Giáo án bổ trợ môn Toán Lớp 6 - Tuần 16, Tiết 2: Ôn tập học kỳ I - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Tiến Đồng

Giáo án bổ trợ môn Toán Lớp 6 - Tuần 16, Tiết 2: Ôn tập học kỳ I - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Tiến Đồng

A/ Lý thuyết:

1) Viết tập hợp Z các số nguyên.

2) a- Viết số đối của số nguyên a.

 b- Số nguyên nào có số đối là chính nó?

3) Giá trị tuyệt đối của 1 số nguyên a là gì?

4) Phát biểu quy tắc cộng 2 số nguyên (cùng dấu, khác dấu)

5) Đoạn thẳng AB là gì?

6) Khi nào thì AM + MB = AB?

7) Trung điểm của đoạn thẳng AB là gì?

II. Bài tập:

 Bài 1: Tính

a) 74 + ( -20) + 26 f) - 323 + (-874) + 564 + (- 241)

b) 13 + {x + (- 13) + (- x)} g) - 2387 + (- 1907) + 381 + (- 1706) + 619

c) (- 17) + 5 + 8 + 17 h) 577 + (-99) + 41 + (-618)

d) 25 - (15 - 8 + 3) + (12 - 19 + 10) i) 71 + (- 59) + 83 + ( - 95)

e) 453 + 64 + (- 879) + ( - 517) k) -632 + (-68) + (-591) + 391

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 519Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án bổ trợ môn Toán Lớp 6 - Tuần 16, Tiết 2: Ôn tập học kỳ I - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Tiến Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: /12/2008 
 Tuần 16: Tiết 2 - Ôn tập học Kỳ I 
A/ Lý thuyết:
1) Viết tập hợp Z các số nguyên.
2) a- Viết số đối của số nguyên a.
 b- Số nguyên nào có số đối là chính nó?
3) Giá trị tuyệt đối của 1 số nguyên a là gì?
4) Phát biểu quy tắc cộng 2 số nguyên (cùng dấu, khác dấu)
5) Đoạn thẳng AB là gì?
6) Khi nào thì AM + MB = AB?
7) Trung điểm của đoạn thẳng AB là gì?
II. Bài tập:
Bài 1: Tính
a) 74 + ( -20) + 26
f) - 323 + (-874) + 564 + (- 241)
b) 13 + {x + (- 13) + (- x)}
g) - 2387 + (- 1907) + 381 + (- 1706) + 619
c) (- 17) + 5 + 8 + 17
h) 577 + (-99) + 41 + (-618)
d) 25 - (15 - 8 + 3) + (12 - 19 + 10)
i) 71 + (- 59) + 83 + ( - 95)
e) 453 + 64 + (- 879) + ( - 517)
k) -632 + (-68) + (-591) + 391
Bài 2: Tìm x biết
1) 231 -5(x - 1) = 91
6) {x+3} = 9
2) 12 +5(x-1) : 6 và 57<x<75
7) -x - 53 = (-42) + (-41)
3) x+ 5 = 20 - (12 - 7)
8) x - 96 = (443 - x) - 150
4) 10 - 2x = 25 - 3x
9) {x+8}- 12 = -5
5) 16 - 3x = -5 + 9
10) { (x-3) - 4 } - 5 = - 3
Bài 3: 
a) Tìm n ẻ N biết 490 chia cho n dư 4; 1110 chia cho n dư 12.
b) Tìm a ẻ N biết 355 chia cho a dư 13 và 836 chia cho a dư 8.
Bài 4: Tìm số tự nhiên a nhỏ nhất. Biết a chia cho 8; 10; 15; 20 theo thứ tự dư 5; 7; 12; 17 và a chia hết cho 41.
Bài 5: a) Biết rằng 3n+1 và 5n+4 (n ẻ N). Tìm ƯCLN (3n+1; 5n+4).
b) CM các số sau đây nguyên tố cùng nhau 2n+3 và 3n+4
Bài 6:
1) Tìm a, b biết: a - b = 90; ƯCLN (a, b) = 15; o < b < a < 200
2) Tìm a, b biết:
a- BCNN (a,b) = 600; ƯCLN (a,b) = 60; a = 120. Tìm b?
b) ƯCLN (a,b) = 12; BCNN (a, b) = 72 b = 12. Tìm a?
3) Tìm a, b biết: ƯCLN (a,b) = 12; BCNN (a, b) = 72
Bài 7: Thư viện của 1 trường có trên 2000 cuốn sách. Nếu xếp 100 cuốn vào một tủ thì thừa 12 cuốn, nếu xếp 120 cuốn vào một tủ thì thiếu 108 cuốn, nếu xếp 150 cuốn vào một tủ thì thiếu 138 cuốn. Chính xác số sách của 1 thư viện là bao nhiêu?
Bài 8: Tháng này lớp của Minh xếp thứ nhất nên được thưởng 2 gói kẹo, 3 gói bánh, số kẹo mỗi gói là 30 cái, số bánh mỗi gói là 45 cái. Để chia đều số kẹo và bánh thành từng phần nhỏ làm phần thưởng đố vui để học cuối tuần sao cho số bánh kẹp mỗi phần nhiều nhất. Hỏi chia được mấy phần?
Bài 9:Trên đường thẳng xy lấy lần lượt các điểm A, B, C theo thứ tự đó sao cho AB = 6cm; AC = 8cm.
a) Tính độ dài đoạn thẳng BC?
b) Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AB. So sánh MC và AB?
Bài 10: Cho đoạn thẳng MN dài 8cm. Gọi R là trung điểm của MN.
a) Tính MR; RN
b) Lấy 2 điểm P, Q trên đoạn thẳng MN sao cho MP = NQ = 3cm. Tính PR; QR?
c) Điểm R có phải là trung điểm của đoạn thẳng PQ không? Vì sao?
----------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 16-Tiet 2.doc