Giáo án Vật lí lớp 6 - Tuần 6 - Tiết 6 - Bài 6: Lực – hai lực cân bằng

Giáo án Vật lí lớp 6 - Tuần 6 - Tiết 6 - Bài 6: Lực – hai lực cân bằng

MỤC TIÊU:

1. Nêu được các thí dụ về lực đẩy, lực kéo, và chỉ ra được phương và chiều của các lực đó.

2. Nêu được thí dụ về hai lực cân bằng và xác định được hai lực cân bằng.

3. Sử dụng được đúng các thuật ngữ: lực đẩy, lực kéo, phương, chiều, lực cân bằng.

B. CHUẨN BỊ:

 Cho mỗi nhóm học sinh: Một chiếc xe lăn bằng một lò xo lá tròn- một lò xo mềm dài khoảng 10cm. Một thanh nam châm thẳng- một quả gia trọng bằng sắt có móc treo. Một cái giá có kẹp để giữ các lò xo để treo gia trọng.

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 856Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí lớp 6 - Tuần 6 - Tiết 6 - Bài 6: Lực – hai lực cân bằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 6	TIẾT: 6
Bài 6: LỰC – HAI LỰC CÂN BẰNG
A. MỤC TIÊU:
Nêu được các thí dụ về lực đẩy, lực kéo, và chỉ ra được phương và chiều của các lực đó.
Nêu được thí dụ về hai lực cân bằng và xác định được hai lực cân bằng.
Sử dụng được đúng các thuật ngữ: lực đẩy, lực kéo, phương, chiều, lực cân bằng.
B. CHUẨN BỊ:
 Cho mỗi nhóm học sinh: Một chiếc xe lăn bằng một lò xo lá tròn- một lò xo mềm dài khoảng 10cm. Một thanh nam châm thẳng- một quả gia trọng bằng sắt có móc treo. Một cái giá có kẹp để giữ các lò xo để treo gia trọng.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra -Tổ chức tình huống học tập(5’)
GV: gọi một học sinh lên bảng trả lời câu hỏi: Khối lượng của một vật là gì? Đo khối lượng bằng dụng cụ gì?
Chữa bài tập 5.1 , 5.3 
GV yêu cầu học sinh cả lớp theo dõi và nhận xét.
ĐVĐ:Quan sát hình vẽ xem hai người đang làm gì lên cái tủ?
Một học sinh lên bảng trả lời và làm bài tập.
HS dưới lớp theo dõi nhận xét.
HS nêu dự đoán
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm lực( 15phút)
Cho học sinh làm thí nghiệm, thảo luận nhóm để thống nhất trả lời câu hỏi!
C1: Nhận xét về tác dụng của lò xo lá tròn lên xe và của xe lên lò xo lá tròn khi ta đẩy xe cho nó ép lò xo lại.
C2: Nhận xét về tác dụng của lò xo lên xe và của xe lăn lennlò xo khi ta kéo xe cho lò xo giãn ra.
C3: Nhận xét về tác dụng của nam châm lên quả nặng.
C4: Học sinh dùng từ thích hợp điền vào chỗ trống.
I. LỰC:
1. Thí nghiệm:
Học sinh làm 3 thí nghiệm và quan sát hiện tượng để rút ra nhận xét.
C1: Lò xo lá tròn bị ép đã tác dụng lên xe lăn một lực đẩy. Lúc đó tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo lá tròn một lực ép làm cho lò xo bị giãn dài ra.
C2: Lò xo bị giãn đã tác dụng lên xe lăn một lực kéo, lúc đó tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo một lực kéo làm cho lò xo bị dãn.
C3: Nam châm đã tác dụng lên quả nặng một lực hút.
C4: a) 1: lực đẩy ; 2: lực ép
b) 3: lực kéo ; 4: lục kéo
c) 5: lục hút.
2. Rút ra kết luận:
- Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói ta nói vật này tác dụng lên vật kia.
Hoạt động 3: Nhận xét và rút ra phương chiều của lực. (10 phút)
H.6.1: Cho biết lực lò xo lá tròn tác dụng lên xe lăn có phương và chiều thế nào?
H.6.2: Cho biết lực do lò xo tác dụng lên xe lăn có phương và chiều thế nào?
C5: Xác định phương và chiều của lực do nam châm tác dụng lên quả nặng.
II. PHƯƠNG VÀ CHIỀU CỦA LỰC:
- Lực do lò xo lá tròn tác dụng lên xe lăn có phương gần song song với mặt bàn và có chiều đẩy ra.
- Lực do lò xo tác dụng lên xe lăn có phương dọc theo lò xo và có chiều hướng từ xe lăn đến trụ đứng.
Hoạt động 4: Tìm hiểu hai lực cân bằng(7’)
Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi Hình 6.4
C8: Học sinh dùng từ thích hợp để điền vào chỗ trống.
III. HAI LỰC CÂN BẰNG:
C8: a) 1: Cân bằng ; 2:Đứng yên
 b) 3: Chiều.
 c) 4: Phương; 5: Chiều.
Hoạt động 4: Vận dụng - Củng cố - HDVN (8’)
Vận dụng
C9: Điền từ thích hợp vào chỗ trống.
Cho học sinh đọc ghi nhớ: 
Dặn dò: 
	Trả lời câu C10.
	BT về nhà: số 6.2; 6.3.
	Xem trước bài: Tìm hiểu kết quả tác dụng lực. 
IV. Vận dụng:
C9:
 a) Gió tác dụng vào cánh buồm là một lực đẩy.
 b) Đầu tàu tác dụng lên toa tàu là một lực kéo.
Một học sinh đọc SGK
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docly 6 Tiết 6.doc