Sáng kiến kinh nghiệm - Lồng ghép hướng nghiệp làm đồ mỹ nghệ cho học sinh trong quá trình dạy học - Lương Thị Minh Loan

Sáng kiến kinh nghiệm - Lồng ghép hướng nghiệp làm đồ mỹ nghệ cho học sinh trong quá trình dạy học - Lương Thị Minh Loan

Chương 1: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu:

1. Cơ sở pháp lý:

-Chỉ thị số 25/2006/CT-UBND ,Ngày 18 tháng 08 năm 2006 của UBND Tĩnh Phú Yên. V/v cuộc vận động :”Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”

 -Quyết định,số :3859/QĐ-BGD&ĐT,Ngày28 tháng07 năm 2006 của Bộ trưởng BGD&ĐT,V/v cuộc vận động :”Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”

2.Cơ sở lý luận:

-Sinh học là môn khoa học tự nhiên , có rất nhiều ứng dụng trong đời sống , sản xuất , phát triển kinh tế xã hội , đồng thời giải thích các hiện tượng xảy ra xung quanh ta. Nắm bắt được cơ sở khoa học đó,sẽ giúp chúng ta làm chủ thiên nhiên bắt thiên nhiên phục vụ con người.

-Là học sinh THCS được học tập môn Sinh học, do đó các em có những kiến thức nhất định về các vấn đề liên quan đến môn sinh học , có kỉ năng giải thích và nhất là kỉ năng vận dụng kiến thức đó vào thực tế cuộc sống. Đây cũng là yêu cầu của bộ môn Sinh học.

 3.Cơ sở thực tiễn:

-Môn Sinh học là môn học gần gũi với cuộc sống , có rất nhiều ứng dụng vào cuộc sống. Mặc dù học sinh học nhiều nhưng vẫn chưa biết cách vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống.

-Địa phương là vùng gần biển ,sông có rất nhiều hải sản ngành thân mềm làm thức ăn rất ngon, vỏ của chúng lại có giá trị về nghệ thuật .Nhưng chúng ta chưa tận dụng được vỏ của chúng làm các sản phẩm mỹ nghệ mà đổ vứt lung tung gây ô nhiễm môi trường.

Chương 2: Thực trạng của đề tài nghiên cứu:

1. Khái quát phạm vi (địa bàn nghiên cứu):

 -Học sinh khối 7 có: 342 Học sinh.

 -Trong đó tôi giảng dạy 4 lớp: 7G; 7H; 7I; 7K có 152 học sinh.

 2.Thực trạng của đề tài nghiên cứu:

Khảo sát tính ứng dụng môn Sinh học vào cuộc sống trên lớp đa số như sau:

 -20% học sinh nắm được kiến thức ,kỉ năng ,tích cực học ở lớp và biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

- 40% học sinh còn hạn chế về kiến thức ,ít vận dụng kiến thức vào thực tế .

- 30%học sinh không biết vận dụng kiến thức vào thực tế.

- 10%học sinh không muốn học môn Sinh học.

 Từ kết quả trên cho thấy thực trạng học sinh không biết vận dụng kiến thức sinh học vào thực tế cuộc sống chưa cao.

3.Nguyên nhân của thực trạng:

-Học sinh thường chú trọng vào kiến thức của bài ,ít quan tâm đến phần rèn luyện kỉ năng ,hướng nghiệp nghề.

-Do giáo viên chưa tích cực lắm đến khâu giáo dục ,định hướng nghề cho học sinh.

-Giáo viên dùng lời suông để giáo dục học sinh nên chưa có hiệu quả.

 

doc 12 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 553Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm - Lồng ghép hướng nghiệp làm đồ mỹ nghệ cho học sinh trong quá trình dạy học - Lương Thị Minh Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Trang
I. Phần mở đầu: 4
	 1. Lý do chọn đề tài 	4
 2. Mục đích nghiên cứu 	4
 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 	4 
 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: 	5 
 5. Phương pháp nghiên cứu	5
II.Nội dung của đề tài:	 5
Chương1: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu 5
1.Cở sở pháp lí	 5
	2.Cơ sở lí luận	 5
	3. Cơ sở thực tiễn	 6
Chương2: : Thực trạng của đề tài nghiên cứu 	 6
1.Khái quát phạm vi nghiên cứu 	 6
	2. Thực trạng 	 6
	3. Nguyên nhân của thực trạng	 6
Chương3 :Biện pháp, giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài: 7
1.Cơ sở đề xuất các giải pháp 	 7
	2.Các giải pháp chủ yếu 	 7
 3.Tổ chức ,triển khai thực hiện 	 7
III. Kết luận và kiến nghị : 8
 1.Kết luận 	8
 2. Những kiến nghị 	8
I./ PHẦN MỞ ĐẦU:
1.Lý do chọn đề tài:
Mục tiêu giáo dục đào tạo con người mới có phẩm chất đạo đức cách mạng, có đủ trình độ kiến thức để áp dụng và cuộc sống, đáp ứng được công nghiệp hoá hiện đại hoá trong giai đoạn hiện nay.
Từ mục tiêu trên mà mỗi môn học đều thể hiện yêu cầu này . Muốn đạt được mục tiêu đó , thì người giáo viên phải chọn phương pháp giảng dạy cho mình học tập nghiên cứu cho học sinh, để thầy và trò cùng đạt được mục tiêu này .
Riêng môn Sinh học ,việc khơi dậy tính tò mò,khám phá và ứng dụng kiến thức đó vào cuộc sống là hết sức quan trọng.
Qua quá trình giảng dạy , tôi nhận thấy một trong những biện pháp thổi hồn cho những đam mê, khám phá và ứng dụng những kiến thức đã học nhằm cải thiện cuộc sốùng là hướng nghiệp nghề cho học sinh .Do đó tôi chọn đề tài:” Lồng ghép hướng nghiệp làm đồ mỹ nghệ cho Hs trong quá trình dạy học ”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Học tốt là hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh ,đây là khâu cơ bản của quá trình dạy học.
Đa số học sinh thích tìm tòi ,khám phá và muốn biết những kiến thức đó giúp ích gì cho cuộc sống nên rất tích cực học tập.
Tuy nhiên có một số học sinh lười học, thụ động không chịu đầu tư suy nghĩ , không biết học môn sinh học để làm gì , dẫn đến chất lượng môn học thấp, thậm chí một số em rất chán học môn sinh học .
Để khắc phục vấn đề trên, đồng thời khơi dậy niềm đam mê, khám phá trong học tập và ứng dụng vào cuộc sống đó là mục đích của đề tài này.
3. Đối tượng , phạm vi nghiên cứu:
a.Đối tượng nghiên cứu: học sinh khối 7
b.Phạm vi nghiên cứu: học sinh Trường THCS Trần Hưng Đạo.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
 Định hướng nghề cho học sinh sau khi tốt nghiệp THSC.
 Cải thiện môi trường xung quanh.
 Tận dụng nguyên liệu sẵn có ở địa phương.
5. Phương pháp nghiên cứu:
-Kinh nghiệm của bản thân cùng với sự đóng góp của bạn bè đồng nghiệp.
-Phiếu điều tra.
II./ NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
Chương 1: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu:
Cơ sở pháp lý:
-Chỉ thị số 25/2006/CT-UBND ,Ngày 18 tháng 08 năm 2006 của UBND Tĩnh Phú Yên. V/v cuộc vận động :”Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”
 -Quyết định,số :3859/QĐ-BGD&ĐT,Ngày28 tháng07 năm 2006 của Bộ trưởng BGD&ĐT,V/v cuộc vận động :”Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”
2.Cơ sở lý luận:
-Sinh học là môn khoa học tự nhiên , có rất nhiều ứng dụng trong đời sống , sản xuất , phát triển kinh tế xã hội , đồng thời giải thích các hiện tượng xảy ra xung quanh ta. Nắm bắt được cơ sở khoa học đó,sẽ giúp chúng ta làm chủ thiên nhiên bắt thiên nhiên phục vụ con người.
-Là học sinh THCS được học tập môn Sinh học, do đó các em có những kiến thức nhất định về các vấn đề liên quan đến môn sinh học , có kỉ năng giải thích và nhất là kỉ năng vận dụng kiến thức đó vào thực tế cuộc sống. Đây cũng là yêu cầu của bộ môn Sinh học.
 3.Cơ sở thực tiễn:
-Môn Sinh học là môn học gần gũi với cuộc sống , có rất nhiều ứng dụng vào cuộc sống. Mặc dù học sinh học nhiều nhưng vẫn chưa biết cách vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống.
-Địa phương là vùng gần biển ,sông có rất nhiều hải sản ngành thân mềm làm thức ăn rất ngon, vỏ của chúng lại có giá trị về nghệ thuật .Nhưng chúng ta chưa tận dụng được vỏ của chúng làm các sản phẩm mỹ nghệ mà đổ vứt lung tung gây ô nhiễm môi trường. 
Chương 2: Thực trạng của đề tài nghiên cứu:
Khái quát phạm vi (địa bàn nghiên cứu):
 -Học sinh khối 7 có: 342 Học sinh.
 -Trong đó tôi giảng dạy 4 lớp: 7G; 7H; 7I; 7K có 152 học sinh.
 2.Thực trạng của đề tài nghiên cứu:
Khảo sát tính ứng dụng môn Sinh học vào cuộc sống trên lớp đa số như sau:
 -20% học sinh nắm được kiến thức ,kỉ năng ,tích cực học ở lớp và biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
40% học sinh còn hạn chế về kiến thức ,ít vận dụng kiến thức vào thực tế .
30%học sinh không biết vận dụng kiến thức vào thực tế.
10%học sinh không muốn học môn Sinh học.
 Từ kết quả trên cho thấy thực trạng học sinh không biết vận dụng kiến thức sinh học vào thực tế cuộc sống chưa cao.
3.Nguyên nhân của thực trạng:
-Học sinh thường chú trọng vào kiến thức của bài ,ít quan tâm đến phần rèn luyện kỉ năng ,hướng nghiệp nghề.
-Do giáo viên chưa tích cực lắm đến khâu giáo dục ,định hướng nghề cho học sinh.
-Giáo viên dùng lời suông để giáo dục học sinh nên chưa có hiệu quả.
Chương 3: Biện pháp giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài:
1.Cơ sở đề xuất các giải pháp:
	-Đa số học sinh đều có nhu cầu học tập, hiểu biết thích tìm tòi khám phá những cái mới lạ.
	-Định hướng nghề là việc rất cần thiết cho học sinh :
	 +Để đa số học sinh có một sự lựa chọn nghề cho mình trong tương lai mà ra sức học tập.
	 + Một số ít học sinh sau khi tốt nghiệp THCS hoặc bỏ học giữa chừng có thể tự tìm hoặc tạo cho mình một việc làm hoặc đi học nghề mà mình yêu thích .
2. Các giải pháp chủ yếu:
-Nắm chắc các đối tượng học sinh để khơi dậy tính tò mò,thích khám phá .
-Hướng dẫn học sinh để học sinh thấy được mình thích gì và muốn làm cái gì.
-Tổ chức nhiều hình thức học tập cũng như giúp nhau học tập và hỗ trợ nhau làm ra các sản phẩm mà mình thích.
3. Tổ chức và triển khai thực hiện:
-Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm những sản phẩm bằng những vỏ sò ,ốc tranh nghệ thuật bằng cách gợi ý sau khi dạy tiết 21”Thực hành quan sát một số thân mềm” .Giáo viên dặn học sinh về nhà: Hãy sưu tầm những sản phẩm làm bằng vỏ các loài thân mềm( hoặc tự làm cho mình một sản phẩm từ vỏ các loài thân mềm).
-Khi dạy tiết22 “Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm” đến phần vai trò của ngành thân mềm.Giáo viên giới thiệu các sản phẩm làm từ vỏ ốc có bán trên thị trường.Yêu cầu học sinh đưa ra các sản phẩm của mình mà học sinh sưu tầm,tự làm.Để hoàn thiện kỉ năng làm các sản phẩm làm bằng từ các vỏ sò,ốc. Giáo viên giới thiệu các tranh làm từ các vỏ ốc (xem phụ lục) và nêu cách làm:
 *Nguyên liệu:
	 +Các vỏ ốc gạo hoặc vỏ sò , ốc của ngành thân mềm.
	 +Giấy A4 và giấy bìa cứng.
	 +Keo dán 502
	 +Bút chì, màu nước hoặc bút chì màu.
	* Cách làm:
 + Lượm các vỏ ốc gạo về sửa sạch,phơi khô.
 + Phân loại màu các vỏ ốc.
 	 + Dùng giấy A4 vẽ tranh mà mình thích.
 + Dùng bìa cứng dán vào giấy A4
 + Dán những con ốc lên những đường viền vừa vẽ.
 + Dùng màu nước hoặc bút chì màu tô lên các đường nét không dán ốc.
-Học sinh có thể về nhà tự làm các sản phẩm làm từ vỏ ốc để trang trí góc học tập của mình cho thêm phần sinh động, tạo cảm giác thỏa mái khi học tập.
- Sau đó giáo viên tổ chức làm tranh ốc thi đua giữa các nhóm học tập và các tổ với nhau.
III./ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
 1.Kết luận:
	 Qua một đợt tổ chức thi đua làm tranh có nhiều sản phẩm đạt được kết quả cao, nhiều dạng nhiều mẫu mã khác nhau. Học sinh có óc sáng tạo nên các sản phẩm có màu sắc đẹp hấp dẫn .Nếu có sự tổ chức chặt chẽ , có kinh phí các em có thể đi Huyện Sông Cầu để học hỏi thêm kinh nghiệm trau dồi thêm kỷ năng. Sau này, các em có thể tổ hợp làm một nghề tiểu thủ công nghệ mỹ thuâït trang trí bằng sản phẩm phế bỏ của ngành thân mềm.
Qua việc thực hiện mô hình giáo dục làm tranh ốc .Tôi thấy những học sinh lớp tôi dạy có sự chuyển biến rõ rệt về thái độ học tập và chất lượng được nâng cao.Hầu hết các em đều ham học tập, tiết học trở nên sôi nổi hẳn lên.
-Nhiều em yếu ,kém đã vương lên trung bình ,tỉ lệ học sinh khá giỏi nhiều hơn.
-Phong trào học tập bộ môn Sinh học được học sinh chú ý đầu tư theo chiều sâu, chất lượng bộ môn ngày càng nâng cao.
2. Kiến nghị:
 a.Đối với tổ chuyên môn:
-Những giáo viên dạy giỏi có nhiều kinh nghiệm cần thao giảng nhiều để giáo viên trẻ học hỏi kinh nghiệm.
-Tổ chức thi làm đồ dùng cấp tổ.
 b.Đối với nhà trường: 
 Tạo điều kiện về kinh phí cho giáo viên làm đồ dùng để phục vu ïgiảng dạy.
 Hòa Vinh , Ngày2 Tháng 03 Năm 2007
 Người viết
 Lương thị minh Loan 
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.Sách giáo khoa sinh học 7 của nhà xuất bản giáo dục.
2.Sách giáo viên sinh học 7 của nhà xuất bản giáo dục.
3.Chỉ thị số 25/2006/CT-UBND ,Ngày 18 tháng 08 năm 2006 của UBND Tĩnh Phú Yên. V/v cuộc vận động :”Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”
4.Quyết định,số :3859/QĐ-BGD&ĐT,Ngày28 tháng07 năm 2006 của Bộ trưởng BGD&ĐT,V/v cuộc vận động :”Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”
PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP:
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG:
II. ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN ĐÔNG HÒA:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SKKN NĂM HỌC 2006—2007
	Môn:
A.PHẦN DÀNH CHO ĐƠN VỊ CÓ SKKN: TRƯỜNG:
-Tên SKKN:Thuộc môn:
-Họ và tên GV viết SKKN:Danh hiệu thi đua:
-Đang giảng dạy môn/lớp:..
 Xác nhận của Hiệu Trưởng đơn vị có SKKN
 (Ký tên và đóng dấu)
B.PHẦN DÀNH CHO ĐƠN VỊ ĐÁNH GIÁ SKKN: TRƯỜNG:.
I.Đánh giá ưu điểm: .
 II. Đánh giá những hạn chế: 
III.Ý kiến đề xuất hoặc chất vấn thêm: 
Đạt điểm:/20, xếp loại:
(Cho điểm tối đa 20 điểm và phân loại như sau :Tốt 17-20 điểm ,Khá 13-16,5 điểm,Đạt yêu cầu :10-12,5 điểm ,chưa đạt yêu cầu :dưới 10 điểm)
 Xác nhận của Hiệu Trưởng đơn vị đánh giá SKKN
 (Ký tên và đóng dấu)

Tài liệu đính kèm:

  • docsangkienkinhnghiem.doc