I. VỀ THỂ LOẠI
1. Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
Truyền thuyết là tác phẩm nghệ thuật truyền miệng nên nó thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
Truyền thuyết thể hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
2. Truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng "huyền ảo hoá" các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Có nhiều câu chuyện thần thoại được "lịch sử hoá" để trở thành truyền thuyết (ví dụ như truyền thuyết thời các vua Hùng), điều đó chứng tỏ sự phát triển tiếp nối của truyền thuyết sau thần thoại trong lịch sử văn học dân gian((1) Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch trong tiểu luận Truyền thuyết anh hùng trong thời kì phong kiến cho rằng: "Truyền thuyết là một thể tài truyện kể truyền miệng, nằm trong loại hình tự sự dân gian; nội dung cốt truyện của nó là kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân; biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng những yếu tố hư ảo, thần kì như cổ tích và thần thoại; nó khác cổ tích ở chỗ không nhằm phản ánh xung đột gia đình, sinh hoạt xã hội và số phận cá nhân mà thường phản ánh những vấn đề thuộc phạm vi quốc gia, dân tộc rộng lớn; nó khác thần thoại ở chỗ nhào nặn tự nhiên và xã hội trên cơ sở sự thật lịch sử cụ thể chứ không phải hoàn toàn trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng" (Nhiều tác giả. Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, H., 1971).
1).
3. Các truyền thuyết về thời đại Hùng Vương - thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam (cách ngày nay khoảng bốn nghìn năm và kéo dài chừng hai nghìn năm) như: Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng. đều gắn với việc nhận thức về nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước dưới thời các vua Hùng.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông (ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.
2. Về việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao; Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.
3. Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.
Trong truyện Con Rồng cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Việt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.
4. Truyện Con Rồng cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Việt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi "con Rồng cháu Tiên", vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
Ngày dạy: 29/9/2009 con rồng cháu tiên (Truyền thuyết) I. Về thể loại 1. Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. Truyền thuyết là tác phẩm nghệ thuật truyền miệng nên nó thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. 2. Truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng "huyền ảo hoá" các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Có nhiều câu chuyện thần thoại được "lịch sử hoá" để trở thành truyền thuyết (ví dụ như truyền thuyết thời các vua Hùng), điều đó chứng tỏ sự phát triển tiếp nối của truyền thuyết sau thần thoại trong lịch sử văn học dân gian(1) Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch trong tiểu luận Truyền thuyết anh hùng trong thời kì phong kiến cho rằng: "Truyền thuyết là một thể tài truyện kể truyền miệng, nằm trong loại hình tự sự dân gian; nội dung cốt truyện của nó là kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân; biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng những yếu tố hư ảo, thần kì như cổ tích và thần thoại; nó khác cổ tích ở chỗ không nhằm phản ánh xung đột gia đình, sinh hoạt xã hội và số phận cá nhân mà thường phản ánh những vấn đề thuộc phạm vi quốc gia, dân tộc rộng lớn; nó khác thần thoại ở chỗ nhào nặn tự nhiên và xã hội trên cơ sở sự thật lịch sử cụ thể chứ không phải hoàn toàn trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng" (Nhiều tác giả. Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, H., 1971). . 3. Các truyền thuyết về thời đại Hùng Vương - thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam (cách ngày nay khoảng bốn nghìn năm và kéo dài chừng hai nghìn năm) như: Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng... đều gắn với việc nhận thức về nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước dưới thời các vua Hùng. II. Kiến thức cơ bản 1. Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông (ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần. 2. Về việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao; Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau. 3. Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng. Trong truyện Con Rồng cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Việt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt. 4. Truyện Con Rồng cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Việt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi "con Rồng cháu Tiên", vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. IIi. rèn luyện kĩ năng 1*. ở Việt Nam, còn có một số dân tộc khác cũng có một số truyện giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện Con Rồng cháu Tiên, đó là truyện Quả trứng thiêng (trứng Điếng do đôi chim Ây cái uá sinh ra trong sử thi thần thoại Đẻ đất đẻ nước của người Mường, là chiếc trứng thiêng do chim Ông Tôn sinh ra trong sử thi ẳm ệt luông của người Thái), là hàng trăm dị bản về truyện Quả bầu mẹ từ vùng Tây Bắc xuống đến vùng Trung bộ. Sự giống nhau này chứng tỏ, tuy có sự khác nhau về trình độ kinh tế nhưng quá trình nhận thức về cộng đồng huyết thống và sự phát triển tư duy của các dân tộc là một quá trình tự nhiên và tất yếu. Trong tâm thức cộng đồng, con người ra đời gắn bó chặt chẽ với tự nhiên, là sản phẩm của thiên nhiên. 2. Tóm tắt: Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng; nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau mỗi người mang năm mươi người con, người lên rừng, kẻ xuống biển. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương. 3. Lời kể: Muốn kể diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên, cần bám sát các chi tiết cơ bản để xác định giọng kể. - Từ "Ngày xưa" đến "hiện lên" kể bằng giọng trầm. - Từ "Bấy giờ" đến "điện Long Trang" kể bằng giọng hồi tưởng, đến "như thần" thì ngừng lâu hơn khi kết thúc đoạn trước và khi kể "Thế rồi..." chuyển sang giọng cao hơn. - Chú ý thể hiện tính chất của lời thoại (giọng "than thở" của Âu Cơ, giọng "phân trần" của Lạc Long Quân). Đoạn cuối kể chậm và nhấn giọng, thể hiện niềm tự hào. Bánh chưng, bánh giầy (Truyền thuyết) I. Về thể loại (Xem trong bài Con Rồng cháu Tiên). II. KIến thức cơ bản 1. "Tổ tiên ta từ khi dựng nước, đã truyền được sáu đời" – lời nói của Vua Hùng xác định thời gian xảy ra câu chuyện. Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh đất nước thanh bình và nhà vua đã già. ý định của vua trong việc chọn người nối ngôi tức phải nối được chí của vua, không nhất thiết là con trưởng. Chính vì thế, nhà vua dùng hình thức thử tài để chọn (nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi). 2. Trong số các người con của vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ, vì: Mẹ chàng trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi chết. So với anh em, chàng là người thiệt thòi nhất. Mặt khác, tuy là con vua, nhưng "từ khi lớn lên, ra ở riêng" chàng "chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai" – sống cuộc sống như dân thường. Đồng thời, chàng là người hiểu được ý thần: "Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo"; đồng thời chàng có trí sáng tạo để thực hiện được ý đó: lấy gạo làm bánh để lễ Tiên vương. 3. Hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua vì: hai thứ bánh đó thể hiện công sức lao động chăm chỉ, cần cù và thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm do con người làm ra; hai thứ bánh đó thể hiện ý tưởng sáng tạo sâu xa: bánh tròn tượng hình Trời, bánh vuông tượng hình Đất, với cách thức gói "các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài" và "lá bọc ngoài, mĩ vị để trong" thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên trong lối sống và trong nhận thức truyền thống của người Việt Nam; đồng thời thể hiện truyền thống đoàn kết, gắn bó và tinh thần đùm bọc nhau giữa những người dân đất Việt vốn là anh em sinh từ một bọc trứng Lạc Long - Âu Cơ. Việc vua Hùng chọn Lang Liêu nối ngôi chứng tỏ vua trọng người vừa có tài có đức vừa có lòng hiếu thảo; đồng thời qua đó cũng đề cao lao động và phẩm chất sáng tạo trong lao động của nhân dân. 4. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là: thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam. IIi. rèn luyện kĩ năng 1. Tóm tắt: Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi. Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy tế Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam. 2. Lời kể: Khi kể cần chú ý thể hiện bằng nhiều giọng điệu khác nhau cho phù hợp với các nhân vật trong truyện. Cụ thể: - Đoạn từ đầu đến "và nói" thể hiện lời người dẫn chuyện chậm rãi. - Câu nói "Tổ tiên ta (...) có Tiên vương chứng ... ung Quốc. Nhờ có tài chế tạo vũ khí (súng thần) nên ông được làm quan trong triều nhà Minh tới chức Thượng thư. Ông mất tại Trung Quốc. II. Kiến thức cơ bản 1. Truyện kể về Phạm Bân - một lương y chân chính, nhân đức. Ông không những đã đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo, chữa trị, cấp cơm cháo cho kẻ tật bệnh cơ khổ mà còn dựng nhà cho những người đói khát và bệnh tật, cứu sống hơn nghìn người. Trong hoàn cảnh cụ thể, ông không ngại nguy hiểm đến tính mạng, đi chữa cho người đàn bà bệnh nặng trước, cho quý nhân ở trong cung sau, không ngại mắc tội với Trần Anh Vương. Bởi thế, ông đã không bị trách mắng mà còn được Trần Anh Vương khen ngợi. Việc Thái y lệnh từ chối vào cung, đi khám và chữa cho người bệnh nặng trước, bất chấp lời đe doạ của quan Trung sứ thật đáng cảm phục. Với ông, việc cứu cho người bệnh nặng phải được đặt lên hàng đầu; còn sự nguy hiểm cho bản thân, Thái y lệnh tự chịu trách nhiệm, ông hi vọng là Vương sẽ hiểu và tha thứ. Ông đã dám nhận phần nguy hiểm về mình để cứu người bệnh, không vin cớ "trọn đạo làm tôi" để bỏ mặc người bệnh. 2. Trước cách xử sự của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương từ chỗ quở trách, chuyển sang mừng rỡ, khen ngợi: "Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi". Sự việc này cho thấy: Trần Anh Vương là một người sáng suốt, rộng lượng. Đồng thời, những người làm nghề y hôm nay và mai sau đọc truyện này có thể rút ra cho mình những bài học bổ ích về lòng tận tuỵ thương yêu, ý thức cứu người như cứu mình, cần ưu tiên chữa trị người bệnh nặng - bất kể địa vị của họ như thế nào. 3. Qua câu chuyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau sau bài học: Một thầy thuốc giỏi không phải là người chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là phải có lòng yêu thương sâu sắc và quyết tâm hết mức để cứu chữa cho người bệnh. 4*. So với câu chuyện về Tuệ Tĩnh, truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng tuy có một vài chi tiết khác nhau nhưng đều khắc hoạ nổi bật hình ảnh của một vị lương y chân chính, hết lòng vì người bệnh. Trong cả hai trường hợp, người nào bệnh nặng cần giúp thì được ưu tiên chữa trước, khi cứu giúp người bệnh không mong trả ơn. Tuy nhiên, truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng còn có tình huống vị lương y bị đặt trong hoàn cảnh ngặt nghèo hơn do trái lệnh vua có thể nguy hại đến tính mạng nhưng ông vẫn kiên quyết đặt nhiệm vụ cứu sống người bệnh lên trên hết. IIi. rèn luyện kĩ năng 1. Tóm tắt: Ông Phạm Bân có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh, phụng sự vua Trần Anh Vương. Ông thường đem tiền bạc mua thuốc tốt và tích trữ thóc gạo giúp đỡ người nghèo. Một hôm có người dân đến xin ông chữa bệnh gấp cho người nhà đang nguy kịch. Đúng lúc đó thì sứ giả của vua đến triệu ông vào cung chữa bệnh cho một quý nhân bị sốt. Thấy không gấp, ông đã đi chữa bệnh cho người đàn bà kia, sau đó đến tỏ lòng thành với vua. Khi hiểu rõ ý ông, vua từ quở trách chuyển sang khen ngợi ông "đã giỏi nghề nghiệp lại có lòng nhân đức". 2. Lời kể: Kể câu chuyện này, cần chú ý sắc thái lời nói của các nhân vật vì nó gắn với tính cách, thái độ của từng người. Ngoài giọng kể, khi đọc các câu đối thoại: - Giọng của người đến cầu cứu: cầu khẩn, van nài. - Giọng sứ giả (quan Trung sứ): hách dịch, doạ nạt. - Giọng Thái y: khảng khái, kiên quyết. - Giọng Trần Anh Vương: mừng rỡ, chân thành. 3. Một lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải là người “đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót đám con đỏ của ta”. So sánh nội dung này với nội dung trong lời thề của Hi-pô-cờ-rát (một dang y nổi tiếng của Hi Lạp thời cổ đại) thì quả thức đã có sự gặp nhau về tư tưởng giữa các bậc đại danh y trên thế giới. Dù có những khoảng cách về không gian và thời gian nhưng giữa họ có một điểm chung đó là sự thương yêu người bệnh, sự đùm bọc đối với những người nghèo. 4. Chữ Hán vốn rất hàm súc và cô đọng. Cụm từ Y thiện dụng tâm nếu được dịch thành Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng thì chưa rõ nghĩa. Việc thêm vào trong câu hai từ cốt nhất sẽ làm cho câu rõ nghĩa hơn. Bởi để trở thành một thầy thuốc giỏi, người ta phải cần rất nhiều phẩm chất tốt (ví dụ nếu như tay nghề không giỏi thì chắc chắn không thể trở thành thầy thuốc giỏi được). Song phẩm chất cần được nhấn mạnh nhất đó là cái tâm của người chữa bệnh. Như thế, cách dịch Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng rõ ràng là chính xác hơn. chương trình địa phương (phần tiếng việt) rèn luyện chính tả i. Nội dung luyện tập 1. Đọc và viết đúng các cặp phụ âm đầu dễ mắc lỗi. - Các cặp phụ âm: tr/ ch, s/ x, r/ d/ gi, l/ n, v/ d. - Các ví dụ (xem SGK). 2. Đọc và viết đúng các vần và các thanh. - Các vần: -ac, -at, -ang, -an, -ươc, -ươt, -ương, -ươn. - Các thanh hỏi / ngã. - Các ví dụ (xem SGK). II. Rèn luyện kĩ năng 1. Điền tr/ ch, s/ x, r/ d/ gi, l/ n vào chỗ trống. Gợi ý: - Trái cây, chờ đợi, chuyển chỗ, trải qua, trôi chảy, trơ trụi, nói chuyện, chương trình, chẻ tre. - Sấp ngửa, sản xuất, sơ sài, bổ sung, xung kích, xua đuổi, cái xẻng, xuất hiện, chim sáo, sâu bọ. - Rũ rượi, rắc rối, giảm giá, giáo dục, rung rinh, rùng rợn, gang sơn, rau diếp, dao kéo, giao kèo, giáo mác. - Lạc hậu, nói liều, gian nan, nết na, lương thiện, ruộng nương, lỗ chỗ, lén lút, bếp núc, lỡ làng. 2. Lựa chọn từ điền vào chỗ trống. a) Vây, dây, giây cá, sợi , điện, cánh, dưa, phút, bao Gợi ý: - Các từ cần điền lần lượt là: vây, dây, dây, vây, dây, giây, vây. b) Viết, diết, giết giặc, da, văn, chữ , chết. Gợi ý: - Các từ cần điền lần lượt là: giết, diết, viết, viết, giết. c) Vẻ, dẻ, giẻ hạt , da , vang, văn , lau, mảnh , đẹp, rách. Gợi ý: - Các từ cần điền lần lượt là: dẻ, dẻ, vẻ, vẻ, giẻ, dẻ, vẻ, giẻ. 3. Chọn s hoặc x để điền vào chỗ trống cho thích hợp: Bầu trời ám xịt như sà xuống át mặt đất. ấm rền vang, chớp loé áng rạch é cả không gian. Cây ung già trước cửa ổ trút lá theo trận lốc, trơ lại những cành ơ ác, khẳng khiu. Đột nhiên, trận mưa dông ầm ập đổ, gõ lên mái tôn loảng oảng. Gợi ý: - Theo thứ tự lần lượt, cần điền là: xám, sát, sấm, sáng, xé, sung, sổ, xơ, xác, sầm, sập, xoảng. 4. Điền từ thích hợp có vần –uôc hoặc –uôt và chỗ trống: Thắt lưng bụng, miệng nói ra, cùng một , con bạch , thẳng đuồn , quả dưa , bị rút, trắng , con chẫu Gợi ý: - Các từ cần điền lần lượt là: buộc, buột, duộc (hay giuộc), tuộc, đuột, chuột, chuột, muốt, chuộc. 5. Điền các dấu phù hợp (hỏi hoặc ngã) vào các chữ in nghiêng: Gợi ý: Đáp án đúng là. Vẽ tranh, biểu quyết, dè bỉu, bủn rủn, dai dẳng, hưởng thụ, tưởng tượng, ngày giỗ, lỗ mãng, cổ lỗ, ngẫm nghĩ. 6. Chữa lỗi chính tả có trong những câu sau: - Tía đã nhiều lần căng dặng rằn không được kiêu căn. - Một cây che chắng ngan đường chẳn cho ai vô dừng chặc cây, đốn gỗ. - Có đau thì cắng răng mà chịu nghen. Gợi ý: Các câu được sửa như sau. - Tía đã nhiều lần căn dặn rằng không được kiêu căng. - Một cây tre chắn ngang đường chẳng cho ai vô rừng chặt cây, đốn gỗ. - Có đau thì cắn răng mà chịu nghen. ôn tập tiếng việt 1. Cấu tạo từ a) Từ đơn: bàn, ghế, xanh, đỏ. b) Từ phức: - Từ ghép: xe đạp, bàn ghế. - Từ láy: mênh mông, lác đác, sạch sành sanh. 2. Nghĩa của từ a) Nghĩa gốc: - lá: một bộ phận của cây, thường mọc ở cành hay thân, thường có hình dẹt, màu lục, có vai trò chủ yếu trong việc tạo chất hữu cơ nuôi cây: Ví dụ: lá chuối, vạch lá tìm sâu. b) Nghĩa chuyển: - lá: từ dùng để chỉ từng đơn vị vật có hình tấm, mảnh nhẹ hoặc giống như hình cái lá. Ví dụ: lá cờ, lá thư, buồng gan lá phổi. 3. Phân loại từ theo nguồn gốc a) Từ thuần Việt: - bàn, ghế, xinh, đẹp. b) Từ mượn: - Từ mượn tiếng Hán: gia sư, thính giả + Từ gốc Hán: chém (trảm), ngựa (mã). + Từ Hán Việt: thủ khoa, anh hùng. - Từ mượn các ngôn ngữ khác: + Pháp: cà phê, xi măng. + Nga: mác-xít + Anh: fan (người hâm mộ). 4. Lỗi dùng từ a) Lặp từ: - ngày sinh nhật - đề cập đến b) Lẫn lộn các từ gần âm: - bàng quan (thái độ thờ ơ, đứng ngoài cuộc) và bàng quang (một bộ phận trong cơ thể người). - xán lạn (rực rỡ) và sáng lạng (không co nghĩa). c) Dùng từ không dúng nghĩa: - Người lạ mắt (nhìn rất lạ, chưa từng thấy). - Cậu bé có những đồ chơi rất lạ mặt (không ai quen biết, không ai rõ tung tích). 5. Từ loại và cụm từ a) Từ loại: - Danh từ: mèo, gió - Động từ: đi, học - Tính từ: xanh, đẹp - Số từ: ba, bảy - Lượng từ: các, cả - Chỉ từ: này, ấy b) Cụm từ: - Cụm danh từ: Tất cả những chiếc lá màu xanh ấy - Cụm động từ: Hãy học bài - Cụm tính từ: Giỏi cự kì. mục lục STT Nội dung Trang 1 Lời nói đầu 2 Con Rồng cháu Tiên 3 Bánh chưng, bánh giầy 4 Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt 5 Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt 6 Thánh Gióng 7 Từ mượn 8 Tìm hiểu chung về văn tự sự 9 Sơn Tinh, Thuỷ Tinh 10 Nghĩa của từ 11 Sự việc và nhân vật trong văn tự sự 12 Sự tích Hồ Gươm 13 Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự 14 Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự 15 Sọ Dừa 16 Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ 17 Lời văn, đoạn văn tự sự 18 Thạch Sanh 19 Chữa lỗi dùng từ 20 Em bé thông minh 21 Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) 22 Luyện nói kể chuyện 23 Cây bút thần 24 Danh từ 25 Ngôi kể trong văn tự sự 26 Ông lão đánh cá và con cá vàng 27 Thứ tự kể trong văn tự sự 28 ếch ngồi đáy giếng 29 Thầy bói xem voi 30 Đeo nhạc cho mèo 31 Danh từ (tiếp theo) 32 Luyện nói kể chuyện 33 Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng 34 Cụm danh từ 35 Luyện tập xây dựng bài tự sự – Kể chuyện đời thường 36 Treo biển 37 Lợn cưới, áo mới 38 Số từ và lượng từ 39 Kể chuyện tưởng tượng 40 Chỉ từ 41 Luyện tập kể chuyện tưởng tượng 42 Con hổ có nghĩa 43 Động từ 44 Cụm động từ 45 Mẹ hiền dạy con 46 Tính từ và cụm tính từ 47 Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng 48 Chương trình địa phương (phần tiếng Việt): Rèn luyện chính tả 49 Ôn tập tiếng Việt học tốt ngữ văn 6 (tập một) Phạm Tuấn Anh, Thanh Giang, Nguyễn Trọng Hoàn _____________________ Nhà xuất bản đại học quốc gia tp. hồ chí minh 03 Công trường Quốc tế, Quận 3 – TP. Hồ Chí Minh ĐT: 8239 170 – 8239 171; Fax: 8239 172 Email: VNUHP@Fmail.vnn.vn ***** Chịu trách nhiệm xuất bản PGS, TS. nguyễn Quang Điển Biên tập nội dung Trình bày bìa Sửa bản in _________________________________________ In lần thứ nhất... cuốn (khổ 17 cm x 24 cm) tại Xí nghiệp in.... Giấy phép xuất bản số: cấp ngày tháng năm 2004 In xong và nộp lưu chiểu quý IV năm 2004.
Tài liệu đính kèm: