
Hoạt động 3 (12’)
* KT : Khăn trải bàn
* Y/cầu 1: HS đọc BT1 và chỉ ra yêu cầu
- HS hoạt động cá nhân
-> HS nhận xét -> GV chốt
* Y/c 2: HS đọc BT2và chỉ ra yêu cầu
- HS hoạt động cá nhân
-> HS nhận xét -> GV chốt
B. Luyện tập
1.Bài 1: Kể lại truyện STTT bằng lời văn của em
- Chủ đề: Cuộc chiến quyết liệt và sự ch/t của Sơn Tinh
- ý chính
- Lập dàn ý
- Lưu ý: chuyện có nhân vật, sự việc, thời gian, địa điểm, nguyên nhân kết quả
2. Bài 2:
“ Tập kể đoạn MB truyện TG bằng lời văn của em”
1) TG là 1 vị anh hùng đánh giặc nổi tiếng trong truyền thuyết. Đã lên 3 mà Gióng vẫn không biết nói
2) Ngày xưa, thời HV thứ sáu tại làng Gióng có 1 chú bé rất lạ. Đã lên 3
3) Ngày xưa giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta, vua sai sứ giả tìm người giỏi đánh giặc. Khi tới làng Gióng, 1 đứa bé lên 3 mà ko biết nóiĐó là TG
4) Người VN ta ai mà ko biết TG. Đó là 1 con người đặc biệt lên 3 mà vẫn ko biết nói
4. Củng cố: Câu hỏi SGK
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Học bài,làm bài tập.
- Viết bài số 1: Em hãy kể lại truyện STTT bằng lời văn của em
- Yêu cầu: - Có 3 phần MB, TB, KB, ko quá 400 chữ
	 - Có nội dung, nhân vật, sự việc, thời gian, đặc điểm, nguyên nhân, kết quả
E. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 3 4.doc