Tổng hợp câu hỏi môn Tiết học

Tổng hợp câu hỏi môn Tiết học

Câu 3. Cặp phạm trù cái chung và cái riêng (Liên hệ thực tiễn)

 Với tư cách là khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, phép biện chứng khái quát những mối liên hệ phổ biến nhất bao quát các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy vào các cặp phạm trù cơ bản, đó là các cặp phạm trù: Cái chung và cái riêng; nguyên nhân và kết quá; tất nhên và ngẫu nhiên; nội dung và hình thức; bản chất và hiện tượng, khả năng và hiện thực. Trong đó cặp phạm trù “cái riêng”, “cái chung” và “cái đơn nhất” là 1 cặp phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vì sự nhận thức về sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan thường bắt đầu từ đó.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta tiếp xúc với những sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau; đồng thời, chúng ta cũng thấy giữa chúng ta lại có những mặt giống nhau như những cái bàn đều được làm từ gỗ, đều có màu sắc, hình dạng nhất định. Để phản ánh điều đó, phép biện chứng duy vật quan niệm:

 - Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định, tồn tại độc lập tương đối với những sự vật, hiện tượng khác.

 - Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những thuộc tính chung không những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác.

 Cái riêng hay còn gọi là cái đơn nhất bao giờ cũng tồn tại ở một nhóm, một hệ thống xác định, liên hệ chặt chẽ với cái chung. Đó có thể là cái riêng trong một con người, hay là cái riêng trong tự nhiên: một loài động vật, thực vật nào đó hoặc cũng có thể là cái riêng trong lịch sử xã hội, là một sự kiện lịch sử nào đó. Ví dụ như cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam hoặc cũng có thể là một nhóm các sự vật nằm trong một nhóm khác rộng hơn, phổ biến hơn.

 Tuy nhiên, cũng cần phân biệt cái riêng và cái đơn nhất. Cái đơn nhất là phạm trù được dùng để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính chỉ có ở một kết cấu vật chất nhất định và không được lặp lại ở bất cứ kết cấu vật chất nào khác. Ví dụ, thành phố Hà Nội là một “cái riêng”, ngoài các đặc điểm chung giống các thành phố khác của Việt Nam, còn có những nét riêng như có “Hồ Gươm” đó là cái đơn nhất mà chỉ ở HN mới có còn không có nơi nào có cả.

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 75Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tổng hợp câu hỏi môn Tiết học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 3. Cặp phạm trù cái chung và cái riêng (Liên hệ thực tiễn)
	Với tư cách là khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, phép biện chứng khái quát những mối liên hệ phổ biến nhất bao quát các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy vào các cặp phạm trù cơ bản, đó là các cặp phạm trù: Cái chung và cái riêng; nguyên nhân và kết quá; tất nhên và ngẫu nhiên; nội dung và hình thức; bản chất và hiện tượng, khả năng và hiện thực. Trong đó cặp phạm trù “cái riêng”, “cái chung” và “cái đơn nhất” là 1 cặp phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vì sự nhận thức về sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan thường bắt đầu từ đó.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta tiếp xúc với những sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau; đồng thời, chúng ta cũng thấy giữa chúng ta lại có những mặt giống nhau như những cái bàn đều được làm từ gỗ, đều có màu sắc, hình dạng nhất định. Để phản ánh điều đó, phép biện chứng duy vật quan niệm: 
 - Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định, tồn tại độc lập tương đối với những sự vật, hiện tượng khác.
 - Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những thuộc tính chung không những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác.
 Cái riêng hay còn gọi là cái đơn nhất bao giờ cũng tồn tại ở một nhóm, một hệ thống xác định, liên hệ chặt chẽ với cái chung. Đó có thể là cái riêng trong một con người, hay là cái riêng trong tự nhiên: một loài động vật, thực vật nào đó hoặc cũng có thể là cái riêng trong lịch sử xã hội, là một sự kiện lịch sử nào đó. Ví dụ như cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Namhoặc cũng có thể là một nhóm các sự vật nằm trong một nhóm khác rộng hơn, phổ biến hơn.
 Tuy nhiên, cũng cần phân biệt cái riêng và cái đơn nhất. Cái đơn nhất là phạm trù được dùng để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tínhchỉ có ở một kết cấu vật chất nhất định và không được lặp lại ở bất cứ kết cấu vật chất nào khác. Ví dụ, thành phố Hà Nội là một “cái riêng”, ngoài các đặc điểm chung giống các thành phố khác của Việt Nam, còn có những nét riêng như có “Hồ Gươm” đó là cái đơn nhất mà chỉ ở HN mới có còn không có nơi nào có cả.
Liên hệ giữa cặp phạm trù cái chung và cái riêng.
Trong lịch sử triết học đã có hai quan điểm trái ngược nhau về mối quan hệ giữa “cái riêng” và “cái chung”:
Theo quan điểm của phái duy danh, cho rằng chỉ có cái riêng là tồn tại thực sự còn cái chung chẳng qua là những tên gọi do lý trí đặt ra chứ không phản ánh một hiện thực gì hết. Theo họ, các khái niệm chung khiến con người lầm tưởng rằng sau các khái niệm ấy là những sự vật, hiện tượng thực ảnh hưởng đến cuộc sống của mình. Xuất phát từ quan điểm ấy, họ phủ nhận cả khái niệm vật chất, phủ nhận cả chủ nghĩa duy vật. Có thể nói đây là quan điểm sai lầm.
Còn phái duy thực, đại diện tiêu biểu là Platon lại cho rằng: cái chung tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào cái riêng. Cái chung đó là những ý niệm, nó tồn tại độc lập bên cạnh những cái riêng và tồn tại vĩnh viễn. Còn cái riêng hoặc không tồn tại hoặc nếu có tồn tại thì cũng là do cái chung sản sinh ra và chỉ tồn tại nhất thời rồi mất đi. Đây là một quan điểm duy tâm hoàn toàn cho rằng khái niệm có trước và tồn tại độc lập với cái mà nó phản ánh.
Vậy đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng nhưng đều chưa đúng đắn.Và chủ nghĩa duy vật biện chứng đã ra đời, đưa ra cách giải quyết hợp lý vấn đề này.
 Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng cái chung và cái riêng đều tồn tại trong các sự vật, nhóm sự vật hoặc trong một hệ thống nhất định. Cái riêng bao giờ cũng là sự vật nằm trong một hệ thống nhất định, còn cái chung bao giờ cũng thuộc về cái riêng đó. Không có cái chung thuần tuý tách khỏi cái riêng và ngược lại không có cái riêng nào tồn tại độc lập không phụ thuộc vào cái chung. Như Lênin đã nói “ Bất cứ cái riêng nào cũng là cái chung, bất cứ cái chung nào cũng là một bộ phận hay là một bản chất của cái riêng”. Cụ thể:
 Thứ nhất, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình. Nghĩa là không có cái chung thuần tuý tồn tại bên ngoài cái riêng. Chẳng hạn không có cái cây nói chung tồn tại bên cạnh cây cam, cây quýt, cây đào cụ thể. Nhưng cây cam, cây quýt, cây đào nào cũng có rễ, có thân, có lá, có quá trình đồng hoá, dị hoá để duy trì sự sống. Những đặc tính chung này lặp lại ở những cái cây riêng lẻ,và được phản ánh trong khái niệm “cây”. Đó là cái chung của những cái cây cụ thể. Rõ ràng cái chung tồn tại thực sự, nhưng không tồn tại ngoài cái riêng mà phải thông qua cái riêng.
 Thứ hai, cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Nghĩa là không có cái riêng nào tồn tại tuyệt đối độc lập, không có liên hệ với cái chung. Thí dụ, mỗi con người là một cái riêng, nhưng mỗi con người không thể tồn tại ngoài mối liên hệ với xã hội và tự nhiên. Không cá nhân nào không chịu sự tác động của các quy luật và các quy luật xã hội. Đó là những cái chung trong mỗi con người. 
 Thứ ba, cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung; cái chung là cái bộ phận, nhưng sâu sắc hơn cái riêng. Cái riêng phong phú hơn cái chung vì ngoài những đặc điểm chung, cái riêng còn có cái đơn nhất. Thí dụ, người nông dân Việt Nam bên cạnh cái chung với nông dân của các nước trên thế giới là có tư hữu nhỏ, sản xuất nông nghiệp, sống ở nông thôn v.v., còn có đặc điểm riêng là chịu ảnh hưởng của văn hoá làng xã, của các tập quán lâu đời của dân tộc, của điều kiện tự nhiên của đất nước, nên rất cần cù lao động, có khả năng chịu đựng được những khó khăn trong cuộc sống.
 Cái chung sâu sắc hơn cái riêng vì cái chung phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ ổn định, tất nhiên, lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại. Do vậy cái chung là cái gắn liền với cái bản chất, quy định phương hướng tồn tại và phát triển của cái riêng.
 Thứ tư, cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật. Sở dĩ như vậy là vì trong hiện thực cái mới bao giờ cũng xuất hiện dưới dạng cái đơn nhất. Về sau theo quy luật, cái mới hoàn thiện dần và thay thế cái cũ, trở thành cái chung, cái phổ biến, nhưng về sau nữa, khi không phù hợp với điều kiện mới mà bị mất dần đi và trở thành cái đơn nhất. Như vậy sự chuyển hóa từ cái đơn nhất thành cái chung là biểu hiện của quá trình cái mới ra đời thay thế cái cũ. Ngược lại sự chuyển hoá từ cái chung thành cái đơn nhất là biểu hiện của quá trình cái cũ, cái lỗi thời bị phủ định. Thí dụ, sự thay đổi một đặc tính nào đấy của sinh vật trước sự thay đổi của môi trường diễn ra bằng cách, ban đầu xuất hiện một đặc tính ở một cá thể riêng biệt. Do phù hợp với điều kiện mới, đặc tính đó được bảo tồn, duy trì ở nhiều thế hệ và trở thành phổ biến của nhiều cá thể. Những đặc tính không phù hợp với điều kiện mới, sẽ mất dần đi và trở thành cái đơn nhất.
	Cặp phạm trù cái chung, cái riêng là một trong 3 cặp phạm trù quan trọng của chủ nghĩa duy vật biện chứng.Nó có ý nghĩa vô cùng to lớn trong cả lý luận và thực tiễn. Bất cứ sự hiện tượng nào cũng có những cái chung, cái riêng nhất định, hiểu được cái chung cái riêng đó ta mới đưa ra được định hướng phát triển đúng đắn. 
 	*Từ việc nghiên cứu mối quan hệ giữa “cái riêng” và “cái chung”, chúng ta có thể rút ra một số ý nghĩa về mặt phương pháp luận như sau:
 Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu thị sự tồn tại của mình, nên chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng, xuất phát từ cái riêng, từ những sự vật, hiện tượng riêng lẻ, không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người bên ngoài cái riêng. 
 Cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất chi phối cái riêng nên nhận thức phải nhằm tìm ra cái chung và trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để cải tạo cái riêng. Trong hoạt động thực tiễn nếu không hiểu biết những nguyên lý chung (không hiểu biết lý luận), sẽ không tránh khỏi rơi vào tình trạng hoạt động một cách mò mẫm, mù quáng. Mặt khác, cái chung lại biểu hiện thông qua cái riêng, nên khi áp dụng cái chung phải tuỳ theo cái riêng cụ thể để vận dụng cho thích hợp. Thí dụ, khi áp dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, phải căn cứ vào tình hình cụ thể của từng thời kỳ lịch sử ở mỗi nước để vận dụng những nguyên lý đó cho thích hợp, có vậy mới đưa lại kết quả trong hoạt động thực tiễn.
 Trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định "cái đơn nhất" có thể biến thành "cái chung" và ngược lại "cái chung" có thể biến thành "cái đơn nhất", nên trong hoạt động thực tiễn có thể và cần phải tạo điều kiện thuận lợi để "cái đơn nhất" có lợi cho con người trở thành "cái chung" và "cái chung" bất lợi trở thành "cái đơn nhất". 
Ví dụ cụ thể trong lĩnh vực thanh niên làm kinh tế giỏi sẽ xuất hiện những thanh niên giỏi thành “triệu phú”,”tỷ phú” – đây chỉ mới là những cái đơn nhất, riêng lẽ, việc động viên, khuyến khích và nhân rộng điễn hình sẽ giúp cho XH ngày càng phát triển. 
Liên hệ trong cơ quan: Khi triển khai Luật thi đua khen thưởng và các văn bản của cơ quan ban hành về công tác thi đua đầu năm công tác trong toàn cơ quan thì đây là chủ trương chung của toàn cơ quan, nhưng khi từng cá nhân cán bộ, CCVC áp dung thực hiện phong trào thi đua trong từng cá nhân thì nó trở thành cái riêng của mỗi con người, nhưng đến cuối năm báo cáotổng kết việc thực hiện phong trào thì lại trở thành cái chung.
Tóm lại: “Cái chung” “cái riêng” và “cái đơn nhất” là một cặp phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Nội dung và các mối quan hệ trong cặp phạm trù này cũng như ý nghĩa, phương pháp luận rút ra từ chúng thể hiện tính khoa học, tính chặt chẽ và tính ưu việt trong lý luận,, đồng thời có giá trị rất lớn trong thực tiễn cuộc sống. Vận dụng đúng đắn nó sẽ giúp chúng ta giải quyết tốt các vấn đế đặt ra trong cuộc sống./.

Tài liệu đính kèm:

  • docCAU 3 PHAM TRU CAI CHUNG_RIENG.doc
  • docCAU 1 VAT CHAT_Y THUC.doc
  • docCAU 2 van MOI LIEN HE PHO BIEN.doc
  • docCAU 4 PHU DINH CUA PHU DINH.doc
  • docCAU 5 QUAN HE SAN XUAT LLSX.doc
  • docCAU 6 DAU TRANH GIAI CAP.doc
  • docCAU 7 VAI TRO CUA QUAN CHUNG NHAN DAN.doc
  • docCAU 8 MOI QH TON TAI XH_Y THUC XH.doc