Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 88: Phương pháp tả cảnh (Tiếp theo) - Năm học 2007-2008

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 88: Phương pháp tả cảnh (Tiếp theo) - Năm học 2007-2008

1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Giúp học sinh:

- Nắm được cách tả cảnh và bố cục hình thức của mỗi đoạn, một bài văn tả cảnh.

- Luyện tập kỹ năng quan sát và lựa chọn, kỹ năng trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo một thứ tự hợp lý.

2. Kiểm tra bài cũ

3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học

HOẠT ĐỘNG 1: ỔN ĐỊNH

Hoạt động của thầy, hoạt động của trò và màn hình

- Giới thiệu người dự

- Vào giờ học

HOẠT ĐỘNG 2: KIỂM TRA BÀI CŨ KẾT HỢP GIỚI THIỆU BÀI MỚI

Hoạt động của thầy, hoạt động của trò, màn hình

Giáo viên: Gọi một học sinh đọc diễn cảm một đoạn trong văn bản "Sông nước Cà Mau".

Học sinh đọc

- Hiện yêu cầu của phần kiểm tra bài cũ

Đoạn văn tả cảnh gì ?

Hình ảnh nổi bật nhất trong bức tranh ấy là gì?

Hình ảnh ấy được tác giả diễn đạt bằng những câu văn nào?

? Để có những câu văn hay như thế, người viết cần phải có những năng lực gì?

Giáo viên nhận xét phần trả lời của học sinh, cho điểm, chuyển sang bài mới.

Giáo viên cùng với những năng lực rất cần thiết, người viết cần phải có phương pháp viết văn miêu tả.

Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta có được những thao tác cần thiết để làm một bài văn miêu tả.

Giáo viên các em lấy vở ghi bài.

Màn hình hiện các tiêu đề

HOẠT ĐỘNG 3: HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC VĂN BẢN MẪU VÀ RÚT RA PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI VĂN MIÊU TẢ

 

doc 6 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 473Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 88: Phương pháp tả cảnh (Tiếp theo) - Năm học 2007-2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 - Bài 21 
tiết 88
Phương pháp tả cảnh
(Tiếp theo)
1. Mục tiêu cần đạt 
- Giúp học sinh: 
- Nắm được cách tả cảnh và bố cục hình thức của mỗi đoạn, một bài văn tả cảnh.
- Luyện tập kỹ năng quan sát và lựa chọn, kỹ năng trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo một thứ tự hợp lý.
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học 
Hoạt động 1: ổn định 
Hoạt động của thầy, hoạt động của trò và màn hình 
- Giới thiệu người dự 
- Vào giờ học 
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ kết hợp giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy, hoạt động của trò, màn hình 
Giáo viên: Gọi một học sinh đọc diễn cảm một đoạn trong văn bản "Sông nước Cà Mau".
Học sinh đọc 
- Hiện yêu cầu của phần kiểm tra bài cũ
Đoạn văn tả cảnh gì ?
Hình ảnh nổi bật nhất trong bức tranh ấy là gì? 
Hình ảnh ấy được tác giả diễn đạt bằng những câu văn nào?
? Để có những câu văn hay như thế, người viết cần phải có những năng lực gì?
Giáo viên nhận xét phần trả lời của học sinh, cho điểm, chuyển sang bài mới.
Giáo viên cùng với những năng lực rất cần thiết, người viết cần phải có phương pháp viết văn miêu tả. 
Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta có được những thao tác cần thiết để làm một bài văn miêu tả.
Giáo viên các em lấy vở ghi bài.
Màn hình hiện các tiêu đề
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc văn bản mẫu và rút ra phương pháp làm bài văn miêu tả
Hoạt động của thầy
hoạt động của trò
Ghi bảng
Mời một học sinh đọc ví dụ a? 
Học sinh đọc
? ấn tượng sâu sắc nhất của em về khúc sông mà con thuyền của dượng Hương Thư cần phải vượt qua là gì? 
Hiểm trở, dữ dội ...
? Tại sao tác giả lại chọn và miêu tả hình ảnh dượng Hương Thư vượt thác để thể hiện sự dữ dội và hiểm trở của khúc sông có nhiều thác dữ?
Gọi từ 2 - 3 em nêu những ý kiến khác nhau: 
- Cảnh trở nên sinh động vì có thêm hoạt động của con người.
- Cảnh hiện lên chân thật và sống động như đang hiện ra trước mắt người đọc.
- Thể hiện rõ hơn sự dữ dội và hiểm trở của khúc sông có nhiều thác dữ.
- Đề cao sức mạnh trong việc chinh phục và chiến thắng thiên nhiên của con người.
Giáo viên nhận xét 
Những ý kiến của các em góp lại chính là mục đích giao tiếp của phương thức miêu tả: tức là tái hiện lại trạng thái của sự vật, giúp người nghe hình dung được trạng thái đó như đang diễn ra trước mắt.
? Vậy để có một bài văn như vậy, người viết phải có thao tác nào khi viết văn miêu tả? 
Xác định được đối tượng miêu tả 
? Một bạn hãy nhắc lại thao tác này cho cả lớp cùng ghi vào vở.
Sau khi học sinh trả lời, nếu chưa chính xác, giáo viên có thể chữa cho học sinh. Thao tác trên máy tính để có ghi nhớ 1.
Học sinh ghi nhớ: 
Muốn tả cảnh cần: Xác định được đối tượng miêu tả.
Giáo viên thao tác trên máy tính để màn hình xuất hiện văn bản (b) 
Học sinh đọc. Cả lớp theo dõi.
Giáo viên dẫn dắt bằng những câu hỏi: 
? Văn bản (b) tả cảnh nào? Cảnh sông nước Cà Mau: dòng sông Năm Căn và rừng đước.
? ấn tượng chung của em về cảnh là gì?
? Những hình ảnh nào được tác giả lựa chọn để thể hiện vẻ hoang sơ, trù phú của sông nước Cà Mau? 
? Nhận xét gì về những hình ảnh mà tác giả lựa chọn? 
- Là những hình ảnh tiêu biểu, nổi bật, độc đáo.
? Không chỉ lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu, nổi bật, độc đáo, tác giả còn sắp xếp những hình ảnh ấy theo thứ tự nào? 
Nếu học sinh không trả lời được, có thể cho học sinh chọn một trong những thứ tự sau đây: 
- Từ xa đến gần
- Từ khái quát đến cụ thể 
- Từ lòng sông đến hai bên bờ 
- Từ sáng đến chiều 
Học sinh suy nghĩ 
? Liệu có thể thay đổi trình tự như thế này được không? 
Giáo viên thao tác trên máy tính để có một văn bản mà các câu bị đảo lộn.
Cho học sinh đọc để nhận xét? 
Học sinh: trả lời, nêu lý do không thay đổi? 
(- Không hợp lý với vị trí quan sát là ngồi trên con thuyền xuôi theo dòng, không phù hợp với thứ tự quan sát, và ấn tượng của người quan sát khi tiếp xúc với cảnh.
- Người đọc có cảm giác cảnh lộn xộn.
- Người đọc không hình dung được sự hùng vĩ, trù phú, của sông nước Cà Mau.)
? Vậy việc lựa chọn hình ảnh để miêu tả có quan hệ như thế nào với thứ tự miêu tả? 
- Cho dù quan sát, tưởng tượng được nhiều hình ảnh độc đáo và tiêu biểu cho cảnh được tả nhưng nếu không biết cách trình bày sắp xếp theo một thứ tự hợp lý thì cũng không có một bài văn hay.
Giáo viên: Sửa nếu chưa hoàn thành, nhắc lại nếu học sinh nói đúng và bổ sung.
Giáo viên: .... Nói một cách khác, bàivăn tả cảnh hay không phải là một mớ các hình ảnh được sắp xếp một cách lộn xộn, cho dù đó là hình ảnh tiêu biểu.
? Vậy qua việc tìm hiểu văn bản b, em rút ra được kết luận gì về phương pháp viết văn miêu tả.
Học sinh quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu.
Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.
Sau khi học sinh trình bày, giáo viên thao tác trên máy tính để có nội dung mà học sinh vừa rút ra trên màn hình.
Giáo viên dẫn dắt chuyển sang văn bản c và thao tác trên máy tính để màn hình xuất hiện văn bản c. 
Học sinh theo dõi văn bản c 
? Về hình thức trình bày, đoạn văn ở ví dụ c khác ví dụ a và b như thế nào? 
Học sinh có thể có ý kiến sau: 
- Khác ở cảnh miêu tả.
- Khác ở hình thức trình bày: văn bản a và b là một đoạn văn, còn văn bản c là một bài văn miêu tả hoàn chỉnh.
? Vì sao văn bản c được gọi là một bài văn miêu tả? 
Học sinh: Có ba phần: mở bài, thân bài, kết bài 
? Em hãy nêu giới hạn và ý chính của từng phần? 
Phần mở bài: Giới thiệu khái quát về lũy tre làng: phẩm chất và màu sắc.
Phần thân bài: Lần lượt miêu tả cụ thể ba vòng tre của lũy làng như thế nào? 
Phần kết bài: Phát biểu cảm nghĩ và nhận xét của loài tre.
? Từ sự khác nhau về hình thức trình bày như vậy, cảnh ở văn bản a và b như thế nào? 
Học sinh có nhiều ý kiến khác nhau: 
- Cảnh hiện lên đầy đủ, trọn vẹn, theo thứ tự giúp cho người đọc có thể dễ hình dung.
- Người đọc vừa có cái nhìn bao quát, lại vừa có cái nhìn cụ thể về cảnh.
- Người đọc cảm nhận được tâm trạng và tình cảm của người miêu tả. Tâm trạng đó dễ dàng đến với người đọc. Vì thế cảnh càng có ấn tượng hơn.
? Vậy để có bài văn như thế, người viết cần phải làm gì? 
Sau khi học sinh trả lời, nếu đúng, giáo viên thao tác trên máy tính cho màn hình hiện ghi nhớ.
3. Nếu chưa chính xác, có thể gọi em khác bổ sung 
Học sinh nêu ghi nhớ thứ 3:
Bố cục bài văn tả cảnh thường có ba phần: 
- Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả 
- Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự.
- Kết bài: Thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.
Giáo viên chốt lại toàn bộ lý thuyết về phương pháp viết văn miêu tả:
Tóm lại, qua ba văn bản mẫu trong SGK, em rút ra được những thao tác nào khi viết văn miêu tả?
Học sinh nêu toàn bộ ghi nhớ.
Muốn tả cảnh cần: 
- Xác định được đối tượng miêu tả.
- Quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu.
- Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.
Bố cục bài văn tả cảnh thường có ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.
- Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự.
- Kết bài: Thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập 
Hoạt động của thầy, hoạt động của trò và màn hình 
Trong hoạt động này, giáo viên hướng dẫn học sinh chủ yếu là về cách sắp xếp những hình ảnh quan sát được theo thứ tự hợp lý và biết cách lập dàn ý. Còn việc lựa chọn hình ảnh nổi bật, tiêu biểu và diễn đạt bằng lời những hình ảnh ấy các em đã được luyện tập nhiều ở tiết trước.
Giáo viên chuyển sang phần luyện tập: 
Phương pháp viết văn tả cảnh thật rõ ràng, chi tiết và khoa học, nhưng để sử dụng những phương pháp đó một cách có hiệu quả nhất, chúng ta sang phần II - Luyện tập về phương pháp viết văn tả cảnh và bố cụ bài tả cảnh.
Bài tập 1: 
Giáo viên thao tác trên máy tính để màn hình hiện lên yêu cầu bài tập 1. Mời một học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.
Học sinh đọc yêu cầu 
Màn hình hiện yêu cầu bài tập 1: Nếu phải tả quang cảnh dòng sông quê hương, em sẽ miêu tả như thế nào.
? Hãy nêu những hình ảnh mà em quan sát được về dòng sông Tam Bạc - dòng sông chảy trong lòng Thành phố của chúng ta?
Học sinh nêu theo ý hiểu.
Giáo viên: Đây là những hình ảnh mà các em quan sát được trên đường đi học, đi chơi hay theo mẹ đi chợ. Còn bây giờ các em hãy hướng lên màn hình để quan sát những thước phim về dòng sông Tam Bạc của đài truyền hình Việt Nam?
Học sinh quan sát.
Phim về dòng sông.
? Sau khi quan sát, em lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu nào về dòng sông để miêu tả?
- Mặt nước, hai bên bờ ...
? Cùng với những hình ảnh thân quen mà dòng sông nào cũng có, sông Tam Bạc còn độc đáo ở những hình ảnh nào? 
- Con đò - cây cầu - hiện đại - những chiếc xà lan - con tàu hiện đại.
Giáo viên cho xuất hiện những hình ảnh nổi bật về dòng sông trên màn hình. 
Giáo viên trên màn hình là những hình ảnh vừa thân quen lại vừa độc đáo. Quan sát từng hình ảnh, em hãy tái hiện bằng lời văn của mình? 
Học sinh quan sát và miêu tả. 
Màn hình lần lượt hiện hình ảnh tiêu biểu về dòng sông.
Giáo viên: Trong khi các em trả lời, giáo viên vừa động viên, khen những ưu điểm đồng thời chữa lỗi diễn đạt cho các em.
Học sinh quan sát và miêu tả.
Màn hình lần lượt hiện hình ảnh tiêu biểu về dòng sông.
Giáo viên: Mỗi em đều có một nét vẽ bằng lời của riêng mình về dòng sông thân yêu của chúng ta. Mỗi nét vẽ đều giúp cho người nghe hình dung được một đặc điểm nổi bật của cảnh. Vậy các em sẽ sắp xếp những hình ảnh ấy theo một thứ tự như thế nào để người đọc có thể hình dung được sự duyên dáng, nên thơ giản dị, sinh động của dòng sông?
Học sinh suy nghĩ và trả lời.
Giáo viên gọi một - hai em nêu phần trả lời. Các bạn khác nhận xét.
Giáo viên đưa ra trên màn hình một trình tự khác. Học sinh đọc nhận xét.
Theo em những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc về dòng sông lại được sắp xếp theo một thứ tự như thế này sẽ giúp người đọc nhất là những người ở địa phương khác hình dung như thế nào về dòng sông của Thành phố chúng ta?
- Đẹp, ...
- Yêu mến ...
Giáo viên: ở giữa Thành phố Hải Phòng - một Thành phố công nghiệp với nhịp sống sôi động lại có một dòng sông vừa có dáng vẻ hiền hòa bình dị lại vừa có nét duyên dáng, lộng lẫy, hiện đại. Phải chăng vẻ đẹp của dòng sông ấy chính là vẻ đẹp của Thành phố Cảng, của người dân nơi đây.
Giáo viên chuyển sang bài tập 2. Đọc đoạn văn và rút thành một dàn ý.
Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2. Màn hình hiện yêu cầu bài tập 2.
Giáo viên gọi một học sinh đứng tại chỗ đọc văn bản.
Trong khi học sinh đọc, giáo viên cho con trỏ theo lời đọc của học sinh. Học sinh đọc văn bản. Màn hình hiện yêu cầu bài tập 2.
? Chỉ rõ 3 phần tương ứng với dàn ý bài văn miêu tả? Câu hỏi này học sinh dễ trả lời nhầm phần mở đầu. Giáo viên nêu câu hỏi phụ để định hướng: 
Văn bản tả cảnh gì (cảnh biển đẹp). Vậy cảnh biển đẹp được tác giả giới thiệu rất khái quát qua phần nào trong văn bản ? (Phân tiêu đề) 
? ở phần thân bài, tác giả miêu tả cảnh biển vào những thời gian nào?
? ở những thời điểm ấy, thì cảnh biển hiện ra như thế nào? (Cảnh biển thay đổi) 
? Cảnh biển thay đổi ở những đặc điểm nào? (Màu sắc và cảnh vật trên biển) 
? Tác giả nêu cảm nhận chung của mình về biển như thế nào? 
? Nội dung chính của phần kết bài là gì? 
- Biển đẹp
- Buổi sớm nắng sáng ... 
- Lại đến một buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng ...
- Rồi một ngày mưa rào ...
- Có buổi sớm nắng mờ ..
- Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm ...
Chiều nắng tàn mát dịu ....
Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ chỗ ...
- Nhận xét về sự đổi màu của biển, liên tưởng sự đổi màu ấy như tâm trạng phong phú của con người.
- Cảm nghĩ về cảnh biển đẹp. (Liên quan đến mây trời và ánh sáng) 
Giáo viên: Những dòng chữ còn lại trên bảng đây chính là dàn ý sơ lược của bài văn tả cảnh biển đẹp.
Màn hình hiện dàn ý của bài văn Biển đẹp.
? Tóm lại, bài học hôm nay cho chúng ta những phương pháp viết văn tả cảnh như thế nào? 
Học sinh trả lời.
Màn hình hiện về trang nội dung chính và ghi nhớ.
Hoạt động 5 Hướng dẫn học bài ở nhà:
Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi?
Học sinh độc yêu cầu bài tập 2
Màn hình hiện yêu cầu bài tập 2.
Trước hết mời các em quan sát giờ ra chơi trên màn hình. Giáo viên thao tác trên máy tính.
Học sinh quan sát. Màn hình hiện cảnh giờ ra chơi.
Giáo viên giao việc cho học sinh: 
- Viết mở bài, kết bài cho bài văn.
- Lựa chọn và miêu tả những hình ảnh tiêu biểu của giờ ra chơi.
- Sắp xếp theo thứ tự.
- Viết bài viết số 5.

Tài liệu đính kèm:

  • doc22-88-PHUONG PHAP TA CANH.doc