Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 64, Bài 15: Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng) - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 64, Bài 15: Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng) - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức.

 - Học sinh cảm nhận được nét đẹp riêng của cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội và miền bắc được tái hiện trong bài tuỳ bút.

 - Thấy được tình quê hương đất nước thiết tha, sâu đậm của tác giả được thể hiện qua ngòi bút tài hoa, tinh tế giàu cảm xúc và hình ảnh.

2. Kỹ năng:

 - Thấy được ngòi bút tài hoa tinh tế, giàu hình ảnh cảm xúc của tác giả.

 3.Thái độ:

 - Bồi dưỡng tình yêu quê hương, học tập được cách trình bày cảm xúc trước mùa xuân của tác giả.

B.CHUẨN BỊ.

 - Giáo viên

 - Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn/ SGK

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG.

 HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ.

 Qua văn bản sài Gòn tôi yêu, em cảm nhận được điều gì mới và sâu sắc về Sài Gòn cùng tình yêu với mảnh đất ấy của tác giả.

HOẠT ĐỘNG 2.Giới thiệu bài.

 Mùa xuân của tôi là đoạn trích trong tùy bút ''Tháng Giêng mơ về trăng non rét ngọt'' Bài tuỳ bút đã tái hiện tài tình không khí, cảnh sắc, một vài phong tục văn hoá đất Bắc và Hà Nội trong những ngày tháng giêng đầu xuân qua nỗi lòng thương nhớ của tác giả.

HOẠT ĐỘNG 3. Bài mới.

 

doc 5 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 2854Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 64, Bài 15: Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng) - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/12/2006 Bài 15:
Ngày dạy: 25/12/2006 Mùa xuân của tôi.
 (Vũ Bằng)
 Tiết 64: .Đọc-Hiểu văn bản.
A.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức.
	- Học sinh cảm nhận được nét đẹp riêng của cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội và miền bắc được tái hiện trong bài tuỳ bút.
	- Thấy được tình quê hương đất nước thiết tha, sâu đậm của tác giả được thể hiện qua ngòi bút tài hoa, tinh tế giàu cảm xúc và hình ảnh.
2. Kỹ năng:
	- Thấy được ngòi bút tài hoa tinh tế, giàu hình ảnh cảm xúc của tác giả.
 3.Thái độ:
	- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, học tập được cách trình bày cảm xúc trước mùa xuân của tác giả.
B.Chuẩn bị.
	- Giáo viên
	- Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn/ SGK
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
	 Qua văn bản sài Gòn tôi yêu, em cảm nhận được điều gì mới và sâu sắc về Sài Gòn cùng tình yêu với mảnh đất ấy của tác giả.
Hoạt động 2.Giới thiệu bài.
 	Mùa xuân của tôi là đoạn trích trong tùy bút ''Tháng Giêng mơ về trăng non rét ngọt'' Bài tuỳ bút đã tái hiện tài tình không khí, cảnh sắc, một vài phong tục văn hoá đất Bắc và Hà Nội trong những ngày tháng giêng đầu xuân qua nỗi lòng thương nhớ của tác giả.
Hoạt động 3. Bài mới. 
Hoạt động của GV
HĐ của HS 
Nội dung cần đạt
- Gọi học sinh đọc chú thích dấu sao.
? Nêu hiểu biết của em về tác giả.
? Nêu hoàn cảnh sáng tác?
-GVnêu yêu cầu đọc:giọng chậm ,sâu lắng, mềm mại hơi buồn se sắt,thấm đẫm trong giọng đọc nỗi niềm thương nhớ bâng khuâng.
- GVđọc- Gọi học sinh đọc .
- Cho học sinh đọc thầm chú thích.
? Bài văn viết về cảnh sắc không khí ở đâu? 
? Căn cứ vào mạch cảm xúc, bài tuỳ bút có thể chia làm mấy phần? giới hạn, nội dung của từng phần?
- GVkhái quát, chuyển ý.
- Gọi học sinh đọc phần 1
? Đoạn mở đầu của bài tuỳ bút có giọng điệu như thế nào?
? Đoạn văn đã nêu lên những suy nghĩ tình cảm như thế nào của con người với mùa xuân.
? Các cụm từ''tự nhiên như thế''; ''không có gì lạ hết'' được tác giả sử dụng với dụng ý gì?
? Đọc đoạn văn ta thấy tác giả sử dụng nghệ thuật tiêu biểu nào? Giá trị diễn đạt của biện pháp nghệ thuật đó.
- GV: tác giả liên hệ tình cảm của cong người với mùa xuân bằng quan hệ gắn bó của các hiện tượng tự nhiên và xã hội khác như: non- nước; bướm - hoa; trai- gái. Theo em cách liên hệ này có tác dụng gì?
? Đoạn văn bình luận trên đã bộc lộ thái độ, tình cảm nào của tác giả với mùa xuân quê hương?
- GVkhái quát chuyển ý.
- Gọi học sinh đọc phần 2.
? Tại sao lại mở đầu đoạn văn bằng câu "Mùa xuân của tôi"
- GV: Cách mở đầu đoạn văn như vậy hoàn toàn phù hợp với tâm trạng của tác giả .
? Cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội - Mùa xuân Bắc Việt được hiện lên qua những chi tiết nào?
? Em hiểu thế nào là mưa riêu riêu?
? Qua những chi tiết miêu tả trên giúp em cảm nhận được mùa xuân ở Hà Nội ra sao?
? Bằng vài nét chấm phá về mùa xuân Hà Nội, nhưng mùa xuân Hà Nội trong hồi ức đã làm thức tỉnh trong nhà văn những cảm xúc nào?
? Diễn tả những cảm xúc đó nhà văn đã sử dụng nghệ thuật tiêu biểu nào? Em hãy phân tích giá trị biểu đạt của nghệ thuật đó?
? Câu:'' Nhựa sống ở trong người căng lên...cặp uyên ương đứng cạnh'' đã diễn tả điều gì?
- GV: Có thể nói đối với mùa xuân quê hương, nhà vâưn Vũ Bằng đã mang một tình yêu nồng nàn đằm thắm. Ông đã vẽ lại chính mình khi sống ở Hà Nội với những lời văn đẹp đẽ. Ngỡ như trước mùa xuân, ông đã hóa thân thành muôn loài cỏ cây, muông thú để được tắm trong mùa xuân, hưởng thụ tất cả sức sống tràn trề của mùa xuân để lớn lên, trẻ lại cùng mùa xuân.
? Đoạn văn được trình bày chủ yếu bằng phương thức biểu đạt nào?
- GVkhái quát chuyển ý.
- Gọi học sinh đọc phần 3.
? Tác giả đã nêu những đặc điểm gì về hoa trái, khí hậu, không khí gia đình của những ngày sau rằm tháng giêng.
? Cách sử dụng từ ngữ có gì đặc biệt.
? Cảm nhận của em về không khí của những ngày sau rằm tháng giêng?
? Có gì khác trong cảnh sắc và hương vị của mùa xuân trước và sau rằm tháng riêng? Qua đây ta thấy được điều gì đã khiến cho tác giả yêu nhất mùa xuân ở thời điểm đó?
- GVkhái quát chuyển ý .
? Em cảm nhận được gì sâu sắc nhất về mùa xuân đất Bắc từ văn bản'' Mùa xuân của tôi''?
? Căn cứ vào hoàn cảnh sáng tác của bài văn, em hiểu gì về tình cảm của nhà văn?
- GV: Chỉ qua một đoạn trích ngắn '' mùa xuân của tôi, chúng ta đủ hiểu và cảm thông tấm lòng của Vũ Bằng với quê hương tổ quốc. Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc đã được ông cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của người xa quê. Qua đó bài tùy bút biểu hiện chân thực và cụ thể tình yêu quê hương đất nước, lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, ngòi bút tài hoa của tác giả.
- Gọi học sinh đọcghi nhớ.
- Hướng dẫn học sinh luyện tập.
- Đọc chú thích
- Trả lời
- HS nghe.
- HS đọc bài.
- Nêu định hướng.
- Nêu ý kiến cá nhân.
- Nhận xét.
- Độc lập trả lời.
- Suy nghĩ trả lời.
- Phát hiện nghệ thuật.
- Lý giải.
- Nhận xét khái quát.
- Đọc bài.
- Nêu ý kiến cá nhân.
- phát hiện chi tiết.
- nêu cảm nhận.
- Suy nghĩ, trình bày ý kiến.
- Độc lập trả lời.
- Trình bày ý kiến.
- Học sinh nghe.
- Suy nghĩ trả lời.
- Đọc phần 3.
- Phát hiện chi tiết.
- Nhận xét.
- Nêu cảm nhận.
- Trình bày ý kiến.
- Nêu cảm nhận sâu sắc.
- Khái quát nội dung.
- HS nghe.
- Đọc ghi nhớ.
I.Đọc-Tiếp xúc văn bản.
*Tác giả tác phẩm
*Đọc.
*Từ khó: SGK.
* Cấu trúc văn bản
- Bài tuỳ bút tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân trong tháng giêng ở Hà Nội và miền Bắc.
+ Bố cục:3phần.
-Phần1:Từ đầu -> Mùa xuân: tình cảm của con người với mùa xuân.
- Phần 2: Tiếp -> liên hoan: Cảnh sắc và không khí mùa xuân đất Bắc
- Phần 3: Còn lại: cảnh sắc mùa xuân từ sau rằm tháng giêng ở miền Bắc.
II. Đọc - Hiểu văn bản
1.Tình cảm của con người với mùa xuân.
- Giọng yêu mến tha thiết .
- Ai cũng chuộng mùa xuân...
- Khẳng định tình cảm mê luyến mùa xuân là tình cảm sẵn có và thường trực ở mỗi con người
- > Điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu.
=>Khẳng định tình cảm con người với mùa xuân là một điều tất nhiên.
- Khẳng định tình cảm với mùa xuân là quy luật không thể khác, không thể cấm đoán.
- Thái độ nâng niu trân trọng, thương nhớ đối với mùa xuân của tác giả.
2.Cảnh sắc và không khí mùa xuân Bắc Việt.
- Vì cảnh thiên nhiên mùa xuân được tác giả nhớ lại và đó là mùa xuân rất riêng, mùa xuân của tôi, mùa xuân trong lòng tôi.
- Mưa riêu riêu, gió lành lạnh có tiếng trống chèo...
- Bầu không khí gia đình.
- Mùa xuân vừa có cái lành lạnh của mùa đông còn vương lại. nhưng lại có cái ấm áp, nồng nàn của khí xuân. Hơi xuân tràn ngập đất trời và thấm vào lòng người.
- Tôi yêu sông xanh, mùa xuân thần thánh làm cho người ta phát điên...
- Nghệ thuật so sánh gợi cảm, khẳng định sức sống mãnh liệt của mùa xuân trong lòng yêu thương quê của tác giả đang trỗi dậy.
- Mùa xuân có sức khơi dậy sinh lực cho muôn loài trong đó có con người.
- Phương thức chủ yếu là biểu cảm. Ngôn ngữ hài hoà giữa kể, tả, biểu cảm.
3.Cảnh sắc hương vị xuân Hà Nội sau rằm tháng giêng.
- Từ ngữ giàu hình ảnh, cách so sánh gợi cảm.
- Cảm xúc dạt dào về cái ngày cuối xuân bằng cảm nhận tinh tế của tác giả trong thời gian ngắn ngủi.
- Thiên nhiên cuộc sống có sự thay đổi chuyển biến, hầu như đã trở nên cuộc sống bình thường.
- Cảnh có sự thay đổi nhỏ và rất tinh tế phải là người có cảm nhận sâu sắc và tinh tế mới nhận thấy được.
III.Tổng kết.
- Sức sống muôn loài trỗi dậy.
- Gia đình xum họp.
- Tình người rạo rực.
- Tình yêu bền chặt với mùa xuân đất Bắc.
- Tình cảm thủy chung với quê hương
- Lòng mong mỏi cho đất nước hòa bình thống nhất.
*Ghi nhớ:SGK.
IV. Luyện tập
1. Sưu tầm một số đoạn văn, câu thơ hay về mùa xuân.
2. Viết một đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về một mùa trong năm ở quê hương hay nơi mình đang sống.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà
- Học nội dung bài học.
- Hoàn thành bài viết một đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về một mùa trong năm.
- Soạn:Ôn tập tác phẩm trữ tình. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 64- VH.doc