Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 49: Luyện tập - Năm học 2004-2005 - Lý Thế Chương Khuynh

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 49: Luyện tập - Năm học 2004-2005 - Lý Thế Chương Khuynh

I. Mục tiêu :

 − Kiến thức: Biết được bốn tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên : giao hoán, kết hợp, cộng với 0, cộng với số đối.

 − Kĩ năng: Biết tính đúng tổng của nhiều số nguyên.

 − Thái độ: Bước đầu hiểu và có ý thức vận dụng các tính chất cơ bản để tính nhanh và tính toán hợp lí.

 II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

 − Giáo viên: SGK, thước thẳng, bảng phụ.

 − Học sinh: SGK, thước thẳng, đồ dùng học tập.

 III. Tiến trình dạy học :

 1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số lớp.

 2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài :

 − HS1: Làm bài tập 39a. (Đáp số : −6)

 − HS2: Làm bài tập 39b. (Đáp số : 6)

 3. Bài mới : Hôm nay, các em hãy vận dụng các kiến thức đã học để giải bài tập. Ta sang : “Tiết 49: Luyện tập”

 4. Các hoạt động dạy học chủ yếu :

Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung

 Hoạt động 1 : Bài tập 41.

a) Mời 3 học sinh lần lượt lên bảng làm bài tập 41 a, b, c.

b) Nhận xét và ghi điểm.

a) Lên bảng làm bài tập.

b) Nhận xét. Bài tập 41:

a) (−38) + 28 = −(38 − 28) = −10 ;

b) 273 + (−123) = 273 − 123 = 150 ;

c) 99 + (−100) + 101 =

= {99 + (−100)} + 101 = (−1) + 101 =

= 101 − 1 = 100.

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 197Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 49: Luyện tập - Năm học 2004-2005 - Lý Thế Chương Khuynh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường : THCS Đồng Khởi
Giáo viên : Lý Thế Chương Khuynh	Ngày soạn : 26 / 12 / 2004
Tiết 49:	LUYỆN TẬP
	I. Mục tiêu :
	− Kiến thức: Biết được bốn tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên : giao hoán, kết hợp, cộng với 0, cộng với số đối.
	− Kĩ năng: Biết tính đúng tổng của nhiều số nguyên.
	− Thái độ: Bước đầu hiểu và có ý thức vận dụng các tính chất cơ bản để tính nhanh và tính toán hợp lí.
	II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
	− Giáo viên: SGK, thước thẳng, bảng phụ.
	− Học sinh: SGK, thước thẳng, đồ dùng học tập.
	III. Tiến trình dạy học :
	1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số lớp.
	2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài :
	− HS1: Làm bài tập 39a.	(Đáp số : −6)
	− HS2: Làm bài tập 39b.	(Đáp số : 6)
	3. Bài mới : Hôm nay, các em hãy vận dụng các kiến thức đã học để giải bài tập. Ta sang : “Tiết 49: Luyện tập”
	4. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 : Bài tập 41.
a) Mời 3 học sinh lần lượt lên bảng làm bài tập 41 a, b, c.
b) Nhận xét và ghi điểm. 
a) Lên bảng làm bài tập.
b) Nhận xét.
Bài tập 41:
a) (−38) + 28 = −(38 − 28) = −10 ;
b) 273 + (−123) = 273 − 123 = 150 ;
c) 99 + (−100) + 101 = 
= {99 + (−100)} + 101 = (−1) + 101 =
= 101 − 1 = 100.
Hoạt động 2 : Bài tập 42.
a) Gọi học sinh đọc bài tập 42 SGK. Ở câu b trước hết ta nên tìm các số nguyên đó.
b) Mời học sinh lần lượt lên bảng giải bài tập.
c) Nhận xét và ghi điểm.
a) Đọc bài tập 42 SGK.
b) Lên bảng làm bài tập.
c) Nhận xét.
Bài tập 42:
a) 217 + [43 + (−217) + (−23)] = 
= [217 + (−217)] + [43 + (−23)] = 
= 0 + 20 = 20 ;
b) Các số nguyên có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 10 nằm giữa −10 và 10 : −9, −8, , 0, 1, , 9 và có tổng bằng 0.
Hoạt động 3 : Bài tập 43.
a) Gọi học sinh đọc bài tập 43 SGK.
b) Vận tốc của ca nô là 10 km/h nghĩa là gì ? 
c) Vận tốc của hai ca nô là 10 km/h và 7 km/h thì chúng đi cùng chiều hay ngược chiều và về hướng nào ? Vì sao ?
d) Vận tốc hai ca nô là 10 km/h và −7 km/h thì chúng đi cùng chiều hay ngược chiều và về hướng nào ? Vì sao ?
e) Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận và lên bảng làm bài tập.
f) Nhận xét.
a) Đọc bài tập 43 SGK.
b) Nghĩa là 1 giờ ca nô đi được 10 km.
c) Chúng đi cùng đi về hướng B. Vì hai ca nô đều có vận tốclà số dương.
d) Ngược chiều. Ca nô thứ nhất đi về hướng B, ca nô thứ hai đi về hướng A. Vì ca nô thứ nhất có vận tốc là một số dương, còn ca nô thứ hai có vận tốc là một số âm.
e) Lên bảng làm bài tập.
f) Nhận xét.
Bài tập 43:
a) Vận tốc của hai ca nô là 10 km/h và 7 km/h, nghĩa là chúng đi cùng về hướng B (cùng chiều). Do đó, sau một giờ chúng cách nhau :
(10 − 7) . 1 = 3 (km).
b) Vận tốc hai ca nô là 10 km/h và −7 km/h, nghĩa là ca nô thứ nhất đi về hướng B và ca nô thứ hai đi về hướng A (ngược chiều). Nên sau một giờ chúng cách nhau :
(10 + 7) . 1 = 17 (km).
	5. Hướng dẫn học ở nhà :
	a) Bài vừa học :	
	− Xem lại các bài tập đã giải ở lớp.
	− Bài tập ở nhà : Bài 44, 45, 46 SGK.
	b) Bài sắp học : 	“Phép trừ hai số nguyên”
 	Chuẩn bị: Đọc trước bài học.
	IV. Rút kinh nghiệm và bổ sung :
.. 
..
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • doc49. Luyen tap.doc