Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 3 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thanh Yên

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 3 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thanh Yên

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Nắm được các khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung trong đoạn văn.

 - Vận dụng kiến thức đã học. Viết được đoạn văn theo yêu cầu.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

 1/ Kiến thức:

- Chủ đề văn bản.

- Những thể hiện của chủ đề trong một văn bản.

 2/ Kĩ năng:

 - Nhận biết được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn đã cho.

 - Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề, viết các câu liền mạch theo chủ đề và quan hệ nhất định.

 - Trình bày một đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng hợp.

III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN:

 

doc 8 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 448Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 3 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thanh Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 17/08/2010	 TUẦN 03
ND: 23/08/2010	TỨC NƯỚC VỠ BỜ	TIẾT 09	 = a= a = a = a= a=
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Biết đọc – hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện hiện đại.
 - Thấy được bút pháp hiện thực trong nghệ thuật viết truyện của nhà văn Ngô Tất tố.
 - Hiểu được cảnh ngộ cơ cực của người nông dân trong xã hội tàn ác, bất nhân dưới chế độ cũ; thấy được sức phản kháng mãnh liệt, tiềm tàng trong những người nông dân hiền lành và quy luật của cuộc sống: có áp bức – có đấu tranh.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
- Giá trị hiện thực và nhân đạo qua một đoạn trích trong tác phẩm Tắt đèn.
- Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật.
 2/ Kĩ năng: 
- Tóm tắt văn bản truyện.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG LƯU BẢNG
Hoạt động 1: Khởi động
1.ổn định
2.Kiểm tra bài cũ:
- Phân tích tâm trạng bé Hồng khi ở trong lòng mẹ? qua đó em cảm nhận tình yêu mãnh liệt của bé hồng đối với mẹ như thế nào?
- Hồi kí là gì? Nét đặc sắc của ngòi bút Nguyên hồng là gì?
3. Giới thiệu bài mới: Trong tự nhiên có quy luật đã được khái quát thành câu tục ngữ: tức nước vỡ bờ. trong xã hội đó là quy luật: Có áp bức, có đấu tranh.
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
? Dựa vào chú thích SGK, em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả và tác phẩm?
Ä
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
I- TÌM HIỂU CHUNG: 
 1/ Tác giả: Ngô Tất Tố ( 1893 – 1954) là nhà văn xuất sắc của trào lưu hiện thực trước cách mạng; là người am tường trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu, học thuật, sáng tác.
2/ Tác phẩm:Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Ngô Tất Tố.
Vị trí đoạn trích:Tức nước vỡ bờ trích trong chương XVIII của tác phẩm Tắt đèn.
Hoạt động 3: Đọc - hiểu văn bản
GV gọi học sinh đọc văn bản SGK ( Giọng khẩn trương căng thẳng ở đoạn đầu, bi hài sảng khoái ở đoạn cuối).
Ø Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị như thế nào?
Ø Cai lệ là chức danh gì? Tên Cai lệ có mặt tại làng Đông xá với vai trò gì?
Ø Tên cai lệ cùng với người nhà Lí trưởng xông vào nhà anh Dậu với ý định gì?
Ø Vì sao hắn chỉ là một tên tai sai mạc hạng lại có quyền đánh trói người vô tội vạ như vậy?
Ø Qua đó em hiểu thế nào về chế độ nhà nước đương thời?
Ä
ØNgoại hình, hành động ngôn ngữ của tên cai lệ được thể hiện như thế nào trong đoạn trích?
Ø Khi tên cai lệ ra sức để bắt anh Dậu, thì chị Dậu đã cố bảo vệ chồng như thế nào? Hãy phân tích diễn biến tâm lí chị Dậu?
? chị Dậu đối phó với bọn tay sai để bảo vệ chồng bằng cách nào?
ØDo đâu mà chị Dậu có sức mạnh lạ lùng khi quật ngã hai tên tai sai như vậy?
ØQua phân tích, em thấy tác giả đã giành cho nhân vật chị Dậu một tình cảm như thế nào?
Ä
ØEm hiểu như thế nào về nhan đề tức nước vỡ bờ? Theo em nhan đề như vậy có thỏa đáng không? Vì sao?
ØHãy nêu vắn tắt gí trị nghệ thuật được thể hiện trong đoạn trích đã giúp tác phẩm thành công.
Ø Qua phân tích, hãy khái quát giá trị nội dung nghệ thuật trong đoạn trích ?
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
ØTình cảnh của chị Dậu thật thê thảm, đáng thương và nguy cấp: quan sắp về đến làng để đốc thuế; bọn tay sai hung hăng xông vàođánh trói; anh Dậu vừa mới tỉnh nếu bị đánh nữa thì mạng khó giữ.
óChị Dậu chỉ còn biết lo lắng, hi vọng và thấp thỏm đợi chờ.
ØCai lệ: Viên cai chỉ huy một tốp lính lệ. Hắn có mặt với vai trò giúp bọn Lí Trưởng bắt trói, đánh những người chưa nộp đủ tiền sưu thuế.
ØĐến để thúc sưu thuế.
ØBởi đánh trói người là “Nghề” của hắn, hắn hung dữ và sẵn sàng gây tội ác vì hắn đại diện cho “nhà nước”, nhân danh “phép nước “ mà làm.
Ø Đó chính là bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời qua việc miêu tả lối hành xử của các nhân vật thuộc bộ máy chính quyền thực dân nửa phong kiến, đại diện cho giai cấp thống trị.
Øngôn ngữ: quát,thét, chửi, mắng,hầm hè,giống chó sủa, rít gầm của thú dữ.
Cử chỉ, hành động: cực kì thô bạo; vũ phu; sầm sập tiến vào, trợn ngược hai mắt, quất phắt cái thừng, bịch mấy bịch, tát đánh bốp,
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
ØBan đầu, chị dậu cố van xin tha thiết.
Khi bị cự tuyệt, thoạt đầu chị cự lại bằng lí lẽ nhưng tên cai lệ vẫn tát chị và xông vào anh Dậu và chị chuển sang đấu lực với chúng.
Ø Sức mạnh của lòng yêu thương dẫn đến sức mạnh của lòng căm hờn.
Ø Sự thấu hiểu và cảm thông sâu sắc của tác giả với tình cảnh cơ cực, bế tắc của người nông dân.ó Sự phát hiện của tác giả về tâm hồn yêu thương, tinh thần phản kháng mãnh liệt của người nông dân vốn hiền lành, chất phác
Ø Là kinh nghiệm của dân gian: Nước bị đầy ắt bờ sẽ bị vỡ. Muốn nói đến quy luật của xã hội: có áp bức thì mới có chiến tranh.ð Cách đặt tên rất thỏa đáng, hợp quy luật vì chị Dậu bị dồn vào đường cùng, không còn cách nào khác ngoài việc đánh trả.
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
II- ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1/ Nội dung:
- Đó chính là bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời qua việc miêu tả lối hành xử của các nhân vật thuộc bộ máy chính quyền thực dân nửa phong kiến, đại diện cho giai cấp thống trị.
- Sự thấu hiểu và cảm thông sâu sắc của tác giả với tình cảnh cơ cực, bế tắc của người nông dân.
- Sự phát hiện của tác giả về tâm hồn yêu thương, tinh thần phản kháng mãnh liệt của người nông dân vốn hiền lành, chất phác
2/ Nghệ thuật:
- Tạo tình huống truyện có tính kịch Tức nước vỡ bờ.
- Kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực, sinh động( ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tâm lí,
3/ Ý nghĩa:
Với cảm quan nhại bén, nhà văn Ngô Tất Tố đã phản ánh hiện thực về sức phản kháng mãnh liệt chống lại áp bức của những người nông dân hiền lành, chất phác.
Hoạt động 3: Luyện tập
ØMời 4 em đứng lên đọc theo các vai : Chị Dậu, anh Dậu, cai lệ, người nhà lí trưởng.
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
III- LUYỆN TẬP:
Đọc diễn cảm đoạn trích (có phân vai).
4/ Hướng dẫn tự học:
 - Đọc diễn cảm lại đoạn trích, học bài.
 - Tóm tắt lại đoạn trích ( Khoảng 10 dòng theo ngôi kể của nhân vật chị Dậu).
 - Soạn bài: Xây dựng đoạn văn trong văn bản. Đọc kĩ các văn bản có các đề mục và trả lời các câu hỏi sau đề mục trang 34,35,36 SGK.
	Xem và chuẩn bị trước phần luyện tập trang36,37 SGK.
NS: 19/08/2010	 TUẦN 03
ND: 23/08/2010	 XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN	 TIẾT 10	 	 = a= a = a = a= a=
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Nắm được các khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung trong đoạn văn.
 - Vận dụng kiến thức đã học. Viết được đoạn văn theo yêu cầu.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
- Chủ đề văn bản.
- Những thể hiện của chủ đề trong một văn bản.
 2/ Kĩ năng: 
	- Nhận biết được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn đã cho.
	- Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề, viết các câu liền mạch theo chủ đề và quan hệ nhất định.
	- Trình bày một đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng hợp.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG LƯU BẢNG
Hoạt động 1: Khởi động
1.ổn định
2.Kiểm tra bài cũ:
ØThế nào là bố cục của văn bản? Các phần trong bố cục có nhiệm vụ gì?
Ø Nội dung phần thân bài được sắp sếp như thế nào?
3. Giới thiệu bài mới: 
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
ØĐọc văn bản: Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn” và cho biết văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn?
ØVề hình thức, em dựa và dấu hiệu nào để nhận biết đoạn văn?
ØVậy em hãy khái quát đặc điểm cơ bản của đoạn văn và cho biết thế nào là đoạn văn?
ØĐọc thầm đoạn thứ nhất của văn bản: Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn” và tìm các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn?
ØCác từ có tác dụng duy trì đối tượng như thế người ta gọi là từ ngữ chủ đề. Vậy theo em thế nào là từ ngữ chủ đề? Ä
ØTương tự như trên, trong đoạn 2 em hãy tìm các câu văn then chốt của đoạn?
ØCâu then chốt cũng là câu chủ đề của đoạn văn. Tại sao em biết đó là câu chủ đề của đoạn văn?
ØQua phân tích, em hãy cho biết thế nào là câu chủ đề của đoạn văn?Ä
Ø Đoạn văn 1 có câu chủ đề không? Yếu tố nào duy trì đối tượng trong đoạn văn? Quan hệ ý nghĩa giữa các câu trong đoạn văn như thế nào? Nội dung của đoạn văn được triển khai theo trình tự nào?
ØCâu chủ đề của đoạn 2 nằm ở vị trí nào? Ý nghĩa của đoạn văn này được trình bày theo trình tự nào?
* Gọi HS đọc đoạn văn b trang 35 SGK.
Ø Đoạn văn có câu chủ đề không? Nếu có thì nó nằm ở vị trí nào?
ØNội dung của đoạn văn được trình bày theo trình tự nào?
Ø Qua tìm hiểu và phân tích, em nhận thấy khi trình bày các câu trong đoạn văn có bao nhiêu cách trình bày? Đó là những cách nào?
ØVăn bản gồm 2 ý, mỗi ý được viết thành một đoạn văn.
ØDấu hiệu để nhận biết đoạn văn là: Viết hoa lùi đầ dòng và dấu chấm xuống dòng.
ØLà đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản.
Về hình thức: Viết hoa, lùi đầu dòng.
Về nội dung: Thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
ØCác từ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn là: Ngô Tất Tố, ông, nhà văn.
ØTừ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc từ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần( thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) để duy trì đối tượng được biểu đạt.
ØCâu văn: Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố.
ØVì câu văn đó đã khái quát ý nghĩa của toàn đoạn văn.
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
ØĐoạn 1: Không có câu chủ đề, từ ngữ chủ đề là từ, đại từ nói về Ngô Tất Tố. Các câu ttrong đoạn có quan hệ bình đẳng với nhau về ý nghĩa, nội dung trình bày theo cách song hành.
ØĐoạn 2: Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn văn, các câu còn lại cụ thể hóa cho ý chính nên đoạn văn được trình bày theo cách diễn dịch.
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Ø Đoạn văn có câu chủ đề đặt ở cuối đoạn văn.
Ø Ta thấy đoạn văn đi từ các ý chi tiết, cụ thể để rút ra ý chung, khái quát. Vậy đoạn văn được trình bày theo cách quy nạp.
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
I-THẾ NÀO LÀ ĐOẠN VĂN:
Đoạn văn là đơn vị tạo nên văn bản, gồm có nhiều câu, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
II-TỪ NGỮ VÀ CÂU TRONG ĐOẠN VĂN:
1/ Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề trong đoạn văn:
- Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc từ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần ( thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) để duy trì đối tượng được biểu đạt.
Câu chủ đề mang nội dung khái quát cả đoạn, lời lẽ ngắn gọn, thường có cấu tạo hoàn chỉnh và đứng đầu hoặc cuối đoạn văn.
2/ Cách trình bày nội dung đoạn văn:
Có nhiều cách trình bày đoạn văn ( bằng phép diễn dịch, quy nạp, song hành,).
Hoạt động 3: Luyện tập
Ø Đọc yêu cầu bài tập 1, trang 13 SGK.
ØVăn bản chia thành mấy ý? Mỗi ý được diễn đạt bằng mấy đoạn văn?
Ø Đọc bài tập 2 và cho biết cách trình bày nội dung trong đoạn văn.
 ØĐọc bài tập 4, xác định yêu cầu của bài tập.
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
ØVăn bản gồm 2 ý. Mỗi ý diễn đạt thành một đoạn văn. 
Øa) Diễn dịch.
 b) Song hành.
 c) Song hành.
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
III- LUYỆN TẬP:
Bài tập 1:
Văn bản gồm 2 ý. Mỗi ý diễn đạt thành một đoạn văn
Bài tập 2: 
 a) Diễn dịch.
b) Song hành.
c) Song hành.
Bài tập 4:
Người xưa tùng nói: Thất bại là mẹ thành công. Có lẽ trong trường kì lịch sử dựng nước và giữ nước lâu dài, gian khổ của dân tộc ta, cha ông ta đã từng hơn một lần trải qua những thất bại cay đắng; những thất bại ấy đã trở thành những bài học kinh nghiệm bằng máu và nhờ nó dân tộc ta tiếp tục tiến lên và chiến thắng. Không có thành công nào không phải trả giá bằng mồ hôi, công sức và máu; điều ấy là lẽ đương nhiên; nhưng cũng có những thành công phải trả giá bằng những sai lầm của chính mình; vấn đề là hãy nhìn thẳng vào nững sai lầm đó để dũng cảm đứng dậy tiếp tục thực hiện đến cùng hoài bão của mình; phải chăng đó cũng là bài học thấm thía mà cha ông ta muốn nhắn gởi qua câu tục ngữ.
4/ Hướng dẫn tự học:
 - Về nhà học bài. Suy nghĩ và làm bài tập 3: từ một câu chủ đề cho trước viết đoạn văn theo cách diễn dịch sau đó biến đổi đoạn văn diễn dịch vừa viết thành đoạn văn quy nạp.
 - Xem lại kiểu bài tự sự đã học ở lớp 6, có kết hợp với kiểu bài biểu cảm đã học ở lớp 7 để viết bài tập làm văn số 1.
NS: 20/08/2010	 TUẦN 03
ND: 26/08/2010	 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 VĂN TỰ SỰ	 TIẾT 11-12	 = a= a = a = a= a=
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 Ôn lại kiểu bài tự sự đã học ở lớp 6, có kết hợp với bài biểu cảm đã học ở lớp 7.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 ĐỀ: Kể lại những kĩ niệm ngày đầu tiên đi học.
 ĐÁP ÁN:
	1. Xác định ngôi kể: Thứ nhất, thứ ba. (1 điểm)
	2. Xác định trình tự kể:
	 - Theo thời gian, không gian. (1 điểm)
	 - Theo diễn biến của sự việc. (1 điểm)
	 - Theo diễn biến tâm trạng. (1 điểm)
	3. xác định đúng bố cục, cách phân đoạn (số lượng các đoạn văn	cho mỗi phần) và cách trình bày các đoạn văn. (2 điểm)
	4. Thực hiện được 4 bước tạo lập văn bản (đã học ở lớp 7), chú trọng bước lập đề cương. (2 điểm)
	5. Viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, rõ ràng, nội dung trong sáng, diễn đạt chân thực, tự nhiên diễn biến tâm trạng của mình đã trải qua. (2 điểm)
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
1/ Ổn định lớp.
2/ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3/ Chép đề: Kể lại những kĩ niệm ngày đầu tiên đi học.
4/ Theo dõi và thu bài: Nhắc nhỡ học sinh trong quá trình làm bài, nhắc các em ghi vào bài kiểm tra và nộp bài, kiểm tra tổng số bài kiểm tra của lớp.
5/ Hướng dẫn về nhà: Về nhà ôn lại văn tự sự và văn biểu cảm đã học ở lớp 6,7; cách xây dựng đoạn, văn bản đã học từ đầu năm đến nay.
Soạn bài: Văn bản Lão Hạc.
	+ Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu chú thích để biết đôi nét về tác giả, tác phẩm, từ khó.
	+ Soạn trước các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản trang 48 SGK.
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 3 kien thuc chuan.doc