Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 5 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Thu Hương

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 5 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Thu Hương

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Nắm được khái niệm từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ, nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.

2. Kĩ năng:

 nhận biết từ nhiều nghĩa, phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, giải thích hiện tượng chuyển nghĩa của từ.

3. Thái độ:

- Có ý thức sử dụng từ đúng nghĩa .

-Chủ động sưu tầm các hiện tượng chuyển nghĩa trong sách báo để làm phong phú cho vốn ngôn ngữ giao tiếp của mình.

 B .CHUẨN BỊ :

 1.Thầy : Giáo án , sgk , sgv, bảng phụ .

 2. Trò : Đọc trước bài ở nhà .

C .PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:vấn đáp,động não,phân tích

thực hành.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp:( 1p)

2. Kiểm tra bài cũ: ( 5p)

 - Thế nào là nghĩa của từ ?

 - Nêu những cách giải nghĩa của từ ? Cho ví dụ?

 

doc 11 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 652Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 5 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Thu Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 5: Ngày soạn 14-9-2011.
 Ngày dạy: 21 - 9- 2011.
 Tiết 17+ 18: 
Viết bài tập làm văn số 1 .
A .Mục tiêu : 
1. Kiến thức: 
 - Đánh giá kĩ năng làm bài văn kể chuyện , cách thức viết bài và trình bày của h/ sinh.
2. Kĩ năng:
 - Rèn KN tự giác làm bài.
- Phát huy khả năng tư duy tích cực, sáng tạo của học sinh.
3. Thái độ:
 - H/s có hứng thú khi kể chuyện và thích kể chuyện .
-Yêu thích môn học.
B. CHUẩN Bị :
 1 . Thày : Giáo án , sgk, sgv , ra đề bài phù hợp .
 2. Trò : Ôn tập văn tự sự , tìm hiểu các đề bài sgk .
C. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:động não,thực hành.
D.Tiến trình lên lớp:
 1. Tổ chức : 
 2. Kiểm tra bài cũ :
 3. Bài mới :
I . Đề bài :
 1.Đề giành cho h/s bình thường:Chọn 1 trong 2 đề sau:
 Đề1. Kể lại truyện “ Sơn Tinh , Thuỷ Tinh” bằng lời văn của em .
 Đề2. Kể lại truyện “ Thánh Gióng” bằng lời văn của em . 
2.Đề giành cho h/s khuyết tật:
 Hãy kể lại truyện"Sơn Tinh,Thuỷ Tinh":từ đầu đến Sơn Tinh mang sính lễ đến trước rước Mị Nương về núi. 
II. Ma trận đề bài viết số 1:
Nội dung kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Phân tích
Đánh giá
Sáng tạo
Kiến thức về nội dung VB
2
1
1
Kiến thức về viết bài tự sự
2
1
1
2
Tổngđiểm
4
2
2
2
III. Đáp án – biểu điểm.
 * Yêu cầu chung :
 - Thể loại : viết bài văn tự sự .
 - Nội dung: Kể lại đúng nội dung cốt truyện.
 - Dùng lời văn của em .( không sao chép lại văn bản .)
 - Thể hiện được chủ đề .
 - Lời văn mạch lạc , diễn đạt lưu loát , hấp dẫn , không mắc lỗi .
- Trình bày bố cục rõ ràng , sạch đẹp . 
* Yêu cầu cụ thể : theo dàn ý sau :
 Đề 1: 
 1. Mở bài : Giới thiệu vua Hùng, Mị Nương, và sự việc kén rể .
 2 . Thân bài : Kể diễn biến các sự việc
 - Sơn Tinh , Thuỷ Tinh đến cầu hôn.
 - Vua Hùng ra điều kiện chọn rể .
 - Sơn Tinh đến trước, lấy được vợ .
 - Thuỷ Tinh đến sau, tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh.
 - Hai bên giao chiến hằng tháng trời ,cuối cùng TT đều thua .
 3. Kết bài : Hàng năm TT đều dâng nước đánh ST , nhưng đều thua .
 Đề 2:
 1. Mở bài : - Giới thiệu về sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.
 2. Thân bài : - TG biết nói và đòi đi đánh giặc .
 - TG lớn lên như thổi .
 - TG trở thành tráng sĩ , đi đánh giặc .
 - TG đánh tan giặc – bay về trời .
 3. Kết bài : - Nhớ công ơn TG của nhân dân .
*Đề giành cho học sinh khuyết tật:Đảm bảo đủ các sự việc chính theo đúng trình tự sgk của văn bản đã cho.(khuyến khích sự sáng tạo cá nhân.
 * Biểu điểm: 
- Điểm từ 8-> 10 : - Bài viết thể hiện tốt các yêu cầu trên .
 - Trình bày sạch đẹp, bố cục rõ ràng, lời văn mạch lạc, ngắn gọn .
 - Không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt .
 - Có sự sáng tạo khi kể chuyện (lời văn hay, sinh động , hấp dẫn .)
- Điểm 5-> 7 : - Bài viết đầy đủ nội dung cốt truyện .
 - Bố cục 3 phần rõ ràng, trình bày sáng sủa .
 - Mắc ít lỗi chính tả , lỗi diễn đạt .
- Điểm 3-> 4: - Bài viết còn sơ sài, nội dung chưa đầy đủ .
 - Các ý lộn xộn, không theo trình tự thời gian .
 - Diễn đạt lủng củng , mắc nhiều lỗi chính tả .
 - Điểm dưới 2: - Bài văn không đáp ứng được các yêu cầu trên .
 - Bài viết quá sơ sài , mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt .
 - Trình bày cẩu thả , chữ viết quá xấu .
4. Củng cố : - G/v thu - đếm bài .
 - Nhận xét giờ làm bài .
5. Hướng dẫn : - H/s về ôn tập lại kiến thức về văn tự sự và các văn bản đã học.
 Ngày soạn 17/ 9/ 2011
 Ngày dạy: 24/ 9/ 2011
 Tiết 19:
từ nhiều nghĩa
và hiện tượng chuyển nghĩa của từ .
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Nắm được khái niệm từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ, nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.
2. Kĩ năng: 
 nhận biết từ nhiều nghĩa, phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, giải thích hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng từ đúng nghĩa .
-Chủ động sưu tầm các hiện tượng chuyển nghĩa trong sách báo để làm phong phú cho vốn ngôn ngữ giao tiếp của mình.
 B .Chuẩn bị :
 1.Thầy : Giáo án , sgk , sgv, bảng phụ .
 2. Trò : Đọc trước bài ở nhà .
C .Phương pháp và kĩ thuật dạy học:vấn đáp,động não,phân tích
thực hành.
D.Tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp:( 1p) 
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5p) 
 - Thế nào là nghĩa của từ ?
 - Nêu những cách giải nghĩa của từ ? Cho ví dụ?
3. Bài mới:
hoạt động của thày và trò
* Hoạt động 1: Từ nhiều nghĩa. .
- Thời gian: 13p
 - Đọc bài thơSGK.
? Từ nào được nhắc nhiều trong bài thơ ?
? Trong bài thơ có những sự vật nào có chân, những cái chân có thể nhìn thấy, sờ thấy được? Chân ấy có t/d gì?
? Có mấy SV không có chân? Tại sao những SV ấy vẫn được đưa vào bài thơ? (Ca ngợi anh bộ đội hành quân.)
? Trong các trường hợp trên , nghĩa của từ “chân” là gì?
(vấn đáp)
? Trong 2 v/dụ sau, từ “chân” có nghĩa là gì?
 - “Bà mẹ sinh  không chân, không tay”
 - “Một hôm, cô út. chân đồi”.
 ( “chân” (chân đồi): nghĩa ẩn dụ.)
? Như vậy qua các ví dụ trên em thấy các nét nghĩa của từ: "chân” có m/q/hệ với nhau n/t/nào?
? Từ chân là từ có1 hay nhiều nghĩa ?
(động não)
? Em hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa?
? Nêu hiện tượng một số từ chỉ có một nghĩa?
 (xe đạp, toán học,)
? Nêu ví dụ từ có nhiều nghĩa?
 (+ mũi: 
- Bộ phận cơ thể người, ĐV có đỉnh nhọn.
- nhọn, sắc của đồ vật, vũ khí.
- phía trước của phương tiện giao thông.
- vùng của lãnh thổ.
? Trong các ví dụ từ nhiều nghĩa, em nhận thấy nét nghĩa nào là nghĩa ban đầu?(phân tích)
 (gạch chân vào ví dụ).
(Đúng vậy, khi mới xuất hiện, từ “chân” mang ý nghĩa chỉ bộ phận dưới cùng của cơ thể người, ĐV. Tiếp sau đó, qua quá trình s/dụng bằng sự liên tưởng người ta dùng “chân” để gọi tên các bộ phận dưới cùng, tiếp xúc với đất của các SV, ĐV khác hoặc chỉ cương vị, phận sự của 1 người trong 1 tổ chức.
=> Nghĩa ban đầu là nghĩa gốc.
Các nét nghĩa sau là nghĩa chuyển. Đó là: 
*Hoạt động 2: Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
- Thời gian: 8p
? Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
? Trong từ nhiều nghĩa có những nét nghĩa nào?(vấn đáp)
(Các nét nghĩa của 1 từ nhiều nghĩa có mối quan hệ với nhau, có chung một cơ sở của nghĩa gốc.)
? Trong bài thơ trên , tác giả sử dụng các nghĩa của từ chân có gì độc đáo ?
? Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là gì ?
? Phân biệt từ nhiều nghĩa với các từ đồng âm.
VD: đá - hòn đá.
 đá - đá một cái vào người.
nội dung cần đạt
I. Từ nhiều nghĩa:
1, Ví dụ:
- chân gậy: dùng để đỡ bà.
- chân quay: dùng để giúp cho quay.
- chân kiềng: dùng để đỡ thân kiềng.
- chân bàn, chân ghế: đỡ thân bàn, mặt bàn.
=> (1)“chân”: Bộ phận dưới cùng, tiếp xúc với đất và có t/d đỡ cho các b/phận khác của đồ vật không đổ.
- (2) “chân” (chân người): Bộ phận dưới cùng, tiếp xúc với đất của cơ thể người, động vật, dùng để đứng, di chuyển.
- (3) “ chân” : Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật , sự vật tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền : chân tường; chân răng.
=> Các nét nghĩa của từ “chân” có điểm chung với nhau.
=> từ “chân” có nhiều nghĩa.
2, Nhận xét:
* Ghi nhớ:
- Một từ có thể có 1 hay nhiều nghĩa. Các nét nghĩa của 1 từ nhiều nghĩa phải có điểm chung liên quan với nhau. 
+ xuân:
- mùa đầu tiên của năm : “ mùa xuân”
- tươi đẹp, trẻ trung.: “Tuổi xuân”
II. hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
1.- Là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
- Trong từ nhiều nghĩa có nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
2. Trong 1 câu cụ thể , từ chỉ được dùng với 1 nghĩa nhất định .
VD : - Tôi đang ăn cơm -> hoạt động đưa thức ăn vào miệng , nhai và nuốt .
- Xe này ăn xăng lắm -> Hao tốn nhiên liệu.
3. Trong bài thơ, từ “ chân”được dùng theo nghĩa chuyển nên có sự liên tưởng thú vị : 
Lấy chân võng-> chỉ chân người là ẩn dụ.
Lấy cái võng -> chỉ người là hoán dụ . 
* Ghi nhớ: ( SGK-t 56 )
 *Hoạt động 3: Luyện tập (thực hành)
- Thời gian: 15p
Bài tập 1:
Tìm 3 từ chỉ bộ phận con người và kể VD về sự chuyển nghĩa.
đầu đầu người cổ cổ cò tay tay người
 đầu nhà cổ chai tay ghế
 đầu mối cổ chân tay tre
Bài tập 2:
	Từ chỉ bộ phận cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể 
 người:
 Lá gan, buồng tim, quả thận.
Bài tập 3:
	Hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
	a, Sự vật -> hành động: hộp sơn -> sơn cửa.
 cái bào -> bào gỗ.
 cái cuốc -> cuốc đất.
	b, họat động -> đồ vật: cuộn tờ giấy -> cái cuộn giấy.
 mẹ nắm cơm -> 3 nắm cơm.
Bài tập 4:
Đoạn trích trên , t/g nêu lên 2 nét nghĩa của từ bụng .
Từ bụng trong các ví dụ trên có nghĩa:
Chỉ 1 bộ phận của cơ thể để đựng , chứa ruột, dạ dày và thức ăn.
Bụng là biểu tượng của ý nghĩa sâu kín, không bộc lộ ra đối với người và việc nói chung .
Phần phình to ở giữa của một số sự vật .( bụng chân)
Bài tập 5:
	Xác định đúng chính tả để viết.
4. Củng cố : (2p) 
 ? Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ ? Cho ví dụ ?
5. Hướng dẫn : (1p)
 - Về học bài.
 - Hoàn thành bài tập.
 - Chuẩn bị bài: “ Lời văn, đoạn văn tự sự .
Tiết 20: 
 Ngày soạn :19/9/2011
 Ngày dạy: 26/9/2011
lời văn, đoạn văn tự sự .
 A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Nắm được hình thức lời văn kể người, kể việc, chủ đề và l/kết trong đoạn văn.
- Xây dựng đoạn văn giới thiệu và kể chuyện sinh hoạt hàng ngày.
2. Kĩ năng:
- Nhận ra các hình thức, các kiểu câu thường dùng trong việc giới thiệu nhân vật, sự việc, kể việc; nhận ra mối liên hệ giữa các câu trong đoạn và vận dụng để xây dựng đoạn văn giới thiệu n/vật và kể việc.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng lời văn phù hợp.
-Tích cực tạo dựng đoạn văn đúng và hay.
 B .Chuẩn bị :
 1. Thầy : Giáo án , sgk , sgv, bảng phụ.
2. Trò : Đọc và tìm hiểu bài ở nhà .
 C. Phương tiện và kĩ thuật dạy học:bảng phụ,vấn đáp,thực hành
 phân tích,động não.
D.Tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp: ( 1p)
2. Kiểm tra bài cũ: ( 7p)
	? Nêu các bước làm bài văn tự sự ?
	? Trình bày cách làm bài văn tự sự ?
3.Bài mới:
Bài văn gồm các đoạn liên kết với nhau . Đoạn văn gồm các câu văn liên kết với nhau tạo thành. Văn tự sự xây dựng n/vật , kể việc ntn? Đó là nội dung của bài học hôm nay .
hoạt động của thày và trò
*Hoạt động 1:Lời văn, đoạn văn tự sự
- Thời gian:18p 
- H/s đọc các đoạn văn sgk .
? Đoạn 1 và đoạn 2 giới thiệu những n/v nào?
? Giới thiệu sự việc gì?
? Mục đích giới thiệu để làm gì?
? Thứ tự các câu văn trong đoạn ntn?
(Vấn đáp,phân tích)
? Nhận xét về lời văn g/ thiệu n/vật ?
? Có thể đảo vị trí các câu văn trong mỗi đoạn được không? Vì sao?
? Các câu văn giới thiệu thường dùng những từ , cụm từ gì ?
( -Từ “ là” , “ có” -> chỉ sự tồn tại của sự vật.
- Cụm từ “Người ta gọi chàng ...” ->Ngôi thứ 3- đã có trong d/ gian.
? Như vậy , các đoạn văn trên đã giới thiệu n/v. Em có thể khái quát n/vụ của lời văn kể người là kể về những gì?
Đọc VD SGK.
? Đoạn văn đã dùng những từ gì để kể về h/động của n/v?
? Các h/đ đó được kể theo thứ tự nào?
? Lời kể “nước ngập .” đem lại ấn
 tượng gì cho người đọc?
 -> Đó là kể việc.
? Vậy kể việc là kể ntn?
Đọc lại các VD đoạn văn trên
( bảng phụ)
? Mỗi đoạn b/đạt ý chính nào?
? Xác định câu b/đạt ý chính đó?
? Tại sao lại gọi đó là câu chủ đề.
 ? Em có nhận xét gì về lời văn, đoạn văn tự sự ?
nội dung cần đạt
I. Lời văn, đoạn văn tự sự:
1. Lời văn giới thiệu nhân vật:
a. Ví dụ : sgk .
- Giới thiệu nhân vật: H/Vương, Mị Nương, ST, TT.
- Sự việc: - Vua Hùng kén rể.
 - Hai thần đến cầu hôn Mị Nương.
- Mục đích: Mở truyện, chuẩn bị cho d/biến của truyện.
- Thứ tự các câu trong đoạn:
+ Đoạn 1:
 Câu 1: Giới thiệu n/v.
 Câu 2: Khả năng sự việc.
+ Đoạn 2:
 Câu 1: Giới thiệu sự tiếp nối của 2 n/v.
 Câu 2, 3: Tiếp tục giới thiệu cụ thể về ST.
 Câu 4, 5: Giới thiệu cụ thể về TT.
 Câu 6: Nhận xét chung về 2 n/v.
=> Các câu giới thiệu cân đối , hài hoà .
-> Có thể đảo vị trí các câu (đoạn 2) và không thể đảo vị trí các câu (đoạn 1).
b. Nhận xét :
* Ghi nhớ: SGK.
2. Lời văn kể việc: 
- TT: đến muộn, không lấy được vợ, đem quân đuổi theo, hò ma, gọi gió, làm giông bão 
-> Sử dụng ĐT mạnh để diễn tả hành động của n/vật TT.
- Thứ tự kể: Trước, sau.
 Nguyên nhân- kết quả.
-> Lời kể trùng lặp, gây ấn tượng mạnh mẽ, giúp người đọc, người nghe hình dung rõ ràng sự phá hoại cùng những hậu quả nặng nề của lũ lụt.
 * Ghi nhớ: SGK.
3. Đoạn văn:
+ Đ1: Vua Hùng muốn kén rể (câu CĐ: câu 2).
+ Đ 2: Hai thần đến cầu hôn (câu CĐ: câu 1).
+ Đ 3: TT giao chiến với ST.(câu CĐ: 1).
-> Câu CĐ nêu ý chính của đoạn. Các câu khác d/đạt ý phục vụ cho ý chính đó.
 * Ghi nhớ: (SGK-t 59 )
 * Hoạt động 3: II.Luyện tập(thực hành)
- Thời gian: 15p
Bài tập 1
Đọc các đoạn văn.:
- Xác định n/d kể người, kể việc.
- Xác định câu chủ đề, thứ tự triển khai câu chủ đề.
	+ Đoạn 1: - Sọ Dừa với tài chăn bò cho nhà Phú Ông.
	 (câu CĐ: câu 2 -> h/đ bắt đầu -> n/xét h/đ -> h/đ cụ thể -> k/q h/đ).
 + Đoạn 2: - Thái độ của các con gái Phú Ông với Sọ Dừa.
 - Câu CĐ: câu 2.
 - Quan hệ các câu: nối tiếp, ngang hàng và ngày càng cụ thể.
+ Đoạn 3:
 - Tính nết cô Dần:
 - Câu CĐ: câu 2 ;
 Câu 1 và 2: nối tiếp.
 Câu 3 và 4: đối xứng.
 Câu 2, 3 và 4: giải thích.
 Câu 5, 6: đối xứng.
Bài tập 2
Nhận xét 2 câu văn.
- Câu a: Sai vì không mạch lạc. ( không thể cưỡi ngựa rồi mới nhảy lên lưng ngựa).
- Câu b: Đúng.
Bài tập 3
* Tập viết câu giới thiệu n/vật :
VD: TG là vị anh hùng chiến thắng giặc ngoại xâm đầu tiên của dân tộc ta.
Bài tập 4
*Tập g/thiệu về bản thân và gia đình mình? (ngắn gọn).
 (H/s chuẩn bị 3 phút - trình bày).
4. Củng cố : ( 3p) 
 ? Em cần lưu ý điều gì về lời văn, đoạn văn tự sự .
 ? Có mấy cách trình bày nội dung đoạn văn? Là những cách nào ?
5. Hướng dẫn : (1p)
 - Học thuộc ghi nhớ .
 - Hoàn thành bài tập 3,4 .
 - Chuẩn bị bài 6 .
 Kiểm tra thường xuyên (Bài số 1)
 môn : Ngữ Văn -15 phút .
 A. Đề bài :
Đề 1 :
I. Phần 1 : Trắc nghiệm ( 3 điểm ) :
 Câu 1: Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất :
Đặc điểm nổi bật của truyền thuyết là gì ?
 A. Mang dấu ấn của hiện thực lịch sử .
 B. Có những chi tiết hoang đường .
 C. Có yếu tố kì ảo .
 D. Sự kiện , nhân vật lịch sử gắn liền với yếu tố kì ảo .
 b. Chức năng chủ yếu của văn tự sự ?
 A.Kể người và kể vật . C . Tả người và miêu tả công việc .
 B. Kể người và kể việc . D. Cảm xúc về nhân vật và sự kiện.
 Câu 2 : Hãy nối một vế trong tập hợp 1 với một vế phù hợp trong tập hợp 2 .
 Tập hợp 1
 Tập hợp 2
 1. Từ đơn
 a. Đất nước, sách vở, hiền dịu , ấm no .
 2.Từ ghép
 b. Thánh thót, lành lạnh , đẹp đẽ , lung linh .
 3. Từ láy
 c. Thuỷ cung, sính lễ, thuận thiên, tráng sĩ .
 4. Từ mượn
 d. Sách , biển , núi , ngựa, mưa , bánh .
 Câu 3 : Hoàn thành khái niệm sau :
 Nghĩa của từ là ....... 
 II. Phần II : Tự luận ( 7 điểm )
 Câu 1: Truyện “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” phản ánh, giải thích hiện tượng ............ ................................ và thể hiện ước mơ ................................................ 
 Câu2 : Viết một đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật
 Thánh Gióng . 
 Đề 2 :
 I. Phần 1 : Trắc nghiệm ( 3 điểm) :
 Câu 1 : Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất :
 a.Truyền thuyết là gì ?
A .Những câu truyện hoang đường .
B. Cuộc sống hiện thực được kể lại một cách nghệ thuật .
C. Câu chuyện với những yếu tố hoang đường nhưng có liên quan đến 
 các sự kiện , nhân vật lịch sử thời quá khứ .
D .Câu chuyện phản ánh chân thực lịch sử dân tộc . 
 b. Chức năng chủ yếu của văn tự sự ?
 A.Kể người và kể vật . C . Tả người và miêu tả công việc .
 B. Kể người và kể việc ; D. Cảm xúc về nhân vật và sự kiện.
 Câu 2 : Hoàn thành khái niệm sau :
 Nghĩa của từ là ....... 
 Câu 3 : Hãy nối một vế trong tập hợp 1 với một vế phù hợp trong tập hợp 2 .
 Tập hợp 1
 Tập hợp 2
 1. Từ đơn
 a. Đất nước, sách vở, hiền dịu , ấm no .
 2.Từ ghép
 b. Thánh thót, lành lạnh , đẹp đẽ , lung linh .
 3. Từ láy
 c. Thuỷ cung, sính lễ, thuận thiên, tráng sĩ .
 4. Từ mượn
 d. Sách , biển , núi , ngựa, mưa , bánh .
 II. Phần II : Tự luận ( 7 điểm )
 Câu 1: Truyện “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” phản ánh, giải thích hiện tượng ............
 .............................. và thể hiện ước mơ ................................................ 
 Câu2 : Nêu ý nghĩa của truyện “ Con Rồng cháu Tiên ” .
 Đề 3 
 I. Phần 1 : Trắc nghiệm ( 3 điểm ) :
 Câu 1 : Hãy nối một vế trong tập hợp 1 với một vế phù hợp trong tập hợp 2 .
 Tập hợp 1
 Tập hợp 2
 1. Từ đơn
 a. Đất nước, sách vở, hiền dịu , ấm no .
 2.Từ ghép
 b. Thánh thót, lành lạnh , đẹp đẽ , lung linh .
 3. Từ láy
 c. Thuỷ cung, sính lễ, thuận thiên, tráng sĩ .
 4. Từ mượn
 d. Sách , biển , núi , ngựa, mưa , bánh .
 Câu 2 : Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất :
 a.Truyền thuyết là gì ?
A .Những câu truyện hoang đường .
 B . Cuộc sống hiện thực được kể lại một cách nghệ thuật .
 C . Câu chuyện với những yếu tố hoang đường nhưng có liên quan đến các
 sự kiện , nhân vật lịch sử thời quá khứ .
 D . Câu chuyện phản ánh chân thực lịch sử dân tộc . 
 b. Chức năng chủ yếu của văn tự sự ?
 A.Kể người và kể vật . C . Tả người và miêu tả công việc .
 B. Kể người và kể việc ; D. Cảm xúc về nhân vật và sự kiện.
 Câu 3 : Hoàn thành khái niệm sau :
 Nghĩa của từ là ....... 
 II. Phần II : Tự luận ( 7 điểm )
 Câu 1: Truyện “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” phản ánh, giải thích hiện tượng ............ 
 ................................ và thể hiện ước mơ ................................................ 
 Câu2 : Viết một đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật
 Thánh Gióng . 
 B . Đáp án – Biểu điểm .
 I. Phần I : Trắc nghiệm ( 3 điểm )
 Câu 1 ( 1điểm ) Mỗi phương án đúng 0,5 điểm .
 a. ý đúng : C b. ý đúng : B
 Câu 2 ( 1 điểm ) Mỗi ý nối đúng 0, 25 điểm .
 1- d ; 2- a ; 3- b ; 4- c 
 Câu 3 ( 1 điểm ) Trình bày đúng 1 điểm .
 ...... là nội dung mà từ biểu thị .
II. Phần II: Tự luận ( 7 điểm ) :
Câu 1 ( 2 đ ) : Điền mỗi cụm từ đúng được 1 đ .
 lũ lụt thường xảy ra ở đồng bằng sông Hồng .... chiến thắng thiên tai của 
 người Việt cổ .
 Câu 2 ( 5 đ )
 Yêu cầu : 
 - Học sinh trình bày 1 đoạn văn tự sự ( Mở đoạn , TĐ , Kết đoạn ) 
 - Trình bày cảm nghĩ său sắc :
 + Đề 1,3 : Nêu cảm nghĩ về nhân vật Thanh Gióng .
 ( Vị anh hùng ...; khâm phục, tự hào, noi gương .)
 + Đề 2 : Nêu ý nghĩa của truyện Con Rồng cháu Tiên .
 ( Nguồn gốc cao quý, linh thiêng, tự hào của dtVN.)
 - Trình bày sạch đẹp , diễn đạt lưu loát .
 ***************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 5.doc