Đề tài Giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông qua hoạt động ngoại khoá

Đề tài Giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông qua hoạt động ngoại khoá

Môi trường là tổng thể các nhân tố như nước, không khí, đất, ánh sáng, âm thanh, cảnh quan, xã hội. có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống con người và các tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho sinh sống và sản xuất của con người, liên quan đến chất lượng cuộc sống của con người.

 Con người cũng như mọi sinh vật đều sống trong một môi trường nhất định, không có môi trường, con người và sinh vật không tồn tại được.

 Sự tồn tại và phát triển của con người (sức khoẻ con người) chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường. Trạng thái sức con người là tiêu chuẩn tổng hợp nhất của tình trạng môi trường - những chỉ tiêu sức khoẻ con người được coi như tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng môi trường.

 

doc 20 trang Người đăng levilevi Lượt xem 2144Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông qua hoạt động ngoại khoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A - đặt vấn đề
	I. Cơ sở lý luận
	Môi trường là tổng thể các nhân tố như nước, không khí, đất, ánh sáng, âm thanh, cảnh quan, xã hội... có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống con người và các tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho sinh sống và sản xuất của con người, liên quan đến chất lượng cuộc sống của con người.
	Con người cũng như mọi sinh vật đều sống trong một môi trường nhất định, không có môi trường, con người và sinh vật không tồn tại được.
	Sự tồn tại và phát triển của con người (sức khoẻ con người) chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường. Trạng thái sức con người là tiêu chuẩn tổng hợp nhất của tình trạng môi trường - những chỉ tiêu sức khoẻ con người được coi như tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng môi trường.
	Bên cạnh môi trường tự nhiên, con người còn sống trong một chế độ xã hội, cộng đồng dân cư nhất định, các yếu tố đó cũng ảnh hưởng tới sức khoẻ.
	Môi trường vừa là không gian sống, vừa là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người, vừa là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất. Môi trường và sức khoẻ con người có mối quan hệ trực tiếp mang tính nhân quả.
	Môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ - môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên những biến đổi về môi trường. Nguồn gốc tác động mạnh mẽ nhất đến môi trường và thông qua đó đến sức khoẻ con người chính là sự phát triển.
	II. Cơ sở thực tiễn
	Hiện trạng môi trường ngày nay rất đáng báo động. Môi trường sống của chúng ta đang bị suy thoái một cách nghiêm trọng và nhanh chóng: Nhiệt độ trái đất tăng lên nhanh chóng, băng ở hai cực tan nhanh làm nước biển dâng cao, dẫn đến một số vùng có nguy cơ bị nước biển nhấn chim, quá trình sa mạc hoá diễn ra ở nhiều nơi, hàm lượng khói bụi và khí thải trong không khí tăng cao, con người khai thác các tài nguyên một cách bừa bãi - làm cho chúng có nguy cơ cạn kiệt. Dịch bệnh xảy ra khắp nơi và trên diện rộng, ngày càng có nhiêu bệnh nguy hiểm và đang đe doạ đến sức khoẻ và đời sống của con người.
	Bên cạnh đó, ý thức bảo vệ môi trường của nhiều người chưa cao. Đang thờ ơ đứng ngoài cuộc trước những thảm hoạ của môi trường.
	Để có một môi trường bền vững cho hôm nay và cả mai sau, thì ngay từ bây giờ chúng ta cần phải cung cấp cho mọi người những kiến thức cần thiết về vấn đề môi trường. Cùng với quá trình đó, chúng ta cũng rất cần thiết xây dựng cho mọi người có ý thức bảo vệ môi trường - biến ý thức đó thành một nếp sống văn hoá trong cộng đồng dân cư.
	Đối tượng của giáo dục môi trường không thể thiếu và rất quan trọng đó là học sinh - sinh viên nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng. Nhưng thực tế giáo dục của chúng ta chưa có một bộ môn GDMT riêng, mà chủ yếu chỉ mới ở mức độ lồng ghép trong các môn học. Trong khi đó, không phải môn học nào và bài học nào cũng có thể lồng ghép được. Còn nếu lồng ghép được thì cũng không tổng thể và chưa giải quyết được cái căn bản của vấn đề môi trường. 
	Từ những vấn đề cấp bách và những khó khăn nêu trên, tôi xin được nêu thêm một hướng giáo dục môi trường trong trường học mới, đó là: "Giáo dục môi trường cho học sinh THCS thông qua hoạt động ngoại khoá"
B - Giải quyết vấn đề
	I. Phương pháp giáo dục.
	Khi cho học sinh tham gia bất kỳ một hoạt động ngoại khoá nào, chúng ta đều phải cần tới các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, đặc biệt là tổ chức Đoàn, Đội. Và đối với vấn đề GDMT ngoại khoá cho học sinh cũng thế. Chúng ta cần có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức trong nhà trường như: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh, Công đoàn, Ban giám hiệu... Tuỳ theo từng nội dung, chủ đề, địa điểm, kinh phí tổ chức vv... mà chúng ta lựa chọn sự phối hợp cho phù hợp. Sau đây, tôi xin đưa ra một số phương pháp tổ chức.
	1. Tổ chức tham quan - dã ngoại.
	2. Tổ chức sáng tác về môi trường.
	3. Tổ chức cho học sinh trực tiếp tham gia các hoạt động môi trường.
	4. Tổ chức các cuộc thi về môi trường.
	II. Cách thức thực hiện 
	1. Tổ chức tham quan - dã ngoại.
	Phương pháp này là, tổ chức cho học sinh đi tham quan các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia như: Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh), Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), Vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), Vườn quốc gia U Minh (Cà Mau), Di sản thiên nhiên thế giới - vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Vườn quốc gia Cát Bà (Hải Phòng),...
	Sau khi tham quan về cần tổ chức cho học sinh trao đổi các vấn đề đã thu thập được trong chuyến tham quan với nhau, giúp các em thấy được vẽ đẹp của thiên nhiên, thấy được mối quan hệ giữa thiên nhiên với các phong tục, tập quán của con người cũng như sự ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên đối với sự phân bố các loài động, thực vật. Qua đó giáo dục học sinh thêm yêu quý thiên nhiên, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.
	Đối với học sinh nông thôn, có thể tổ chức cho các em đi tham quan ở thành phố và đối với học sinh thành phố thì ngược lại. Để các em thấy được sự khác nhau giữa hai vùng. Đặc biệt chú ý cho các em sự khác biệt về môi trường không khí và nước. Từ những vấn đề đó, các em tìm ra nguyên nhân của sự khác biệt đó.
	Tuỳ vào quy mô, kinh phí, mục tiêu, thời gian tổ chức và khoảng cách địa lý... mà các trường có thể tổ chức cho học sinh tham quan ở những nơi phù hợp.
	Đây là phương pháp rất được các em học sinh yêu thích và có tác dụng giáo dục rất lớn và rất thiết thực. Phù hợp với những trường học gần các khu bảo tồn, các vườn quốc gia.
	Tuy nhiên, đối với việc tham quan du lịch thì đòi hỏi kinh phí lớn, thời gian nhiều và việc quản lý học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, trước khi tổ chức đi tham quan cần có sự đồng ý của phụ huynh học sinh, Ban giám hiệu để Phụ huynh và Nhà trường chu cấp kinh phí. Cần phối hợp với các giáo viên chủ nhiệm và đoàn trường trong việc quản lý học sinh.
Một số hình ảnh về tổ chức cho học sinh đi tham quan:
 Rừng ngập mặn (Cữa Sót - Hà Tĩnh)	 Trên dòng sông Son (Quảng Bình)
Khung cảnh tại bến thuyền trước động Phong Nha Trước cữa động Phong Nha (Quảng Bình)
 Từ trên động Tiên Sơn nhìn xuống Phong cảnh Phong Nha - Kẻ Bàng
2. Tổ chức sáng tác về môi trường.
	Có thể tổ chức cho học sinh theo các hình thức:
	- Đóng vai các động vật hoang dã, các thực vật quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng viết thư kêu cứu loài người.
	- Sáng tác thơ về chủ đề môi trường.
	- Vẽ tranh về môi trường...
	Đây là phương pháp đơn giản, ít tốn kém, có thể thu hút được số lượng lớn học sinh cùng tham gia. Phát huy được tính sáng tạo của học sinh và thông qua các tác phẩm của mình các em tỏ rõ được thái độ, tình cảm của mình đối với môi trường xung quanh.
	3. Tổ chức cho học sinh trực tiếp tham gia hoạt động môi trường.
	Kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường hoặc tại địa phương tổ chức cho các em học sinh tham gia những buổi lao động như: Dọn vệ sinh phong quang trường lớp, chăm sóc bồn hoa - cây cảnh, trồng cây xung quanh vườn trường hoặc cây che bóng mát sân trường. Gom dầu thô dọc ven bờ biển. Tham gia dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm nơi mình ở...
	Sau mỗi buổi làm việc như thế, chúng ta tập trung học sinh lại để đánh giá két quả làm việc của mỗi em. Những việc làm được, những việc chưa làm được và cần phải tiếp tục làm. Chỉ ra cho học sinh thấy được kết quả làm việc của mình đã đem lại cho cảnh quan môi trường như thế nào, kết quả lao động đó có ý nghĩa như thế nào đối với mọi người và chính cả bản thân mình.
	Qua đó, các em sẽ cảm thấy được ý nghĩa từng việc làm của mình, các em sẽ có ý thức hơn trong các hoạt động bảo vệ môi trường.
Một số hình ảnh HS tham gia hoạt động môi trường:
 Trồng cây xanh che bóng mát Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh
 đường làng, ngõ xóm 
 Khơi thông hệ thống mương thoát nước
 Thu gom rác thải ở bãi biển
 Quét dọn sân trường Dọn vệ sinh nội trú
	 4. Tổ chức các cuộc thi về môi trường.
	Trong tất cả các phương pháp mà tôi nêu ra, thì đây là phương pháp có tác dụng giáo dục tốt nhất. Nó không đòi hỏi kinh phí và thời gian nhiều như tham quan - dã ngoại, nhưng lại có sức lôi cuốn học sinh tốt hơn phương pháp sáng tác và hoạt động môi trường. Đồng thời nó lại có mức độ truyền tải kiến thức tới học sinh lớn nhất và đầy đủ nhất.
	Do kiến thức về môi trường quá rộng, không thể cung cấp cho học sinh trong một buổi sinh hoạt ngoại khoá. Vì vậy chúng ta cần phải chia nhỏ nó ra theo từng chủ đề và mỗi buổi sinh hoạt ta sử dụng một chủ đề. Mỗi chủ đề gồm ba phần:
	Phần 1: Xử lý tình huống.
	ở phần này các em học sinh sẽ được xem hoặc lắng nghe một tình huống do Ban tổ chức đưa ra dưới dạng kịch hoặc kể chuyện. Sau khi tình huống kết thúc, thì người dẫn chương trình sẽ đưa ra một số câu hỏi liên quan đến tình huống đó và yêu cầu các đội tuyển trả lời - xử lý tình huống dưới hình thức bấm chuông nhanh, sau đó các đội tuyển khác có thể bổ sung thêm và cuối cùng người dẫn chương trình hoặc ban giám khảo sẽ đưa ra những kết luận về tình huống.
	Phần 2: Tìm hiểu kiến thức.
	Ban tổ chức sẽ đưa ra một số hình ảnh liên quan đến môi trường (có thể là tranh vẽ, in màu cỡ lớn đưa chung cho tất cả các đội hoặc các bức ảnh chụp đưa riêng cho từng đội), sau đó người dẫn chương trình sẽ yêu cầu các đội tuyển đưa ra những thông tin, thông điệp mà từng bức ảnh muốn mang tới. Sau đó người dẫn chương trình sẽ đưa ra các thông tin, thông điệp chính xác mà mỗi bức ảnh muốn gửi tới các đội tuyển cũng như các em học sinh - khán giả.
	Phần 3: Hùng biện.
	Mỗi đội tuyển cử ra một em tham gia phần thi này, chủ đề hùng biện được chuẩn bị trước. Các em sẽ thể hiện những kiến thức, nhận thức và tình cảm của mình đối với môi trường.
	Tác dụng giáo dục của phương pháp này là: trong quá trình cuộc thi diễn ra, với những câu trả lời của các thành viên của các đội tuyển, cùng với những đáp án của người dẫn chương trình đưa ra - họ đóng vai trò là những tuyên truyền viên về môi trường, còn đối tượng được tuyên truyền là những em học sinh - khán giả ở phía dưới.
	 Chúng ta nên cùng với Đoàn TN và Liên đội phối hợp tổ chức vào các ngày lễ kỷ niệm như: Ngày thành lập Đoàn 26/3, Ngày nhà giáo Việt Nam 20/ 11.
	Để cho cuộc thi có chất lượng và hiệu quả thì công tác tổ chức cần lưu ý những vấn đề sau:
	- Thứ nhất, chuẩn bị nội dung chương trình chu đáo: các tình huống, nội dung các câu hỏi và đáp án phải ngắn gọn, súc tích để học sinh dễ lĩnh hội, chuẫn bị một số tranh ảnh phù hợp với từng chủ đề.
	- Thứ hai, phải có một Ban giám khảo có những kiến thức, am hiểu về v ... ạch - đẹp
	Phần 1: Xử lý tình huống. 
câu chuyện cuối tuần
Suốt một tuần mệt nhọc. Hôm nay là chủ nhật, ông Cầu Thang, bà Hành Lang mới có thời gian rãnh rỗi ngồi nói chuyện với nhau.
Ông Cầu thang lên tiếng:
	ối giời ơi! Cái lưng của tôi nó đau quá!...
Bà Hành Lang:
	Sao thế hả ông?!... Chắc lại trái gió, trở trời đấy mà!...
Ông Cầu Thang:
	Có trở trời, trái gió gì đâu! Chỉ tại vì lâu nay, mấy cô, cậu học trò cứ chạy thình thịch làm cho cái lưng của tôi cứ đau ê ẩm.
Bà Hành Lang cũng thở dài:
	Tôi cũng có khác gì ông đâu! Suốt cả tuần phải oằn lưng ra gánh đỡ, rồi còn phải hứng chịu bao nhiêu là rác thải: nào là giấy loại, vỏ hạt dưa rồi đến bao kẹo.
Đúng lúc đó, anh Bàn Ghế, chị Bồn Hoa, chú Bàng, gì Phượng cùng đi vào và hỏi:
	Hai bác đang nói chuyện gì thế.
Bà Hành Lang trả lời:
	Chúng tôi đang nghĩ đến cho cái số phận hẩm hiu của đời mình.
Chú Bàng hỏi tiếp:
	Có chuyện gì thế?
Ông Cầu Thang đáp:
	Cứ tưởng được phục vụ cho các cô, các cậu học trò là một niềm vui tuổi già. Ai ngờ bây giờ mới thấm thía câu: "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba ... học trò" đấy chú ạ! 
Anh Bàn Ghế xen vào: 
	Cháu cũng có sung sướng gì đâu, suốt ngày phải chứa đựng bao nhiêu giấy loại trong hộc, các cô, các cậu ấy cứ xô đẩy nhau, rồi còn chạy nhảy, dẫm đạp lên người cháu, làm cho cháu rả rời cả chân tay. Chắc rồi cháu cũng phải nghỉ hưu non thôi các bác ạ!...
Gì Phượng cũng phẫn nộ:
	Các bác, các anh còn đỡ là đang được ở trong nhà, còn chúng tôi ngày ngày phải đứng ngoài trời hứng chịu mưa nắng, thế mà cũng có được yên thân đâu.
Chị Bồn Hoa buồn rầu nói:
	Các bác, các anh, các chị hãy nhìn vào cái mặt tôi đây này, có thảm không kia chứ. Cả cái khuôn mặt xinh xắn của tôi, không biết bao nhiêu công sức chăm sóc. ấy vậy mà đã bị các cậu học trò thiếu ý thức hôm nào cũng đá bóng, chạy nhảy, dẫm đạp lên. Ôi! Có thẩm mỹ viện nào có thể giúp tôi phục hồi lại cái khuôn mặt xinh xắn của mình.
Chú Bàng lắc đầu bảo:
 	Tôi và cô Phượng tồn tại trên đất này đã khó, nhưng mà cũng phải cố gắng vươn lên, để cho các em học sinh có được sân chơi bóng mát. Thế mà các em nhỏ nào đâu có hay biết. Ngày ngày vẫn cứ leo trèo, vít lá, bẻ cành làm cho chúng tôi xác xơ tiêu điều. Thử hỏi chúng tôi có thể sống ở đây được bao lâu nữa???...
Ông Cầu Thang :
	Vậy thì chúng ta phải làm gì đi chứ! Chẳng lẽ cứ đứng nhìn chúng ta chết dần, chết mòn và ngôi trường bị tàn phá hay sao?!...
Mọi người cùng đồng thanh lên tiếng:
	Đúng thế! Chúng ta sẽ nói lên những vấn đề đang còn bức xúc.
	Người dẫn chương trình đưa ra câu hỏi cho các đội tuyển:
	Vấn đề bức xúc Cầu thang, Hành lang, Bàn ghế, cây Bàng, cây Phượng và Bồn hoa đưa ra là gì?
	Đáp án: Vấn đề bức xúc trong trường học hiện nay là: 
	Các bạn học sinh chưa thực sự có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp, còn xô đẩy bàn ghế, leo trèo và bẻ cành cây trong sân trường, xả rác bừa bãi, chưa thực hiện "Đi nhẹ, nói khẽ".
	Và mong muốn rằng các bạn nhỏ hãy có ý thức bảo vệ của công, giữ gìn vệ sinh chung, không phá hoại cây xanh và nên đi nhẹ - nói khẽ.
 Khung cảnh một ngôi trường
	Phần 2: Tìm hiểu kiến thức.
	Yêu cầu các đội quan sát các
 bức ảnh bên và trả lời câu hỏi:
Câu 1:
	Những hình ảnh đó phản ánh 
hiện trạng gì?
* Đáp án: 
	Những bức ảnh trên nói 
lên hiện trạng là: 
	Vệ sinh trường học chưa 
sạch sẽ.	
	Đổ rác không đúng nơi 
quy định.
	Chưa có hố rác nên rác
 còn đổbừa bãi.
Câu 2:
	Hãy quan sát các ảnh sau và cho biết những hình ảnh này muốn nói lên điều gì?
Đáp án:
	Các bạn học sinh đang tích cực dọn vệ sinh trong khu vực sân trường. Chúng ta nên học tập và làm theo các bạn ấy.
Câu 3:
	Nhìn vào sơ đồ hình bên
em rút ra được điều gì?
Đáp án: 
	Nhìn vào sơ đồ hình bên ta 
thấy được bức thông điệp là:
	Hãy tích cực tham gia dọn
vệ sinh sạch sẽ, không đổ rác bừa 
bãi, thì chúng ta sẽ có một ngôi
trường: xanh - sạch - đẹp.
	Phần 3: Hùng biện.
	Phần này tuỳ thuộc vào sự trình bày của học sinh.
Chúng ta dựa vào khả năng diễn đạt, nội dung của bài hùng biện đề cập đến... để đánh giá.
Chủ đề 2: Con người với thiên nhiên.
	Phần 1: Xử lý tình huống.
	Từ ngàn đời nay, Thân Núi, thần Sông, thần Biển và con người chung sống với nhau rất hoà bình. 
Núi rừng cho con người củi đốt
Núi rừng cho con người gỗ làm nhà
Núi rừng giữ nguồn nước cho sự sống
Núi rừng là lá phổi che chắn cho chúng ta
Biển cả cho con người tôm cá
Biển cả cho vị muối mặn mà
Biển cả đưa những con thuyền đi xa
Biển cả là kho tài nguyên vô giá.
Dòng sông kia hiền hoà
Vẫn ngàn năm trôi chảy
Vẫn chở đầy nước ngọt phù sa
Sông tắm mát muôn nhà
Sông tưới mát cánh đồng để cho ta hạt gạo.
Bỗng một ngày kia,
Thần Núi lên tiếng:
	Hỡi những đứa con thân yêu của ta: Cây rừng ơi! Muông thú ơi! Các con đâu cả rồi. Ai, ai đã cướp đi những đứa con thân yêu của ta, để ta ở lại trơ trọi một mình.
	Từ biển cả xa xôi, thần Biển cũng đi tìm những đứa con thân yêu của mình:
	Thần biển: 
	Hỡi những đàn cá tôm, hỡi những rạn san hô. Các con hãy quay trở về với ta, Đại dương bao la là nhà của các con. Tại sao các con nỡ bỏ ta đi. Aiai đã gây nên cảnh chia li này.
Đúng lúc đó, Thần sông cũng bước tới và lên tiếng.
	Là ai ư?! Chẳng lẽ các ngươi không biết sao?
	Thần Núi và thần Biển đồng thanh hỏi:
	Nhà ngươi là ai?
	Thần Sông:
	Ta ư! Ta là thần Sông, kẻ đã giúp các ngươi từ ngàn đời nay gắn kết mối giao hoà.
Ta len lõi khắp núi rừng, ta đi qua những vùng dân cư, ta chảy qua các khu đô thị, ta trải dài trên những đồng bằng. Nên ta biết được kẻ nào gây nên cảnh chia ly từ biệt. Chúng cũng đã làm biến đổi hình hài của ta, đã làm cho làn nước xanh trong của ta trở nên đục bẩn.
	Thần Biển và thần Núi cùng hỏi:
	Vậy kẻ đó là ai?
	Thần Sông:
	Kẻ đó chính là con người.
Thần Rừng:
	Sao?! Kẻ đó chính là con người ư? Kẻ mà bao lâu nay chúng ta đã nuôi dưỡng ư?!...
	Thần biển:
	Trời ơi! Một kẻ mà bao lâu nay ta đùm bọc che chở, lại chính là kẻ đã huỷ diệt ta ư?!
	Vậy thì,! Hỡi những cơn sóng thần, hỡi bão tố phong ba! Hãy nổi lên đi và nhằm vào đất liền 	mặc cho các ngươi tàn phá.
	Thế là bão tố nổi lên, mưa trút xuống như thác đổ. Những khối nước khổng lồ từ trên rừng tràn về. Dòng sông cuồn cuộn những con nước lớn, nước dâng ngập tràn, các bờ đê bị vỡ. Nước tràn vào lang mạc, nước cuốn trôi nhà cữa, nước nhấn chìm mùa màng. Và tất cả nhưng gì mà con người gây dựng cả cuộc đời bổng trong chốc lát đã bị cuồn trôi ra sông, ra biển.
	ôi một thảm hoạ quá tàn khốc, đến lúc này với vỡ lẽ, nếu con ngươi biết bảo vệ môi trường, nếu con người biết khai thác các tài nguyên một cách có kế hoạch, nếu con người biết khai thác gắn liên với bảo tồn và rất, rất nhiều chữ nếu được đặt ra... thì con người đâu phải gánh chịu những thảm hoạ khủng khiếp này.
	Câu hỏi được đặt ra cho các đội xử lý tình huông là:
Câu hỏi 1:
 	Con người đã làm gì mà thần Biển, thần Sông, thần Núi nổi giận?
Đáp án: 
	Con người đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên một cách tàn bạo, làm cho cạn kiệt các nguồn tài nguyên. Chính con người đã làm mất cân bằng sinh thái. Cho nên con người phải gánh chịu mọi hậu quả khi thiên nhiên "trút giận".
Câu hỏi 2: 
	Qua các thảm hoạ đã xảy ra, con người đã rút ra được bài học như thế nào?
Đáp án: 
	Qua những gì mà con người phải gánh chịu hậu quả của thiên tai. Chúng ta mới rút ra được bài học quá đắt, đó là sự khai thác vô tội vạ của con người vào tự nhiên, đã làm cho môi trường sống bị suy thoái trầm trọng, cân bằng sinh thái không được đảm bảo. Các tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt. Là nguyên nhân dẫn đến sự bất thường của thời tiết. 
	 Để đảm bảo được cuôc sống bền vững thì chúng ta cần phải biết:
	+ Gắn liền khai thác với bão tồn.
	+ Sự phát triển của con người nằm trong sự cân bằng của tự nhiên, nếu chúng ta phá vỡ mất thế cân bằng đó thì sẽ dẫn đến sự biến đổi bất thường của thiên nhiên và hậu quả của nó gây nên vô cùng nặng nề...
	Phần 2: Tìm hiểu kiến thức.
 Hình 1	 Hình 2
 Hình 3	 Hình 4
Câu hỏi 1: 
	Các hình ở trên phản ánh những hiện tượng gì? Hậu quả của nó ra sao?
Đáp án: 
	Hình 1: Hiện tượng Rừng đầu nguồn bị tàn phá. Hậu quả là: Đất bị xói mòn, gây nên lũ lụt và hạn hán, nguồn nước không được bảo vệ.
	Hình 2: Hiện tượng sạt lở bờ sông do thay đổi dòng chảy. Hậu quả: Làm vỡ đê, thu hẹp diện tích đất canh tác.
	Hình 3: Hiện tượng sạt lở núi do rừng bị tàn phá. Hậu quả: Là mối hiểm hoạ đe doạ đến đời sống của những sống gần chân núi.
	Hình 4: Hiện tượng sạt lở bờ sông, suối. Hậu quả: Các vùng dân cư đang bị đe doạ.
Câu hỏi 2:
Dựa vào sơ đồ bên:
	Hãy cho biết nó thể hiện điều gì?
Đáp án:
	Nếu rừng phòng hộ đâu nguồn 
bị tàn phá, thì sẽ gây nên hậu quả đó 
là lũ lụt và hạn hán sẽ xảy ra
	Phần 3: Hùng biện.
	Phần này tuỳ thuộc vào sự trình bày của học sinh.
	Chúng ta dựa vào khả năng diễn đạt, nội dung của bài hùng biện đề cập đến... để đánh giá.
một số động vật quý hiếm và môi trường sống của chúng 
 Hưu cao cổ Le le Vẹt
 Ngựa vằn Rùa vàng
 Sư tử Linh dương đầu bò
 Báo lửa Chó sói
 Rừng tràm U Minh Rừng phòng hộ đâu nguồn
 Rừng cây bụi Núi đá vôi 
	Rừng cây bụi Núi đá vôi
Rừng rậm nhiệt đới Amazôn
Đồng cỏ châu Phi
C - kết luận
	I. Kết luận chung.
	Lứa tuổi học sinh Tiểu học là lứa tuổi rất nhạy cảm với cái mới, là chủ nhân tương lai của đất nước. Do vậy, nếu ta giáo dục cho các em ý thức bảo vệ môi trường ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, thi đó sẽ có một tác động rất to lớn. Từ các em có thể mở rộng ra trong cộng đồng dân cư nơi các em sống thì sẽ có một hiệu quả rất thiết thực. Khi đó, chắc chắn môi trường sống của chúng ta sẽ được bảo vệ tốt hơn. Nhân dân ta sẽ có thêm một nét đẹp văn hoá - đó là ý thức bảo vệ môi trường. Lúc đó chắc chắn các em học sinh nói riêng và nhân dân ta nói chung sẽ có một sức khoẻ tốt hơn - đảm bảo cho quá trình học tập và công tác.
	II. Kiến nghị, đề xuất.
	- Trong quá trình nghiên cứa chắc chắn đang còn nhiều thiếu sót và chưa đầy đủ, mong các bạn đồng nghiệp góp ý bổ sung thêm để cho đề tài này được đầy đủ và chính xác hơn. Bên cạnh đó một số hình ảnh đưa vào đề tài có chất lượng chưa tốt. Trong quá trình áp dụng các đồng chí có thẻ sử dụng những hình ảnh và các tình huống, các phương pháp phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường. Mong rằng với sự tiếp sức của quý vị và các bạn đồng nghiệp thì đề tài này sẽ dễ dàng áp dụng vào thực tế hơn.
	- Đây là một chương trình ngoại khoá, nên sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Vì vậy, kính mong các Ban giám hiệu, các đoàn thể trong nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ để cho đề tài này có thể sớm được áp dụng.
	Xin chân thành cảm ơn!

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN GDMT cho HS THCS thong qua hoat dong ngoai khoa.doc