Giáo án Vật lý lớp 6 - Tuần 26 - Tiết 25 - Bài 22 : Nhiệt kế – nhiệt giai

Giáo án Vật lý lớp 6 - Tuần 26 - Tiết 25 - Bài 22 : Nhiệt kế – nhiệt giai

1/Kiến thức :

 -Hiểu được nhiệt kế là dụng cụ sử dụng trên nguyên tắc sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

 -Nhận biết được cấu tạo và công dụng của các loại nhiệt kế khác nhau.

 -Biết được hai loại nhiệt giai xenxiút và nhiệt giai farenhai.

 2/Kỹ năng : Phân biệt được nhiệt giai xenxiút và nhiệt giai farenhai có thể chuyển nhiệt độ từ nhiệt giai này sang nhiệt độ tương ứng của nhiệt giai kia.

 3/Thái độ : Cẩn thận, chính xác.

 II . CHUẨN BỊ :

 1/Giáo Viên: Nhiệt kế (rượu , y tế , thủy ngân ) ; chậu đựng nước .

 2/Học sinh: học bài ,xem và nghiên cứu trước bài ở nhà.

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 916Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 6 - Tuần 26 - Tiết 25 - Bài 22 : Nhiệt kế – nhiệt giai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :26 ,Tiết :25
NS: 14.2.11
ND: 21.2.11 
Ngày soạn: 
	Ngày dạy : 
Bài 22 : NHIỆT KẾ – NHIỆT GIAI
I .MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1/Kiến thức : 
 -Hiểu được nhiệt kế là dụng cụ sử dụng trên nguyên tắc sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
 -Nhận biết được cấu tạo và công dụng của các loại nhiệt kế khác nhau.
 -Biết được hai loại nhiệt giai xenxiút và nhiệt giai farenhai.
 2/Kỹ năng : Phân biệt được nhiệt giai xenxiút và nhiệt giai farenhai có thể chuyển nhiệt độ từ nhiệt giai này sang nhiệt độ tương ứng của nhiệt giai kia.
 3/Thái độ : Cẩn thận, chính xác.
 II . CHUẨN BỊ :
 1/Giáo Viên: Nhiệt kế (rượu , y tế , thủy ngân ) ; chậu đựng nước .
 2/Học sinh: học bài ,xem và nghiên cứu trước bài ở nhà.
III .TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1/Ổn định lớp (1’) Kiểm tra sỉ số học sinh
 2/kiểm tra bài cũ: (5’) 	 -Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí? 
 	 -Bài tập 21.1 trang 26 sách bài tập. 
3/Bài mới: (30’) 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG
1/Hoạt động 1: (2’) 
-Hướng dẫn học sinh đọc mẫu đối thoại phần mở đầu sách giáo khoa.
-Đặt vấn đề: phải dùng dụng cụ nào để có thể biết chính xác người đó có sốt hay không?
2/Hoạt động 2: (18’) Tìm hiểu về cấu tạo của nhiệt kế:
-Yêu cầu học sinh đọc C1 và thực hiện theo yêu cầu sách giáo khoa (hình 22.1, 22.2 ).
-Hướng dẫn học sinh cách pha nước cẩn thận và tiến hành thí nghiệm.
-Khi nhúng các ngón tay vào 2 bình nước khác nhau thì cảm giác của các ngón tay như thế nào?
-Khi nhúng cả 2 ngón vào bình nước bình thường thì các ngón tay có cảm giác như thế nào?
-Từ kết quả thí nghiệm trên có thể rút ra kết luận gì?
-Chốt lại: Vậy để biết được người đó có bị sốt hay không ta phải dùng nhiệt kế mới có thể xác định được.
-Hãy nêu cách tiến hành thí nghiệm ở hình 22.3 và 22.4 ?
C2:Thí nghiệm đó dùng để làm gì?
-Treo hình vẽ 22.5 yêu cầu học sinh quan sát trả lời C3?
-Giới thiệu các loại nhiệt kế cho học sinh nắm.
-Cho HS trả lời C4.
3/Hoạt động 3: (10’) Tìm hiểu các loại nhiệt giai:.
-Yêu cầu học sinh đọc phần thông tin sách giáo khoa.
-Giới thiệu 2 loại nhiệt giai Xenxiút và nhiệt giai Farenhai, treo hình vẽ và hướng dẫn học sinh cách xác định nhiệt độ của 2 loại nhiệt giai?
-Dẫn dắt học sinh đi đến kết luận:
Xenxiút Farenhai
 O0 C -> 32 0F
100 0C -> 2120F
-> 10C tương ứng với bao nhiêu 0F
-Chốt lại:
 10C = 1,80 F
-Hãy tính 200C = ? 0 F.
-Gợi ý: 200C = 00C + 200C
-Yêu cầu học sinh lên bảng thực hiện.
-Yêu cầu học sinh đọc và thực hiện C5 ?
-Nhận xét => ?
-Học sinh đọc mẫu đối thoại -> dự đoán trả lời.
-Dự đoán 
-Đọc phần C1
-Tiến hành thí nghiệm
-Dựa vào kết quả thí nghiệm trả lời.(HSY)
-Cảm giác của tay không xác định được chính xác mức độ nóng lạnh.
-Kết luận
-Quan sát hình vẽ trả lời.
-Trả lời .
-Quan sát hình vẽ trả lời C3.(HSY)
-Nắm công dụng của từng loại nhiệt kế.
-Trả lời 
-Đọc phần thông tin sách giáo khoa -> phân biệt được 2 loại nhiệt giai.
-Chú ý.
-Theo dõi .
-Ứng với 1,8 0 F.
-Vận dụng, xác định lên bảng giải.
-Đọc và thực hiện C5 
-Lên bảng trình bày lời giải.
1.Nhiệt kế:
C1: Cảm giác của tay không cho phép xác định chính xác mức độ nóng, lạnh.
C2: Xác định nhiệt độ 1000C và 0C trên cơ sở đó vẽ các vạch chia của nhiệt kế.
C3:
-Nhiệt kế rượu: đo nhiệt độ khí quyển
-Nhiệt kế thuỷ ngân: đo nhiệt độ trong các thí nghiệm.
-Nhiệt kế y tế: đo nhiệt độ cơ thể.
C4: Ống quản ở gần bầu đựng thuỷ ngân có 1 chổ thắt có tác dụng không cho thuỷ ngân tụt xuống bầu khí đưa nhiệt kế ra khỏi cơ thể.
 2/ Nhiệt giai:
 Có hai loại nhiệt giai: nhiệt giai Xenxiút và nhiệt giai Farenhai.
 Ta có: 
 00C = 320F
 1000C = 2120F
 10C = 1,80 F.
VD: Tính xem 200C ứng với bao nhiêu 0F ?
 Giải
Ta có:200C = 00C + 200C
 =320F + ( 20 x 1,80F)
 = 68 0 F.
 3. Vận dụng:
C5: Ta có: 
 300C = 00C + 300C
 = 320F + ( 30 x 1,80F)
 = 86 0 F.
 370C = 00C + 370C
 = 320F + ( 37 x 1,80F)
 = 98,60F.
 4/Củng cố: (7’):
 -Ghi nhớ SGK
 -Dụng cụ dùng để đo nhiệt độ?
 -Nêu công dụng của các loại nhiệt kế vừa học?
 -Bài tập 22.1, 22.2 sách bài tập 
 5/Dặn dò: (2’)
 -Về nhà học bài, chép phần ghi nhớ vào tập.
 -Cần nắm vững: 00C = 320F, 1000C = 212 0 F , 10C = 1,8 0 F.
 -Làm bài tập 22.3 đến 22.7 sách bài tập trang 28, 29.
 -Xem trước bài 24 “ thực hành đo nhiệt độ “ sách giáo khoa.

Tài liệu đính kèm:

  • docT26.doc