Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 40: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 40: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự - Năm học 2010-2011

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức.

- Nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự

- Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể.

2. Kỹ năng.

- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.

- Kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự.

3.Tư tưởng.

Biết yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp.

 II. Chuẩn bị:

Thầy:

 HS: Đọc lại văn bản: Kiều ở lầu ngưng Bích, Mã Giám Sinh mua Kiều.

III. Hoạt động dạy- học

1.ổn định: 9a. 9b.

2. Kiểm tra bài cũ. ( Kết hợp trong giờ)

3. Bài mới:

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 925Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 40: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:
9A
9B
Tiết 40 MIÊU Tả NộI TÂM TRONG VĂN BảN Tự Sự
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức.
- Nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự
- Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể.
2. Kỹ năng.
- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
- Kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự.
3.Tư tưởng.
Biết yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp...
 II. Chuẩn bị:
Thầy: 
 HS: Đọc lại văn bản: Kiều ở lầu ngưng Bích, Mã Giám Sinh mua Kiều.
III. Hoạt động dạy- học 
1.ổn định: 9a.................. 9b...................
2. Kiểm tra bài cũ. ( Kết hợp trong giờ)
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
HS: Đọc đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
GV: Em hãy chỉ ra những câu thơ miêu tả ngoại cảnh và những câu miêu tả nội tâm nhân vật. Các câu thơ miêu tả ngoại cảnh thể hiện điều gì?
HS: - Miêu tả ngoại cảnh:
Vẻ non xa...dặm kia
Buồn trông... ghế ngồi.
à cảnh trước lầu Ngưng Bích: cảnh thiên nhiên cao rộng hoang sơ thiếu vắng sự sống của con người.
Cảnh cánh buồm mất hút dần lúc chiều hôm, cánh hoa trôi dạt trên sóng nước, bãi cỏ kéo dài tới tận chân trời, sóng gió biển dữ dội à cảnh tượng hãi hùng.
GV: các câu thơ miêu tả nội tâm thể hiện điều gì?
HS: trả lời.
GV: qua VD em hiểu thế nào là miêu tả ngoại cảnh và miêu tả nội tâm?
HS: - M.tả ngoại cảnh là tả những gì có thể quan sát trực tiếp được 
- Miêu tả nội tâm: miêu tả những gì không quan sát được trực tiếp mà chỉ là sự thấu hiểu của nhà văn về suy nghĩ tình cảm, diễn biến tâm trạng của nhân vật.
GV: miêu tả bên ngoài có quan hệ ntn với miêu tả bên trong?
HS: ....quan hệ chặt chẽ: nhiều khi từ việc miêu tả bên hoàn cảnh, ngoại hình mà người viết cho ta thấy được tâm trạng của nhân vật và ngược lại
GV: Miêu tả nội tâm có tác dụng ntn đối với việc khắc hoạ nhân vật trong văn bản tự sự?
HS: 
HS: đọc đoạn văn: “ Mặt lão co rúm lại...”
GV: em có nhận xét gì về cách miêu tả nội tâm nhân vật của Nam Cao ở đoạn văn này?
HS: sử dụng các động từ: ép, mếu, co và các tính từ rúm, nhăn, móm mém để miêu tả bộ dạng của lão Hạc khi nhớ lại việc bán chó à gợi gương mặt cũ kĩ, già nua khô héo, một tâm hồn đau khổ đến cạn kiệt nước mắt. Qua ngoai hình có thể diễn tả được thế giới nội tâm.
GV: có mấy cách để miêu tả nội tâm?
HS: trả lời, đọc ghi nhớ ( sgk). 
Hoạt động 2. Luyện tập
Hoạt động nhóm:
GV: nêu n.vụ, yêu cầu.
N1,2 làm bài tập 1: 
Kể lại bằng văn xuôi việc Mã Giám Sinh mua Kiều, chú ý miêu tả nội tâm nàng Kiều. 
N3,4: làm bài tập 2: Đóng vai nàng Kiều kể lại việc báo ân, báo oán, thể hiện tâm trạng Kiều lúc gặp Hoạn Thư.
HS: thảo luận 7’. Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhận xét.
GV: chữa.
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
1. Ví dụ: (sgk)
2. Nhận xét
- Miêu tả nội tâm:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
Xót người tựa cửa hôm mai
à Tưởng nhớ cùng chàng Kim uống rượu thề nguyền, thương chàng Kim chờ đợi mỏi mòn. 
Thương cha mẹ ân hận vì không đền đáp phụng dưỡng được cha mẹ.
* Miêu tả nội tâm là tái hiện những trăn trở, dằn vặt, những rung động tinh tế trong tình cảm, cảm xúc, tư tưởng của nhân vật
à có tác dụng to lớn trong việc khắc hoạ đặc điểm, tính cách nhân vật à nhân vật sinh động.
II. Luyện tập
Bài tập 1: Kể lại bằng văn xuôi việc Mã Giám Sinh mua Kiều, chú ý miêu tả nội tâm nàng Kiều. 
Bài tập 2
Đóng vai nàng Kiều kể lại
* Khung cảnh của buổi xử án:
- Công đường gươm giáo ngất trời, bên trong quân vệ đứng hầu, bên ngoài quân cơ đứng sắp hàng, uy nghi tề chỉnh gươm giáo tuốt trần, phía trước súng ống cờ rợp đất.
- Trên công đường, ngay giữa trướng hùm, Từ Công sánh vai cùng phu nhân Thuý Kiều ngồi ghế quan toà.
- Kiều không ngờ cuộc đời của mình có ngày hôm nay(xúc động).
Diễn biến buổi xử án: Được Từ Công cho phép, Kiều đích thân tiến hành xét xử ân oán.
* Báo ân : Mời Thúc Lang
- Thúc Lang bước ra với vẻ khiếp sợ, mặt xanh như chàm đổ toàn thân run bắn.
- Kiều cất giọng dịu dàng, nhắc lại ân nghĩa xưa ở Lâm Tri, đền ơn cứu giúp “khỏi cảnh lầu xanh”.
- Việc chữ tòng không trọn vẹn là tại vợ chàng “con người quỷ quái tinh ma”.
- Cho người mang lễ gồm: gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân tỏ lòng biết ơn.
* Báo oán: cho gọi Hoạn Thư
- Kiều cất giọng mỉa mai (dùng cách xưng hô như thời còn làm hoa nô cho nhà họ Hoạn) để chào hỏi.
- Kiều buộc tội Hoạn Thư bằng giọng đay nghiến: “Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều”.
Hoạn Thư hồn xiêu phách lạc, dập đầu dưới trướng kêu ca dãi bày.
+ Tôi là phận đàn bà, việc ghen tuông là thường tình.
+ Lòng tôi kính yêu phu quân nhưng Chồng chung chưa hễ ai chiều cho ai.
+ Tôi đã để phu nhân ra quan âm các để thoát khỏi bụi trần, không truy đuổi khi phu nhân bỏ trốn.
+ Xin nhận mọi tội lỗi gây ra.
+ Xin phu nhân có lòng độ lượng như trời bể tha mạng.
- Nghe lời giãi bày khôn ngoan của Hoạn Thư, Kiều phân vân giữa thù và nhân nghĩa.
- Kiều quyết định tha cho Hoạn Thư.
Tiếp sau đó nàng đã thẳng tay trừng trị bọn người bất nhân: Bạc Hà, Bạc Hạnh, Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh.
4. Củng cố:
GV : Thế nào là miêu tả nội tâm nhân vật? Tác dụng của việc miểu tả nội tâm nhân vậy?
HS: Trả lời
GV: Chốt lại kiến thức cơ bản.
5. Hướng dẫn:
Về nhà : Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn.
Chuẩn bị bài: Lục Vân Tiên gặp nạn.( Trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản)

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 40.doc