Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết học 33, 34: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết học 33, 34: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự

Tiết 33 + 34- Tập làm văn

NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ

A. Mục tiêu

1. Kiến thức: Học sinh nắm vững đặc điểm của hai loại ngôi kể: ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3, tác dụng của từng lạo ngôi kể

- Phân tích các ngôi kể trong các truyện đã học, đã đọc, chuẩn bị lựa chọn sử dụng ngôi kể thích hợp trong bài viết của mình.

2. Kĩ năng: Luyện tập theo hình thức nhớ lại, thấy được sự khác biệt của từng ngôi kể.

3. Thái độ: Tôn trọng cách sử dụng ngôi kể, sáng tạo khi dùng lời kể, ngôi kể.

B. Chuẩn bị:

GV: Bảng phụ(máy chiếu), hệ thống câu hỏi.

HS: Nghiên cứu bài theo sự hướng dẫn của GV.

C. Phương pháp: Quy nạp thực hành, đàm thoại.

D.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.

I. ổn định(1)

 

doc 7 trang Người đăng thu10 Lượt xem 461Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết học 33, 34: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 9/10/08
NG: 13/10/08
Tiết 33 + 34 - Tập làm văn
Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự
A. Mục tiêu 
1. Kiến thức : Học sinh nắm vững đặc điểm của hai loại ngôi kể : ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3, tác dụng của từng lạo ngôi kể 
- Phân tích các ngôi kể trong các truyện đã học, đã đọc, chuẩn bị lựa chọn sử dụng ngôi kể thích hợp trong bài viết của mình.
2. Kĩ năng : Luyện tập theo hình thức nhớ lại, thấy được sự khác biệt của từng ngôi kể.
3. Thái độ : Tôn trọng cách sử dụng ngôi kể, sáng tạo khi dùng lời kể, ngôi kể.
B. Chuẩn bị:
GV : Bảng phụ(máy chiếu), hệ thống câu hỏi.
HS : Nghiên cứu bài theo sự hướng dẫn của GV.
C. Phương pháp : Quy nạp thực hành, đàm thoại.
D.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
I. ổn định(1’)
II. KTBC(5’): ? Trình bày dàn ý của một bài văn tự sự?
III. Bài mới
Giới thiệu bài.
- Khi kể chuyện, người kể thường đứng ở ngôi nào ?
- Vì sao có khi người kể xưng “tôi”, có khi không ? Khi xưng  tôi, tác 
giả kể như thế nào ?
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1(35’) : Hướng dẫn tìm hiểu lý thuyết.
? Ngôi kể là gì ?
HS: - Là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện.
? Khi kể xưng “tôi” thì đó là ngôi thứ mấy trong kể chuyện ?
HS: - Khi người kể xưng “tôi” à ngôi thứ nhất.
- Khi người kể giấu mình, gọi sự vật bằng tên của chúng, kể như người ta kể, thì gọi là ngôi kể thứ ba.
GV: Treo bảng phụ có chứa ngữ liệu 2 đoạn văn.
? Học sinh đọc đoạn văn số 1?
HS: Đọc.
? Người kể gọi tên các 
nhân vật là gì ?
HS: - Người kể gọi tên các nhân vật : chính tên của chúng, tự giấu mình đi như là không có mặt( vua, thằng bé, hai cha con,sứ giả, chim sẻ, họ, em bé, cha, mình, nhà vua)
? Khi đó (khi sử dụng ngôi kể như thế) tác giả(người kể ) đang ở đâu và có thể làm những gì?
HS: - Tuy người kể giấu mình nhưng có mặt ở khắp mọi nơi, gọi sự vật như “người ta gọi”.
+ Lúc đầu anh ta ở cung vua, biết được ý nghĩ của vua và đình thần, đặc biệt là ý định của vua, muốn thử thằng bé thêm một lần nữa.
+ Tiếp theo người kể lại có mặt ở công quán để chứng kiến cảnh 2 cha con đang ăn cơm tì có sứ giả nhà vua đến nghe lời đáp án của em bé.
+ Cuối cùng người kể lại có mặt tại cung vua để biết rằng “Vua nghe nói từ đó mới phục hẳn”.
GV: Kể như thế người ta gọi là kể theo ngôi thứ 3.
? Khi sử dụng ngôi thứ 3 để kể thì có những ưu điểm gì?
HS: - Kể theo ngôi thứ 3, người kể tự giấu mình, không xuất hiện trực tiếp, gọi nhân vật chính bằng tên gọi của chúng hoặc bằng đại từ nhân xưng ngôI thứ 3: ông ấy, bầ ấy, cô ấy
- TD: Mọi diễn biến hành động, thái độ của tất cả các nhân vật đều được miêu tả 1 cách linh hoạt, tự do, không bị gò bó.
- Cách kể này đảm bảo được tính khách quan của câu chuyện, khiến cho người đọc, người nghe cảm giác toàn bộ câu chuyện đang diễn ra như chính nó đã từng có trong c/sống. Và nhà văn chính là thư kí ghi chép một cách trung thành và đầy sáng tạo.
? Nhưng kể theo ngôi thứ 3 cũng có hạn chế, đó là hạn chế nào?
HS: Lời kể thiếu tính chủ quan, ít mang màu sắc cá nhân.
? HS đọc đoạn văn thứ 2?
? Trong đoạn này, người kể tự xưng mình là gì ?
HS: Nhân vật Dế Mèn tự xưng “tôi”- người kể chuyện.
? Khi kể xưng “ tôi” như thế tức là kể ở ngôi thứ mấy?
HS: Ngôi thứ nhất. Nhưng không nhất thiết là tác giả.
? “Tôi” ở đây có phải là tác giả Tô Hoài không ? Vì sao em biết?
HS: Dế mèn tự xưng là “tôi” – nhưng “tôi” không phải là tác giả Tô Hoài mà là n/v Dế Mèn. Bởi Dế Mèn đang kể về việc vì sao mà mình trở thành chàng dế thanh niên cường tráng, tự miêu tả về dáng vẻ bề ngoài của mình có kèm theo thái độ tự hào về bản thân.
? Khi kể ở ngôi thứ nhất, người kể có thể làm những gì?
HS: - Người kể có thể trực tiếp xuất hiện để dẫn dắt toàn bộ câu chuyện, tức là kể những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua. Vì thế có thể trực tiếp nói ra những cảm tưởng,ý nghĩ t/cảm của mình.
? Nếu ở ngôi kể thứ 3, người kể có khả năng làm được như thế hay không ? Vì sao ?
HS: Không. Vì ngôi thứ nhất là kể về những gì mình biết, mình thấy, những gì thuộc về mình
? Ưu, nhược điểm của ngôi kể này? Có thể thay đổi ngôi kể được không ?
HS: - Người kể tự kể lại những gì mình biết, mình nghe, mình chứng kiến, mình đã trải quađtự bộc lộ những t/cảm, suy nghĩ của cá nhân.
- Ưu điểm : mang đậm tính chủ quan, màu sắc cá nhân.
- Nhược điểm : hạn chế về tính khách quan.
- Khi đã sử dụng ngôi thứ nhất, tác giả vẫn có thể thay đổi người kể, nhân vật kể chuyện.
? Trong 2 ngôi kể trên, ngôi kể nào có thể kể tự do, không bị hạn chế, còn ngôi kể nào chỉ được kể những gì mình biết và đã trải qua?
HS: - Ngôi thứ nhất: chỉ được kể những gì mình biết
- Ngôi thứ 3: có thể kể tự do, không bị hạn chế.
GV bổ sung: Ngôi kể thứ nhất là vị trí của người kể cho phép kể những gì mình biết, mình thấy, mình chịu trách nhiệm một cách công khai. Về lí, “tôi” không thể kể những gì mà tôi không biết và không nhìn thấy. Do đó kể theo ngôi thứ nhất là một sự hạn chế trong tầm nhìn và hiểu biết của một người. Nhưng bù lại, do kể những điều mình biết và cảm thấy cho nên lời kể thân mật, gần gũi mang màu sắc xúc cảm cá nhân. Khi người kể giả định theo ngôi kể thứ nhất của nhân vật là kể theo cái cảm của nhân vật ấy. Người xưng “tôi” ấy không phải là tác giả.
- Trong hồi kí, tự truyện, nhật kí, tùy bút, bút kíngười kể cũng xưng “tôi” và đó chính là tác giả.
- Ngôi kể thứ 3: Người kể giấu mình nhưng biết hết từ bề ngoài cho đến ý nghĩ thầm kín của nhân vật. Cách kể này gọi sự vật theo ngôi thứ 3(nó, chúng nó, tên gọi sự vật) theo nhận xét của mình sao cho sự việc tự nó diễn ra không bị hạn chế về không gian, thời gian, đảm bảo tính khách quan.
? Hãy thử đổi ngôi kể trong đoạn 2 thành ngôi thứ 3, tức là thay “tôi” thành “Dế Mèn”. Lúc đó em sẽ có một đoạn văn ntn?
HS: Tự thay:
Đoạn văn: Bởi DM ăn uống có điều độ nên anh ta chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, Mèn đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng hắn mẫm bóngđVề cơ bản nội dung đoạn văn không thay đổi.
? Có thể thay đổi ngôi thứ 3 trong đoạn văn 1 thành ngôi thứ nhất xưng “tôi” được không? Vì sao?
HS: Thảo luận, trả lời:
- Không nên đổi ngôi kể thứ 3 thành ngôi kể thứ nhất trong đoạn văn 1. Vì nếu đổi phải cấu tạo lại hầu như cả đoạn văn, phá vỡ cách kể ban đầu và nội dung truyện cũng phải thêm bớt mới phù hợp với cách kể mới.
? Đến đây em hãy cho biết người kể xưng hô trong tác phẩm có nhất thiết phải là tác giả không? Ưu điểm và hạn chế của từng ngôi kể này là gì?
? Học sinh đọc ghi nhớ SGK?
GV lưu ý: Tuy nhiên để kể cho linh hoạt, thú vị, người kể có thể lựa chọn ngôi kể thích hợp.
- Trên thực tế, có những nhà văn kết hợp cả 2 ngôi kể trên, tức là có khi kể ở ngôi thứ nhất(xưng “tôi”) có khi lại kể ở ngôi thứ 3.
VD: “ Thương nhớ mười hai”- Vũ Bằng.
 Tác giả đã để cho n/v chính xưng “tôi”, vào vai người dẫn truyện, tự bày tỏ nỗi lòng da diết trong lòng mình khi ở xứ người, nhớ Hà Nội, nhớ người vợ hiền lành nhớ bao kỉ niệm.
Nhưng xen vào giữa những trang tự thuật ấy tác giả đã thay đại từ nhân xưng “tôi” bằng một loạt các cách xưng hô ở ngôi thứ 3, khi thì gọi là “người chồng”, khi thì dùng h/ảnh “ người khách xa nhà”, khi thì gọi là “y”, có lúc lại dùng “anh ta”
Tiết 2:
Hoạt động 2(40’) : Hướng dẫn luyện tập
? BT1: Thay ngôi kể từ thứ 1 sang ngôi thứ 3 ? Và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì cho đoạn văn?
HS : Suy nghĩ và làm bài tập trên giấy trong GV: gọi 1 em lên trình bày, lớp nhận xét, 
GV: Treo bảng phụ (chiếu) kết quả đúng (trên máy chiếu).
? HS đọc y/c BT3?
? Đọc y/c BT4?
HS: Thảo luận, trả lời.
? BT5 y/c làm gì?
A, Lý thuyết: Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự.
I. Ngôi kể.
- Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện.
- Có thể kể theo ngôi thứ nhất hoặc theo ngôi thứ 3.
II. Vai trò của ngôi kể trong vă tự sự.
1. Ngữ liệu/ SGK/88.
2. Phân tích.
3. Nhận xét.
* Đoạn văn 1: Kể theo ngôi thứ 3.
- Người kể gọi tên các nhân vật : chính tên của chúng, tự giấu mình đi như là không có mặt.
- Người kể có thể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
- Đây là ngôi kể hay được sử dụng.
- Ưu điểm : đảm bảo tính khách quan.
- Nhược điểm : tính chủ quan
* Đoạn văn 2: Ngôi kể thứ nhất.
- Người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, thấy, nghĩ...
- Đây cũng là cách kể thường gặp trong văn tự sự.
- Ưu điểm : mang đậm tính chủ quan.
- Nhược điểm : hạn chế tính khách quan.
* Ghi nhớ : SGK.
B. Luyện tập
Bài 1 : 
Định hướng: Thay các từ “TôI” bằng từ “Dế mèn”.
- Đoạn mới nhiều tính khách quan, như là đang xảy ra, hiển hiện trước mắt người đọc qua giọng kể của người trong cuộc.
Bài 2 : 
- Thay tất cả từ ‘Thanh’ bằng từ ‘tôi’.
- Đoạn văn kẻ theo ngôi thứ nhất mang màu sắc chủ quan, thể hiện t/cảm của n/vât.
Bài 3 : Truyện “Cây bút thần” kể theo ngôi thứ 3. Vì không có nhân vật nào xưng “tôi” khi kể ?
Bài 4 : Trong truyền thuyết, cổ tích người ta hay kể chuyện theo ngôi thứ 3 mà không kể theo ngôi thứ nhất. Vì
- Đó là những câu chuyện do ND sáng tạo ra bằng trí tưởng tượng, có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảođGiữ không khí truyền thuyết, cổ tích.
- Kể theo ngôi thứ 3 đảm bảo tính khách quanđGiữ khoảng cách rõ rệt giữa người kể và cả các nhân vật trong truyện.
Bài 5 : Khi viết thư cần sử dụng ngôi kể thứ nhất để bộc lộ rõ tính chủ quan, chân thực, riêng tư.
Nếu sử dụng ngôi thứ 3 thì nội dung thư lại có nguy cơ thiếu chân thực trước người nhận.
IV. Củng cố(3’): - Khi kể chuyện người ta thường kể ở ngôi thứ mấy?
Nên lựa chọn ngôi kể ntn?
V. HDVN(1’): - Hoàn thành các BT còn lại, học thuộc lòng ghi nhớ.
 - Chuẩn bị bài “ Ông lão dánh cá và con cá vàng”
E. Rút kinh nghiệm giờ dạy.
 ------------------------------------------**&**------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 33+34.doc