I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết vận dụng hiệu quả phép tu từ so sánh khi nói và viết.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Các kiểu so sánh cơ bản và tác dụng của so sánh trong nói và viết.
2. Kỹ năng:
- Phát hiện sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra được những so sánh đúng, so sánh sai.
- Đặt câu có sử dụng phép tu từ so sánh theo hai kiểu cơ bản.
3.Thái độ: - Thích thú khi học phép so sánh .
III. PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận, thuyết trình, vấn đáp.
IV.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Soạn và lấy nhiều ví dụ, tìm tài liệu liên quan Tích hợp phần Văn ở bài “Sông nước Cà Mau” .Bảng nhóm.
2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà.
V.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:
Câu 1 : So sánh là gì? Nêu cấu tạo của phép so sánh? cho VD cụ thể?
Đáp án và biểu điểm.
Tuần 23 Ngày soạn :05/02/2012 Ngày dạy :08/02/2012 Tiết 85: Văn bản: VƯỢT THÁC (Trích: “Quê nội” - Võ Quảng) I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo trong Vượt thác. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức - Tình cảm của tác giả đối với cảnh vật quê hương, người lao động. - Một số phép tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhiên và con người. 2. Kỹ năng: - Đọc diễn cảm: giọng đọc phải phù hợp với sự thay đổi trong cảnh sắc thiên nhiên. - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người và thiên nhiên trong đoạn trích. 3.Thái độ: Tình cảm yêu quí thiên nhiên, con người lao động, yêu quê hương đất nước . III. PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận, thuyết trình, vấn đáp..... IV.CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan .Sưu tầm tranh ảnh của tác giả. 2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK V.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số. 2.Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Em hãy nêu nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản ''Bức tranh của em gái tôi'' Đáp án và biểu điểm. Câu Đáp án Điểm Câu 1 Nghệ thuật: -Kể chuyện bắng ngôi thứ nhất tạo nên sự chân thật cho câu chuyện . -Miêu tả chân thực diến biến tâm lí của nhân vật. 5đ Ý nghĩa văn bản : Tình cảm trong sáng , nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp lòng ghen ghét, đố kị. 5 đ 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Ở bài học 19, chúng ta đã hiểu vể thiên nhiên hoang dã, phong phú, độc đáo và cuộc sống con người ở vùng đất cực Nam Tổ quốc. Bài “Vượt thác” sẽ cung cấp cho chúng ta cảnh quan của một khúc sông Thu Bồn của miền Trung Việt Nam với vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của thiên nhiên và những con người lao động dũng cảm. HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động I: Giới thiệu chung Gọi HS đọc về tác giả – tác phẩm ở chú thích SGK Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm ? GV chốt ý. -tác phẩm viết về cuộc sống ở một làng quê ven sông Thu Bồn trong những ngày sau cách mạng tháng Tám 1945 và những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hoạt động II: Đọc – Hiểu văn bản Hướng dẫn các đọc, chú ý thay đổi giọng điệu cho phù hợp với nội dung của từng đoạn : nhẹ nhàng; sôi nổi, mạnh mẽ; êm ả, thoải mái. GV giải thích một số từ khó. Đoạn trích có thể chia làm mấy phần ?( bảng phụ ) Đoạn 1: Từ đầu => "nhiều thác nước" à Cảnh thuyền nhổ sào, ngược dòng sông, chuẩn bị vượt nhiều thác nước. Đoạn 2: Tiếp theo => "Cổ Cò"à Cảnh Dượng Hương Thư chỉ huy thuyền vượt thác Đoạn 3: Còn lại àQua nhiều lớp núi, thuyền lại tiến tới vùng đồng bằng. Sau khi đọc bài văn, xác định vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện? (ở trên thuyền ) Theo em, vị trí quan sát ấy có phù hợp không? (có ) Vì sao?( vì sẽ miêu tả được chi tiết những gì diễn ra ) . Cảnh dòng sông và hai bên bờ đã có sự thay đổi như thế nào theo từng chặng đường của con thuyền ? Đoạn sông ở đồng bằng thì êm đềm, hiền hòa ,thơ mộng, thuyền bè tấp nập. -Cảnh hai bên bờ thì rộng rãi, trù phú với những bãi dâu trải ra bạt ngàn. * Sắp đến đoạn có nhiểu thác ghềnh thì cảnh vật hai bên bờ sông cũng thay đổi : vườn tược um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, núi cao như đột ngột hiện ra trước mặt. * Ở đoạn sông có nhiều thác dữ : " nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn ". * Ở đoạn cuối, dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những núi cao, nhưng dường như đã bớt hiểm trở và đột ngột mở ra một vùng khá bằng phẳng. Vì sao cảnh lại thay đổi như vậy ? GV giải thích : do địa lí ở vùng miền Trung nước ta có giải đồng bằng hẹp tiếp liền với núi, vì vậy phần lớn các dòng sông không dài lắm , độ dốc lớn, có nhiểu thác và dòng chảy thay đổi rõ rệt qua từng vùng. Em có nhận xét gì về cảnh thiên nhiên nơi đây ? GV chuyển ý : với cảnh quan như vậy thì hình ảnh con người chèo thuyền vượt thác dữ như thế nào , chúng ta tìm hiểu phần b. Cảnh con thuyền vượt thác đã được miêu tả như thế nào ? HS tìm : (Nước từ trên cao phóng xuống chảy đứt đuôi rắn. Ba người liên tục phóng sào xuống lòng sông., chiếc sào cong lại, nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống ) GV :Động từ : trụ , ghì, phóng, uốn được dùng rất phù hợp miêu tả công việc nặng nhọc, khẩn trương của người lái, người chèo , người phóng sào. Đặc biệt từ vùng vằng dùng rất hay, nó diễn tả được sự cố gắng chống chọi của con người, sự ngang ngược của dòng thác, sự khó bảo của con thuyền. Người chỉ huy con thuyền vượt thác là ai ? Tìm chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của Dượng Hương Thư ? Ngoại hình : Dương Hương Thư như một pho tượng đồng đúc. Các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, * Động tác :co người phóng chiếc sào xuống lòng sông, ghì chặt đầu sào, cắn răng, thả sào, rút sào nhanh như cắt . Em có nhận xét gì về ngoại hình và những động tác của DHT trong cuộc vượt thác? Có thể nói khái quát như thế nào về dượng Hương Thư ? Hoạt động III: Tổng kết Qua bài văn em cảm nhận như thế nào về thiện nhiên và con người lao động được miêu tả ? ( thiên nhiên miền Trung vừa thơ mộng vừa dữ dội, con người lao động quả cảm, biết vượt qua khó khăn). HS đọc ghi nhớ. Hãy chỉ ra nét đặc sắc trong nghệ thuật của văn bản ? HS chỉ ra một số hình ảnh nhân hóa, so sánh : -Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm, lặng nhìn xuống nước. - Dương Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, giống như một hiệp sĩ...vĩ. -Những cây to...như những cụ già.... Em hãy nêu ý nghĩa văn bản ? Hoạt động IV: Luyện tập Hãy nêu những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả ở bài “Sông nước Cà Mau” và “Vượt thác” ? GV hướng dẫn HS lập bảng so sánh về nội dung và nghệ thuật của mỗi tác phẩm.( bảng phụ ) I.TÌM HIỂU CHUNG: 1.Tác giả :Võ Quảng (1920-2007 ) quê ở Quảng Nam, nhà văn chuyên viết truyện cho thiếu nhi. 2.Tác phẩm: -"Vượt thác" trích từ chương XI của truyện "Quê nội" II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 1.Đọc 2.Giải thích từ khó. 3.Bố cục: (3 phần ) 4.Tìm hiểu chi tiết văn bản : a. Sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên qua từng vùng. -Cảnh dòng sông và hai bên bờ thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền , vừa thơ mộng vừa dữ dội. b. Cảnh Dương Hương Thư chỉ huy con thuyền vượt thác : * Cảnh con thuyền vượt thác : Ba người liên tục phóng sào xuống lòng sông , dùng hết sức chống lại dòng thác, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống. Thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò. * Dượng Hương Thư trong cảnh vượt thác : -Ngoại hình : khỏe, đẹp, rắn chắc thể hiện sức mạnh, sự cố gắng hết sức, tập trung tất cả tinh thần và nghị lực để chiến đấu với dòng thác. -Động tác :nhanh nhẹn , quyết liệt => Con người lao động quả cảm, người chỉ huy vượt thac dày dạn kinh nghiệm đồng thời là người khiêm nhường, nhu mì trong cuộc sống gia đình.. III.TỔNG KẾT 1. Nghệ thuật : -Phối hợp miêu tả cảnh thiên nhiên và miêu tả ngoại hình, hành động của con người. -Sử dụng phép nhân hóa, so sánh phong phú và có hiệu quả. -Lựa chọn các chi tiết miêu tả đặc sắc , có chọn lọc. -Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm và gợị lên nhiều liên tưởng 2. Ý nghĩa văn bản: "Vượt thác " là một bài ca về thiên nhiên, đất nước quê hương, về lao động; từ dó đã kín đáo nói lên tình yêu đất nước, dân tộc của nhà văn. IV. LUYỆN TẬP * Những nét đặc sắc về phong cảnh: - Thiên nhiên sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ đầy sức hoang dã, chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp tập, trù phú, độc đáo vùng cực nam Tổ quốc + Phong cảnh thiên nhiên thay đổivà cảnh vượt thác dữ dội của con thuyền trên sông Thu Bồn tỉnh Quảng Nam. * Nghệ thuật miêu tả: - Tả cảnh sông nước từ ấn tượng chung, từ cái nhìn khái quát đến cụ thể . - Nghệ thuật tả cảnh, tả người, từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác. VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Nhắc lại nghệ thuật, nội dung bài học - Đọc kĩ văn bản, nhớ những chi tiết miêu tả tiêu biểu. - Hiểu ý nghĩa của các phép tu từ được sử dụng trong bài khi miêu tả cảnh thiên nhiên. - Chỉ ra những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả trong "Sông nước Cà Mau " ,"Vượt thác ". - Học thuộc bài . Soạn bài :So sánh ( tiếp theo ) VII .RÚT KINH NGHIỆM: ........................................................................................................ ************************************************* Tiết 86 : Ngày soạn :05/02/2012 Ngày dạy : 08/02/2012 Tiếng Việt: SO SÁNH (tiếp theo) I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Biết vận dụng hiệu quả phép tu từ so sánh khi nói và viết. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: - Các kiểu so sánh cơ bản và tác dụng của so sánh trong nói và viết. 2. Kỹ năng: - Phát hiện sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra được những so sánh đúng, so sánh sai. - Đặt câu có sử dụng phép tu từ so sánh theo hai kiểu cơ bản. 3.Thái độ: - Thích thú khi học phép so sánh . III. PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận, thuyết trình, vấn đáp..... IV.CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Soạn và lấy nhiều ví dụ, tìm tài liệu liên quan Tích hợp phần Văn ở bài “Sông nước Cà Mau” .Bảng nhóm. 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. V.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ: Câu 1 : So sánh là gì? Nêu cấu tạo của phép so sánh? cho VD cụ thể? Đáp án và biểu điểm. Câu Đáp án Điểm Câu 1 - So sánh là đối chiếu SV,SV,HT này với SV,SV,HT khác có nét tương đồng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt Vế A ( sự vật được SS ) Phương diện SS Từ SS Vế B ( sự vật dùng để SS ) 5đ Thầy thuốc như mẹ hiền VA TSS VB 5 đ 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động I: Các kiểu so sánh HS đọc khổ thơ. . Tìm phép so sánh trong khổ thơ ? Từ ngữ chỉ ý so sánh trong các phép so sánh trên có gì khác nhau? GV giảng giải và chốt: Từ: "chẳng bằng" à vế A không ngang bằng với vế B. "là ": vế A bằng vế B. Dựa vào nhận xét trên em thấy có mấy kiểu so sánh? Hãy cho biết mô hình phép so sánh ở 2 VD trên ? Hãy tìm thêm những từ ngữ khác chỉ phép so sánh ngang bằng và không ngang bằng? Tóm lại , có mấy phép so sánh ? Em hãy đặt câu có sử dụng phép so sánh để miêu tả sự vật. Ví dụ : -Vào mùa đông , lá bàng đỏ như màu đồng hun. -Những chiếc lá bàng to như bàn tay người lớn. -Giờ ra chơi, chúng em ùa ra như đàn ong vỡ tổ. Bạn ấy nhảy qua rào nhanh như sóc. .Hoạt động II : Tác dụng của so sánh HS đọc đoạn văn SGK. Tìm các câu văn có sử dụng phép so sánh? => Tác dụng của so sánh trong đoạn văn ấy là gì? Đối với việc miêu tả sự vật ( những chiếc lá ) ? Đối với việc thể hiện tư tưởng của người viết ... treo bảng phụ ghi đáp án đúng. I. CÁC KIỂU SO SÁNH 1. Phép so sánh : (1 )Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con =>So sánh không ngang bằng (2 )Mẹ là ngọn gió của con suốt đời =>So sánh ngang bằng 2.Từ ngữ so sánh :(1) chẳng bằng. (2 ) là *Mô hình: - So sánh hơn kém (không ngang bằng) : A chẳng bằng B - So sánh ngang bằng: A là B 3.Từ chỉ ý so sánh : - kiểu so sánh không ngang bằng: Chẳng bằng, không bằng, không như, hơn, còn hơn, kém, kém hơn, thua - kiểu so sánh ngang bằng: Là, tựa, như, giống như , bao nhiêu ...bấy nhiêu. * Ghi nhớ (SGK) II. TÁC DỤNG CỦA SO SÁNH 1.Những câu có phép so sánh trong đoạn văn : Có chiếc lá tựa mũi tên nhọn , tự cành cây rơi ...như cho xong chuyện.. Có chiếc lá như con chim lảo đảo Có chiếc lá nhẹ nhàng đùa bỡn... như thầm bảo rằng Có chiếc lá như sợ hãi , rồi như gần tới mặt đất , còn cất mình muốn bay trở lại cành. 2.Tác dụng : - người đọc hình dung được những cách rụng của những chiếc lá. -Thể hiện quan niệm của tác giả về sự sống và cái chết. * Ghi nhớ (SGK) III. LUYỆN TẬP Bài 1/43 Chỉ ra các phép so sánh và xác định kiểu so sánh a. Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè à So sánh ngang bằng Tâm hồn nhạy cảm, phong phú, đa dạng trước vẻ đẹp của thiên nhiên, bồi hồi với những hoài niệm thời trai trẻ hồn nhiên. b. con đi ... chưa bằng ...lòng bầm. con đi... chưa bằng ..... sáu mươi. à So sánh không ngang bằng c. anh ... như ...mộngà So sánh ngang bằng bóng Bác.... ấm hơn ... hồng. à So sánh không ngang bằng Bài 2 /43 : Nêu các câu văn có sử dụng so sánh trong bài “Vượt thác “ Những động tác nhanh như cắt Dượng Hương Thư như một pho tượng , như một hiệp sĩ ... hùng vĩ. Những cây to như những cụ già * Hình ảnh em thích: Dượng Hương Thư chống sào vượt thácà Trí tưởng tượng phong phú của tác giả , vẻ đẹp khoẻ khoắn , hào hùng , sức mạnh và khát vọng chinh phục thiên nhiên của người lao động . VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Nhắc lại ghi nhớ SGK . - Viết một đoạn văn miêu tả có sử dụng phép so sánh. - Học bài và chuẩn bị chương trình địa phương . VII .RÚT KINH NGHIỆM: ........................................................................................................ ************************************************* Tiết 87 : Ngày soạn:05/02/2012 Ngày dạy :09/02/2012 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT TỪ ĐỊA PHƯƠNG I.MỤC TIÊU: Giúp HS 1.Kiến thức: HS nắm được đặc điểm của từ địa phương; bước đầu hiểu được ý nghĩa , tác dụng và cách sử dụng từ địa phương- một bộ phận quan trọng làm nên sự phong phú giàu đẹp của tiếng Việt. 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả 3.Thái độ: Biết yêu quý tiếng nói cha ông nơi mình sinh ra. II. PHƯƠNG PHÁP : Thuyết trình, vấn đáp, đàm thoại.... III.CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Soạn và lấy nhiều ví dụ, tìm tài liệu liên quan. 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. IV.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ: Có mấy kiểu so sánh ? Cho ví dụ và phân tích tác dụng của phép so sánh đó ? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Ở tỉnh Gia Lai nói chung và huyện Krông pa nói riêng chủ yếu là các cư dân miền trung ( Bình Định, Quảng Bình, Quảng Trị,Thừa Thiên - Huế Quảng Nam ,Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh....) và một số đồng bào các dân tộc trong Nam Bộ, miền núi phía Bắc . Vì vậy "từ địa phương" ở tỉnh Gia Lai nói chung và huyện Krông pa nói riêng cần được hiểu là từ địa phương của các vùng miền trên . Cho nên HS cũng mắc khá nhiều lỗi , bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một số từ của các vùng miền trên. HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG KIẾN THỨC *Hoạt động I: HS đọc văn bản. *Hoạt động II : Tìm hiểu văn bản *Hoạt động III : Luyện tập Gv ra bài tập dưới nhiều hình thức khác nhau, HS luyện tập theo yêu cầu I.TÌM HIỂU CHUNG : 1. Đọc văn bản II.ĐỌC HIỂU VĂN BẢN : 1) Khó hiểu hơn vì nó là từ địa phương ( không có tính chất phổ biến ) a - Bầm : mẹ :( tiếng địa phương được dùng ở một số tỉnh thuộc Bắc Bộ, chủ yếu ở vùng Phú Thọ ) b - Đặng : được ( trong một số văn cảnh, "đặng" có nghĩa là "để"). c - Ni : này ; tê: kia. d - Chi rứa : sao thế. e - Đọi : bát, chén. * Ghi nhớ : từ địa phương là lớp từ chỉ dùng trong một địa phương, một vùng miền nhất định. III.Luyện tập: 1. Tìm các từ tương đương với các từ sau : - Ba: bố, tía, bọ. - Má : mẹ, mạ, u, bầm. - Bắp : ngô, bẹ - Heo : lợn. - Mì : sắn - Qủa : trái - Bát : chén, đọi - Nhìn :ngó. - Xe khách : xe đò . - Rơi: rớt. 2. Chọn từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống cho thích hợp: - Gan chi gan rứa mẹ nờ Mẹ rằng cứu nước mình chờ chi ai. - Chừ đây Huế , Huế ơi, xiềng gông xưa đã gãy Hãy bay lên sông núi của ta rồi. - Râu tôm nấu với ruột bù Chồng chan vợ húp gật gù khen ngon - Đá cheo leo, trâu trèo, trâu trượt Đi mòn đàng đứt cỏ đợi người thương. V. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Xem lại nội dung đã học - Học bài và chuẩn bị tiết “PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH '' VI.RÚT KINH NGHIỆM: ........................................................................................................ ************************************************* Tiết 88 : Ngày soạn:05/02/2012 Ngày dạy : 09/02/2012 Tập làm văn: PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH ( Hướng dẫn viết bài tập làm văn số 5- văn tả cảnh - Làm ở nhà) I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu được phương pháp làm bài văn tả cảnh. - Rèn kĩ năng tìm ý, lập dàn ý cho bài văn tả cảnh. - Biết viết đoạn văn, bài văn tả cảnh. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức - Yêu cầu của bài văn tả cảnh. - Bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả cảnh. 2. Kỹ năng: - Quan sát cảnh vật. - Trình bày những điểu đã quan sát về cảnh vật theo một trình tự hợp lí. 3.Thái độ: Giáo dục ý thức rèn luyện, ý thức môn học III. PHƯƠNG PHÁP : Thuyết trình, vấn đáp, đàm thoại.... IV.CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Soạn và lấy nhiều ví dụ, tìm tài liệu liên quan Tích hợp phần Văn ở bài “Sông nước Cà Mau” .Bảng nhóm. 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. V.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ Thế nào là văn miêu tả? Yếu tố qua trong trong văn miêu tả là yếu tố nào? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Để giúp chúng ta viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh, hôm nay chúng ta tìm hiểu phương pháp tả cảnh HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động I: Phương pháp viết văn tả cảnh * GV hướng dẫn HS đọc 3 văn bản SGK Văn bản a miêu tả hình ảnh ai? Trong điều kiện nào? Tại sao lại có thể nói qua hình ảnh nhân vật ta có thể hình dung được nững nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ? * HS đọc văn bản b/45 Văn bản 2 tả cảnh gì? Hãy chỉ ra thứ tự người được miêu tả trong văn miêu tả đó Có thể đảo ngược các thứ tự này được hay không? Vì sao? Văn bản 3: “Luỹ làng” gọi HS đọc văn bản này tả cảnh gì? Em có nhận xét gì về hình thức của văn bản này? Hãy chỉ ra các phần chính có trong từng phần? Nhận xét về thứ tự miêu tả của tác giả? *Bài học hôm nay cần ghi nhớ những gì? Gọi HS đọc to Hoạt động II : Luyện tập Đọc yêu cầu Bài tập 1: Nếu phải tả cảnh lớp học trong giờ Tập làm văn em sẽ tả theo trình tự nào? I.TÌM HIỂU CHUNG 1.Phương pháp viết văn tả cảnh 1.1. Ví dụ: Ba đoạn văn SGK 1.2. Nhận xét + Đoạn a: Hình ảnh Dương Hương Thư trong một chặng đường vượt thác. Từ hình ảnh đó ta có thể hình dung được cảnh sắc thiên nhiên ở thác sông có nhiều thác dữ, cảnh hùng vĩ, dữ dội + Đoạn b: Quang cảnh ở dòng sông Năm Căn Cảnh được miêu tả theo thứ tự từ dưới sông lên bờ sông, từ gần đến xa + Đoạn c: Hình ảnh luỹ tre làng Bố cục: 3 phần Phần 1: (Mở bài) Từ lũy làng à Của luỹ => Giới thiệu khái quát về luỹ tre làng Phần 2: (Thân bài) Luỹ ngoài cùng không rõ à Miêu tả cụ thể 3 vòng tre của luỹ làng Phần 3: Phần còn lại à Cảm nghĩ và nhận xét về loài tre Chú ý: Trình tự miêu tả ở thân bài từ ngoài vào trong, từ khái quát đến cụ thể * Ghi nhớ (SGK /47) II. LUYỆN TẬP Bài 1/ 47: Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết Tập làm văn Tả theo trình tự a. Từ ngoài vào trong (Không gian) b. Từ lúc trống vào lớp đến khi hết giờ (Trình tự thời gian) – Những hình ảnh cụ thể + Cảnh HS nhận đề. Một vài gương mặt tiêu biểu + Cảnh HS chăm chú làm bài + GV trong khi làm bài + Cảnh thu bài + Cảnh bên ngoài lớp học – Sân trường , gió, cây Bài 2/47: Tả quang cảnh sân trường trong giờ chơi GV cho HS thảo luận theo bàn về thứ tự miêu tả (Thứ tự không gian từ xa tới gần –Thứ tự thời gian từ trước, trong và sau giờ ra chơi–Thứ tự khái quát đến cụ thể và ngược lại) a. Cảnh tả theo trình tự thời gian (Trống hết tiết 2 à HS các lớp ùa ra sân => HS chơi đùa à Các trò chơi quen thuộc à Trống vào lớp à Cảm xúc người viết ) Bài 3/47: GV hướng dẫn HS lập dàn ý “Biển đẹp” Của Vũ Tú Nam MB: Giới thiệu cảnh đẹp của biển; TB: Lần lượt tả vẻ đạp và màu sắc của biển KB: Nhận xét và suy nghĩ của em về sự thay đổi cảnh sắc của biển HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VIẾT Ở NHÀ – VĂN TẢ CẢNH Đề bài: Câu 1 : Nêu Nghệ thuật: Ý nghĩa văn bản'' BTCEGT'' (2đ) Câu 2 : Em hãy tả quang cảnh trường em giờ ra chơi (8đ) àYêu cầu chung: Câu 1 : Nêu Nghệ thuật: Ý nghĩa văn bản'' BTCEGT'' (2đ) Câu 2 : Học sinh viết bài văn tả cảnh hòan chỉnh . Bố cục rõ ràng . Kết hợp các năng lực trong khi miêu tả . Lời văn diễn đạt lưu lóat trình bày sạch đẹp. Chữ viết rõ ràng, chính xác không sai chính tả, bố cục rõ ràng à Dàn ý sơ lược * Mở bài : ( 1đ) : - Giới thiệu cảnh ngôi trường trong giờ ra chơi * Thân bài ( 6đ) : Tả cảnh ngôi ngôi trường theo trình tự . Trước giờ ra chơi: cảnh ngôi trường yên tĩnh, chỉ nghe tiêng thầy cô giảng bài, các dãy lớp, không khí trong lành . Trong giờ ra chơi: Có tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi đã đến : HS ùa ra như đàn ong vỡ tổ + Các bạn xếp thành hàng tập thể dục , khi tập thể dục xong : + Các bạn nam: chơi bóng chuyền, bắn bi, đá cầu + Các bạn nữ : chơi nhảy dây, kéo co, + Các bạn khác: tụ tập thành nhóm ngồi trong lớp hoặc đứng ở hành lang của trường nói chuyện - Sau giờ ra chơi: các bạn vào lớp với tinh thần sảng khoái... * Kết bài ( 1đ) : Cảm xúc và suy nghĩ của em đối với những giờ ra chơi VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Nhắc lại ghi nhớ - Làm bài viết ở nhà đề 2 /49 SGK . Viết bài tập làm văn tuần sau nộp . Sọan “ buổi học cuối cùng”. VII.RÚT KINH NGHIỆM: ........................................................................................................ *************************************************
Tài liệu đính kèm: