Câu hỏi và đáp án ôn tập vật lí 6-Năm học : 2010-2011

Câu hỏi và đáp án ôn tập vật lí 6-Năm học : 2010-2011

I)-Bài 1,2 : ĐO ĐỘ DÀI :

1-Đơn Vị đo độ dài :

-Đơn vị chính để đo độ dài là mét (kí hiệu : m )

-Đơn vị đo độ dài thường dùng nhỏ hơn mét là : Đềximét (dm),Centimet (cm),Milimet (mm)

1m = 10dm,1m = 100cm,1m = 1000mm.

Đơn vị đo độ dài thường dùng lớn hơn mét là : Kilômet (km) 1km = 1000m.

2-Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài:

-Dụng cụ đo độ dài là : Thước thẳng,Thước dây(thước cuộn),Thước mét,thước kẻ.

*Giới hạn đo ( GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

*Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

3-Cách đo độ dài:

 

doc 6 trang Người đăng levilevi Lượt xem 821Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi và đáp án ôn tập vật lí 6-Năm học : 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN ÔN TẬP VẬT LÍ 6-NĂM HỌC : 2010-2011
A)-LÝ THUYẾT :
I)-Bài 1,2 : ĐO ĐỘ DÀI :
1-Đơn Vị đo độ dài : 
-Đơn vị chính để đo độ dài là mét (kí hiệu : m )
-Đơn vị đo độ dài thường dùng nhỏ hơn mét là : Đềximét (dm),Centimet (cm),Milimet (mm) 
1m = 10dm,1m = 100cm,1m = 1000mm.
Đơn vị đo độ dài thường dùng lớn hơn mét là : Kilômet (km) 1km = 1000m.
2-Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài:
-Dụng cụ đo độ dài là : Thước thẳng,Thước dây(thước cuộn),Thước mét,thước kẻ....
*Giới hạn đo ( GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
*Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
3-Cách đo độ dài:
 -Ước lượng độ dài cần đo.
-Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN thích hợp.
-Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.
-Đặt mằt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
-Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
II)-Bài 3-Đo thể tích chất Lỏng:
1-Đơn vị đo thể tích :
-Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l)
1lít = 1dm3; 1ml = 1cm3
	1m3 = 1.000dm3 =1.000.000cm3
1m3 = 1.000 lít=1.000.000ml = 1.000.000cc
2-Cách đo thể tích chất lỏng:
-Ước lượng thể tích cần đo.
-Chọn bình chia độ có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất thích hợp.
-Đặt bình chia độ thẳng đứng.
-Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.
-Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.
3-Dụng cụ đo thể tích chất lỏng:
-chai, lọ, ca đong có ghi sẵn dung tích, bình chia độ, ...
III)-Bài 4-Đo thể tích vật rắn không thấm nước:
1-Cách đo thể tích vật rắn bằng bình chia độ:
-Đo thể tích nước ban đầu có trong bình chia độ ( V1).
-Thả chìm vật rắn vào bình chia độ.Đo thể tích nước dâng lên trong bình ( V2)
-Thể tích của vật rắn là : V = V2 - V1
2-Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình tràn.
-Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thả chìm vật đó vào trong bình tràn.Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật.(dùng bình chia độ để đo thể tích nước tràn ra)
IV)-Bài 5-Khối lượng-Đo khối lượng:
1-Khối lượng của 1 vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó.
2-Đơn vị khối lượng : Kí -lô -gam( Kg)	- 1 kg = 1000 g
Gam (g) 1g = kg.
Hectôgam (lạng): 1 lạng = 100g.
Tấn (t): 1t = 1000 kg.
Tạ: 1 tạ = 100g.
3-Dụng cụ đo khối lượng : cân Rô-bec-van.
4-Cách dùng cân Rô-bec-van để cân 1 vật :
-Thoạt tiên,phải điều chỉnh sao cho khi chưa cân,đòn cân phải nằm thăng bằng,kim cân nằm đúng vạch giữa.Đó là việc điều chỉnh số 0.Đặt lên đĩa cân bên kia một số quả cân có khối lượng phù hợp và điều chỉnh con mã sao cho đòn cân nằm thăng bằng,kim cân nằm đúng giữa bảng chia độ.Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân cộng với số chỉ con mã sẽ bằng khối lượng của vật đem cân.
V-Bài 6-Lực-Hai Lực cân bằng.
1-Lực-Phương-Chiều của lực:
-Tác dụng đẩy kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
-Mỗi lực đều có 1 phương,1 chiều tác dụng và 1 cường độ nhất định.
2-Hai lực cân bằng:
-Hai lực cân bằng là 2 lực cùng tác dụng vào 1 vật,có cường độ bằng nhau,có cùng phương nhưng chiều ngược nhau.Nếu 2 lực cân bằng cùng tác dụng vào 1 vật đang đứng yên thì vật đó tiếp tục đứng yên.
VI-Bài 7 -Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực:
1-Những hiện tượng cần quan sát chú ý khi có lực tác dụng:
a. Những sự biến đổi của chuyển động:
- Vật đang chuyển động bị dừng lại.
- Vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển động.
- Vật chuyển động nhanh lên.
- Vật chuyển động chậm lại.
- Vật đang chuyển động theo hướng này bỗng chuyển động theo hướng khác.
b. Những sự biến dạng:
Là sự thay đổi về hình dạng của vật khi có lực tác dụng.
2-Kết quả tác dụng của lực:
-Lực tác dụng lên vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng.
VII-Bài 8 :Trọng Lực-Đơn vị Lực
1-Trọng Lực :
-Trọng lực là lực hút của Trái Đất,có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.
2-Đơn vị lực:	Niu-tơn (N)
*Hệ thức giữa trọng lượng và khối lượng của cùng 1 vật:	P = 10 . m
	Trong đó :	+P: Trọng lượng (N)
	+m: Khối lượng (kg)
	Ví dụ :-Một vật có khối lượng là : m= 1 kg
	Vậy vật có trọng lượng là : P = 10 x 1 = 10 N
VIII)-Bài 9-Lực Đàn Hồi.
1-Biến dạng đàn hồi:
-Lò xo là một vật đàn hồi.Sau khi bị nén hoặc bị kéo dãn nó 1 cách vừa phải,nếu buông ra,thì chiều dài của nó trở lại bằng chiều dài tự nhiên.Biến dạng có tính chất như trên gọi là biến dạng đàn hồi.
2-Độ biến dạng:
-Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo. ( l - l0 )
3-Lực đàn hồi:
-Lực đàn hồi là lực do vật bị biến dạng sinh ra.
Ví dụ : -Khi lò xo bị nén hay bị kéo dãn 
	 -Uốn cong 1 thanh tre.
 -Dây cung bị kéo dãn.
-Đặc điểm :Độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn.
IX-Bài 10-Lực kế -Phép đo lực-Trọng lượng và khối lượng.
1-Tìm hiểu lực kế :
-Lực kế dùng để đo lực .
-Cấu tạo gồm : lò xo,kim chỉ thị và bảng chia độ.
2-Đo 1 lực bằng lực kế :
-Thoạt tiên phải điều chỉnh số 0,nghĩa là phải điều chỉnh sao cho khi chưa đo lực,kim chỉ thị nằm đúng giũa vạch 0.Cho lực cần đo tác dụng vào lò xo của lực kế.Phải cầm vào vỏ lực kế và hướng sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo.
3-Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng:
Hệ thức: P = 10.m. 
Trong đó:
P là trọng lượng, đơn vị đo là Niu tơn.
m là khối lượng, đơn vị là kg.
X-Bài 11-Khối lượng riêng-Trọng lượng riêng:
1-Khối lượng riêng-
-Khối lượng riêng của 1 chất được xác định bằng khối lượng của 1 đơn vị thể tích chất đó( 1 m3)
-Công thức:	D = 	Trong đó :-D : khối lượng riêng ( kg/m3)
	 -m : Khối lượng ( kg )
	 -V : Thể tích ( m3)
 -Đơn vị khối lượng riêng : ( kg/m3)
 2-Trọng lượng riêng:
-Trọng lượng riêng của 1 chất được xác định bằng trọng lượng của 1 đơn vị thể tích chất đó.
-Công thức :	d 	Trong đó :-d : Trọng lượng riêng ( N/m3)
	 -P : trọng lượng ( N )
	 -V : Thể tích ( m3)
-Đơn vị trọng lượng riêng : N/m3
- Hệ thức giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng: d = 10 x D 
	Ví dụ:-Khối lượng riêng của nhôm : D = 2 700 kg/m3
	-Trọng lượng riêng của nhôm là: d = 10 x D = 10 x 2700 = 27 000 N/m3
XI-Bài 13-Máy cơ đơn giản :
1-Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật.
	VD: -Vật có trọng lượng 50 N thì lực kéo vật theo phương thẳng đứng là 50 N.
2-Các máy cơ đơn giản: Mặt phẳng nghiêng,đòn bẩy,ròng rọc....giúp thực hiện công việc dễ dàng hơn.
C)-BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: (tham khảo)
1- Giới hạn đo của một thước là:
a/ Độ dài nhỏ nhất ghi trên thước	b/ Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước
c/ Độ dài lớn nhất ghi trên thước	d/ Độ dài tuỳ ta chọn.
2-Độ chia nhỏ nhất của một thước: 
a/ Là độ dài lớn nhất ghi trên thước	b/ Là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước
c/ Độ dài tuỳ ta chọn.	d/ Là độ dài giữa hai vạch bất kỳ trên thước
3-Đơn vị đo độ dài là:
	a/ Kg	b/ m2	c/ m	d/ Một đơn vị khác
4-Đơn vị đo thể tích là:
	a/ m3	b/ m2	c/ dm2	d/ cm
5-Đơn vị đo thể tích là:
	a/ lít	b/ m3	c/ ml	d/ Gồm a, b và c
6-Để đo chiều dài của một vật: 
a/ Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo sao cho 1 đầu của vật ngang bằng với vạch 0 của thước
b/ Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc ở đầu kia của vật
c/ Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất
d/ Câu a,b,c đều đúng
7-Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng:
a/ Thể tích bình tràn	c/ Thể tích phần nước tràn ra từ bình tran sang bình chứa	
b/ Thể tích bình chứa	 d/ Thể tích còn lại trong bình tràn
8-Dụng cụ nào dưới đậy dùng để đo độ dài:
a/ Cân	b/ Thước mét	c/ Xilanh	d/ Ống nghe của bác sĩ
9-Trên hộp mứt tết có ghi 250 g số đó chỉ (chọn câu đúng)
a/ Sức nặng của hộp mứt b/ Thể tích của hộp mứt.	c/ Khối lượng của hộp mứt	d/ Gồm a và c
10-Để đo khối lượng dùng dụng cụ:
	a/ Bình chia độ	b/ Cân	c/ Bình tràn	d/ Dụng cụ khác
11-Hai lực cân bằng là:
	a/ Hai lực có cùng phương, cùng chiều	
	b/ Hai lực có cùng phương, ngược chiều	
	c/ Hai lực mạnh như nhau có cùng phương ngược chiều
	d/ Hai lực bất kì cùng tác dụng vào một vật
12-Lực tác dụng lên một vật có thể là cho vật:
	a/ Biến đổi chuyển động	b/ Biến dạng	c/ Gồm a và b	d/ Đứng yên
13-Trọng lực có phương là:
	a/ Nằm ngang	b/ Thẳng đứng	c/ Phương bất kỳ	d/ Gồm a và b
14-Trọng lực có chiều là:
a/ Trái sang phải	b/ Phải sang trái	c/ Từ dưới lên	d/ hướng về phía trái đất
15-Đơn vị của lực là:
	a/ Kg	b/ m3	c/ lít	d/ N
16-Trọng lượng của quả cân 100g là:
	a/ 1Kg	b/ 1m3	c/ 10N	d/ 1N
17-Trong số các thước dây, thước nào thích hợp nhất đề đo chiều dài sân trường em:
a/ Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm	b/ Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm
c/ Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm	d/ Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm
18-Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1 dm để đo độ dài lớp học – cách ghi nào đúng:
	a/ 5m	b/ 50dm	c/ 500cm	d/ 50,0 dm
19-Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 2cm để đo chiều dài cuốn sách giáo khoa vật lý 6 – cách ghi nào đúng:
	a/ 240 mm	b/ 23 cm	c/ 24 cm	d/ 24,0 cm
20-Kết quả đo độ dài trong bài báo cáo thực hành ghi như sau l = 20,1 cm, độ chia nhỏ nhất của thước đo là:
	a/ 1cm	b/ 0,1cm	c/ 0,1mm	d/ Một kết quả khác
21-Kết quả đo độ dài trong bài báo cáo thực hành ghi như sau: l = 21 cm, ĐCNN của thước là:
	a/ 1cm	b/ 0,1cm	c/ 2cm	d/ 1 mm
22-Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5 cm3. Hãy chỉ ra cách ghi đúng:
 	a/ V1 = 20,2 cm3	b/ V2 = 20,250 cm3	c/ V3 = 20,5 cm3	d/ V4 = 20cm3 
23-Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 55 cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá, khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 86 cm3. Hỏi các kết quả ghi sau đây, kết quả nào đúng:
a/ V = 86 cm3	b/ V = 55 cm3 	c/ V = 31 cm3	d/ V = 141 cm3
24-Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích một lượng chất lỏng còn gần đầy chai 0,5l
	a/ Bình 1000 ml có vạch chia tới 10 ml	b/ Bình 500 ml có vạch chia tới 2 ml
	c/ Bình 100 ml có vạch chia tới 1 ml	d/ Bình 500 ml có vạch chia tới 5 ml
25-Một học sinh dùng thước có ĐCNN là 1 cm để đo chiều dài của bàn học sinh, cách ghi nào đúng:
	a/ 1,2 m	b/ 12 dm	c/ 120 cm	d/ 120,0 cm
26-Bình chia độ chứa nước, mực nước ở ngang vạch 50 cm3 thả 10 viên bi giống nhau vào bình, mực nước trong bình dâng lên ở ngang vạch 55 cm3. Thể tích của 1 viên bi là:
	a/ 55 cm3	b/ 50 cm3	c/ 5cm3	d/ 0,5 cm3 
27-Có thể dùng bình chia độ và bình tràn để đo thể tích vật nào dưới đây:
	a/ Một gói bông	b/ Một viên phấn	c/ Một hòn đá	d/ Một bát gạo
28-Khi một quả bóng đạp vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì:
	a/ Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.	b/ Chỉ làm biến dạng quả bóng
	c/ Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng
	d/ Vừa làm biến dạng vừa làm biến đổi chuyển động của nó
29-Khi đòn cân Rôbecvan thăng bằng người ta thấy một bên đĩa cân có 2 quả 200g, 1 quả 500g, bên đĩa còn lại là hai túi bột ngọt như nhau. Vậy khối lượng của 1 túi bột ngọt là:
	a/ 200g	b/ 500g	c/ 900g	d/ 450g
30-Quan sát1quả cầu được treo vào sợi dây dọi đứng yên một số học sinh nhận xét là quả cầu đứng yên vì:
a/ Trái Đất đã tác dụng lên nó	.	b/ Sợi dây đã tác dụng lên nó	
	c/ Sợi dây và Trái Đất đều tác dụng lên nó
	d/ Lực hút của Trái Đất và lực mà sợi dây tác dụng lên nó là 2 lực cân bằng
31-Khi buông viên phấn, viên phấn rơi vì:
	a/ Sức đẩy của không khí	b/ Lực hút của Trái Đất tác dụng lên nó
	c/ Lực đẩy của tay	d/ Gồm a và c
32-Quả cân có khối lượng 250g thì trọng lượng là:
	a/ 250N	b/ 25N	c/ 2,5N	d/ 0,25N
33-Chuyển động của vật nào dưới đây không bị biến đổi:
	a/ Một chiếc xe đạp đang đi , bỗng bị hãm phanh xe dừng lại 
	b/ Một chiếc xe máy đang chạy, bỗng được tăng ga, xe chạy nhanh lên.
	c/ Một cái thùng đặt trên một toa tàu đang chạy chậm dần rồi dừng lại
	d/ Một máy bay đang bay thẳng với vận tốc 500km/h
34-Lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ ép hai đầu một lò xo bút bi lại. Nhận xét về tác dụng của các ngón tay lên lò xo và của lò xo lên các ngón tay:
a/ Lực mà tay cái tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón cái là hai lực cân bằng.
b/ Lực mà tay trỏ tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón trỏ là hai lực cân bằng.
c/ Hai lực mà hai ngón tay tác dụng lên lò xo là hai lực cân bằng .
d/ Các câu a, b và c đúng
35-Trọng lượng của một vật 20g là bao nhiêu:
	a/ 0,02N	b/ 0,2N	c/ 20N	d/ 200N
36-Trường hợp nào sau đây là ví dụ về trọng lực có thể làm cho một vật đang đứng yên phải chuyển động:
	a/ Quả bóng được đá lăn trên sân	c/ Một vật được thả rơi xuống
	b/ Một vật được kéo trượt trên mặt bàn nằm ngang	d/ Một vật được ném lên cao
37-Lực nào sau đây không phải là trọng lực:
	a/ Lực làm cho nước mưa rơi xuống	
	b/ Lực tác dụng lên một vật nặng treo vào lò xo làm cho lò xo dãn ra
c/ Lực tác dụng vào viên phấn khi thả viên phấn rơi
d/ Lực nam châm tác dụng vào hòn bi sắt.
38-Cặp lực nào dưới đây là hai lực cân bằng:
	a/ Lực của em bé cùng đẩy vào hai bên của một cánh cửa, làm cánh cửa quay.
	b/ Lực của một lực sĩ đang giữ quả tạ trên cao và trọng lực tác dụng lên quả tạ.
	c/ Lực một người đang kéo dãn một dây lò xo và lực mà dây lò xo kéo lại tay người.
	d/ Lực của quả nặng được treo vào dây tác dụng lên dây và lực của dây tác dụng lên vật.
39-Lúc quả bóng bàn rơi xuống chạm mặt bàn rồi nảy lên thì có thể xảy ra những hiện tượng gì đối với quả bóng: 
	a/ Chỉ có thể biến đổi chuyển động của quả bóng.
	b/ Chỉ có sự biến dạng chút ít của quả bóng
	c/ Quả bóng bị biến dạng chút ít, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi.
	d/ Không có hiện tượng nào xảy ra.
40-Khi độ biến dạng của lò xo tăng gấp đôi thì lực đàn hồi:
A/ Tăng gấp rưỡi B/ Tăng gấp đôi C/ Không thay đổi D/ giảm hai lần.
D)-BÀI TẬP TỰ LUẬN:
Câu 1: Một quả cân treo đứng yên vào một sợi dây
	a/ Những lực nào tác dụng lên quả cân
	b/ Cho biết phương, chiều của lực đó
	c/ Khi dây bị đứt có hiện tượng gì xảy ra? Vì sao?
Câu 2: Một vật có khối lượng 600g treo vào một sợi dây cố định
	a/ Trọng lượng của vật là bao nhiêu?
	b/ Giải thích vì sao vật đứng yên?
	c/ Cắt sợi dây, vật rơi xuống. Giải thích vì sao?
Câu 3: Có 2 vật có khối lượng lần lượt là 2 kg, 5 kg
a/ Tính trọng lượng mỗi vật	
b/ Tại sao mang một vật có khối lượng 5 kg ta có cảm giác nặng hơn khi mang một vật có khối lượng 2 kg?
Câu 4 :Một chai dầu ăn có thể tích 1 lít và có khối lượng 860 g.Tính trọng lượng riêng của dầu ăn.(đáp số : 8600 N/m3)
Câu 5-Một vật có thể tích 2dmvà có khối lượng15,6kg
 a. Tìm khối lượng riêng của vật và trọng lượng riêng của vật. ( đáp số : D=7800 kg/m3- d = 78000N/m3)
 b. Nếu vật trên có thể tích 1,8dmthì có khối lượng bao nhiêu?( đáp số : 14,04 kg)
Câu 6 :Giải thích tại sao khi ném hòn sỏi lên cao theo phương thẳng đứng thì hòn sỏi bao giờ cũng chỉ lên cao được một đoạn rồi lại rơi xuống?
 (Trả lời :Hòn sỏi luôn luôn chịu tác dụng lực hút của Trái Đất(trọng lực) ,có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía trái đất.Chính lực này đã làm biến đổi chuyển động của hòn sỏi)

Tài liệu đính kèm:

  • docC¬u Hỏi v¢ Đ£p ￁n ᅯn Thi Vật L■ 6.doc