Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 13 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thu

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 13 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thu

 A. MỤC TIÊU BÀI DẠY

1. Kiến thức.

- Nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại.

- Giúp h/s cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nớc và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai. Qua đó thấy được biểu hiện cụ thể sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến chống Pháp.

- Thấy đợc những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống tâm lí nhân vật, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng ngôn ngữ của nhân vật quần chúng. 2. 2. Kĩ năng.

- Đọc –hiểu văn bản truyện Việt Nam hiện đại được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp

- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại

3. Tư tưởng.

- Giáo dục học sinh căm ghét chiến tranh, yêu chuộng hoà bình và quê hương đất

nước.

B/ CHUẨN BỊ:

 - GV: Nội dung tiết dạy ; Bảng phụ.

 - HS: Đọc kĩ văn bản và soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK.

C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 9A

2. Kiểm tra bài cũ:

 - Tóm tắt lại phần truyện kể về nhân vật ông Hai từ khi nghe tin xấu về làng

 trong truyện “ Làng ” của Kim Lân ?

 

doc 15 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 794Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 13 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 : 	 Thứ., ngày.tháng.năm 2010
 Ngữ văn- Bài 13 - Tiết 61 -Văn bản: 
Làng
 ( Trích) - Kim Lân 
A/ Mục tiêu bài dạy: 
 1. Kiến thức.
- Nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại.
- Giúp h/s cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nớc và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai. Qua đó thấy được biểu hiện cụ thể sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến chống Pháp.
- Thấy đợc những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống tâm lí nhân vật, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng ngôn ngữ của nhân vật quần chúng. 2. 2. Kĩ năng.
- Đọc –hiểu văn bản truyện Việt Nam hiện đại được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại
3. Tư tưởng.
- Giáo dục học sinh căm ghét chiến tranh, yêu chuộng hoà bình và quê hương đất 
nước.
B/ Chuẩn bị:
 - GV: ảnh chân dung nhà văn Kim Lân 
 - HS: Đọc kĩ văn bản và soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK.
 Tóm tắt văn bản.
C/Tiến trình bài dạy:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số:	9A	
2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Đọc thuộc lòng, diễn cảm bài thơ “ ánh trăng ” của Nguyễn Duy. 
 Tư tưởng của nhà thơ gửi gắm qua bài thơ này là gì ?
3. Bài mới : - GV giới thiệu bài 
- GV yêu cầu HS nêu vài nét khái quát về tác giả.
 - GV cho HS quan sát ảnh chân dung nhà văn Kim Lân, bổ sung nhấn mạnh 2 
đặc điểm cơ bản trong con người và sáng tác của Kim Lân.
- Truyện ngắn “ Làng ” được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
 ’ Trước khi tiến hành đọc, GV kể tóm tắt phần đầu của truyện mà SGK đã lược bớt.
 - GV hướng dẫn đọc : Phân biệt giữa lời kể và lời đối thoại, các từ ngữ địa phương, khẩu ngữ.
 - GV đọc 1 đoạn sau đó nhận xét cách đọc của HS.
 - GV chọn kiểm tra một vài từ trong phần chú thích . Tích hợp phần tiếng Việt: Sự phát triển của từ vựng.
 - GV yêu cầu HS tóm tắt truyện ( Toàn bộ phần trong SGK )
 - GV nhận xét chung và cho HS quan sát phần tóm tắt đã chuẩn bị để cho HS bổ sung hoặc ghi nhớ các diễn biến chính.
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu bố cục. Chú ý đến diễn biến thời gian, tâm trạng của ông Hai trước, trong và sau khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
- Truyện “ Làng ” có nhiều nhân vật. Ai là nhân vật chính ? Vì sao em xác định như vậy ?
* HS phát hiện, trả lời :
- Là một truyện ngắn hiện đại, văn bản 
“ Làng ” đã kết hợp những phương thức biểu đạt nào ? phương thức biểu đạt nào là chủ yếu ? vì sao ?
* HS thảo luận, trả lời:
 - Câu chuyện được kể từ ngôi nào ? Ngôi kể này có tác dụng gì ?
* HS quan sát đoạn 1 của văn bản :
 - ở nơi sơ tán, mối quan tâm của ông Hai về cái làng của ông được thể hiện trong đoạn văn bản nào ?
- Ông hai đã nhớ những gì ở làng ?
- Vì sao ông Hai cảm thấy “ Vui thế ” khi nghĩ về làng mình ?
- Điều đó cho thấy tình cảm của ông Hai đối với làng quê như thế nào ? * HS thảo luận - trả lời :
’ GV bổ sung thêm : ở nơi tản cư ông đã thể hiện nỗi nhớ làng quê, tình yêu làng bằng cách tối đến sang bên gian nhà bác Thứ mà khoe về làng ( đoạn đầu SGK đã lược bỏ ).
- Đoạn văn bản nào thể hiện mối quan tâm của ông Hai đến cuộc kháng chiến của dân tộc ?
 * HS phát hiện - trả lời :
- Sự quan tâm đến cuộc kháng chiến của ông Hai có những biểu hiện đặc biệt nào?
* HS thảo luận - phát biểu :
- Lời văn của đoạn này có gì đặc biệt ?
* HS thảo luận nhóm - phát biểu:
- Qua đó, những đặc điểm nào trong con người ông Hai được bộc lộ ở nơi tản cư ?
- GV tổng kết lại nội dung chính của tiết học và giới thiệu nội dung tiết sau.
I. Giới thiệu chung : 
1. Tác giả:
 - Tên khai sinh: Nguyễn Văn Tài sinh năm 1920, quê ở Bắc Ninh.
 - Ông là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, am hiểu và gắn bó với nông thôn và người nông dân..
 2. Tác phẩm:
- Tác phẩm “ Làng ” được sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp ( đầu năm 1948 ).
 II. Đọc - hiểu văn bản : 
 1. Đọc- tìm hiểu chú thích:
2. Tóm tắt văn bản :
3. Bố cục : 
’ Bố cục : 3 đoạn.
- Đoạn 1: Từ đầu ... ’ vui quá.
- Đoạn 2: Tiếp ... ’ đôi phần.
- Đoạn 3: Còn lại.
4. Phân tích : 
- Nhân vật ông Hai là nhân vật chính vì diễn biến câu truyện đều xoay quanh ông.
- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.’ Tự sự là chính vì câu chuyện được triển khai theo hệ thống các sự việc.
- Ngôi thứ 3 ’ đảm bảo tính chân thực, khách quan.
a. Cuộc sống của ông Hai ở nơi sơ tán :
- Đoạn : “ ông lại nghĩ ... ’ nhớ cái làng quá ”.
“ Cùng anh em ... khướt lắm ”.
’ Vì làng ông là làng tích cực kháng chiến.
- Gắn bó, tự hào với làng quê của mình.
- “ Ông Hai đi nghênh ngang ’ vui quá ” .
- Mong nắng cho Tây chết mệt
- Nghe lỏm đọc báo ở phòng thông tin để biết tin tức.
- Đầy lòng tin tưởng vào kháng chiến.
- Không giấu cảm xúc vui mừng.
->Ngôn ngữ quần chúng
- Độc thoại của nhân vật.
* Chăm chỉ, chất phác, có lòng yêu làng quê, yêu đất nước.
* Tiểu kết: - Ông Hai là người nông dân có tính tình vui vẻ, chất phác, có tấm lòng gắn bó với làng quê kháng chiến.
4. Củng cố : 
 ? Nhân vật chính có liên quan đến tên truyện không ? Nếu có thì liên 
 quan như thế nào ?
5. Hướng dẫn về nhà : 
 - Tóm tắt lại văn bản.
 - Nắm chắc những thông tin chính về phương thức biểu đạt, ngôi kể, nhân vật chính và những phẩm chất của nhân vật đã được tìm hiểu ở tiết học.
 - Đọc kĩ phần văn bản còn lại .
 ==========================================
 Thứ., ngày.tháng.năm 2010
 Ngữ văn- Bài 13 - Tiết 62 -Văn bản: 
Làng
 ( Trích) - Kim Lân 
 A/ Mục tiêu bài dạy: Qua tiết học, HS cần :
 A. mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức.
- Nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại.
- Giúp h/s cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nớc và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai. Qua đó thấy được biểu hiện cụ thể sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến chống Pháp.
- Thấy đợc những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống tâm lí nhân vật, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng ngôn ngữ của nhân vật quần chúng. 2. 2. Kĩ năng.
- Đọc –hiểu văn bản truyện Việt Nam hiện đại được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại
3. Tư tưởng.
- Giáo dục học sinh căm ghét chiến tranh, yêu chuộng hoà bình và quê hương đất 
nước.
B/ Chuẩn bị:
 - GV: Nội dung tiết dạy ; Bảng phụ. 
 - HS: Đọc kĩ văn bản và soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK.
C/ tiến trình bài dạy:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số:	9A	
2. Kiểm tra bài cũ: 
	- Tóm tắt lại phần truyện kể về nhân vật ông Hai từ khi nghe tin xấu về làng 
	 trong truyện “ Làng ” của Kim Lân ?
3. Bài mới : - GV giới thiệu chuyển tiếp vào tiết 2 
- Ông Hai đã có cảm giác gì khi nghe tin làng mình theo giặc ?
* HS theo dõi vào đoạn 2 của văn bản.
* HS phát hiện qua các chi tiết :
- Các chi đó cho thấy tâm trạng của ông Hai lúc này như thế nào ?
- Cảm nghĩ “ cực nhục ” của ông Hai được thể hiện ở đoạn văn nào ? 
* HS phát hiện đoạn giữa (trang 166 )
- Vì sao ông Hai cảm thấy “ cực nhục ” ?
* HS thảo luận nhóm-trả lời:
- Ông Hai có suy nghĩ “ làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù ”. Em đọc được những xúc cảm nào đang diễn ra trong nội tâm của ông ? 
- Để nhân vật bộc lộ tiếng nói nội tâm của mình, tác giả đã sử dụng kiểu ngôn ngữ nào ?
- Nhân vật ông Hai đã bộc lộ tâm trạng gì qua những độc thoại của mình ?
ộ GV bình:
 - Dùng ngôn ngữ độc thoại để diễn tả tâm trạng cay đắng, tủi nhục, uất hận của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặcđó chính là sự tinh tế trong ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật của Kim Lân.
- GV yêu cầu HS theo dõi đoạn truyện kể về cuộc trò chuyện của ông Hai với đứa con út và cho biết : 
* HS nêu nội dung của cuộc trò chuyện.
- Cuộc trò chuyện này được kể bằng kiểu ngôn ngữ nào ?
 - Vì sao ông Hai lại trò chuyện với đứa con của mình ?
* HS thảo luận nhóm - phát biểu:
- Cảm xúc của ông khi trò chuyện với con ?
* HS phát hiện qua các chi tiết:
- Từ đó em cảm nhận điều gì trong tấm lòng của ông với làng quê, đất nước ?
ộ GV chốt: 
 - Những dằn vặt, khổ tâm của ông Hai đã nói với ta về một con người yêu quê, yêu nước đằm thắm chân thật; một tâm hồn ngay thẳng, trọng danh dự, yêu ghét rạch ròi.
- Khi biết tin làng mình không theo giặc : dáng vẻ ông Hai có những biểu hiện khác thường nào ?
* HS theo dõi phần văn bản còn lại.
* HS phát hiện, trả lời :
- Dáng vẻ ấy phản ánh một nội tâm như thế nào ? 
-Tại sao ông Hai lại khoe với mọi người rằng : Tây ... tôi rồi ?
* HS thảo luận tự do, trả lời:
- Lúc này cử chỉ của ông Hai có gì đặc biệt ?
- Những cử chỉ đó phản ánh một nội tâm như thế nào ? 
- Về nghệ thuật truyện ngắn “ Làng ” thành công ở những điểm nào ?
* HS thảo luận nhóm trả lời :
- Qua nghệ thuật đó, tác giả muốn thể hiện điều gì ?
- GV gọi 1 HS đọc mục ( ghi nhớ )
* GV hướng dẫn HS luyện tập .
- ở bài 1: GV gợi ý cho HS lựa chọn những đoạn diễn tả tâm lí nhân vật sinh động.
- Bài 2 : GV hướng dẫn HS tự làm ở nhà :
 ’ Gợi ý : Có thể là những bài ca dao về tình cảm quê hương, bài thơ “ nhớ con sông quê hương ” ... 
- HS tự tìm hiểu và so sánh để thấy nét riêng của truyện “ Làng ” so với các tác phẩm khác có cùng nội dung chủ đề.
4. Phân tích (tiếp) : 
 b) Cuộc sống của ông Hai từ khi nghe tin xấu về làng.
- Cổ nghẹn đắng, da mặt tê rân rân ... lặng đi, tưởng như không thở được, ... rặn è è, nuốt một cái gì đó vướng ở cổ.
’ Xấu hổ, uất ức.
 “ Chao ôi ... bán nước ”.
’ Vì nếu làng ông theo Tây thật ông sẽ là kẻ lạc loài với mọi người với giống nòi.
- Cảm xúc xót xa , ân hận.
- Ngôn ngữ độc thoại.
’ Cay đắng, tủi nhục, uất hận.
- Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.
- Vì ông không biết giãi bày tâm sự cùng ai. Ông mượn con để bày tỏ tấm lòng của mình với làng quê, đất nước.
 “ Nước mắt ... giàn ra, chảy ròng ròng hai bên má ”.
’ Sự son sắt, thuỷ chung với làng quê, đất nước.
c) Cuộc sống của ông Hai khi thoát khỏi tin xấu về làng.
- “ Cái mặt buồn thỉu bỗng tươi vui, rạng rỡ ... hấp háy ”.
’ Nhẹ nhõm, vui sướng.
- Vì đó là bằng chứng của việc gia đình ông không những không theo giặc mà còn là gia đình kháng chiến.
- Lật đật ... múa tay ... vén quần ... 
’ Sung sướng đến cực điểm.
5. Tổng kết : ( ghi nhớ: SGK)
- Nghệ thuật m/tả tâm lí qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ ( độc thoại, đối thoại )
- Ngôn ngữ nhân vật : mang đậm tính khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của nhân dân, vừa có nét chu ... ịa phương như trong mục 1 (a) vì có những sự vật hiện tượng ở địa phương này nhưng không xuất trong địa phương khác. Điều đó cho thấy Việt Nam là 1 đất nước có sự khác biệt giữa các vùn, miền về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lí, phonh tục, tập quán ... Tuy nhiên sự khác biệt đó không quá lớn vì các từ thuộc nhóm này không nhiều.
3. Bài 3 : 
’ Phương ngữ được lấy làm chuẩn của ngôn ngữ toàn dân là phương ngữ Bắc Bộ.
4. Bài 4 : 
- Chi, rứa, nớ, chi, tui, răng, ủng, mụ.
- Các từ ngữ đó thuộc phương ngữ Trung Bộ.
’ Tác dụng: Góp phần thể hiện chân thực hơn h/ả của 1 vùng quê và suy nghĩ, tình cảm, tính cách của 1 người mẹ làm tăng sự sống động gợi cảm của tác phẩm.
4. Củng cố : 
 ? Có nên dùng từ ngữ địa phương hay k0 ? dùng trong những trường hợp nào ?
5. Hướng dẫn về nhà : 
 - Sưu tầm , chép vào sổ tay văn học 1 số đoạn thơ có sử dụng từ ngữ địa phương mà em cho là đặc sắc. ( Tìm thơ của Tố Hữu )
 -Thực hiện các yêu cầu của mục 1 các mục I, II , III của tiết : Ôn tập phần tiếng Việt. 
===================================
 Thứ., ngày.tháng.năm 2009
 Ngữ văn- Bài 13 - Tiết 64 –tập làm văn: 
đối thoại, độc thoại và
độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
A/ Mục tiêu bài dạy: Qua tiết học, HS cần :
1. Kiến thức
 - Hiểu thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng.
- Phân biệt được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm
- Phân tích được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
3. Tư tưởng.
- Giáo dục học sinh có ý thức viết văn tự sự có đối thoại và độc thoại nội tâm-> bài văn thêm sinh động hấp dẫn.
B/ Chuẩn bị:
 - GV: Nội dung tiết dạy . 
 - HS: Đọc, tìm hiểu trước các yêu cầu của mục I.
C/ tiến trình bài dạy:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số:	9B	
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Học sinh đọc bài tập 2 - mục II - tiết tập làm văn “ luyện tập viết đoạn văn tự 
 sự có sử dụng các yếu tố nghị luận ”. 
3. Bài mới : 
 - GV dẫn vào bài: 
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn văn và trả lời các câu hỏi mục 2 để rút ra các nhận xét về yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
* 1 HS đọc VD (mục 1).
* HS suy nghĩ, thảo luận và trả lời các câu hỏi: 
a) Trong 3 câu đầu đoạn trích, ai nói với ai ? tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người ? Dấu hiệu nào cho ta thấy đó là một cuộc trò chuyện trao đổi qua lại ?
- GV tổ cho HS rút ra nhận xét về cách nhận diện hình thức đối thoại.
* HS rút ra nhận xét về cách nhận diện hình thức đối thoại.
 - GV hướng dẫn HS tìm hiểu tiếp câu hỏi (b).
* HS thảo luận yêu cầu câu hỏi (b).
b) Câu “ - Hà , nắng gớm, về nào ... ”
 Ông Hai nói với ai ? Đây có phải là 1 câu đối thoại không ? Vì sao ? Trong đoạn trích còn có câu nào kiểu này không
 - Hãy tìm các câu đó ?
- GV cho HS rút ra nhận xét về cách nhận diện yếu tố độc thoại .
* HS rút ra nhận xét về cách nhận diện hình thức độc thoại.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu tiếp câu hỏi (c ).
c) Những câu như : “ Chúng nó cũng là ... ư ? chúng nó ... ư ? khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu ... ” là những câu ai hỏi ai ? Tại sao trước những câu này k0 có gạch đầu dòng như những câu đã nêu ở điểm (a) và (b) ?
- GV cho HS rút ra nhận xét về cách nhận diện hình thức độc thoại nội tâm.
* HS rút ra nhận xét:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu tiếp câu hỏi (d).
d) Vậy đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm có tác dụng gì ? 
* HS thảo luận và nêu tác dụng :
- GV yêu cầu HS tổng hợp kiến thức để rút ra kết luận trong phần ( ghi nhớ ).
- GV gợi dẫn bằng các câu hỏi nhỏ để HS có thể thực hiện được yêu cầu của bài tập.
- Có mấy lượt lời trao ( của bà Hai ) trong cuộc đối thoại ?
- Có mấy lượt lời đáp ( của ông Hai ) ? Có gì đặc biệt trong các lượt lời đáp này ?
- Hình thức đối thoại đó có giá trị gì ?
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 2 ở lớp.
Nếu không đủ thời gian giao cho HS về nhà làm
* HS nêu yêu cầu của bài tập:
* HS thực hành viết đoạn văn tại lớp. Nếu không đủ thời gian - viết ở nhà.
I. Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự : 
1).Ví dụ:
a) - Ba câu đầu đoạn trích cho thấy có ít nhất 2 người phụ nữ tản cư đang nói chuyện với nhau.
- Dấu hiệu cho ta biết là : 
 + Có 2 lượt lời đối thoại, nội dung nói của mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện.
 + Trước mỗi lượt lời đều có xuống dòng và gạch đầu dòng.
2. Nhận xét : 
a. Đối thoại : Hình thức đối đáp trò chuyện giữa ít nhất là 2 người, được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở mỗi lượt lời.
b. Ông Hai nói với chính mình đây không phải là 1 câu đối thoại vì nội dung ông nói không hướng về một người tiếp chuyện cụ thể nào cả, cũng không liên quan đến chủ đề mà hai người đàn bà đang nói, và cũng chẳng ai đáp lại lời ông.
- Trong đoạn trích còn có câu :
 “ Chúng bay ăn ... thế này ”
-> Độc thoại : Lời của người nào đó nói với chính mình hoặc nói với ai đó trong tưởng tượng, có thể nói thành lời hoặc chỉ trong suy nghĩ.
c. Những câu đó là của ông Hai hỏi chính mình.
- Trước những câu này không có gạch đầu dòng như những câu đã nêu ở mục (a) và (b) vì những câu hỏi này không phát ra thành tiếng mà chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông thể hiện tâm trạng dằn vặt, đau đớn của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.
* Độc thoại nội tâm: lời của người nào đó nói với chính mình hoặc 1 ai đó trong tưởng tượng không phát ra thành tiếng mà chỉ diễn ra trong suy nghĩ.
d. Tác dụng :
- Đối thoại: Tạo không khí cuộc sống thật, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư đối với làng chợ Dầu.
- Độc thoại và độc thoại nội tâm : Tạo tình huống để đi sâu vào nội tâm nhân vật, khắc hoạ tâm trạng đau đớn dằn vặt của ông Hai khi nghe tin cái làng mà ông yêu mến và tự hào theo giặc.
3. Kết luận : ( ghi nhớ : SGK )
II/ Luyện tập : 
 1. Bài tập 1: 
- có 3 lượt lời trao.
- có 2 lượt lời đáp:
+ Lần đáp 1: đáp lại bằng 1 câu hỏi cụt.
+ Lần đáp 2 : đáp lại bằng 1 câu cụt hơn, giọng gắt lên.
’ Tác dụng : Làm nổi bật được tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ thất vọng của ông Hai trong cái đêm nghe tin làng mình theo giặc.
2. Bài tập 2 : 
4. Củng cố : 
 - Đối thoại và độc khác nhau như thế nào ?
 	 - Việc sử dụng cùng 1 lúc ba yếu tố : đối thoại , độc thoại và độc thoại nội 
 tâm trong văn bản tự sự có tác dụng gì ?
5. Hướng dẫn về nhà : 
 - Nắm thật chắc cách nhận diện 3 hình thức : đối thoại, độc thoại và độc thoại
 nội tâm trong văn bản tự sự qua phần (ghi nhớ ).
 - Làm bài tập 2 phần luyện tập ( SGK ) và bài tập bổ sung (SBT ) 
 - Chuẩn bị bài tập ở nhà theo yêu cầu : Lập đề cương các bài tập đã nêu ở 
 Mục I - SGK và tập nói để trình bày trước lớp tiết TLV : 
 “ Luyện nói : tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm ”.
*Nhóm 1(dãy cửa): đề 1
 * Nhóm 1( dãy giữa): đề 2
* Nhóm 3 (dãy trong): đề 3.
===============================================
	 Thứ., ngày.tháng.năm 2010
 Ngữ văn- Bài 13 - Tiết 65 –tập làm văn: 
luyện nói : tự sự kết hợp với nghị luận
và miêu tả nội tâm
A/ Mục tiêu bài dạy: Qua tiết luyện nói, HS cần :
1. Kiến thức.
- Tự sự, nghị luận, và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
- Tác dụng của việc sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng.
- Nhận biết được các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
- Sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện.
3. Tư tưởng.
- Giáo dục học sinh có ý thức viết văn tự sự có đối thoại và độc thoại nội tâm-> bài văn thêm sinh động hấp dẫn.
B/ Chuẩn bị:
 - GV: Nội dung tiết dạy . 
 - HS: Như phần hướng dẫn về nhà tiết 64.
C/ tiến trình bài dạy:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số:	 9A	 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Học sinh đọc đoạn văn bài tập 2 - phần luyện tập tiết Tởp làm văn “ Đối thoại, 
 độc thoại ... ” trang 179 . 
3. Bài mới : 
 - GV dẫn vào bài bằng cách nêu lên vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng nói và nói trước tập thể đối với mỗi người.
 - GV tổ chức cho HS chuẩn bị nội dung nói ; chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 1 bài tập. GV yêu cầu các nhóm chuẩn bị đề cương nói chung cho cả nhóm mình.
* HS làm việc theo nhóm : trao đổi để có 1 đề cương nói thống nhất, hợp lí theo yêu cầu của bài tập được giao.
- GV tổ chức cho HS nói trên lớp theo nội dung đã được phân công : Yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện của mình lên bảng quay xuống phía các bạn và trình bày bài nói của nhóm mình . Yêu cầu cả lớp theo dõi
Và chuẩn bị nhận xét.
* Đại diện từng nhóm trình bày ( nói ) trước lớp nội dung đã chuẩn bị của nhóm mình : Diễn đạt bằng lời nói có thể kèm theo điệu bộ cử chỉ, tuyệt đối không đọc một bài đã viết sẵn .
- GV tổ chức cho HS nhận xét ưu , nhược điểm trong việc trình bày miệng của mỗi HS đại diện cho nhóm vừa nói trước lớp. 
- GV tổng kết và nhắc nhở những lỗi cần tránh trong việc nói trước tập thể lớp : thiếu tự tin, gượng ép, thiếu mạch lạc, không theo 1 bố cục hợp lí và thiếu 1 tư thế, tác phong phù hợp.
I. Chuẩn bị : 
*Nhóm 1(dãy cửa): đề 1
 * Nhóm 1( dãy giữa): đề 2
* Nhóm 3 (dãy trong): đề 3
II. Luyện nói trên lớp : 
* Đề 1: Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn?
a. Diễn biến sự việc:
- Nguyên nhân nào dẫn đến sự việc sai trái của em.
- Sự việc gì? Mức độ “ có lỗi’ với bạn?
- Có ai chứng kiến hay chỉ một mình em biết
b. Tâm trạng
- Tại sao em phải suy nghĩ, dằn vặt?
- Em có những suy nghĩ cụ thể như thế nào?
* Đề 2: Kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất tốt?
a. Không khí chung của buổi sinh hoạt
b. Nội dung ý kiến của em
*Đề 3: Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm “ chuyện người con gái Nam Xương”, hãy đống vai Trương Sinh kể lại câu chuyện và bày tỏ nỗi lòng ân hận?
a. Xác định ngôi kể
- Nếu đóng vai Trương Sinh thì ngôi kể là ngôi thứ nhất xưng tôi.
b. Xác định cách kể
- Phải hoá thân vào nhân vật TS để kể lại câu chuyện
- Các nhân vật và sự việc còn lại chỉ có vai trò như cái cớ để nhân vật tôi giãi bày tâm sự
4. Củng cố : Tại sao phải rèn luyện lĩ năng nói trước tập thể đông người ? Qua tiết luyện nói hôm nay em rút ra được những kinh nghiệm gì cho bản thân ?
5.Hướng dẫn về nhà: Tập nói lại trước một nhóm bạn các nội dung của tiết “ luyện nói 
 đãthực hiện trên lớp.
 - Ôn lại lí thuyết và kĩ năng làm bài văn tự sự có kết hợp với nghị luận và 
 miêu tả nội tâm để tuần sau viết bài TLV số 3.
 ’ Tham khảo 4 đề ở SGK ( trang 191 ).
============================================
Hết tuần 13
Ngàytháng.năm2010 Ngàythángnăm 2010 
 Phó hiệu trưởng Tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9 khong hay lam.doc