Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Bài 27 - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Bài 27 - Năm học 2010-2011

Kết quả cần đạt:

Giúp học sinh:

 - Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên qua hình ảnh các loài chim. Qua đó thấy được tâm hồn nhạy cảm và lòng yêu mến đối với quê hương của tác giả.

 - Học tập được ở nhà văn khả năng quan sát và miêu tả chính xác, sinh động của nhà văn về thế giới loài chim ở thôn quê.

 - Tích hợp với phân môn tiếng Việt ở câu trần thuật đơn và các biện pháp nghệ thuật tu từ. Tích hợp với phân môn làm văn ở nghệ thuật kể chuyện, kết hợp với miêu tả thiên nhiên và loài vật, về trình tự miêu tả hoà kết với những kỷ niệm tuổi thơ.

 - Rèn kỹ năng đọc, tìm hiểu văn bản.

Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.

A. Kiểm tra bài cũ:

1. Đọc thuộc lòng hoặc diễn cảm đoạn văn bản: "Dòng suối đổ vào sông.Tổ quốc". Nêu được nét đặc sắc của đoạn văn?

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

 Với mỗi con người, ký ức tuổi thơ luôn để lại những ấn tượng sâu sắc, và đến một lúc nào đó, chúng sẽ trỗi dậy, để khơi lên những kỷ niệm trong trẻo và hồn nhiên nhất trong tâm hồn con người. Điều này đã tạo nên rất nhiều những sáng tác viết về tuổi thơ của các nhà văn nổi tiếng. Hôm nay, chúng ta sẽ được cùng nhà văn Duy Khán trở về thế giới tuổi thơ của ông khi còn là chú bé thôn quê hồn nhiên, tinh nghịch, ham khám phá qua một đoạn văn trích trong cuốn sách nỏi tiếng của ông: Tuổi thơ im lặng.

 

doc 12 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 714Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Bài 27 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
Bài 27- Tiết 111-
	Đọc- hiểu văn bản	Lòng yêu nước
	 	 (Bút ký chính luận, 1942)
	- Ilia Ê ren bua-
A. Kết quả cần đạt:
1. Làm cho HS hiểu được tư tưởng cơ bản của bài văn: Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc nhất của quê hương. Lòng yêu nước trở thành chủ nghĩa anh hùng trong chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc.
	2. HS hiểu được nét đặc sắc của bài tuỳ bút chính luận: Kết hợp hài hoà giữa chính luận và trữ tình.
3.Tích hợp với tiếng Việt ở khái niệm câu trần rhuật đơn và câu trần thuật đơn có từ là. Tích hợp với phân môn tập làm văn ở thể loại bút ký chính luận- trữ tình, ở nghệ thuật lập luận diễn dịch, tổng phân hợp.
	4. Luyện kỹ năng: lập luận, viết câu...
B. Các bước lên lớp:
I. Kiểm tra bài cũ:
	Chọn đọc diễn cảm hoặc đọc thuộc lòng đoạn văn em thích nhất trong văn bản Cây tre VN. Vì sao em thích đoạn văn đó?
	Văn bản cây tre Việt Nam thuộc thể loại gì? Nhận xét của em về nhạc điệu của bài văn?
II. Bài mới:
	Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã từng viết trong một bài thơ được phổ nhạc rất quen thuộc: Quê hương mỗi người chỉ một... Mỗi con người khi sinh ra đều có một quê hương và yêu quê hương đất nước vốn là một tình cảm tự nhiên của con người. Nhất là khi đất nước có chiến tranh, bị kẻ thù xâm lược và tàn phá, tinh thần ấy lại trỗi dậy hết sức mạnh mẽ và trở thành sức mạnh chiến đấu. Hôm nay, cô và các em sẽ đến với một bài viết của một nhà văn Nga trong những năm tháng gay go nhất của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai để hiểu được tấm lòng yêu nước ở người dân Nga, hiểu đâu là sức mạnh giúp họ vượt lên tất cả để chiến đấu và chiến thắng phát xít Đức xâm lược.
Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động 1: hướng dẫn tìm hiểu chung về văn bản:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Trong phần chú thích * cho ta biết gì về tác giả Ê-ren-bua và hoàn cảnh ra đơì cuả bài ký?
- Tác giả: nhà văn, nhà báo Nga nổi tiếng.
- Văn bản trích từ bài bút ký- chính luận Thử lửa, viết tháng 6/ 1942, giai đoạn gay go, quyết liệt nhất của cuộc chiến tranh chống phát xít Đức, bảo vệ Tổ Quốc Xô viết của nhân dân các dân tộc Liên Xô (cũ). Bài báo được nhà văn Thép Mới dịch ra tiếng Việt năm 1954.
I. Đọc - Chú thích:
1. Giới thiệu chung:
- Tác giả: I. Ê-ren-bua, nhà văn, nhà báo Nga.
- Tác phẩm : 1942, chiến tranh chống phát xít Đức.
* Nội dung lớn trong văn bản là gì?
Cảm nghĩ ấy được bộc lộ ở hai ý cơ bản: Biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước và Sức mạnh của lòng yêu nước. Em hãy xác định hai phần của văn bản theo nội dung như thế ?
* Phần nội dung nào đem lại cho em những nhận thức sâu sắc về lòng yêu nước? Vì sao?
* Vậy, tư tưởng của văn bản Lòng yêu nước được khái quát trong câu văn nòng cốt nào?
- Cảm nghĩ về lòng yêu nước.
+ Đoạn 1: từ đầu..."trở nên lòng yêu Tổ quốc"
+ Đoạn 2: Còn lại.
Nội dung 1, vì ta nhận ra lòng yêu nước từ những cái rất giản dị hàng ngày.
Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
* Là văn bản thuộc thể ký; từ việc cảm nhận các văn bản đã học có chung thể loại, em hãy nói xem văn bản này sử dụng phương thức biểu đạt nào?
* Với một văn bản vừa có yếu tố tự sự vừa có yếu tố biểu cảm, khi đọc cần chú ý ngữ điệu ra sao?
- Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- Biểu cảm là chủ yếu.
- Vừa rắn rỏi, dứt khoát vừa tha thiết, xúc động. Giọng đọc cần rõ ràng.
GV nhắc các em phát âm đúng các từ ngữ phiên âm tiếng Nga.
HS đọc. Nhận xét, góp ý.
Giải thích các từ khó: 1, 3, 9, 
2. Đọc
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết văn bản:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Mở đầu đoạn văn bản là câu văn khái quát về lòng yêu nước. Đó là câu văn nào?
* Em hiểu gì về điều tác giả muốn nói trong câu văn đó?
* Lòng yêu nước vốn là mọt khái niệm trừu tượng, nhưng qua cách diễn đạt của nhà văn, nó có khó hiểu hay không? Tại sao?
HS đọc.
- HS tự do trình bày cảm nhận của cá nhân. GV nhận xét, rút ra những điều cơ bản:
+ Yêu những cái gần gũi gắn bó hàng ngày.
+ Đó là biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước.
Không khó hiểu mà dễ cảm nhận bởi đó là cáh đặt vấn đề giản dị, cụ thể, thiết thực đối với mỗi người.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Cội nguồn của lòng yêu nước.
+ cây trồng trước nhà
+ phố nhỏ đổ ra sông
+ vị chua mát của trái lê ...
* Lòng yêu nước vốn là một khái niệm nghe rất trừu tượng, đã được tác giả cụ thể bàng những gì rất gần gũi, quen thuộc gắn bó với ta trong cuộc sống hàng ngày, giản dị đến mức không ngờ, những thứ mà ta có thể cảm nhạn thấy bằng giác quan. Câu văn khái quát mà không trừu tượng nên thấm thía, dễ hiểu. Vậy, Tại sao lòng yêu nước lại bắt nguồn từ những sự vật có vẻ như tầm thường ấy?
Vì đó là những sự vật biểu hiện của sự sống đất nước do bàn tay con người tạo ra. Chúng không chỉ quen thuộc mà còn góp phần đem lại niềm vui, hạnh phúc, là biểu hiện cụ thể của sự sống con người.
=> vật tầm thường, bình dị, là biêu hiện rõ nhất của lòng yêu nước.
* Khi chiến tranh xảy ra, sự mất còn của Tổ quốc đã khiến mỗi người dân Xô viết càng nhận ra vẻ đẹp của quê hương xứ sở. Nhà văn đã nhắc đến những vẻ đẹp cụ thể nào trong nỗi nhớ của nhân dân mọi miền đất nước?
+ Người vùng Bắc: cánh rừng bên sông cây mọc là là mặt nước, đêm tháng sáu sáng hồng, tiếng gọi đùa của các cô gái...
+ Người xứ U-crai-na: bóng thuỳ dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vàng ánh, tiếng ong bay...
+ Người xứ Gru-di-a: khí trời của núi cao, tảng đá sáng rực, dòng suối óng ánh bạc, vị mát của nước đóng băng, rượu vang rót trong túi bằng da dê, những lời thân ái giản dị và tiếng câu chào tạm biệt vọng lại...
+ Người thành Lê-nin-grát: sương mù quê hương, dòng sông Nê-va đường bệ, những pho tượng chiến mã, mỗi căn nhà là một trang lịch sử...
+ Người Mát-xcơ-va: phố cũ chạy ngoằn ngoèo lan man như hoài niệm, tháp cổ, điện Krem-li...
+ vùng bắc Nga.
+ Xứ U-crai-na.
+ Gru-di-a
+ thành Le-nin-grát
+ Mát-xcơ-va.
=> từ miền bắc đến tây nam liên bang Xô viết...
* Nhận xét của em về cách chọn lọc và miêu tả của nhà văn về những cảnh đẹp đó?
- Đó đều là những cảnh đẹp tiêu biểu cho vẻ đẹp đặc sắc của mỗi vùng quê trên đất nước Xô viết rộng lớn.
- Đó đều là những gì thân thuộc nhất đối với sự sống của con người trên mỗi vùng đất Xô viết, chúng gợi đến không chỉ vẻ đẹp thiên nhiên mà còn nói lên bề dày văn hoá, lịch sử...
=> thân thuộc gắn bó. Là vẻ đẹp của thiên nhiên và vẻ đẹp của một bề dày văn hoá, lịch sử.
* Để tạo mối cảm xúc sâu sắc về nỗi nhớ da diết, nhà văn đã có cách diễn đạt ra sao? Câu văn? Biện pháp nghệ thuật? Âm điệu? Từ ngữ?
* Tất cả những hình ảnh được nhắc đến trong đoạn văn giàu tính hồi tưởng kia là sự chọn lọc nhừng gì đẹp đẽ, đáng tự hào từ miền cực Bắc đến vùng núi cao phía tây nam của nước Nga rộng lớn mênh mông và trù phú. Sự lựa chọn đó cho ta biết gì về tác giả?
+ Các câu văn dài hơi, gồm nhiều vế câu tạo một âm hưởng tha thiết, dồi dào cảm xúc.
+ Sử dụng biện pháp nghệ thuật liệt kê, nhân hoá, các từ ngữ giàu sức gợi...
- Ông là nhà văn có sự am hiểu sâu rộng và tình cảm tha thiết đối với đất nước của mình. Nói đến lòng yêu nước của nhân dân mọi miền cũng chính là dang bộc lộ tình cảm yêu nước của bản thân, niềm tự hào kiêu hãnh về vẻ đẹp trữ tình và giàu truyền thống văn hoá lịch sử của đất nước.
* Đó là tình cảm của nhà văn và của nhân dân Nga. Còn đối với chúng ta, theo em, nièm tự hào về quê hương xứ sở có trong mỗi người Việt Nam chúng ta hay không? Em hãy tìm và đọc những câu thơ hoặc những câu truyện nào thể hiện lòng yêu mến tự hào về quê hương của nhân dân VN?
HS đọc các câu ca dao quen thuộc:
+ Anh đi anh nhớ quê nhà...
+ Đường vô xứ Nghệ quanh quanh...
+ Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa...
+ Việt Nam đất nước ta ơi...
+ Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi...
+ Nước Việt Nam xanh muôn nghìn cây lá...
* Như vậy, yêu nước và tự hào về quê hương là tình cảm rất tự nhiên và mộc mạc của mỗi con người dù sống trên bất kỳ vùng đất nào? Vậy, từ những biểu hiện cụ thể, nhà văn đã khái quát lên một quy luật, một nhận xét như thế nào về lòng yêu nước?
* Em cảm nhận được điều gì sâu sắc trong câu văn khái quát này?
GV có thể liên hệ với cảm nhận về đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm...
- Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
- Câu văn đã nêu đựơc một chân lý phổ biến và sâu sắc về lòng yêu nước. Lòng yêu nước thiêng liêng được nâng lên, hình thành từ lòng yêu nhà, yêu xóm, yêu quê hương bình thường, giản dị.
+ Lòng yêu nước là thứ tình cảm có thật, tự trong lòng người chứ không hề trừu tượng, hư vô hay mơ hồ chung chung.
Bắt nguồn từ tình yêu đối với những sự vật bình thường, quen thuộc, từ tình cảm giản dị mộc mạc là tình yêu mái nhà, thôn xóm, quê hương, lòng yêu nước sẽ được bộc lộ đầy đủ và mạnh mẽ nhất khi nào? trong hoàn cảnh nào?
HS đọc đoạn văn còn lại.
- Khi đất nước lâm nguy, bị kẻ thù đe doạ xâm chiếm và tàn phá.
- Đối với nhân dân Xô viết, đó là trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. 
2. Sức mạnh của lòng yêu nước trong chiến tranh vệ quốc.
- Trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
- Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa.
* Tại sao, khi kẻ thù giơ tay khả ố động đến Tổ quốc chúng ta thì ta mới hiểu lòng yêu nước của mình lớn đến nhường nào?
- Bởi đó là thời điểm con người nhân thức rõ nhất sự gắn bó máu thịt của số phận và cuộc sống cá nhân mình với vận mệnh sống còn của Tổ quốc. Nhận thức được kẻ thù không phải chỉ là kẻ xâm lược đất đai mà còn là kẻ đã tàn phá những gì thân yêu, thân thuộc gần gũi nhất đối với mình.
* Như vậy, lòng yêu nước là một giá trị tinh thần có thể nhìn thấy, cảm thấy một cách rõ rệt và sâu sắc. Theo em, lòng yêu nước của người dân Xô viết có gì gần gũi đối với tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam chúng ta, cụ thể trong hai cuộc kháng chién chống Pháp và chống Mỹ xâm lược?
HS liên hệ bằng hiểu biết của các em. GV có thể bổ sung thêm :
+ Mọi người Việt Nam đều sẵn có lòng yêu nước thương nhà, yêu xóm thôn, làng mạc.
Nhà thơ CLV từng viết: 
Ôi TQ, ta yêu như máu thịt,
Như mẹ, như cha, như vợ, như chồng...
Còn Tố Hữu thì khẳng định:
Ta sẵn sàng xé trái tim ta, 
Cho TQ và cho tất cả...
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu ý nghĩa của văn bản:
* Từ việc tìm hiểu văn bản, em cảm nhận được điều gì quý báu về lòng yêu nước?
+ Lòng yêu nước bắt đầu từ lòng yêu những gì bình thường nhất, yêu nhà, xóm thôn, quê hương chôn rau cắt rốn.
+ Lòng yêu nước càng được thể hiện mãnh liệt và nồng cháy trong hoàn cảnh thử thách của chién tranh.
+ Đó cũng là lòng yêu nước sâu sắc và chân thành của chính nhà văn.
* Mặc dù là một bài báo song văn bản này có sức truyền cảm rát  ... * Em nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả trong đoạn văn này?
 GV: Đó là kết quả của một sự quan sát tỉ mỉ và tình cảm yêu mến đối với thiên nhiên. Đoạn văn mở đầu đã đem đến cảm giác về một ngày chớm hè thanh bình mà xôn xao của thiên nhiên tạo vật
Hs đọc phần thứ nhất của văn bản.
- Hoa của cây cối.
- Ong và bướm tìm mật.
- Ong vàng, vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật; bướm hiền lành...từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi.
- Miêu tả đặc điểm hoạt động của ong bướm, đặt chúng vào trong môi trường sống của chúng là hoa lá trong vườn từ đó tạo nên một bức tranh sinh động đáng yêu về sự sống của ong bướm trong thiên nhiên. 
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Lao xao ong bướm trong vườn.
2. Lao xao thế giới các loài chim.
* Trong số các loài chim mang vui đến, tác giả tập trung tả loài chim nào?
* Chúng được nhắc đến bằng những chi tiết nào? thuộc phương diện nào?
*Tại sao chúng lại được gọi là loài chim mang vui đến cho giời đất?
- Chim sáo và tu hú.
- Chim sáo: đậu cả trên lưng trâu mà hót, tọ toẹ học nói, bay đi ăn, chiều lại về với chủ.
- Chim tu hú: Báo mùa tu hú chín, đỗ trên ngọn tu hú mà kêu.
=> Đặc điểm thuộc về hoạt động: hót, giọng nói, âm thanh.
- Vì tiếng hót vui của chúng. Tiếng hót không chỉ ríu rít, rộn ràng mà còn là âm thanh báo hiệu mùa màng, sự thu hoạch tốt đẹp của con người. Đó là tiéng hót của sự sống ấm no.
a. Chim mang vui đến cho trời đất.
- Chím sáo: hót mừng được mùa.
- Tu hú báo hiệu mùa tu hú chín.
=> Âm thanh báo hiệu cuộc sống ấm no, tốt đẹp của con người.
* Những loài chim nào bị tác giả coi là chim xấu, chim ác?
* Hình ảnh bìm bịp hiện ra như thế nào? Vì sao nó lại bị xem là chim xấu?
GV: Thật ra, điều này do con người gán cho loài chim không được đẹp mã lại có tiếng kêu lạ, chứ không liên quan gì đến tính nết của nó. Một mặt, nó thể hiện sự căm ghét của nhân dân ta đối với cái xấu, cái ác, sự bịp bợm, nhất là những kẻ tu hành không trót đạo, biến chất.... Nguồn gốc của cái tên tu hú hay bắt cô trói cột cũng có chung nguồn gốc xuất thân như vậy. Mặt khác, điều này làm tăng ý vị văn hoá dân gian 
- Diều hâu, quạ, cắt và cả bìm bịp.
- Tiếng kêu báo hiệu thống buổi, cũng đồng thời sau tiếng kêu ấy các loài chim ác xuất hiện. 
+ Bìm bịp bị coi là loài chim xấu bởi có lẽ do nó có bộ cánh xám đen và tập tính suốt ngày rúc trong bụi cây, thường kêu bịp bịp...
b. Chim ác, chim xấu.
- Bìm bịp: chim xấu.
- Diều hâu, quạ, cắt.
* Diều hâu được tả ở những đặc điểm nào? Cảnh diều hâu sà xuống bắt gà, cảnh gà mẹ xù cánh liều chết đánh lại để cứu con, cảnh diều hâu tha gà con lên không lại bị chèo bẻo bất ngờ đánh túi bụi...gợi cho em những cảm nghĩ gì?
Gv gợi ý cho các em trả lời. Có thể bổ sung thêm: Đây là cảnh gây hứng thú đặc biệt đối với bạn đọc nhỏ tuổi vì nó không chỉ diễn ra bát ngờ mà còn minh chứng sinh động cho câu tục ngữ của nhân dân : Kẻ cắp bà già gặp nhau. 
* Còn có loại chim nào cũng liệt vào loại những chim ác, chim xấu?
* Điểm xấu nhất ở quạ là gì? Qua câu tục ngữ về loài quạ ta hiểu gì về loài chim này và thái độ của nhà văn đối với chúng?
* Từ hình ảnh của loài quạ, em có sựliên tưởng gì đến một loại người nào đó trong xã hội?
* Còn chim cắt, có điểm nào đáng ghét?
- Mắt tinh, tai thính, tiếng rú ra oai khủng khiếp, lao xuống bắt mồi như một mũi tên đen ngòm chết chóc.
- Đây là cảnh không hiếm gặp ở thôn quê. Nó gợi cho người đọc thấy được sự cạnh tranh sinh tồn giữa các loài chim trong thiên nhiên. Nhưng đồng thời, nó còn đem đến cảm nhận về tình mẹ con, đến tình thương yêu con mạnh mẽ đã trở thành sức mạnh phi thường khién gà mẹ quyết tử đến mức liều mạng để bảo vệ con.
- Quạ, cắt.
- Câu tục ngữ: lia lia, láu láu như quạ dòm chuồng lợn đã giúp ta phần nào hiểu về bản chất củaloài quạ: chuyên ăn trộm trứng, thích ăn thịt chết, thối rữa, chúng vừa nhâng nháo, lấc láo vừa lấm lét, láu táu và vụng trộm. Vì vậy, cũng là loài chim ăn thit như diều hâu song bộ điệu của quạ kém cỏi và hèn hạ hơn nên vì thế cũng đáng ghét đáng khinh hơn.
Đó là những kẻ có bộ điệu, hành động, ngôn ngữ đặc biệt là tâm hồn và tính cách cũng thiếu sự đường hoàng, chính đáng, luôn lén lút vụng trộm.
- Cánh nhọn như mũi dao bầu chọc tiết lợn; là loài quỷ đen, vụt đến, vụt đi...
* Nhưng quy luật của cuộc sống là " Vỏ quýt dày có móng tay nhọn" hay giản dị hơn là "kẻ cắp bà già gặp nhau". Theo em,loài chim nào đã trở thành khắc tinh của các loài chim ác?
* Mặc dù cũng là loài chim bị dân gian coi là kẻ cắp những chèo bẻo lại được cậu bé thôn quê yêu quý vì chúng trị kẻ ác. Em hãy nêu lên những hành động của chèo bẻo khi chống lại các loài chim ác?
* Cảnh chim cắt xỉa chết chèo bẻo rồi lại bị đàn chèo bẻo tập kích, trả thù, đánh cho ngấp ngoái, trước sự chứng kiến của lũ trẻ làng dược nhà văn miêu tả ra sao và theo em nó có ý nghĩa gì?
* Kết cục ấy có gợi em sự liên hệ gì đến cuộc sống con người và câu tục ngữ nào của nhân dân ta có ý nghĩa tương tự như thế ?
Chèo bẻo, loài chim đã dám đánh lại các loài chim ác.
- Như những muĩ tên đen hìnhđuôi cá, chèo bẻo đã dạy cho các loài chim kia bài học đáng nhớ.
+ lao vào đánh nhau với diều hâu túi bụi khiến diều hâu phải nhả con mồi lại bỏ chạy tứ tán, lông lá tơi tả...
+ vây tứ phía đánh quạ, có con quạ chết rũ xương.
+ cả đàn vây vào đánh chim cắt để cứu bạn, khiến cắt rơi xuống, ngắc ngoải...
-GV gọi một em học sinh dọc lại đoạn văn, các em trình bày cảm nhận của mình, gợíy cho các em thấy đó là một cảnh sinh động và qua cách miêt tả còn nhận thấy được trong đó một bài học về cuộc sống.
 + Như vây, dù có mạnh, có giỏi đến đâu mà gây tội ác thì nhất định sẽ bị trừng trị. 
 + Sức mạnh của tinh thần đoàn kết, biến yếu thành mạnh, giành chién thắng.
- Đó không chỉ là quy luật của thiên nhiên mà trước hết đó còn là quy luật của cuộc sống con người. Triết lý dân gian đã được thể hiện một cách thâm trầm, sâu sắc và kín đáo:
ở hiền gặp lành; gieo gió ắt có ngày gặp bão...
C, Chim diệt ác:
Chèo bẻo: mũi tên đen: tính chiến đấu nhanh nhẹn, quyết liệt...
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu ghi nhớ:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Em hiểu biết thêm được những gì về thế giới tự nhiên và con người qua văn bản lao xao?
GV có thể nói thêm: Cách nhìn và cách cảm của nhà văn có những nét rất đặc sắc vì nó không chỉ gần gũi với thực tế mà còn thấm đẫm chất liệu văn hoá dân gian, thể hiện quan niệm sống hồn nhiên, ngây thơ của nhân dân, của người nông dân VN. Tuy nhiên, cũng có những điều còn hạn chế 
 HS tự do trình bày cảm nhận của mình. Thấy được đó là một thế giới sinh động, biểu hiện sự sống của thiên nhiên và qua đó cũng thấy đực thái độ và sự gắn bó của nhân dân ta đối với thiên nhiên...
* Qua bài văn, tác giả đã khơi dậy trong em tình cảm ra sao?
- Yêu mến các loài chim, quý trọng vẻ đẹp tự nhiên của muôn loài và thấy được vai trò to lớn của nó đối với cuộc sống con người.
- Bồi đắp thêm tình cảm yêu làng quê đất nước.
* Có được những tình cảm và sự hiểu biết phong phú ấy là nhờ vào nghệ thuật miêu tả và kể chuyện như thế nào của tác giả?
- Quan sát tinh tường, thích thú đối với đối tượng được miêu tả.
- Vốn sống rất phong phú, có chọn lọc những hiểu biết cần thiết và hợp lý.
- Miêu tả, kể chuyện biết lồng thêm thái độ và tình cảm một cách tự nhiên, chân thật.
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập và dặn dò:
- Cảm nhận vè nhan đề: Lao xao? Có thể đặt một nhan đề khác khong?
- Tìm đọc thêm các đoạn văn: Dế Mèn, Chim gáy, bồ nông của Tô Hoài.
- Thử kể lại một cuộc trò chuyện với một con chim trong lồng hay trong vừơn chim...
Tiết 112 - Tiếng Việt
	Câu trần thuật đơn có từ là
Kết quả cần đạt:
1. Kiến thức: Nắm được đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là.
	- Cách phân loại câu.
2. Tích hợp với phần văn ở văn bản Lòng yêu nước và Cây tre VN.
3. Luyện kỹ năng: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu trần thuật đơn có từ là.
	- Phân loại và biết sử dụng kiểu câu trần thuật đơn có từ là trong nói và viết.
Tiến trình tổ chức các hoạt động lên lớp:
A. Kiểm tra bài cũ:
HS phân loại câu trần thuật đơn trong các ví dụ.
Vì sao chúng được gọi là câu trần thuật đơn? Vai trò của kiểu câu này trong nói và viết?
B. Bài mới:
I. Hoạt động 1: Xác định đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là:
Hoạt động của thầy
Hoạt đông của trò
Nội dung cần đạt
* HS đọc các ví dụ trong SGK, 1.
Hãy xác định CN và VN của các ví dụ a, b, c, d?
* Vị ngữ của những câu trên do từ hoặc những cụm từ nào tạo thành?
* Thử chọn và điền những từ hoặc cụm từ phủ định sau đây vào các vị ngữ của bốn câu trên?
* Nhận xét về cấu trúc phủ định cuả các ví dụ trên?
a. Bà đỡ Trần// là người huyện Đông Triều.
b. Truyền thuyết//là loại truỵện kể dân gian...
c. Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô //là một ngày trong trẻo.
d. DếMèn trêu chị Cốc//là dại.
- 1a, 1b, 1c: là + cụm danh từ.
- 1d: là + tính từ.
- ...không phải là người huỵên Đông Triều.
-...không phải là loại truyện dân gian kể về...
-...chưa phải là một ngày trong trẻo, ...
-... không phải là dại.
HS vận dụng kiến thức đã học ở bài động từ.
* Vậy, câu trần thuật đơn có từ là là kiểu câu có đặc điểm nổi bật gì?
HS nhắc lại đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là.
2-3 em đọc ghi nhớ trong SGK
II. Hoạt động 2: các kiểu câu trần thuật đơn có từ là:
* bà đỡ Trần là người ở đâu?
* Truyền thuyết là gì?
* Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày ra sao?
* Dế Mèn trêu chị Cốc là thế nào?
Gọi HS đọc lại các ví du đã phân tích.
+ ...huyện Đông Triều: giới thiệu về nhân vật.
+ ...là loại truyện kể dân gian ...: giải thích về một khái niệm, đi đến một định nghĩa.
+ ...là một ngày trong trẻo, sáng sủa: miêu tả đặc điểm.
+...là dại: đánh giá, nhận xét.
* Căn cứ vào các phân tích, chúng ta rút ra nhận xét: có bao nhiêu kiểu câu trần thuật đơn có từ là?
+ Câu giới thiệu
+ Câu miêu tả.
+ Câu định nghĩa
+ Câu nhận xét.
GV yêu cầu một em đọc ghi nhớ trong SGK.
HS đọc.
III. hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập:
1. Bài tập 1:Xác định câu trần thuật đơn có từ là:
* Muốn xác định câu trần thuật đơn có từ là ta cần chú ý đến những đặc điểm nào?
- Là câu trần thuật có một cum C -V.
- Câu có từ là làm thành tố chính trong vị ngữ.
* HS thực hành:
a, c, d,g là các câu trần thuật đơn có từ là.
+ Các câu b, e không phải là câu rần thuật đơn có từ là. Vì sao?
HS nêu được lý do: là không đứng ở vị trí là thành tố chính của câu.
2. Bài tập 2: Gọi tên các kiểu câu trần thuật.
3. Bài tập 3: Viết đoạn văn.
IV. Củng cố - Dặn dò:
- HS nhắc lại về các kiểu câu trần thuật đơn có từ là. Đặc điểm nhận dạng cơ bản của chúng.
- Thực hành bài tập về nhà. Chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai27.doc